|
|
|
Đi một ngày đàng ... Học một sàng khôn. Cùng chia sẻ nhé! |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
|
12-10-2009, 09:29 AM | #1 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 849
|
Học tốt
6 yêu cầu cho việc học tốt
1- Vạch kế hoạch: Học tập và làm việc có hệ thống nghiên cứu điều gì nên làm trước, điều gì làm sau. Nếu bạn bỏ ra 1 giờ để vạch kế hoạch bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện nó. 2- Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học: Nếu đó là bài giảng văn, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn hãy xem lại, chọn lại và tổ chức ghi chép. Trước khi trả bài miệng, bạn dùng thì giờ để học thuộc lòng, xem lại các dữ kiện (nhất là đối với các môn XH), chuẩn bị câu hỏi cho bài cũ. Việc đặt câu hỏi là một kỹ thuật tốt để giúp đào sâu vẫn đề và đưa ra các phần bạn cần nghiên cứu thêm. 3- Hiểu rõ các ghi chép: Tìm ra các ý tưởng quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Lưu ý các từ "cho nên, vì vậy" và "chủ yếu", "điều quan trọng" mà thầy cô đã tóm tắt. 4- Học một cách chủ động chứ không thụ động: Không nên đọc đi đọc lại một câu như vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được. + Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng. + Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan. 5- Ghi chú cẩn thận: Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì bạn không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp lại. 6- Luôn học tại bàn: Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng. (Theo TVE) Những bài viết ngẫu nhiên trong Box: |
12-10-2009, 09:30 AM | #2 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 849
|
15 lời khuyên học tiếng Anh
1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội. 2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học. 3. Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh. 4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ. 5. Nên hỏi lại hoặc đề nghị ngườ nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa. 6. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh 7. Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau. 8. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó. 9. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách cǎn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển). 10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt. 11. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa. 12. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất. 13. Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu. 14. Nghe băng và tập viết chính tả thường xuyên. 15. Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2 - 3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình. (Theo TVE). |
12-10-2009, 09:31 AM | #3 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 849
|
Tự học cách khích lệ
1. Thường xuyên khích lệ mình để bản thân duy trì một trạng thái tâm lý tốt. 2. Chỉ cần bản thân có tinh thần lạc quan muốn vươn lên, càng đặt mục tiêu cao thì thành tích sẽ lớn. 3. Bất kể bạn muốn thành công trên lĩnh vực nào cũng đều phải hiểu được quy luật phát triển của sự việc ở phương diện đó và cần hiểu được áp dụng quy luật này như thế nào, đồng thời không ngừng tiến hành suy nghĩ, nghiên cứu, học tập và lên kế hoạch. Nguồn: Internet |
12-10-2009, 09:32 AM | #4 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 849
|
Tác động đến thầy cô
Quan hệ của bạn với thầy cô sẽ có ảnh hưởng đến việc bạn có học tốt hay không ở trong lớp. Nhìn chung, thầy cô sẽ có cảm tình với học sinh tỏ ra thực sư ham thích môn học, và đặt những câu hỏi hay. Cách tốt nhất để có được cảm tình của thầy cô là hãy chứng tỏ bạn là thật sự ham thích khóa học đó. Những lời khuyên sau đây là để bạn có thể tỏ rõ sự ham thích và hiếu học của mình: - Không chỉ trích, lên án hay than phiền với thầy cô về việc dạy của họ. Thay vì đó, hãy tập trung vào nội dung kiến thức, thảo luận các tài liệu và việc học và hiểu của bạn. - Hãy tỏ ra cho thầy cô biết là bạn thích khóa học này. - Chịu khó mỉm cười, và tỏ vẻ tươi tắn tham gia vào các tiết học. - Nhớ tên thầy cô. - Đôi khi bạn nên lắng nghe khi thầy cô nói về họ. - Thảo luận, hoặc nói về những chủ đề họ thích. - Để thầy cô biết là bạn thật sự tôn trọng họ. - Tránh tranh cãi với thầy cô. - Nếu sai, thì nên nhận lỗi ngay. - Thật lòng tìm hiểu xem thầy cô nghĩ gì. - Để thầy cô biết là bạn muốn học tốt. - Luôn chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa và tài liệu cho mỗi tiết học. - Luôn nộp bài tập, bài làm đúng hẹn. Nguồn: "Đắc nhân tâm" của Dale Carnegie. |
12-10-2009, 09:37 AM | #5 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 849
|
Bí quyết để thuyết trình hiệu quả
GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ a. Nội dung: Bạn nên dùng nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ về chủ đề, đề tài của bạn, và phát triển thành các ý tưởng. b. Cách tổ chức bài diễn thuyết: Sắp xếp các ý tưởng của bạn vào các phần mở bài, thân bài, kết luận một cách logic. c. Thẻ ghi chú: Làm các tấm cards ghi chú những ý chính sẽ nói trong bài diễn văn. Nhớ là chỉ ghi những ý chính một cách ngắn gọn thôi nhé. Chúng sẽ giúp bạn nhớ lại nhanh chóng các ý chính mà không cần phải đọc nhiều. d. Thực hành: Muốn thuyết trình thành công và hiệu quả còn đòi hỏi bạn cần phải thực tập nhiều lần trước ngày thuyết trình. GIAI ĐOẠN TRÌNH BÀY a. Phong thái tự nhiên: Cố gắng thuyết trình một cách tự nhiên, như đang trò chuyện với khán giả. Tránh nói một cách đều đều như trả bài, cũng không nên chỉ nhìn và đọc lại bài thuyết trình đã chuẩn bị sẵn. - Sự nhiệt tình: chứng tỏ quan điểm rõ ràng và tích cực, niềm yêu thích về chủ đề bạn đang nói thông qua giọng nói và các biểu cảm trên nét mặt. - Giao tiếp bằng mắt (eye contact): phải duy trì sự giao tiếp bằng mắt với khán giả để tăng sự tin cậy, tăng sự thích thú, tập trung nơi khán giả, và bạn cũng có thể nhận ra được sự phản hồi ngầm từ khán giả đối với bài thuyết trình của mình. - Sự rõ ràng: phát âm rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với khán giả của bạn. b. Ngôn ngữ cử chỉ̉: - Cách đi đứng: một dáng điệu và sự di chuyển tốt sẽ truyền tải được sự tự tin, chuyên nghiệp, và đáng tin cậy ở chính bạn. - Điệu bộ: giữ điệu bộ của bạn một cách tự nhiên, tránh những cử chỉ lặp lại. Dùng cử chỉ của bạn để nhấn mạnh các điểm chính và thu hút sự chú ý nơi khán giả. c. Phương tiện trợ giúp (visual aid): Thường là powerpoint, tranh ảnh, đồ thị… Các phương tiện nhìn nên: - Đủ lớn để khán giả có thể thấy rõ. - Được đặt tại vị trí dễ nhìn. - Đơn giản và dễ hiểu. Chúc các bạn thành công! Biên dịch: Hoài Thương - Ngọc Quỳnh Nguồn: vn8x |
12-10-2009, 09:39 AM | #6 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 849
|
7 thói quen học tập tốt
1. Ghi lại những bài cần học mỗi ngày 2. Nhớ mang theo “bài tập đã làm xong” đến trường nghen! 3. Thầy/cô ơi, cho em hỏi… 4. Học với sắc màu5. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng 6. Tập trung, tập trung, tập trung! 7. Yêu thương và chăm sóc bản thân mình nhé! Theo Kenh14.vn |
Bookmarks |
Ðang đọc: 2 (0 thành viên và 2 khách) | |
|
|
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn