Kiếm Trong Diễn Ðàn Show Threads  Show Posts
Trang Chủ

Go Back   RA LÀ VẬY ^_^ KNOW HOW! > Tình yêu có cần tiền bạc? > Quê hương - Gia đình

Quê hương - Gia đình Quê hương là chùm khế ngọt - Cho con trèo hái mỗi ngày...

Khôi phục và phát triển nghề đan lưới ở vùng quê ven biển

Quê hương - Gia đình


Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Kiếm Trong Bài Xếp Bài
Old 03-04-2013, 10:33 PM   #1
thang
Administrator
 
thang's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,044
Default Khôi phục và phát triển nghề đan lưới ở vùng quê ven biển

TTH) - Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến công tỉnh, cơ sở sản xuất lưới truyền thống Mẫn Lân ở làng Vân Trình, xã Phong Bình (Phong Điền) đang từng bước đẩy mạnh phát triển, tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.

Khôi phục Nghề truyền thống

Một thời, nghề đan lưới truyền thống ở làng Vân Trình bị mai một và đứng trước bờ vực thất truyền do chiến tranh và thu nhập thấp. Trong khi nhiều người bỏ nghề, thì gia đình ông Lê Tấn Mẫn đã quyết tâm lưu giữ, từng bước khôi phục và phát triển. Đến năm 1994, ông Mẫn thành lập cơ sở sản xuất lưới truyền thống Mẫn Lân. Trò chuyện với chúng tôi, ông Mẫn cho biết, những ngày đầu thành lập, cơ sở gặp nhiều khó khăn về kinh phí mua sắm thiết bị và nguyên liệu sản xuất. Mọi công đoạn đan lưới cho đến thành phẩm đều bằng tay nên số lượng và chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu thị trường. Giá trị sản phẩm thấp và thị trường tiêu thụ không ổn định nên thu nhập không đủ chi phí sinh hoạt của gia đình.

Đan lưới ở cơ sở Mẫn Lâm

Khoảng năm 2000, một số loại lưới chất lượng cao từ Trung Quốc du nhập vào địa bàn tỉnh, được thị trường ưa chuộng và tiêu thụ mạnh. Vợ chồng ông Mẫn cũng mua về một ít lưới để nghiên cứu, học tập nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để có được sản phẩm chất lượng cao phải sản xuất bằng thiết bị máy móc. Được sự hỗ trợ và tư vấn của Trung tâm Khuyến công tỉnh, vợ chồng ông Mẫn vay mượn bà con trên 50 triệu đồng để mua sắm 20 cái máy đan lưới, các thiết bị dập chì...

Ban đầu cơ sở ông tiếp nhận khoảng 20 lao động ở địa phương để phục vụ sản xuất. Quy mô sản xuất ngày càng phát triển, đến nay cơ sở có 13 điểm sản xuất kinh doanh với số lao động trên 50 người.

Cơ sở sản xuất Mẫn Lân không chỉ chú trọng nâng cao sản lượng và chất lượng, mà còn từng bước đa dạng hoá sản phẩm. Đến nay, cơ sản Mẫn Lâm sản xuất nhiều loại lưới, từ lưới bén, lưới 1 phân, 1 phân rưỡi, 2 phân rưỡi đến lưới 14 phân và nhiều loại kích cở lớn. Bình quân mỗi tháng cơ sở sản xuất từ 900 đến 1.200 sản phẩm các loại. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh và Đà Nẵng. Nói về doanh thu và lãi, ông Mẫn cho hay, những năm qua cơ sở của ông chủ yếu tạo công ăn việc làm để tăng thu nhập cho bà con. Doanh thu và lãi chỉ đủ trả lương cho người lao động.

Đào tạo nghề và mở rộng quy mô

Ông Lê Tấn Mẫn cho biết, nghề đan lưới phù hợp với nhiều đối tượng lao động, từ học sinh đến cả người già đều có thể làm được. Người trẻ tuổi mắt sáng làm công việc dập chì. Người lớn tuổi thắt phao và một số công đoạn khác. Nông dân tranh thủ lúc nhàn, học sinh nghỉ hè có thể tham gia làm việc tại cơ sở để tăng thu nhập.

Những năm qua, mặc dù doanh thu và lãi chưa cao, song cơ sở vẫn quan tâm đến người lao động. Em Lê Thị Huệ, một lao động tại cơ sở Mẫn Lân cho biết, với em đang trong thời gian vừa học nghề vừa làm được cơ sở trả công mỗi ngày 20 ngàn đồng. Những người lành nghề được trả bình quân khoảng 35 ngàn đồng/ngày.

Việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm tạo công ăn việc làm cho lao động luôn là tâm huyết đối với ông Lê Tấn Mẫn. Thời gian qua, ông Mẫn đã vận động người dân đến làm việc tại cơ sở của ông. Tuy nhiên, hầu hết người dân chưa sử dụng được các thiết bị máy móc là trở ngại đối với cơ sở. Trong khi đang tìm cách tổ chức đào tạo nghề, cơ sở may mắn được Trung tâm Khuyến công tỉnh hỗ trợ 24 triệu đồng để đào tạo nghề cho người lao động. Từ đầu tháng 5 vừa qua, cơ sở thuê hai kỹ thuật viên và mở lớp dạy nghề đan lưới cho 30 người ở địa phương. Khoảng 3 tháng sau khi hoàn thành lớp đào tạo, ông Mẫn sẽ tiếp nhận số học viên trên vào làm tại cơ sở, được trả lương và một số chế độ để động viên và thu hút người lao động.

Ông Mẫn cho biết, dự định thời gian tới cơ sở sẽ mua sắm thêm các trang thiết bị, nguyên liệu để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, với tổng kinh phí khoảng 100 triệu đồng. Với số kinh phí đó nằm ngoài khả năng của cơ sở. Vừa qua, ông Mẫn đã đến các ngân hàng để được vay vốn ưu đãi từ các gói kích cầu của Chính phủ nhưng do chưa đủ các điều kiện chất thiết nên chưa được giải quyết. Ông đang làm thủ tục trình các ban ngành liên quan, chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện được vay vốn. Ông Mẫn còn có nguyện vọng được Trung tâm Khuyến công tỉnh tạo điều kiện cho đi tham quan ở các tỉnh phía Nam nhằm tìm hiểu và mở rộng thị trường tiêu thụ... Làm tốt những việc làm trên không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mà còn tạo việc làm để tăng thu nhập cho nhiều lao động ở địa phương.

Trích: Báo TT Huế - KC

Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
thang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 03-04-2013, 11:09 PM   #2
luomlat_goo
 
luomlat_goo's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 407
Default nghề đan lưới đánh bắt cá biển

Thuận Phước còn có một nghề truyền thống là nghề đan lưới. Xưa kia ông bà ta tự tìm nguyên vật liệu để quay xa, đan lưới thủ công. Ngày nay mọi thứ đều có sẵn để đan, từ lưới vây, lưới mực, lưới tôm, lưới ghẹ, lưới chuồn, … và tùy theo loại lưới muốn đan, thì kích cỡ (cự) và cỡ lưới (sợi lưới nhỏ) cũng khác nhau. Ví dụ: lưới ghẹ, lưới mực (cự 12cm) cước 25mm, lưới chuồn (cự 1cm) cước 25mm v.v… Muốn đan một tấm lưới thủ công, trước hết người ta gầy theo kích cỡ yêu cầu, theo một đầu dây cước với dụng cụ đan gọi là ghim (bầng tre hoặc bằng gỗ).

Chọn cước và làm cử bằng tre, sau đó là gầy lưới và đan theo số mét đã định. Sau khi đan xong là đến công đoạn rắn (kéo) lưới, người ta treo lưới đã đan và đổ nước sôi 90oC từ trên xuống, sau đó rắn (kéo) 2 đầu cho thẳng, căng. Khoảng 10 phút sau đó, lưới được rãi xen kẽ một đầu phao, một đầu chì. Tiếp theo là lượm (nhặt) lần lượt theo đầu phao, đầu chì để thu gom cả tấm lưới.
Trong quá trình nộm phao và nộm chì, cần phải có kỹ thuật khéo tay và đặc biệt là khoảng cách phải đều nhau để khi thả lưới đánh bắt, gặp dòng nước chảy lưới vẫn không có kẽ hở khiến cá lọt ra ngoài.
Nếu gặp mùa nước nổi (tháng 9 - 1 1 âm lịch) thì ganh thêm ống ganh bằng phao hoặc bằng xốp để tăng độ nổi của nước và đánh bắt cá mực Ở tầm trên, gần mặt nước, các tháng còn lại thì đánh cá hố, cá sòng, cá ngân…
Ngoài ra còn tùy theo loại lưới đánh cá gì, thì kỹ thuật đan lưới và kỹ thuật đánh bắt cũng khác nhau.
Với bản chất cần cù, chịu khó của người phụ nữ vùng biển, đan lưới là một nghề truyền thống, giải quyết được nhiều lao động khi nhàn rỗi, tăng thu nhập kinh tế gia đình.
Hiện nay, nghề nuôi trồng và đánh bắt hải sản là một trong những mũi nhọn kinh tế của tỉnh ta. Việc bảo tồn và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống như đan lưới, đan rổ lồng Ở Thuận Phước được đánh giá cao, đặc biệt là đan lưới. Nên chăng Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp có đề án vay vốn và thành lập các tổ hợp đan lưới để phục vụ sản xuất quy mô hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn. Chúng tôi được biết các sản phẩm thủ công này không những được tiêu thụ mạnh Ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, mà còn đi xa hơn đến các vùng biển Bình Định, Ninh Thuận, Vũng Tàu, Côn Đảo Phú Quốc, Hải Phòng v.v…

(Nguồn tin: quangngai.gov.vn)
luomlat_goo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 03-04-2013, 11:41 PM   #3
luomlat_goo
 
luomlat_goo's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 407
Default Làng đan lưới "sống khỏe"

16/10/2012 - 01:34:32

Các bậc cao niên làng Hà Thao Ngoại kể rằng, xưa kia, khi chưa có sợi nylon, người dân trong vùng phải lặn lội lên vùng núi Thái Nguyên tìm mua vỏ cây gai rừng đem về làm nghề. Trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ như tước, luộc, ngâm nước vôi, phơi…, vỏ cây gai đơn sơ biến thành những sợi nhỏ, dai và bền; rồi những dụng cụ thủ công dùng để đan lưới cũng được bà con sáng tạo ra. Những tấm lưới thời xa xưa ấy chủ yếu phục vụ việc đánh bắt cá của ngư dân làng Hà chứ chưa đủ để trở thành sản phẩm hàng hóa.

Khi sợi nylon du nhập vào nước ta thì nghề đan lưới ở Hà Thao Ngoại phát triển mạnh hơn, không những thế, dùng sợi nylon, người dân không phải mất thời gian chế biến nguyên liệu phức tạp như trước, vì thế sản lượng lưới làm ra tăng nhanh, giá thành phù hợp với người tiêu dùng.

Nếu trước đây, việc tìm mua sợi nylon là vấn đề khó khăn với người dân thì khoảng 10 năm trở lại đây, việc mua nguyên liệu đã dễ dàng hơn khi bà Triệu Thị Pháp, người làng Triều Khúc (Thanh Trì - Hà Nội) về đây mở xưởng kéo sợi nylon. Nhờ nguồn nguyên liệu được cung ứng tại chỗ mà làng nghề đan lưới thực sự "sống khỏe", khách hàng từ Bắc chí Nam đều ưa chuộng sản phẩm của làng Hà Thao Ngoại, họ liên tục tìm về đây đặt hàng với số lượng lớn.

Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, bà con làng nghề bắt đầu cơ giới hoá sản xuất, theo đó, nhiều nhà mạnh dạn đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, hàng chục nhà xưởng đua nhau mọc lên với quy mô lớn như xưởng của gia đình các ông Nguyễn Văn Hân, Nguyễn Văn Quang… "Trung bình các hộ này kiếm tiền triệu mỗi ngày. Việc làm không xuể, họ phải thuê thêm nhân công ở địa phương khác", anh Dương Vinh Quang, Trưởng thôn Hà Thao Ngoại vui vẻ khoe.

Làng Hà Thao Ngoại có 360 hộ thì tất cả đều làm nghề đan lưới. Có mặt ở đây, chúng tôi dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cụ ông, cụ bà cặm cụi ngồi thắt phao vào lưới, những đứa trẻ tay thoăn thoắt kẹp chì… Bà Nguyễn Thị Thảo (73 tuổi) cho biết: "Từ bé tôi đã làm nghề này; giờ tóc đã bạc vẫn chưa bỏ nghề. Ngồi tỉ mẩn trong nhà mỗi ngày cũng kiếm được 50.000 - 60.000 đồng".

Anh Quang cho biết, làng Hà Thao Ngoại có khoảng 200 thanh niên, ngoài một số bạn đi học cao đẳng, đại học thì hầu hết ở lại quê chăm chỉ, gắn bó với nghề. Họ cũng là lực lượng chính trong việc phát triển nghề đan lưới của làng. "Sở dĩ giới trẻ ngày nay vẫn gắn bó với nghề truyền thống là do chúng tôi luôn quan tâm sát sao tới việc truyền nghề, tìm đầu ra cho sản phẩm. Chỉ khi người dân sống được bằng nghề thì bà con mới gắn bó lâu dài", anh Quang nói.

Theo kinhtenongthon
luomlat_goo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 03-05-2013, 12:00 AM   #4
luomlat_goo
 
luomlat_goo's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 407
Default liên hệ mua máy dệt lưới đánh cá

- Bán các loại máy dệt lưới đánh cá,máy định hình lưới do Trung Quốc sản xuất.

- Các loại máy theo model mới nhất,cho ra các loại sản phẩm đẹp,chắc.

- Máy chạy rất ổn định (vài tiếng mới có 1 sợi chỉ đức),sản lượng nhanh(22nhịp/phút).

- www.luoidanhbatca.com

- Liên hệ để biết thêm chi tiết : 0902090090 (long).
luomlat_goo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 03-05-2013, 12:07 AM   #5
luomlat_goo
 
luomlat_goo's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 407
Default Một số trang Web ngư lưới cụ

1) http://www.nguluoicu.com
2) http://www.duhung.com
3) http://kinhdoanhvatunguluoicu.weebly.com/index.html

một số video về cách đan lưới:
http://www.youtube.com/watch?v=b1v6F_JiGTc

và một số nhà cung cấp máy đan lưới đánh cá:
http://www.weimeng.com.tw/fishing-ne...ng-machine.htm

http://www.alibaba.com/showroom/fish...g-machine.html

thay đổi nội dung bởi: luomlat_goo, 03-05-2013 lúc 06:37 AM
luomlat_goo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Bookmarks

Tags
đan lưới , làng nghề ven biển


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 
Ðiều Chỉnh Kiếm Trong Bài
Kiếm Trong Bài:

Kiếm Chi Tiết
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở


Similar Threads
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gửi
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ngày càng thịnh vượng! thang Chuyện kinh bang tế thế 1 03-19-2014 09:37 AM
Quảng xương hướng ra biển làm giàu thang Du lịch - Ẩm thực 0 03-03-2013 11:02 PM
Nghề dệt chiếu cói Quảng văn - Truyền thống và Công nghiệp thang Du lịch - Ẩm thực 0 03-03-2013 10:58 PM
Du lịch sinh thái biển Quảng Lợi - Viên ngọc mới xứ Thanh thang Du lịch - Ẩm thực 0 03-03-2013 10:55 PM

Powered by:MTG

E-mail: admin@muathoigian.vn



ChipLove's Family