|
|
|
Sức khoẻ và thành công Sự thông minh thể hiện một phần lớn ở cách chăm sóc sức khoẻ của mỗi người. |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
01-09-2011, 07:12 AM | #1 |
Administrator
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,044
|
Rượu và thơ
Từ xưa đến nay, có rượu thì ra thơ, mà thơ thì ca tụng rượu. Đó là chân lý dưới mọi bầu trời.
Nơi đâu cũng mượn chén rượu để quên hoặc vượt qua cái hiện thực đáng buồn hoặc ngược lại, để mừng công, chúc tụng nhau. Nhưng thái độ với người say và với rượu khác nhau, tùy theo từng nền văn hoá. Ở phương Tây, nói chung nghiện rượu bị coi là một bệnh xã hội, đạo lý lên án. Ở ta và các nước Đông Á, trừ những tay nát rượu bê tha, rượu lại được đề cao, coi là đồ cúng thiêng liêng. Rượu không những là cách tiêu sầu cho các bậc tao nhã mà còn là phương tiện giải thoát “phận người”, đạt tới cái lâng lâng, tâm nhập vào vũ trụ, tan biến vào hư vô của Phật Lão. Trong Đường thi, Lý Bạch là ngôi sao “rượu và thơ”. Ông rất thích rượu, nhưng không hề bị chê trách là bê tha. Trái lại, trong cuộc đời riêng, đối với gia đình, bè bạn, nhân dân và bản thân, ông luôn tỏ ra chân thành, nhân hậu và bình dị. Rượu giúp ông thể hiện bản sắc thơ ông, mà đời sau đánh giá là “phiêu dạt, hào phóng” (khoáng đạt, thanh thoát tự nhiên), vươn tới cái cao xa. Bài Thơ trước khi chuốc rượu của ông nổi tiếng: Nước sông Hoàng Hà chảy ra biển mất hút, tóc con người thoắt từ đen thành trắng, vậy hãy uống đi, mong say, không mong tỉnh. Hãy bán ngựa và áo quý lấy tiền mua rượu ngon để cùng nhau tiêu tan “vạn cổ sầu” của kiếp người. Nhà thơ Lý Bạch. Ở ta, Tản Đà cũng có cái “ngông” của Lý Bạch. Ông mượn thơ và rượu để nói lên cái u uất, khát vọng và tình người của mình: Trời đất sinh ra rượu với thơ Không thơ không rượu sống như thừa Công danh hai chữ mùi men nhạt Sự nghiệp trăm năm nét mực mờ Mạch nước sông Đà tuôn róc rách Ngàn mây non Tản mắt lơ mơ Còn thơ còn rượu còn xuân mãi Còn mãi xuân còn rượu với thơ (Ngày xuân thơ rượu) Còn thơ còn rượu là để: Đất say đất cũng lăn quay Trời say trời cũng đỏ gay ai cười! Cuộc lợi danh như chiêm bao, vậy thì: Thương ai cho bận lòng đây Cho vơi hũ rượu cho đầy túi thơ Cảnh đời gió gió mưa mưa Buồn trông, ta phải say sưa đỡ buồn Rượu say thơ lại khơi nguồn Nên thơ rượu cũng thêm ngon giọng tình Rượu thơ mình lại với mình Khi say quên cả cái hình phù duBầu rượu túi thơ, lãng du giang hồ là điển hình cho văn nhân thời trước, muốn tìm lối thoát cho cái tôi bị Khổng giáo và xã hội đè nén. Trong truyện Kiều, có những câu thơ nói đến rượu cùng cảm xúc thơ như: Khi tỉnh rượu lúc tàn canh Bầu tiên chuốc rượu câu thần nối thơ Mảng vui rượu sớm cờ trưa Vị chúa thơ rượu nổi danh Đông Tây là Omar Khayyam (thế kỷ 10). Có điều lạ là vị giáo sĩ thần rượu này lại là người nước Ba Tư cấm rượu vì dân theo đạo Hồi. Tôi có dịp đi Iran (tên mới của Ba Tư) thì thấy các buổi tiệc tùng đều không có rượu. Người ta kể lại là Khayyam thường ngồi trên sân thượng uống rượu và đàm đạo với bạn bè. Có làn gió mạnh làm rơi vỡ vò rượu. Ông ngẫu hứng làm bài thơ: Hỡi thượng đế, Người đã đập vỡ vò rượu của con Đã đóng cửa niềm vui của con, Thượng đế hỡi! Thế là con uống mà Người lại say Chao ơi, Người có say chăng khi mồm con đầy đất? Thơ Khayyam qua rượu, thể hiện một triết lý hưởng lạc và bi quan về số phận con người, ý nghĩa vũ trụ, nhiều khi đi ngược giáo lý chính thống của đạo Hồi. Ở phương Tây, thơ chuốc rượu và ca tụng rượu xuất phát từ lễ hội thờ Thần Rượu cổ Hy Lạp là Diomisos, Thần Rượu cổ La Mã là Bacchus. Lễ hội gồm nhảy múa, ca hát, truy hoan… có những đám cuới đeo mặt nạ, là nguồn gốc thể loại bi kịch và hài kịch cổ Hy Lạp. Khi tôi đi Thụy Điển tìm hiểu văn hoá Bắc Âu, được biết nhà thơ Bellman (thế kỷ 18) cũng trong truyền thống dùng thơ rượu. Ông không phải là nhà thơ vĩ đại của dân tộc nhưng khi tôi nói chuyện với ai, cũng thấy ông được mọi người ưa thích. Bài ca chuốc rượu theo kiểu ca tụng thần Rượu Bacchus là sở trường của Bellman. Ông sử dụng những khuôn sáo cổ điển của thể loại: Tình tri kỷ của các đệ tử rượu, thoát ly cái thống khổ của xã hội. Bacchus được tôn là lãnh chúa của Vương quốc Hạnh phúc. Trong say sưa, hưởng lạc khoảnh khắc, ông làm thơ rất sinh động, đưa vào thơ cả cảnh sinh hoạt hiện thực. Người ta thường ví Bellman với nhà thơ Pháp thời Trung cổ là Villon. Hai nhà thơ chỉ giống nhau ở rượu chè lang bạt, nhưng tâm tình và rung cảm khác nhau. Villon đắm mình trong tội ác của giới trộm cướp, để rồi hối hận, sám hối trước Chúa, luyến tiếc cái trong sáng đã mất. Còn Bellman là viên chức tiểu tư sản vui đời, say sưa rượu chè ca hát, la cà quán rượu không hối tiếc. Nhảy múa, nhạc ca vui. Rượu là chất men những bài ca của Bellman. Rượu đây không có nghĩa hành lạc, chỉ khoảnh khắc cho khuây nỗi chán chường như trong văn học cổ La-Hy. Nó cũng không gợi lên cái say, các nhà thơ Ba Tư cảm thấy thú vui trong cay đắng hay do băn khoăn siêu hình. Rượu của Bellman bắt nguồn từ thần Rượu La-Hy nhập vào cuộc đời với vui buồn trần thế. Đọc thơ Bellman đừng quên đó là bài ca kèm nhạc, ngọc phải lắp vào nhẫn mới thấy hết giá trị. Hàng năm ở Thuỵ Điển, ngày 26/7 là ngày Hội Bellman. Từ 1920, có giải thưởng Bellman cho nhà thơ xuất sắc. ST Hữu Ngọc, Báo mới. Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
|
Bookmarks |
Tags |
chùm thơ hay về rượu , chum tho hay ve ruou , ruou , ruou va tho , rượu và thơ , tho |
Ðang đọc: 9 (0 thành viên và 9 khách) | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
Những câu chuyện kinh doanh thành công | duyniceboy | Tư duy thành công | 9 | 04-05-2020 09:50 AM |
cách làm rượu nếp cẩm | kinhcan88 | Cùng cảm nhận | 3 | 08-03-2013 07:18 PM |
Uống Trà Liver Tea mỗi ngày- Phòng chống Ung thư Gan | dongminh77yt | Đào tạo - Việc làm - Tuyển dụng | 0 | 05-16-2013 04:20 PM |
rượu KIM SƠN quê tôi. | reina172 | Du lịch - Ẩm thực | 1 | 07-19-2010 09:58 AM |
cách uống rượu , bia mà không say :) | hachip | Bài viết Vàng | 4 | 05-13-2010 11:24 PM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn