|
|
|
Chuyện kinh bang tế thế Những thông tin thú vị về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục,... |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
|
01-29-2010, 02:45 PM | #1 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
Những điều chưa biết về Vanga
Dạo trước duy có thấy 2 topic nói về vanga của anna và nhanvatso1.Thật ra từ lâu duy biết hơi bị nhiều về người tiên tri này.Nhưng do nội quy của 4rum không cho post 1 số thứ bí ẩn kỳ quái nên cứ lần lựa suy nghĩ mãi chưa dám post sợ bị anh thắng chém T_T
Thật ra những bí ẩn luôn làm con người ta thích thú khám phá nó.Và có những điều huyền bí vẫn không bao giờ có lời giải cho nó.Nhưng thông qua hồi kí về Vanga.Chúng ta không đào xới những gì bí ẩn của pà.Mà là để hiểu thêm về 1 người phụ nữ thừa hưởng siêu năng lực tuy nhiên lại số phận của pà lại vô cùng bất hạnh.Người phụ nữ đó vô cùng thánh thiện và nhân hậu. __________________________________________________ ________ Trích từ blog opera và 1 số nguồn Lê Nguyễn – Lê Xuân Sơn dịch Hiện tượng kỳ lạ VANGA giờ đây được cả thế giới biết tới. Bạn đọc nước ta cũng đã được làm quen với nhà nữ tiên tri người Bungary nổi tiếng nảy qua một số bài dịch in trên các báo. Khả năng tiên tri kỳ lạ của Vanga bị phủ nhận hoàn toàn cho đến khi tiến sĩ khoa học Ghescghi Lôdanô tiến hành một công trình nghiên cứu về bà. Nhà khoa học này đã mô tả lại 7000 trường hợp tiên đoán của Vanga. Ghi âm lại hàng trăm buổi tiếp xúc với khách của bà ta, qua đó đã buộc cả châu Âu, cả thế giới phải hướng cái nhìn ngưỡng mộ lên khuôn mặt với đôi mắt không nhìn thấy ánh sáng của Vanga chính xác tới 80 phần trăm. Chúng tôi giới thiệu với bạn đọc cuốn sách về Vanga do KRAXIMIRA XTÔIANKÔVA, cháu gái của Vanga viết. Tác giả kể lại tỉ mỉ cuộc đời Vanga và những khả năng kỳ lạ còn chưa giải thích của bà. Những bài viết ngẫu nhiên trong Box: |
01-29-2010, 02:57 PM | #2 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
Chương 7: CON NGƯỜI VÀ SỨC kHỎE TÂM HỒN
Vanga cho rằng con người trước hết phải quan tâm tới tình trạng tinh thần của mình. Hãy xem bà nói gì về điều này: - Mọi thực thể sống, toàn bộ Trái đất và cả Vũ trụ đều tuân theo một nhịp điệu và trật tự Vũ trụ nghiêm ngặt nhất định. Phá vỡ trật tự đó, dù là ở mức độ nhỏ nhất cũng dẫn tới những hậu quả lớn khó tránh khỏi, mà nhân loại sớm muộn gì cũng phải trả giá đắt cho chúng. Và bây giờ cũng đang phải trả giá. - Vâng, nhưng là thế nào để tiến tới trật tự đó? – tôi hỏi - Đừng phá vỡ sự hài hoà. - Nhưng làm thế nào để sống nhịp nhàng với nó? - Người hiền sẽ đạt tới sự hài hoà với thiên nhiên và con người xung quanh. Lòng tốt đó là phẩm chất chủ yếu của con người. Con người không có quyền trở nên vô dụng, không đem lại lợi ích cho người khác, mỗi người, dù anh ta là ai cũng đều phải thực hiện sứ mệnh của mình trên mặt đất… Mỗi một cuộc đời đều có khả năng tự phát triển vì những mục đích cao cả. Và tất nhiên chúng ta không có quyền coi thường trách nhiệm cao cả đó. Nhưng nếu trao quyền tự do đó cho người tồi thì chúng ta sẽ vô tình trở thành đồng loã cho tội lỗi của cái ác, chúng ta kìm hãm quá trình hoàn thiện đạo đức. Tôi muốn minh họa ý kiến của Vanga về bản chất của sự phát triển con người hài hoà bằng một số ví dụ: …Một người đàn ông đứng tuổi, mệt mỏi, ăn bận xuyềnh xoàng đứng bối rối trước mặt Vanga. Sau khi trấn tĩnh được ông ta hỏi: - Bà chị hãy nói cho tôi biết tôi phải làm gì bây giờ – bà nhà tôi mới chết, tôi còn trơ trọi một thân một mình. - Tại sao lại một mình? – Vanga ngạc nhiên – Tôi nhìn thấy 7 người con của anh. - Vâng – người đàn ông trả lời – tôi có nhiều con nhưng chúng chỉ có những mối quan tâm của chúng thôi, chứ chẳng có thời gian dành cho cha. Chúng hoàn toàn quên tôi rồi. - Anh bạn ơi, đối với những người bị con cái lãng quên, ở nước ta đã có những nhà dưỡng lão, ở đó có thể sống yên ổn cuối đời. Hãy để cho nhà nước lo cho anh, anh sẽ còn sống lâu và sống tốt hơn bây giờ. Tôi hiểu, là một người cha, anh sẽ đau đớn khi nghe những lời của tôi, nhưng hãy biết rằng, các con anh sẽ phải trả giá nghiệt ngã cho việc con thường nghĩa vụ làm con của mình. Trong cuộc sống của chúng ta, thờ ơ với người thân, đui điếc trước nỗi khổ người khác, chắc chắn sẽ không tránh khỏi bị trừng phạt. Mỗi lần mẹ tôi đề nghị Vanga tiếp một người quen của mình. Bà này thường khó ở vì một điều gì đấy. Nhưng Vanga lại cương quyết trả lời: - Không, bà ta hoàn toàn chẳng ốm đau gì hết! Bà ấy là một người tồi! Bà ấy muốn sao cho cả thế giới tội nghiệp của chúng ta chỉ quanh xung quanh bà ấy và các con bà. Tôt hơn hết hãy để bà ấy nhớ lại xem mình đã lớn lên từ cảnh bần hàn thế nào! Bây giờ bà ấy có đủ thứ mình mong muốn. Nhưng lòng tham vô đáy, mong ước có nhiều đồ đạc, nhà cửa hơn nữa đã hành hạ bà ta. Đấy chính là bệnh của bà ta. Chẳng có loại thuốc nào chống lại căn bệnh này được! Còn có một chuyện rất thú vị. Một hôm có đôi vợ chồng đứng tuổi ở một làng nhỏ bé Pleven tới gặp Vanga để xin lời khuyên về những nỗi cay đắng và bệnh tật của mình. Bỗng nhiên Vanga quay sang phía ông chồng và hỏi: - Thế anh không quên chuyện về cái dây thừng đấy chứ? Người đàn ông ngơ ngác không hiểu, nhưng vợ ông ta lập tức nhớ ngay ra chiếc dây bất hạnh đó và bà kể lại: Khi cả hai còn trẻ và khỏe, họ có một mảnh vườn lớn. Họ trồng dưa hấu rồi đem dưa đi bán. Tiền thu được cũng khá. Một lần trên đường ông chồng đem dưa ra chợ bán, có một cậu bé đu lên đằng sau xe telega của ông và moi lấy một quả. Ông ta nổi nóng vớ lấy chiếc dây nằm dưới tay mình đánh cậu bé tàn bạo. Vợ ông phải khó khăn lắm mới giằng nổi cậu bé ra khỏi tay ông chồng đang nổi điên. - Vì sự tàn bạo của mình bây giờ anh phải trả giá đó. Quả dưa có đáng gì không? Không có lẽ mọi người đến với Vanga không phải vì những chuyện vạch vãnh. Tôi rất thích ý kiến của một trong những người kính trọng Vanga. Có thể Vanga không tiên đoán cho bạn điều gì cả, mà đơn giản bạn chỉ cần xin một lời khuyên là đủ. Bởi bà đọc được từ cuốn sách của cuộc sống. Có lần tôi hỏi bà: - Dì hãy nói xem con người là gì? Vanga trả lời: - Ngay cả trong câu hỏi đã chứa đựng một câu trả lời: một thực thể lăng xăng, hối hả không ngừng quan sát, nghiên cứu tìm tòi và không tìm thấy cái đáng đi tìm. Xin lỗi, dì đùa đấy. Nếu nói một cách to tát, con người như là một phần của vũ trụ bao la – thì chẳng là gì cả. Một hạt cát bé nhỏ trong cái vô biên. Nhưng trong con người có một ngọn lửa thần thánh. Vì thế con người rất thường xuyên biến chuyển bản thân, không mệt mỏi tìm tòi và nghiên cứu những bí mật còn tồn tại, làm nên những phát minh chưa từng thấy, dũng cảm đi tới sự mạo hiểm chết người. Cái nhìn cương quyết của con người nhằm hướng bầu trời, những khoảng không Vũ trụ không làm cho con người sợ hãi, con người nhìn thấy và đếm được các vì sao. Hai trăm năm nữa, con người sẽ tiếp xúc với những anh em về trí tuệ từ những thế giới khác. Những người hàng xóm – Hungari của chúng ta sẽ thiết kế được những máy móc mà nhờ đó họ lần đầu tiên bắt được những tín hiệu từ Vũ trụ. Còn những tri thức đúng đắn về Vũ trụ thì nên tìm trong những cuốn sách cổ thiêng liêng. - Còn trước đó thì sao? - Thế giới đang trải qua nhiều thảm hoạ và những chấn động mạnh. Bản thân nhận thức của con người cũng thay đổi. Thời kỳ nặng nề đang tới. Mọi người được phân chia theo dấu hiệu niềm tin (tôn giáo). Một học thuyết thông thái và cổ nhất sẽ quay lại với họ. Người ta hỏi dì: “Khi nào thì thời kỳ đó tới?” Không nhanh đâu! Xiry vẫn còn chưa sụp đổ (Câu chuyện này được ghi lại vào tháng 5 năm 1979 và xin thề là tôi không biết ý nghĩa phù thuỷ là gì bao hàm trong bốn từ cuối cùng). Mẹ tôi kể: - Mẹ thường sang nhà Vanga vào sáng sớm, khi dì còn chưa bắt đầu tiếp khách. Nhiều khi nhìn thấy dì rất mệt mỏi, mẹ hỏi tại sao dì không ngủ và thường nghe câu trả lời: %E2??Tôi không thể ngủ được bởi vì ban đêm tôi có mặt ở những điểm nóng khác nhau trên Trái đất, tôi nhìn thấy những cảnh tượng khủng khiếp của chiến tranh và tai họa. Tôi muốn ngủ chút ít bây giờ, nhưng không thể bởi vì mọi người lại đã đợi tôi”. - Sau một trận lụt lớn ở Scopine – mẹ tôi kể tiếp – mẹ cùng dì Vanga sang Strumitsa tới thăm người bạn cũ Panđe Ascanov. Ông hết sức tuyệt vọng vì nhà cửa của ông ở Scopine hầu như bị lũ cuốn sạch. Tiện thể Panđe hỏi Vanga: “Có nên chữa lại ngôi nhà hay không, tốt hơn hết là tích góp tiền xây nhà mới”. Vanga trả lời: “Còn nhà mới gì nữa! Hãy chạy khỏi Scopine, bởi sắp tới ở đây sẽ bùng nổ một cái gì đó còn khủng khiếp hơn trận lụt vừa qua. Hãy ở lại Strumitsa này”. Một tuần sau, một trận động đất khủng khiếp đã tàn phá tận gốc Scopine, rất nhiều người chết và bị thương nặng. Vào đầu năm 1968 Vanga mấy lần rơi vào trạng thái xuất thần và cứ nhắc đi nhắc lại: “Hãy nhớ tới Praha! Hãy nhớ tới Praha! Mây đen đang tụ đặc trên thành phố và từ mây đen vang lên giọng nói: “Chiến tranh! Praha sắp biến thành cái bể kính, mà trong đó những kẻ điên sẽ bắt cá. Vâng, vâng, chính là như vậy!” Có rất nhiều người cũng như tôi đã chứng kiến và nghe thấy những gì Vanga nói khi đó, tất cả họ có thể khẳng định điều này. Rất nhanh sau đó, cả thế giới được chứng kiến những sự kiện bi thảm ở Tiệp Khắc. Nhưng Vanga ngụ ý gì khi nói rằng Praha biến thành bể kính ở đó người ta bắt cá, thì tôi cảm giác rằng cho đến hiện nay vẫn không ai hiểu. Thường thì Vanga không giải thích: những gì bà nói ra, đặc biệt khi điều đó động chạm đến những sự kiện lớn có tính chất vận mạng. Có thể nghe được ở bà những điều mà bản thân bà cũng không hiểu. Công việc của bà là truyền đi những gì nghe được. Vanga thường tránh nói về chính trị, điều đó có lý do của nó. Bà sợ lời của bà có thể được giải thích những cách rất khác nhau. Nhưng quả thật, cũng có một vài lần bà nói về đề tài này. Cách đây khoảng chục năm đã có một cuộc đàm đạo thú vị giữa bà với nhà báo Libăng Abđel Amir Abđala. Về những ấn tượng của mình trong cuộc gặp gỡ này nhà báo đã chia sẻ với bạn đọc trong tờ tuần báo chính trị “Al.Kitakh al arabi”. Bài báo này được dịch sang tiếng Bungari và đăng trong tạp chí “Bulgaria de Oji” – Số 2 năm 1982. Thiết nghĩ không phải tất cả mọi người quan tâm tới Vanga đều đã đọc bài báo này nên tôi cho rằng có thể trích ra đây vài đoạn. “Vanga có một căn phòng giản dị như trăm ngàn các căn phòng khác. Ở giữa phòng là một lò sưởi điện. Vanga ngồi trên đi văng trải thảm sọc xanh và vàng da cam. Nói chuyện với bà, tôi cố gắng tập trung sức mạnh tinh thần vào những ý nghĩ của mình để không bị rơi vào ảnh hưởng của người phụ nữ này. Tôi tháo kính và nhìn mặt ba người phụ nữ khác ngồi trong góc phòng. Mọi thứ vẫn còn in trong tâm trí tôi. Im lặng ngự trị. Gương mặt Vanga toả ra sự yên tĩnh. Bà ngửng đầu và nói bằng một giọng mạnh mẽ tự tin: - Nhà báo Libăng hãy lại đây và ngồi xuống. Hãy để người lái xe ra ngoài! – Đây là dấu hiệu đầu tiên cho tôi thấy sức mạnh của Vanga. Làm sao bà đoán được rằng người lái xe đang ngồi trong phòng. - Hãy đưa miếng đường đây, nhà báo! Tôi lấy từ trong túi ra miếng đường và đặt lên bàn để xem. Vanga cầm nó lên như thế nào. Không chút khó khăn, bà đưa tay ra và cầm ngay được miếng đường và bắt đầu sờ nắn nó. Bàn tay bà rất tự tin. Bà quay sang phía tôi và tôi cảm thấy bà nhìn thấu tâm hồn tôi. Vanga nói: - Cậu có cặp kính mà cậu vẫn thường đeo trong những cuộc gặp gỡ và những tình huống quan trọng. Tại sao bây giờ cậu lại tháo nó ra? Đó là đòn thứ hai giáng vào sự thiếu tin tưởng của tôi đối với sức mạnh của cái nhìn nội tại của bà. - Hãy nghe đây – bà nói – cha mẹ cậu đang sống ở Libăng. Vào thời điểm này mẹ cậu đang ở nhà, còn cha cậu thì không. Có lẽ ông đang làm việc ngoài đồng. Cậu sống ở thành phố và làm nghề báo được 12 năm. Cậu viết về những vấn đề chuyên ngành của mình, đôi khi cũng viết về chính trị. Nhưng đóng góp của cậu ở đây không lớn lắm. Năm 1982 và 1983 sẽ đem lại cho cậu thành công lớn trong công việc. Sau này cậu sẽ có bảy đứa con, còn khi cậu 42 tuổi, cậu sẽ chứng kiến một cuộc chiến tranh lớn, nhưng tôi sẽ không nói ai là kẻ mở đầu cuộc chiến tranh này. Cậu theo đạo Hồi, hãy tuân thủ nghiêm ngặt những ngày lễ của lịch Hồi giáo. Các bạn có một văn bản thiêng liêng lớn đó là kinh Côran. Cậu phải chăm chú đọc nó, đặc biệt từ chương IX đến chương XII. Im lặng một lúc, Vanga tiếp tục: - Năm 1984, ở Xiry sẽ nổ ra một cuộc chiến tranh lớn vì các vấn đề quốc tế của nó đang trở nên phức tạp. Cậu đã đến Jeruxalem bao giờ chưa? Bây giờ tôi đang nhìn thấy Bagđa. Thành phố Bagđa là gì vậy? Cậu sắp đi tới đó. Bà tiếp tục không để cho tôi kịp ra câu hỏi: - Ở Libăng sẽ có những vấn đề từ tứ phía. Tôi nhìn thấy dòng sông Nin hùng vĩ. Cậu sẽ tới thăm đôi bờ của nó. Trước mặt cậu có rất nhiều ngả đường. Ngừng một chút, bà tiếp bằng giọng đều đều: - Libăng bị bao bọc bởi những ngọn lửa. Tôi nhìn thấy nhiều quả đỏ và nhiều nước. Nhưng ở nước bạn sẽ không có và sẽ không dầu lửa. Sau đó Vanga hỏi tôi: - Ai đã kể cho cậu biết về tôi? - Tổng biên tập Ualid Al-Huxein, chính ông cũng muốn nói chuyện với bà. Vanga im lặng một lúc, sau đó lại xoay miếng đường giữa những ngón tay. Lát sau bà nói: - Hiện nay ở Libăng có rất nhiều xe quân sự hạng nặng. Vào tháng 5 năm 1982 bầu trời của các bạn bỗng dưng tối đen. Sau một phút im lặng, bà lại tiếp tục: - Ở Libăng có rất nhiều những uỷ ban khác nhau, chỉ có điều họ chẳng có khả năng bắt tay vào việc gì hết. Các chiến hào vẫn không có binh lính, còn các chướng ngại vật và chiến luỹ sẽ không bị phá vỡ. Tôi nhìn và nghe, còn bà thì nói, hỏi và tự trả lời: - Ai là nhà tiên tri của các bạn? Đó là người truyền đạo khiêm nhường như nhau cho cả người giàu lẫn người nghèo và nhìn thấy ngay ba hành tinh. Giờ đây linh hồn ông ta đang bước vào phòng. Eliax Sarkix là ai? Ông Tổn Thống của các bạn, theo đạo Cơ đốc, chưa vợ, dòng dõi Ả rập. Ông là một nhà chính trị tốt. Nhưng hiện nay ở Libăng đang có quá nhiều quân nhân. Trong tương lai vị trí của ông sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt. Vanga im lặng một chút rồi lại bổ sung: - Tôi nghe thấy ở Brâyrut bây giờ đang có chiến tranh. Lửa lúc tắt, lúc lại bùng lên. Cậu có ủng hộ cuộc chiến tranh này không? - Không, tôi không ủng hộ! – tôi trả lời. Bà Vanga đã kể cho tôi nghe tất cả điều đó vào hồi 8 giờ 45 phút sáng ngày 2 tháng 12 năm 1981. Sau này tôi trở về Libăng tôi tìm thấy trong kho lưu trữ những tư liệu cho biết chính vào ngày đó khu vực phía Tây của Bâyrút đã xảy ra những cuộc đụng độ giữa hai tổ chức vũ trang. Tôi biết rằng thường thì Vanga không động chạm đến vấn đề chính trị. Nhưng tại sao so với tôi bà lại nói về điều đó? Có lẽ tình hình chính trị và vận mạng của đất nước tôi đã làm tôi rất lo lắng. Trước khi gặp Vanga, tôi đã nghĩ nhiều về điều đó và những ý nghĩ thầm kín của tôi có lẽ bằng cách nào đó đã in dấu nên trên miếng đường mà tôi vẫn thường cầm theo cả khi ngủ. Còn Vanga thông qua những dấu ấn đó biết được những ý nghĩ của tôi và cố gắng dùng những lời tiên đoán của mình để trả lời những vấn đề đang dày vò tôi. Quay về Xôphia, tôi cứ nghĩ mãi về người phụ nữ mà năng khiếu đã được nhà nước công nhận này. Tôi quyết định không đăng những gì dính dáng đến riêng tôi cũng như không đăng những gì động chạm trực tiếp đến lợi ích của đồng bào và Tổ quốc tôi – Libăng. Tại sao? Bởi vì nếu những gì mà Vanga nói, được xác nhận thì điều đó thật khủng khiếp. Tôi những muốn tin rằng: đó chỉ là những lời đoán mà thôi” Năm 1978 có một vị khách cao cấp từ Nicaragoa tới thăm Vanga. Khi nói về tình hình chính trị ở nước mình vị khách tỏ hy vọng rằng tình hình sẽ ổn định phần nào. Nhưng Vanga trả lời ông ta: - Không, máu vẫn còn đổ nhiều. Dòng sông máu còn chảy. Ông thậm chí cũng không hình dung nổi điều gì chờ đợi ông… Mọi người thường hỏi Vanga: “Bà chưa chán tất cả những người thường ngày vẫn đến với bà ư? Bà thích nói chuyện với ai hơn?” Bà trả lời: - Đối với tôi tất cả mọi người đều như nhau (bà rất thích nhắc tới câu chuyện ngụ ngôn: Một lần Chúa Trời ra lệnh mở tất cả những quan tài và cử Thiên Sứ xuống xem trong đó có gì. Khi Thiên Sứ trở về Chúa Trời hỏi: hãy nói xem ngươi nhìn thấy những gì? Ngươi có phân biệt được ai là chiến binh, ai là người thường, ai là quan toà không? – Không thưa ngài – Thiên Sứ trả lời – tôi chỉ nhìn độc có xương trắng dưới đất thôi)”. |
01-29-2010, 02:49 PM | #3 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
CHƯƠNG 2
Ngôi nhà của Vanga ở Petriơ thu hút rất nhiều khách. Điều gì đã dẫn họ tới đây? Một số người muốn nhờ người đàn bà thông tuệ chỉ giùm phương thuốc chữa chứng bệnh nan y, một số người khác nữa thì đến vì tò mò muốn tận mắt nhìn thấy Vanga… hàng ngày có lẽ đến hàng trăm người đến ngôi nhà ở Petritrơ… Người dân Petritrơ đã quen từ lâu với việc quanh nhà Vanga luôn luôn có một đám mây vây quanh và họ không để ý đến những người này nữa. Người dân ở đây đã quen với cả Vanga lẫn những người khác của bà. Một nhà văn nổi tiếng, hình như là Đôxtôiepxki nói rằng con người là sinh vật có thể quen với mọi thứ. Vậy nên nếu bạn hỏi người dân Petritrơ. Vanga nổi tiếng của họ là ai: một nhà tiên tri hay một bà lang, thì chúng ta thường được nghe một câu trả lời bình thường: đó là một người đồng hương, hàng xóm của chúng tôi. Chỉ có thế thôi. Vanga sinh ngày 31 tháng 1 năm 1911 tại thành phố Xtrumitse ở Nam Tư trong một gia đình tiểu chủ. Bà thừa kế của người cha lực điền một sự dẻo dai đặc biệt trong công việc chân tay. Ngoài ra còn có cả các phẩm chất khác nữa như sự trung thực, yêu thích chính nghĩa, ghét sự lừa dối. Mẹ bà để lại cho bà bản tính vui vẻ, thích sạch sẽ. Vanga bị đẻ non, lúc mới bảy tháng nên rất yếu, tai còn áp chặt vào đầu, các ngón tay ngón chân gần như cứ dính nhau. Chẳng ai dám nói là cô bé sẽ sống được. Người ta quấn tã cho bé rồi lại cuộn thêm một tấm da lông ấm áp. Do ở vùng đó có phong tục chưa vội đặt tên cho đứa bé nếu nó ít có hy vọng sống nên cô bé không có tên trong một thời gian. Phong tục đặt tên cũng rất đặc sắc. Thông thường bà của đứa trẻ ra đường và đề nghị người đàn bà gặp đầu tiên nói lên một cái tên. Bà của cô bé yếu ớt cũng làm như vậy. Người đàn bà được hỏi nói: “Hãy gọi nó là Anđrômakha”. Hồi đó ở Xtrumitse nhiều người có tên Hy Lạp như vậy, nhưng người bà không thích cái tên quá kêu. Bà tiếp tục đứng cạnh cửa và đợi người đàn bà tiếp theo đi qua. Người ấy nói: “Đặt cho đứa bé tên gì ấy à? Chẳng cái tên nào nghe đẹp hơn là Vangelia nữ thần báo điềm lành. Một cái tên Hy Lạp tuyệt vời. Cứ đặt cho cháu gái của bà cái tên Vangelia”. Thế là cô bé có tên – Vangelia, Vanga…Liệu cha mẹ cô bé lúc đó có biết ai đang trong tấm da cừu không nhỉ? Chắc không. Panđe Xurơtrep, cha của Vanga coi việc cày cuốc là sứ mạng của mình. Nhưng tai họa là ở chỗ người nông dân ít được hưởng cái hạnh phúc, đơn giản là chăm sóc lúa mì trên cánh đồng yên tĩnh của mình. Hôm nay họ làm việc, ngày mai đã ra chiến địa. Đã bao thế kỷ như thế rồi – Panđe cũng đi du kích chiến đấu chống quân xâm lược Thổ Nhĩ Kỳ. Ông không gặp may nơi chiến trận, trong một trận đánh, ông bị bắt và bị kết án tù chung thân trong nhà giam. “Ieđi Kule”. Nhờ có cuộc cách mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 1908 mà Panđe và những người bạn của ông mới thấy lại tự do và trở về nhà. Nhưng những người thân của Panđe đều đã chết. Cha mẹ ông mất khi ông còn ngối trong nhà tù “Ieđi Kule”, một người em trai không rõ biến đi đâu. Làm gì đây? Ông nghe nói ở Xtrumitse người ta đang chia đất và nhà do quân Thổ bỏ lại. Ông quyết định lập nghiệp ở đó. Người ta cho ông một căn phòng trong một ngôi nhà cũ kỹ nằm ở rìa thành phố. Nhà tồi tàn, đất đai xấu. Nhưng hương vị ngọt ngào của tự do làm say sưa những người dân ở đó. Nghèo mà vui – đó là tâm trạng của họ. Panđe sống hòa thuận với những người hàng xóm của mình. Ông ở độc thân một thời gian rồi gặp được một cô gái dễ thương, thanh mảnh như cây sậy, khéo tay vàvui tính là Paraxkeva. Họ cưới nhau và sống rất hạnh phúc. Và năm 1911, Vangelia qua đời. Vanga cứng cáp dần lên. Nhưng tai họa lại ập đến. Ba năm sau, Paraxkeva chết trong lần sinh nở thứ hai. Panđe đau khổ tuyệt vọng. Lại còn thêm cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Panđe bị động viên vào quân đội Bungari. Vanga được một người hàng xóm tốt bụng tên là Axanisa đón nuôi. Ba năm chiến tranh, cha của Vanga bặt tin. Hàng xóm cho rằng Vanga giờ đây hoàn toàn trơ trọi trên đời, nhưng vào một ngày tuyệt đẹp, Panđe trở về nhà, gầy kinh khủng, chỉ còn xương với da nhưng hoàn toàn lành lặn. Hai cha con lại tiếp tục sống trong căn phòng xưa. Nhưng thời buổi khó khăn đã đến. Lúc đó Vanga đã bảy tuổi. Panđe hiểu rằng cô bé thiếu bàn tay săn sóc dịu dàng của người mẹ. Cần phải tìm cho nó một người mẹ. Nhưng ai mà chịu lấy một người đàn ông nghèo lại còn đèo bòng thêm một đứa bé? Đến cuối đại chiến. Chính quyền ở Xtrumitse chuyển sang tay người Xecbi. Nhiều binh lính và sĩ quan Bungari giải ngũ về buộc phải từ bỏ quê hương. Cả Panđe cũng muốn đi vì giờ đây dân phố buộc phải nói và viết bằng tiếng Xécbi. Nhưng đi đâu được với đứa con bé bỏng? Panđe đành ở lại. Cuối cùng Panđe cũng lấy được vợ. Hồi đó, chính quyền Xécbi ra một mệnh lệnh mang dáng dấp của thời Trung Cổ: tất cả phụ nữ có quan hệ với binh lính và sĩ quan Bungari phải rời khỏi Xtrumitse cùng với toàn thể gia đình. Một trong những cô gái xinh đẹp nhất thành phố tên là Tanke – người yêu của một sĩ quan Bungariđã bị bố mẹ cho Panđe để tránh việc gia đình bị đuổi khỏi Xtrumiste một cách nhục nhã. Tanka cảm thấy vô cùng bất hạnh mặc dù Panđe là một người chồng tốt và hay lam hay làm. Nhưng người ta có câu: mãi cùng thành yêu. Trường hợp này cũng vậy: Panđa yêu vợ và Tanka cũng trở thành nữ chủ gia biết chăm lo và là người mẹ dịu dàng đối với Vanga. Những ngày hạnh phúc bắt đầu. Panđe chăm chỉ lao động và đất đai của ông dần lên tới 10 hécta. Vào mùa, ông đã phải thuê thêm người làm. Người ta bắt đầu gọi ông là ngài Panđa. Nhưng ngày vui ngắn ngủi chẳng tày gang. Giông tố lại nổi lên, chính quyền Xácbi đặt mục đích biến càng nhiều dân thành người Xácbi càng tốt. Những người dân Bungari trở thành đối tượng bị khủng bố. Panđe bị bắt, đất đai của họ bị tịch thu. Gia đình bị bần cùng hóa. Khi Panđe ra tù trong tình trạng bbị đánh đập dã man thì vợ ông đang quằn quại trong cơn đau lúc sinh nở. Đức con trai sinh ra được đặt tên là Vaxin. Đó là năm 1922, Panđe đi chăn cừu cho dân mấy làng xung quanh. Người chăn cừu và tá điền, những kẻ bần cùng trong xã hội. Panđe sống như thế cho đến cu%E1??c đời. … Năm 1923, gia đình Panđe chuyển sang làm chỗ người anh trai của Panđe tên là Koxtađina. Ông này giàu có, cưới được vợ giàu nhưng vẫn không có hạnh phúc vì không có con. Biết em trai gặp chuyện khó khăn, ông gợi cả gia đình em đến ở với mình để cùng làm ăn. Bắt đầu một cuộc sống mới. Là đứa bé lớn nhất, Vanga, lúc đó 12 tuổi, có nhiệm vụ hàng ngày lùa ừu ra bãi rồi chở từ đó hai thùng sữa về nhà. Vào một ngày hè Vanga cùng hai cô bé khác trở về làng, rẽ xuống một con suối để uống nước. Tự nhiên một trận cuồng phong nổi lên. Trời tối sầm lại, cơn gió khủng khiếp bẻ gẫy cả cành lớn cuốn chúng đi cùng bụi đất. Các cô bé khiếp đảm bị gió quật ngã, riêng Vanga thì bị bốc bay trên cánh đồng. Trận cuồng phong kép dài trong bao lâu, chẳng ai biết cả. Khi gió lặng, hai cô bé vừa khóc vừa chạy về nhà. Một tiếng đồng hồ sau người ta mới tìm thấy Vanga bị cành cây và cát bụi vùi kín. Cô bé gần phát điên vì sợ và vì đau, đôi mắt đầy bụi như bị kim châm không tài nào mở ra được nữa. Cha mẹ cố gắng chữa cho Vanga, nhưng vô hiệu. Họ nhờ đến các thầy lang nhưng chẳng còn hy vọng. Mắt của Vanga bầm máu, mí mắt sưng húp. Biết những thầy thuốc địa phương không thể giúp gì được, cha của Vanga đưa con trở lại thành phố Xtrumiste để tìm một bác sĩ giỏi. Ông bị cắn đứt bởi ý nghĩ là việc ông chuyển đến làng mới đã làm Vanga bị mù mắt. Một bác sĩ nhãn khoa đã khám cho Vanga và nói rằng tình trạng đôi mắt rất xấu và quá trình viêm nhiễm đang tiến triễn rất nặng nề, cần phải có nhiều tiền, và phải đi Bangrát. Gia đình đã làm mọi cách để có được 500 lêva. Hầu như tất cả đồ đạc đều bị bán. Panđe vay thêm một ít tiền, tổng cộng tất cả được hừng nửas ố tiền cần có, mà thời gian mổ đã đến gần. Hôm trước ngày hẹn mổ, Vanga được gửi đi cùng với một người hàng xóm tương đối giàu có đi thăm con trai. Panđa đàng phải bấm bụng ngồi ở nhà để khỏi tiêu lạm vào số tiền dành cho việc chữa bệng con gái. Bác sĩ Xavich mổ cho Vanga nổi giận trước số tiền ít ỏi mà người ta đưa cho ông. Ông tuyên bố: “chỉ khi nào mang đủ số tiền đến tôi mới mổ”. Nhưng rồi ông ta cũng chạy chữa cho cô bé. Trở về từ Bengrát, Vanga nhìn thấy mờ mờ. Bác sĩ dặn trước là để giữ được thị mực, Vanga cần được ăn tốt, giữ vệ sinh và yean tĩnh. Dĩ nhiên lời dặn dò này không thể nào thực hiện được. Năm 1924, gia đình Penđa có thêm một con trai là Tome, Panđe lang thang làm thuê kiếm tiền nuôi vợ con, Tanka làm việc đến kiệt lực ngoài đồng còn Vanga lo việc nhà và trông hai em trai. Sự thiếu thốn , điều kiện sống lao khổ đã xóa sạch kết quả của sự chữa bệnh không mấy nhiệt tâm, ít lâu sau, Vanga mù hoàn toàn và lần này là vĩnh viễn. Vanga tuyệt vọng, cô bé khóc ròng suốt mấy ngày đêm và cầu nguyện chúa Trời, nhưng chẳng có phép màu đến cả. Nhiều tháng sau, Vanga vẫn không tài nào quen được với việc mình trở thành gánh nặng cho cả gia đình. Những người quen ái ngại cho tình cảnh của họ đã khuyên Panđe tìm một trại người mù để gửi Vanga. Người cha bất hạnh cũng thấy cần phải như vậy. Năm 1926, một trại mù báo tin họ sẵn sàng nhận Vanga. Năm đó Vanga 15 tuổi. Trong trại người mù ở thành phố Demun, tất cả đều mới mẻ và tuy có hơi đáng ngại một tý nhưng thú vị. Những trẻ em đến đây lập tức được moặc bộ quần áo học sinh rất nghiêm nghị. Váy nâu và áo sơ mi cổ lính thủy. Lần đầu tiên trong đời, mái tóc sẫm của Vanga được tỉa ngắn đi. Cô thẹn thùng nhưng cảm thấy bình yên và hạnh phúc. Cô rụt rè lướt tay trên làn vải mới, và cảm thấy mình như một nàng công chúa vì cô chưa bao giờ được ăn mặc đẹp như vậy. Chế độ trong trại rất nghiêm túc. Trước giờ ăn trưa, học sinh được học chữ nổi Lui Brain giành cho người mù, học các môn văn hóa và học nhạc. Vanga rất có năng khiếu âm nhạc nên chẳng bao lâu đã chơi được dương cầm. Sau đó là những giờ học thực hành. Những trẻ em mù này được học cách đăt các đồ vật theo đúng vị trí của chúng, bày bàn ăn, dọn dẹp nhà cửa. Đó là những việc đơn giản đối với người sáng mắt, còn những người mù cần phải học “nhìn” bằng tay, phát triển sự nhạy cảm và độ mềm dẻo của các ngón tay. Vanga học mọi thứ dễ dàng. Các thầy cô giáo luôn hài lòng về cô. Ba năm trôi qua như một cái chớp mắt. Từ một đứa trẻ gầy gò, Vanga trở thành một cô gái thanh tú, gương mặt gầy của cô tỏa ra sự yên tĩnh và hài lòng. Thỉnh thoảng gương mặt đó cũng bừng lên một niềm vui thầm kín nào đó. Trong số học sinh củ trại có chàng trai trẻ tên là Đimitơ. Vừa nghe giọng nói của anh, Vanga đã đỏ mặt sung sướng, trái tim cô đập rộn ràng vừa lo âu, vừa sung sướng trong lồng ngực. Chàng trai cũng phân biệt giọng nói của Vanga. Cả hai người đều cảm thấy hạnh phúc khi họ ở bên nhau. Đến một hôm, Đimitơ ngỏ lời yêu với Vanga. Bố mẹ Đimitơ giàu có họ cũng tán thành tình cảm của đôi trẻ. Hàng ngày ròng rã Vanga cố hình dung mình trong vai cô dâu. Chiếc áo trắng và vòng hoa tinh khiết. Cô lặng đi vì hạnh phúc. Lãnh đạo trại đã gửi thư thông báo cho Panđe biết về quyết định của Vanga và Đimitơ và mọi người đợi lời chúc phúc của ông. |
01-29-2010, 02:46 PM | #4 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
Chương 1: CUỘC PHỎNG VẤN SIÊU NHÂN
Chúng tôi, các cháu gái của Vanga, con của em gái và, thường đến thăm bà. Ngay từ lúc còn bé tí, những điều lạ lùng của bà đều không làm chúng tôi cảm thấy lạ, chúng tôi chỉ không hiểu tại sao bà tự nhiên tái nhợt đi, miệng thốt ra những lời khó hiểu, giọng nói bỗng to lên một cách không tự nhiên, thậm chí đầy đe dọa, làm chúng tôi kinh ngạc vì cái sức mạnh tiềm ẩn trong đó. Vào những lúc ấy, nếu có ai trong số hàng xóm đang ở cạnh đó thì thế nào chúng tôi cũng nghe những tiếng thì thào: “Nhỏ mồm, nhỏ mồm, bà ấy phán đấy”. Bác Vanga là nhà tiên tri? Tôi còn nhớ ngày tôi tròn 16 tuổi. Tôi nhớ bởi vì sau bữa ăn khiêm tốn trong căn nhànhỏ ở Petretrơ, Vanga bỗng hướng về phía tôi và nói – và đó không phải là giọng của bác, mà một giọng ai đó hoàn toàn khác. Những lời nói ấy chẳng liên quan đến những gì xảy ra quanh bàn ăn cả và thực chất chẳng về cái gì cả. Tôi vẫn nhớ rõ lời bác phán: “Cháu lúc nào cũng trong tầm nhìn của ta”. Rồi sau đó bác kể lại rành rọt từng việc tôi làm trong ngày. Tại sao bác lại biết chi tiết như vậy? Tôi sững người. Sau đó, tôi hỏi bác kể những chuyện đó làm gì. Vanga ngạc nhiên, bác có kể gì đâu? Nhưng khi tôi nhắc lại mọi chuyện, bác nói nhỏ: “Không phải bác mà là những người khác, những người luôn luôn ở cạnh bác”. Bác gọi một số trong họ là “sức bé”. Chính họ đã qua bác mà kể lại một ngày của cháu, và còn có những “sức lớn” nữa. Khi họ bắt đầu nói qua bác, bác mất rất nhiều sức, bác trở nên yếu hẳn. “Con ơi. Con có muồn trông thấy họ không?” Tôi kinh hoàng trước những điều vừa nghe, đến nỗi hét lên: “Không! Không đời nào!”. Sau đó hoàn hồn lại, tôi hỏi Vanga: “Chẳng có gì đặc biệt cả, chỉ là những chấm sáng trong không gian mà thôi, họ giống như những con đom đóm”. Sau này, khi lớn khôn, tôi cố tự tìm cách giải thích tất cả những gì nghe được từ Vanga. Tôi ghi lại những câu hỏi của mình và những câu trả lời của bác. Chỉ có điều, giống như tất cả những người tập trung cho chiều sâu của cuộc sống nội tâm. Vanga rất ít lời. Bởi vậy hầu như câu trả lời bao giờ cũng ngắn gọn. Hỏi: Bác ơi, bác có thấy gương mặt cụ thể của những người mà bác tiếp xúc không, bác có hình dung được bức tranh chung không? Trả lời: Có, bác thấy rõ. Hỏi: khi xảy ra một việc nào đó – trong hiện tại, trong quá khứ hoặc trong tương lai thì nó có ý nghĩa nào đối với bác không? Trả lời: những điều vớ vẩn ấy chẳng có ý nghĩa gì đối với bác cả. Bác không biết loại “máy thời gian” là gì nhưng cả quá khứ hay tương lai đều vẽ ra trước mắt bác rõ rệt như nhau. Hỏi: Những gì bác thấy là những thông tin về con người hay là chính con người đó ạ? Trả lời: Cả thông tin về con người lẫn chính bản thân người đó. Hỏi: mỗi con người có “mã số”, “mật mã” riêng, mà nếu biết được thì có thể đoán được “đường đời” của người đó, tức số phận của anh ta hay không? Không trả lời. Hỏi: tương lai của một người nào đó hiện lên như thế nào – chỉ những sự kiện chính, hay toàn bộ cuộc đời cứ tuần tự diễn ra trong mắt bác? Tóm lại là có giống như một cuộn phim hay không? Trả lời: Bác nhìn thấy cả cuộc đời của một người giống như một cuộn phim. Hỏi: Bác có đọc được ý nghĩ không? Trả lời: Có. Hỏi: Ngay khi ở xa? Trả lời: Khoảng cách chẳng có ý nghĩa gì cả. Hỏi: Bác có đọc được ý nghĩ của những người nói các thứ tiếng khác mà không biết tiếng Bungari hay không? Trả lời: Không có trở ngại nào trong ngôn ngữ cả. Khi bác nghe thấy giọng nói thì bao giờ đó cũng là tiếng Bungari. Hỏi: Bác có “gọi” được những thông tin bác cần biết trong bất kỳ thời điểm nào không? Trả lời: Được. Hỏi: Sức mạnh tiên tri của bác có phụ thuộc vào tính nghiêm túc của câu hỏi đặt ra hoặc vào sức mạnh tư cách của người đối thoại với bác không? Trả lời: Có, điều đó là quan trọng. Hỏi: Vậy nó có phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe không chỉ của bác mà cả trạng thái thần kinh của người đến hỏi hay không? Trả lời: Không, không phụ thuộc. Hỏi: Nếu bác thấy tai họa sắp đến với một người, hoặc thậm chí thấy người đó sắp chết thì bác có thể làm một cái gì đó để tránh tai họa hay không? Trả lời: Không, chẳng ai có thể giúp gì được, kể cả bác. Hỏi: Số phận một người có phụ thuộc vào sức mạnh nội tâm và các khả năng sinh lý không? Có thể tác động tới số phận hay không? Trả lời: Không thể được. Mỗi con người phải đi đúng con đường riêng của mình. Hỏi: Làm thế nào bác xác định được người đến với bác đang phiền muộn điều gì? Trả lời: Bác nghe có tiếng nói thông báo về người đó, trước mắt bác hiện lên hình ảnh của người đó, và nguyên nhân của nỗi ưu tư trở nên rõ ràng. Hỏi: Thế bác có cảm giác là khả năng của bác được định từ trên không? Trả lời: Có. Được định bởi những sức mạnh tối cao. Hỏi: Những sức mạnh đó là gì? Không trả lời. Hỏi: Thế tín hiệu từ những sức mạnh tối cao đó thường ở hình thức gì? Trả lời: Thường là giọng nói. Hỏi: Thế bác có nhìn thấy những cái mà bác gọi là sức mạnh tối cao hay không? Trả lời: Có. Cũng rõ như con người nhìn thấy bóng của mình trong nước. Hỏi:Chúng hình thành từ những đốm sáng trong không khí? Trả lời: Đúng như vậy đấy. Hỏi: Những sức mạnh đó có vật chất hóa được không, mang hình dạng con người chẳng hạn? Trả lời: Không, không thể. Nếu bác muốn liên lạc với họ, thì bác làm bất kỳ lúc nào được không? Hay họ mới là bên chủ động? Trả lời: Thường thì mối liên hệ do họ chủ động. Nhưng bác có thể gọi được. Họ ở khắp nơi. Hỏi: Người chết mà người ta thường hỏi bác hiện lên trên trước mắt bác như thế nào? Đó là một hình ảnh xác định hay là một cái gì khác? Trả lời:Hiện ra thấy được của người chết và nghe được tiếng nói của người đó. Hỏi: Như thế những người chết có thể trả lời các câu hỏi. Trả lời: Người đó có thể đặt câu hỏi cũng như câu trã lời các câu hỏi được đặt ra. Hỏi: Nhân cách con người có tồn tại sau cái chết thể xác của anh ta hay không? Trả lời: Có. Hỏi: Nghĩa là bác coi cái chết của con người chỉ là sự ngừng tồn tại của thể xác anh ta? Trả lời: Đúng thế. Chỉ là cái chết của thể xác. Hỏi: Con người có” tái sinh” sau cái chết thể xác hay không? Vanga không trả lời. Hỏi: Có tồn tại một loại trí tuệ khác hoào hảo và cao hơn trí tuệ con người không? Trả lời: Có. Hỏi: thế cáo siêu trí tuệ đó có nguồn gốc từ đâu? Nó thấm nhuần chỉ khoảng không cận Trái đất hay toàn bộ Vũ trụ? Nó đến với chúng ta từ những nền văn minh trong quá khứ bị tuyệt diệt hay từ tương lai? Nó từ đâu tới và đang ở đâu? Trả lời: trí tuệ khởi đầu và kết thúc trong Vũ trụ. Nó vĩnh cửu và vô hạn. Nó là toàn năng. Hỏi: Trên Trái đất, đã từng có những nền văn minh lớn, tổ chức cao? Trả lời: Đúng. Hỏi: Có bao nhiêu nền văn minh tất cả, và chúng kết thúc khi nào? Không trả lời Hỏi: Trong vũ trụ có nền văn minh nào đặt ngang trình độ phát triển với văn minh Trái đất? Trả lời: Có. Hỏi: Có đúng là có những con tàu vũ trụ có người ngoài hành tinh khác, được gọi một cách thô thiển là “dĩa bay” đến thăm Trái đất hay không? Trả lời: Đúng, có. Hỏi: Chúng bay từ đâu tới? Trả lời: Từ hành tinh mà những người dân trên đó gọi là – Vaphim. Ít ra là bác nghe tên nó là như vậy. Đó là hành tinh thứ tư kể từ trái đất. Hỏi: Nếu người Trái đất muốn thì có thể giao tiếp với cư dân của hành tinh bí hiểm đó được không? Bằng các phương tiện kỹ thuật hay bằng thần giao cách cảm? Trả lời: Người trái đất bất lực. Sự giao tiếp là do họ chủ động, tùy theo ý muốn của họ. Tôi cho rằng cái đặc biệt nhất trong khả năng Siêu nhiên có thể là tự nhiên của Vanga là sự dễ dàng dịch chuyển trong không gian và thời gian của trí não bà: từ quá khứ xa xăm đến tương lai xa tít tắp. … Cạnh làng Prepetrere nằm giữa hai thành phố Xandanxki và Petriti có thung lũng Rupite nổi tiếng ở Bungari nhờ những nguồn nước khoáng của mình. Án ngữ phía Tây của nó là một ngọn núi lớn được bao phủ bằng những bụi cây rậm rạp như tấm lông cừu gọi là núi Kojiuc. Ngày trước, dưới chân dãy núi này có một con sông sâu tên là sông St.ruma, giờ đây dòng của nó chỉ có nước khi có những trận mưa lớn đổ xuống gây ngập lụt. Còn thường thì lòng sông cạn khô và các dải cát trong đó ánh lên dưới ánh mặt trời. Ở đó có một ngôi nhà nhỏ của Vanga, nơi bà sống những nơi tĩnh lặng. |
01-29-2010, 02:51 PM | #5 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
CHƯƠNG 3
Năm 1928 thật là một năm khủng khiếp! Thay vì lời chúc phước của cha, Vanga nhận được từ Xtrumitse bức thư làm cô tan nát cõi lòng. Cha cô viết rằng cô phải lập tức quay về nhà để trông nom các em. Hai năm trước, mẹ kế cô sinh thêm một em gái và vừa qua đã mất khi sinh nở đứa con thứ tư. Thế là Vanga đã phải vĩnh biệt mối tình đầu, vĩnh biệt trường học và cuộc sống ít nhiều hạnh phúc. Đường trở về nhà là thật buồn thảm. Cô biết rằng ba năm ở trại người mù là những năm tháng đẹp nhất trong đời cô. Từ đó trở đi cuộc đời Vanga là một chuỗi dài những đau khổ mà không phải những người sáng mắt cũng chịu đựng nổi. Thật lạ lùng: Vanga đã vững vàng, như có sức mạnh tiềm ần trong tâm hồn đã giúp cô vượt qua mọi khó khăn. Vanga trở về trong tình cảnh bần cùng của gia đình. Mấy đứa trẻ bẩn thỉu và luôn đau ốm vì đói ăn. Em trai Vaxin 6 tuổi. Tôme 4 tuổi, còn em gái út Liupka mới 2 tuổi. Và cô gái mù có sứ mệnh giúp phải là tất cả đối với chúng: là mẹ, là chị, là người chăm sóc, bảo vệ. Vanga vừa trở về là Panđe đã phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi các con. Trớ trêu là cuộc đời hay thử thách, trước hết là những người nghèo. Trận động đất năm 1929 ảnh hưởng đến cả vùng Xtrumitse. Ngôi nhà mà gia đình Vanga sống sụp đổ. Cha cô thu nhặt các mảnh vụn dựng nên một căn lều vách đất và một gian bếp nhỏ để có thể nướng bánh mì khi gia đình có bột. Vanga cố gắng thu xếp căn lếu gọn gàng và ấm cúng. Cô cùng Liupka sống những năm dài trong căn lều này. Các em trai của Vanga mặc dù còn bé nhưng cũng lang thang suốt ở các làng mạc để làm thuê hoặc chăn cừu thuê kiếm miếng ăn cho gia đình. Những người chung quanh dần dần nghe nói rằng cô gái mù biết đan đẹp và nhanh. Họ mang len đến thuê cô đan. Họ trả công bằng các đồ vật nhỏ hoặc cuộn len cũ. Từ giẻ thừa, vải cũ, Vanga may quần áo cho các em. Cô hầu như chẳng bao giờ ra khỏi nhà. Ai cũng biết cái nghèo khủng khiếp của họ. Trong vùng, hễ có người đàn bà nào chết, người ta lại cho Vanga quần áo của người đó. Buổi sáng, Vanga dậy rất sớm. Công việc nhà cửa rất ngiều, Vanga không thích rỗi rãi chân tay và cũng không cho phép ai được ăn không ngồi rồi. Liupka mặc dù còn bé nhưng biết may vá. Vanga dạy cô bé làm các công việc gia đình khác và tỏ ra là một cô giáo nghiêm khắc. Ở Xtrumitse có một phong tục thú vị: Buổi tối trước ngày lễ thánh Gheocghi (ngày 6 tháng 5), các cô gái bỏ vào cái vỏ sành đựng rượu một vật đánh dấu đặc biệt thì ngày hôm sau nhìn vào đó có thể đoán được hạnh phúc của mình. Các cô gái hàng xóm thường đặt vò trong sân nhà Vanga dưới một khóm hoa hồng già. Có thể là sự thông cảm với cô gái mù, họ thường chọn Vanga làm người đoán cho họ. Sáng hôm sau, Vanga lấy các vật làm dấu ra và “kể” cho các cô gái số phận của họ. Những lời tiên đoán của Vanga hay nghiệm nhưng lúc đó chẳng ai nghĩ Vanga sẽ có tài tiên tri. Có một ngày lễ nữa là ngày 40 vị Thánh tử vì đạo, các cô gái cũng bói: họ đặt những cành cây bắt ngang con suối làm cầu và tin rằng đến đêm sẽ nhìn thấy người chồng tương lai trong giấc mơ đang đi qua cây cầu của mình. Buổi sáng, các cô gái đến gặp Vanga để nghe cô kể lại cho họ nội dung những giấc mơ của họ. Điều đó nghe rất lạ lùng nhưng chẳng ai nghĩ đến chuyện tìm lời Giải thích: cho những “phép lạ” đó cả. Nhưng những phút vui trong gia đình Vanga rất ít. Họ thường bị đói. Lương thực thường xuyên của họ là bắp cải dại, bột ngô và nếu may thì có sữa chua. Nếu con cái có đòi Panđe mua gì đó, ông chỉ hứa: “Khi nào bán được anh đào, bố sẽ mua”. Nhưng trong sân nhà họ chẳng có một gốc anh đào nào cả. Mỗi mùa xuân họ trồng một vạt thuốc lá. Khi lá thuốc già, họ hái, cuộn, thái phơi khô rồi bán. Nhưng tổ hợp thuốc lá trả cho họ ít tiền đến mức họ chỉ đủ để mua một cái “vò sành mới”. Cái cũ đã nứt rạn đến mức không thể dùng được nữa. Năm 1934, Liupka bắt đầu đi học. Liupka học giỏi. Vanga rất vui sướng vì cô cũng từng được học tập ở trại. Mấy em trai thì kiên quyết không chịu đi học. Tại Xtrumitse có một câu lạc bộ quốc tế ngữ tập hợp hầu như tất cả các trẻ em nhà nghèo. Cả Vaxin lẫn Tome đều ghi tên và đến câu lạc bộ đều đặn như đi học quốc tế ngữ. Họ thường bắt Liupka mang những gói nhỏ chuyển đến nhiều địa điểm trong thành phố. Một thời gian sau mới vỡ lẽ là ở câu lạc bộ người ta nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Hai con trai của người chiến sĩ du kích già Panđe đã tìm ra con đường của mình. Vanga tiếp tục chăm lo việc gia đình và trở thành chỗ dựa không chỉ cho các em mà cho cả ông bố. Panđe nhiều lúc tuyệt vọng trong cảnh bần cùng. Vanga lại gieo hy vọng vào ông bằng cách khẳng định rồi sẽ đến những ngày tươi sáng hơn đối với ông. Lúc nào cũng túng thiếu, có lúc Panđe mơ ước trở thành người đi tìm kho báu, tìm được thật nhiều tiền. Một lần Vanga nói với ông rằng có một nơi có chôn rất nhiều đồng tiền cổ và mô tả tỉ mỉ nơi đó. Nó nằm cách không xa Xtrumitse, tại một làng bỏ hoang bên một cánh rừng có một mỏm đá nhọn hoắt. Vanga nói là tiền cổ được chôn dấu dưới tảng đá này. Ông bố thoạt đầu ngạc nhiên sau đó phá lên cười rất to và lâu. Vanga sầm mặt im lặng. Ông bố thôi không cười nữa và sau đó nhớ lại rằng quả thật có một nơi như thế. Đó là làng Raianna bị dân làng từ bỏ từ lâu sau trận dịch hạch. Ở đó có cả sông, cả cánh rừng, cả tảng đá. Panđe hỏi Vanga tại sao cô lại biết chỗ đó, Vanga nói là cô thấy trong mơ. Panđe đành rủ con gái đi cùng mình đến đó biết đâu vận may đang chờ họ. Và thế là cả nhà lên đường. Liupka nhớ lại là Vanga định hướng nơi đó rất dễ dàng, cứ như cô từng đến đó rất nhiều lần và tất cả mọi thứ đều đúng như là cô mô tả. Panđe quyết định trở lại nơi này với cả cuốc xẻng để đào. Nhưng sau đó đã xảy ra một chuyện không may, ông bị ngã gẫy tay nên không đào được. Rồi người ta đắp đập chặn sông để xây một hồ chứa nước. Nếu quả thực ở đó có chôn tiền thì giờ số tiền cũng nằm sâu dưới đáy nước chờ đợi các thế hệ tìm kho báu tương lai. Ít lâu sau đàn cừu mà Panđe chăn thuê bị mất trộm một con. Ông trở về nhà lòng giận dữ vì chủ không chịu trả công cho ông vì con cừu bị mất đó. Vanga nói rằng con cừu đó do một người ở làng Xonoxintovo bắt trộm. Vanga tả cảnh bề ngoài của kẻ đó. Panđe kinh ngạc bởi ngay cả ông cũng không biết người đó huống chi Vanga, một cô gái mù ít khi ra khỏi sân nhà. Nhưng Vanga nói rằng cô mơ thấy như vậy. Cô thường buồn bã nhắc lại là cô hay mơ thấy những việc không hay và sau đó chúng trở thành hiện thực. Đó chính là thời kỳ đầu của tài tiên tri của Vanga. Panđe đến làng mà Vanga chỉ ra và quả là tìm thấy con cừu bị mất trong đàn cừu của một người làng đó. Năm 1939 Vanga bị viêm màng phổi. Tám tháng liền cô ở giữa cái sống và cái chết. Cô gầy kinh khủng khiếp và nhẹ như bấc. Vào những ngày nắng Liupka đặt chị gái vào tấm chăn và mang ra đường. Thỉnh thoảng bác sĩ cũng đến thăm nhưng chẳng thể giúp gì và một lần nữa còn nói với Liupka là chị gái cô sắp chết. Tin này nhanh chóng lan ra khắp khu phố và hàng xóm đã gọi linh mục đến làm lễ rửa tội. Vào ngày Công nhân tổ hợp thuốc lá lĩnh lương, một người cầm mũ đứng cạnh cổng đề nghị mọi người quyên góp tiền để làm lễ tang cho cô gái mù nghèo bị chết. Nhưng hai ngày sau, khi lấy nước trở về, Liupka đã đánh rơi xô nước. Vanga mà mọi người đang chờ chết đã trở dậy và đang quét sân. Không thể nói là cô vừa ốm “thập tử nhất sinh”. Cô chỉ gầy khủng khiếp và da tái hơn thường lệ. Cử động của tay cô vẫn mạnh mẽ và đầy tự tin. Khi nghe tiếng Liupka, Vanga nói: “Chúng ta nhanh tay lên nào, cần phải quét dọn mọi nơi sắp có nhiều người đến nhà ta đấy!”. Năm 1939 trôi qua trong bầu không khí chính trị sôi sục. Chính phủ ngày càng thân Hítle. Nhân dân phản đối, nhiều cuộc biểu tình, đình công nổ ra. Bắt đầu những cuộc bắt bớ hàng loạt. Cả cha của Vanga cũng bị bắt. Một kẻ nào đó đã vu cáo ông. Trong tù ông bị đánh đập dã man nhưng vì thiếu chứng cớ, chúng buộc phải thả ông. Bình phục một cái là ông già Panđe 53 tuổi lại bắt đầu lang thang làm thuê. Đầu năm 1940, Liupka bị viêm màng não. Sau hai tuần nằm viện, Liupka trở về và thấy Vanga chỉ còn da với xương. Suốt thời gian Liupka bị ốm, không ai bước qua cửa nhà họ cả và dĩ nhiên chẳng có ai mang nước uống cho Vanga. Nhưng Vanga chịu đựng không một lời kêu ca và rất vui sướng khi thấy em gái lành bệnh trở về. Hàng ngày Vanga và Liupka đi lấy nước ở những cái giếng nằm giữa cánh đồng. Trong khi Liupka kéo nước, Vanga ngồi xuống một hòn đá và ngồi im lặng, bất động hoàn toàn thoát ly thực tại. Một lần Liupka hoảng hồn tưởng chị gái mình mất trí và chết đến nơi. Cô đứng chôn chân cạnh Vanga cho đến khi chị gái hồi tỉnh lại: “Em đừng sợ”, Vanga nói chẳng có gì đáng sợ cả. Đó là do chị vừa nói chuyện với một người, một kỵ sĩ, ông ấy muốn cho ngựa uống nước. Chị nói ông ấy đừng giận khi em không chịu nhường cho ông ấy lấy nước trước, bởi em không trông thấy ông ấy mà. Người kỵ sĩ trả lời: “Tôi không giận đâu, tôi đợi được mà. Còn cô, cô hãy hái những cọng cỏ có hoa trắng nhỏ kia kìa, nó gọi là “Cỏ sao” có thề tác dụng chữa rất nhiều thứ bệnh”. Liupka nhìn quanh và lúc đó mới để ý đến loại cỏ mọc đầy quanh giếng. Loại cỏ này thân mảnh không lá, trên ngọn có những bông hoa nhỏ màu trắng vương lên với mặt trời. Từ trước đến nay, cô chưa biết tên nó bởi chưa từng thấy nó ở một nơi nào khác. Liupka còn hoảng sợ hơn nữa khi thấy trên cánh đồng không một bóng người, Vanga nói về người kỵ sĩ nào. Chị ấy nói chuyện với ai trong khi không hề mấp máy môi. Có lẽ số phận của họ là phải ốm trong cái năm 40 ấy. Sau các con gái đến lượt ông bố bị ốm, trên da xuất hiện các vết loét, ông bị nhiễm trùng máu. Suốt mùa hè hai chị em chăm sóc bố có những lúc đã tưởng ông khoẻ lên, nhưng Vanga nói với em: “Em đừng hy vọng làm gì, chị biết là cha sắp mất rồi. Chúng ta hoàn toàn trơi trọi trên đời, không còn ai che chở nữa”. Đến tháng 9, Panđe đã rất yếu. Cả hai con trai đi xa đều trở về để túc trực bên giường của ông. Sau nhiều năm ly tán, rốt cuộc cả gia đình quy tụ về để mà …đói cùng nhau. Mỗi buổi sáng, hai anh em lại ra chợ làm bất kể việc gì. Họ thường trở về tay trắng. Thời buổi thật khó khăn. Đầu tháng 11, Panđe cảm thấy mình sắp chết, ông gọi các con lại và dặn: “Các con, cha sắp chết đây. Các con hãy ở lại và sống cho đến lúc mảnh đất của chúng ta lại trở lại là đất đai Bungari. Tiếc là cha không sống được đến cái ngày tươi sáng ấy. Cha có một ước muốn lớn: “Khi người Bungari quay trở lại, hãy gọi một người lính Bungari nào đó để người đó cắm lưỡi lê vào đất trên mộ cha, cha sẽ hiểu là Bungari đã đến!”. Ngày 8 tháng 11 năm 1940, Panđe mất, thọ 54 tuổi. Sau này khi quân đội Bungari tiến vào Xtrumitse, hai con trai Panđe dẫn một người lính đến mộ cha. Người lính đó là Bôrít Ianép người làng Beliuset. Anh cắm lưỡi lê lên mộ và nói: “Hãy an nghỉ hỡi người Bungari trung hậu”. Như đã nói ở trên, đó là chuyện về sau. Ngày tháng trôi đi với những nỗi cay cực đến tội cùng. Chỉ có sự chịu đựng không giới hạn của Vanga giữ cho các em cô khỏi tuyệt vọng. Mặc dù cay đắng hơn tất cả mọi người, Vanga đã tỏ ra dũng cảm và là tấm gương về sự cứng cỏi cho các em. Ít lâu sau, hai em trai lại lên đường đi làm thuê. |
01-29-2010, 02:52 PM | #6 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
CHƯƠNG 4
Cơn bão táp vần vũ thế giới. Đâu đâu cũng nghe những lời bàn tán về cuộc chiến tranh đang đến gần. Thực phẩm biến đi khỏi các cửa hàng và chợ. Những người hàng xóm thường tụ tập trong sân nhà Vanga. Họ nói với nhau những chuyện đầy lo âu. Vanga thỉnh thoảng lại nói là cần quyên góp tiền cúng cho nhà thờ Mười lăm vị Thánh tử vì đạo. Một năm nữa chiến tranh sẽ bắt đầu. Vanga báo trước, chỉ có sự hào phóng mới cứu được thành phố khỏi phá huỷ. Những người hàng xóm tiếc tiền không muốn làm. Vanga kiên trì nhắc lại rằng cô nhìn thấy trong mơ những sự kiện đáng sợ của cuộc chiến tranh sắp tới. Nó sẽ nổ ra trong năm 1941, vào tháng tư. Cả năm 1940 trôi đi trong sự chờ đợi lo âu. Và vào đầu năm 1941… “Ông ta cao lớn, tóc sáng màu và đẹp thiên thần. Những giáp trụ binh khí chiến binh của ông toả sáng dưới ánh trăng. Con ngựa có túm đuôi trắng lấy móng cào cào đất. Người kỵ sĩ dừng lại trong sân, xuống ngựa rồi bước vào căn phòng tối. Ông ta toả ra một ánh hào quang làm căn nhà sáng lên như ban ngày. Quay về phía Vanga, vị khách nói bằng giọng trầm: “Mọi thứ trong thế giới sẽ bị đảo lộn, rất nhiều người sẽ chết. Nhưng cô sẽ ở lại đây và sẽ thông báo về những người sống và những người chết. Đừng sợ, ta sẽ ở ngay bên cạnh. Lúc nào ta cũng ở bên để giúp cô”. Vanga hỏi em gái: “Liupka, em có nhìn thấy người kỵ sĩ không, ông ấy mới phi ngựa ra từ sân nhà ta”. “Người kỵ sĩ nào? – Em gái hỏi. – Chị có biết bây giờ là mấy giờ rồi không? Có lẽ chị vừa mới ngủ mê ấy”. “Chị không rõ, có thể là chị ngủ mơ, nhưng đó là một kỵ sĩ lạ lùng và giấc mơ cũng thật lạ lùng. Em nghe này…” Vanga lo lắng kể lại giấc mơ cho Liupka và cả hai chị em không chợp mắt nổi cho đến sáng. Ngày 8 tháng 4 năm 1941, đúng như Vanga đã tiên đoán một năm trước đó, quân đội Đức vượt qua biên giới Nam Tư. Buổi sáng, tất cả dân phố Xtrumitse đều đi kiếm nơi ẩn nấp. Chỉ có Vanga và Liupka là ở lại nhà. Đến trưa thì trên đường phố đã vang lên tiếng động cơ của các loại xe hạng nặng. Xe tăng Đức tràn vào thành phố. Hai chị em nghe những tiếng la hét, tiếng gót giầy thình thịch, quân Đức đang lùng tìm cướp tài sản, súc vật và của cải. Cánh cửa bật mở tung, một tên lính Đức hiện ra trong khung cửa. Hai chị em đứng giữa nhà, tái nhợt như những xác chết. Tên lính nhìn lướt qua gian nhà và cái sân trống không rồi bỏ đi: ở đây chẳng có gì để cướp cả. Hai ngày sau những người hàng xóm mới lục đục trở về. Nhiều người kéo đến nhà Vanga xem tình hình hai chị em ra sao. Nhưng họ khinh ngạc không dám bước vào nhà. Họ không nhận ra Vanga nữa. Sau mấy tiếng đồng hồ, Vanga đã thay đổi đến mức không còn nhận ra được nữa. Vanga đứng ở một góc phòng và nói bằng một giọng to, mạnh và đầy tự tin. Một sự căng thẳng nội tại thể hiện trong mỗi lời nói, mỗi hành động. Đôi mắt mù vẫn trống rỗng nhưng khuôn mặt cô biến đổi, trở nên sống động đến nỗi có cảm giác dường như từ gương mặt đó có ánh sáng tỏa ra. Từ miệng Vanga phát ra lời nói của người khác, nêu đúng tên, vị trí các sự kiện sẩy ra. Vanga nói về số phận của những người dân thành phố đã bị quân Đức bắt đi, ai còn ai mất, ai sẽ trở về và về khi nào… cảnh tượng kinh ngạc đến nỗi nhiều người bỗng có ý muốn quỳ sụp xuống trước mặt Vanga mà lạy như trước vị nữ Thánh. Sau đó, những người mà Vanga tiên đoán đã trở về đúng thời hạn như cô dự đoán. Tiếng đồn về Vanga, nữ tiên tri lan nhanh trong thành phố, người ta bắt đầu lũ lượt kéo đến nhà cô. Sau đây là một trong những trường hợp tiên đoán đầu tiên của Vanga. Vợ người hàng xóm Milan Nactenôp ngồi trong sân nhà Vanga và khóc bởi chồng bà bặt tin. Vanga nói với bà: “Cô đừng khóc, mà tốt hơn hết là đi giặt là quần áo và chuẩn bị bữa ăn tối cho chú ấy bởi đêm nay Milan sẽ trở về nhà. Cháu nhìn thấy chú ấy. Chú ấy đang nấp trong một cái vực cách không xa thành phố, trên người chỉ còn đồ lót thôi”. Người đàn bà nghĩ Vanga nói thế để động viên bà thôi nhưng cũng đi về nhà chuẩn bị cơm nước và quần áo của chồng. Đêm đó bà nằm không ngủ. Khoảng nửa đêm, có ai đó gõ vào cánh cửa sổ. Nhìn ra, chút nữa thì bà ngất xỉu, chồng bà đang đứng ngoài sân, trên mình chỉ còn đồ lót. Té ra ông vừa trốn khỏi trại tù binh của bọn Đức. Ngay từ đầu cuộc chiến, Vanga đã nói với một bà già hàng xóm, mẹ của Khrixôp là con trai của bà còn sống và sẽ trở về. Vợ chưa cưới của Khrixôp không tin và đi lấy người khác. Một năm sau, Khrixôp trở về và người đầu tiên nhìn thấy anh là người yêu cũ. Cô ta lập tức ngất xỉu. Bà già Khrixôp thì suýt ngất đi vì sung sướng. Từ hai sự việc này khiến người ta kéo đến gặp Vanga rất đông. Ai cũng muốn Vanga nói về số phận người thân của mình. Vanga tiên đoán cho tất cả, và sau đó những lời tiên đoán đó đều trở thành sự thật. Vanga cũng nổi tiếng là một bà lang chữa được rất nhiều bệnh. Bà chỉ dùng các loại cây cỏ. Và điều thú vị là tri thức của bà làm các chuyên gia có kinh nghiệm lúng túng. Những phương thuốc của bà thường đơn giản nhưng cho hiệu quả rất cao. Chẳng hạn, Vanga đã chữa khỏi cho một người đàn bà bị suy nhược thần kinh bằng một loại cỏ mọc ven con sông nhỏ gần đấy. Người đàn bà lành bệnh và giờ đây, bà ta vẫn sống khoẻ mạnh ở lứa tuổi tám mươi. Vanga nói cho những người nông dân những gì làm họ lo lắng với độ chính xác tuyệt đối và giúp họ giải quyết các khó khăn. Một người nông dân ăn cắp một con lợn con của một bà goá nghèo. Vanga nói trắng ra giữa bàn dân thiên hạ câu chuyện nhục nhã đó. Kẻ ăn trộm len lén ra về. Ngay hôm sau, bà goá mở cửa đã thấy con lợn đang đứng ở trong sân. Dần dần, một huyền thoại về Vanga hình thành. Một số người sợ khả năng nhìn thấu của Vanga nên gán cho cô những đặc tính thần bí. Kết tội cô là phù thuỷ. Một số người lại thán phục tài năng tiên tri của cô, phóng đại những điều cô nói và gọi đó là những điều “kỳ diệu của kinh Thánh”. Vanga được toàn thể mọi người yêu mến. Sự kính trọng vẫn bao quanh Vanga cho tới ngày nay, giờ đây, Vanga vẫn tiếp tục được mời làm mẹ đỡ đầu cho những đứa trẻ mới sinh, được mời tới các lễ cưới. Mà không chỉ trong phạm vi vùng Petritrơ mà cả ngoài. Người ta mời bà những dịp lễ trong gia đình vì họ cho rằng sự có mặt của Vanga sẽ mang lại cho họ những điều may mắn, tốt lành, sự yên ấm, hoà thuận trong gia đình. “Ngày 8 tháng 4 năm 1942 – Liupka kể – bà già Tina, một người quen của chúng tôi tới và nói rằng sẽ có một vị khách quan trọng tới thăm chúng tôi. Bà chỉ nói là năm 1918 ông ta đã trọ ở nhà bà. Bà ta đi ra rồi sau đó trở lại dắt theo một người đàn ông thâm thấp, mắt xanh, ria xén cẩn thận, mặc quân phục xám. Ông ta hỏi Vanga xem liệu chị có thể giành cho ông ta một thời gian không. Bà già Tina rỉ tai tôi: hãy nhìn ông ta cho kỹ, bởi đó chính là nhà vua Bungari – Vua Bôrits. Tôi ngạc nhiên, tôi chẳng bao giờ lại tưởng tượng nổi chuyện một vị vua tới thăm lều của chúng tôi. Còn Vanga thì lại đứng vào một góc phòng quen thuộc và trước khi vị khách kịp nói điều gì, chị ấy nói bằng giọng nghiêm khắc. “Vương quốc của Người đang lớn lên, nó trải rộng, nhưng người hãy chuẩn bị sẵn sàng để bỏ sở hữu của mình trở lại vào vỏ quả hồ đào – Rồi Vanga lặp lại – Hãy sẵn sàng. Sau đó im lặng, đoạn tiếp: - Hãy nhớ ngày 28 tháng 8!” Nhà vua không nói không rằng ra về trong trạng thái lo lắng. Ông chết ngày 28 tháng 8 năm 1943. Sau khi ông chết, ba người đàn bà từ Xôphia tới gặp chúng tôi. Họ nói họ là họ hàng của nhà vua và yêu cầu Vanga nói cho họ biết những gì đang đợi gia đình nhà vua. Vanga trả lời: “Khi trở về, các bà hãy treo lên giường nhà Vua một dải băng màu đỏ”. “Thế có thể là băng màu hồng hay màu trắng được không?” Ba người đàn bà không bao giờ trở lại nữa. Còn ngày 9 tháng 9 năm 1944, lá cờ đỏ chiến thắng tung bay trên cung Vua cũ. |
Bookmarks |
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách) | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
Phòng Khám Đại Tín là cái tên uy tín chất lượng nhất trên địa bàng tỉnh Bình Dương | nhanhau | Quảng cáo Dịch vụ | 0 | 04-06-2020 02:48 PM |
Đặc điểm của những con người thành đạt | luomlat_goo | Tư duy thành công | 2 | 04-08-2018 08:04 PM |
9 thói quen của những người giỏi quan hệ | luomlat_goo | Đi một ngày đàng | 0 | 01-15-2014 10:48 AM |
Những điều không được khi làm IT | duyniceboy | Sống trẻ - Nghĩ lớn | 12 | 07-11-2012 06:02 PM |
Bí quyết kinh doanh online và bán hàng trực tuyến | girlvampire | Kiến thức chuyên ngành | 2 | 12-06-2009 05:55 PM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn