|
|
|
Sức khoẻ và thành công Sự thông minh thể hiện một phần lớn ở cách chăm sóc sức khoẻ của mỗi người. |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
03-14-2013, 04:54 PM | #1 |
Active Member
Tham gia: Sep 2010
Bài gửi: 66
|
Ngộ là gì? Tại sao lại nói "Ngộ ra"? Khi nào thì "Ngộ ra"?
Phải chăng đó là trạng thái thăng hoa, siêu thoát, sáng ra của tinh thần con người sau quá trình dài tu tập, trải nghiệm, suy ngẫm và băn khoăn, vướng mắc, trăn trở, thậm chí là bế tắc?
..."Tôi thích lối định nghĩa đơn giản của Đức Phật, ngài cho rằng giác ngộ là "kết thúc khổ đau". Chẳng có gì siêu nhiên trong định nghĩa đó, phải thế không? Dĩ nhiên là một định nghĩa nên có bất toàn. Nó chỉ cho thấy khía cạnh không được hàm ngụ trong sự giác ngộ: đó là đau khổ. Thế nhưng còn sót lại điều gì khi không còn đau khổ? Đức Phật giữ im lặng về điều đó, và sự im lặng của ngài hàm ý rằng bạn sẽ phải tìm hiểu cho chính mình. Ngài dùng một định nghĩa tiêu cực để cho tâm trí không thể nào nhào nặn thành một thứ gì đó để đặt niềm tin vào một thành tựu siêu nhiên, một mục tiêu bạn không sao với tới được. Mặc dù biện pháp phòng ngừa như vậy, đại đa số các Phật tử vẫn tin rằng giác ngộ chỉ dành riêng cho Đức Phật thôi, chứ không dành cho ho, ít ra là không trong kiếp sống này. " ..."Không thể định nghĩa được giác ngộ vì giác ngộ không phải là một khái niệm mà là một kinh nghiệm sống, một cảm nghiệm trực tiếp phát xuất từ bên trong (nội giới) một người sau một chuỗi dài học hỏi và tu tập bằng năng lực cùng quyết tâm của bản thân." Tham khảo (Các) nguồn: thuvienhoasen.org huyendieuthu.vn Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
thay đổi nội dung bởi: thang, 03-25-2013 lúc 08:36 AM |
03-25-2013, 08:38 AM | #2 |
Administrator
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,044
|
thư thái cũng là ngộ ra
Thư thái cũng là Ngộ ra, và có Ngộ ra rồi thì mới thư thái được
|
08-07-2013, 02:45 PM | #3 |
Administrator
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,044
|
tu Tịnh độ là gì
Đạo Phật chỉ dạy cho chúng ta hiểu biết, rồi chúng ta tự tu. Thế nên sự tự do của đạo Phật rất kỳ diệu và đặc biệt, không phải đòi tự do với chính phủ hay với những người có quyền, mà là đòi tự do với chính mình. Mình phải làm chủ được mình. Làm chủ được mình mới có tự do; chưa làm chủ được mình thì không có tự do. Tại sao? Ví như người chưa làm chủ được mình, khi lâm cảnh nghèo nàn túng thiếu, thấy ai để rơi tiền của, liền lượm bỏ túi ngay. Khi đó nếu người ta phát giác thì bị trói, bị đánh hay vào khám. Vào khám tức là bị gông cùm xiềng xích rồi, đâu còn tự do nữa. Ngược lại, người làm chủ được mình, trong bụng vừa dấy niệm tham thì dẹp ngay, không để cho lòng tham lôi cuốn, như thế đâu có ngồi tù. Đó không phải tự do là gì?
Cho nên tự do trong đạo Phật là thắng được mình, đòi hỏi nơi mình chớ không đòi hỏi ở người khác. Tự do ấy mới nghe như dễ nhưng nghiệm lại thì khó. Nhưng đó là sự thật. Bởi con người cứ đòi hỏi bên ngoài phải thế này, thế nọ nhưng không bao giờ biết thỏa mãn. Như mấy đứa bé đòi cha mẹ nó đồ chơi, hễ được cái này thì đòi cái khác, cứ đòi hoài, cha mẹ không thể lo nổi. Theo thuong-chieu.org |
Bookmarks |
Tags |
ngộ là gì? giác ngộ |
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách) | |
|
|
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn