Kinh nghiệm cho những ai mún học piano
1. Phải có đàn để tập ở nhà. Không thể dùng keyboard được. Nếu dùng keyboard phải mua loại weighted keys keyboard (đắt hơn cả chục lần keyboard thường), nghĩa là tùy theo ngón tay lên xuống nặng nhẹ, nhanh chậm thì âm thanh phát ra khác nhau như đàn acoustic piano vậy.
2. Nếu là đàn acoustic (đàn thùng chơi nhạc cổ điển) thì phải lên giây ít nhất một năm một lần (nếu không khả năng thẩm âm của đôi tai bạn sẽ không chính xác cho tương lai )
3. Phải xem thời khóa biểu có thể tập ít nhất mỗi ngày một tiếng không. Nếu thời gian quá eo hẹp thì học chơi keyboard modern thôi cũng được. Nhớ rằng chơi piano cổ điển đòi hỏi đọc nốt nhạc nhanh cho cả hai tay cho hai bè mà tay trái lại là khóa fa trong khi tay phải là khóa sol. Lâu rồi sẽ quen nhưng hơi mệt đấy !
4. Phải kiếm thày giáo giỏi, tận tụy. Dĩ nhiên không thể kiếm được Đặng Thái Sơn - number one of the world, hoặc Tôn Nữ Ngọc Minh nhưng nếu không kiếm được thày giáo dạy piano tốt nghiệp Quốc Gia Âm Nhạc thì phải kiếm người có thành tích biểu diễn, có khả năng chơi những tấu khúc phức tạp như của Tchaikovski hoặc Chopin chẳng hạn.
5. Thày giáo phải tạo điều kiện để học sinh biểu diễn trước đám đông (có thể là chỉ vài mươi học sinh và gia đình với nhau) ít nhất ba tháng một lần.
Chúc bạn thành công. Nhớ rằng biết chắc là thích và có thời gian dành riêng để tập rồi hãy mua đàn nếu không mua về rồi để chật nhà và bán lại thì lỗ (rất nhều người Việt Nam thấy con người ta học đàn cũng bắt chước cho con học theo và cuối cùng bỏ cuộc đàn nằm chật góc nhà). Ở một số nơi người ta có dịch vụ cho thuê đàn piano - chở đến tận nhà, lên giây 6 tháng một lần miễn phí. Khi mình thích rồi thì họ sẽ bán cho mình và bớt phần nào cho tiền mình bỏ ra thuê trước đó.
(sưu tầm)
Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
|