|
|
|
Thời gian là liều thuốc quý giá Sống hết mình cho ngày hôm nay... |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
10-09-2010, 10:00 AM | #1 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
[Kiến thức phổ thông]Nguồn gốc vạn vật
Có bao giờ bạn tự hỏi những thứ mình hay dùng hàng ngày như :cafe,tiền,bài tây,máy vi tính,cờ tướng v..v... chúng từ đâu đến và quá trình phát triển như thế nào không?Lịch sử vạn vật luôn là những điều quý giá mà con người luôn muốn khám phá
Mình lập topic này để sưu tầm,chia sẽ và góp nhặt những thứ tưởng như đã quen thuộc nhưng ít trong số chúng ta hiểu hết về nó.Đồng thời như là 1 quyển từ điển phổ thông về những thứ quanh chúng ta. Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
|
10-09-2010, 10:01 AM | #2 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
1>Nguồn gốc của những bộ bài Tây
Trong tất cả các loại bài, bài 52 lá mà ta thường gọi là bài Tây, đúng là phổ biến nhất trên thế giới. Cho tới nay chưa có sách vở nào nói rõ về nguồn gốc của bộ bài này. Có giả thiết cho rằng chính người Trung Quốc chơi bài Tây đầu tiên, còn một số khác lại cho rằng chính người Ba Tư đã phát minh ra nó. Từ năm 1127, người Trung Quốc từng biết chơi các quân bài bằng gỗ được nhuộm nhiều màu, dù các hình vẽ còn đơn giản. Ban đầu Bài Tây không phải chỉ có 4 nước. Một số loại bài xưa còn có đến 8 nước hoặc 10 nước và cách đây không lâu lắm người ta còn thử chơi bài Bridge với 5 màu. Thú chơi bài từng được đón tiếp nồng nhiệt ở Venise, rồi Tây Ban Nha. Chưa đầy 100 năm sau ở Paris, đã phát sinh ngành công nghiệp sản xuất bài nhằm thỏa mãn đam mê của Vua Pháp Charles VI (1368-1422). Giới vua chúa trong triều đình Pháp thích chơi bài này đến nỗi có một sắc lệnh ban bố cấm giới dân đen không fược chơi. Đến năm 1480, người Anh bị mê hoặc bởi bộ bài 52 lá. Quốc Hội Anh thấy cần phải nhanh chóng ra lệnh cấm những người hầu và học việc không được chơi bài vào kỳ nghỉ lễ Noel. Đến thế kỷ 16 và 17, bộ bài 52 lá trở nên thông dụng trong tất cả các tầng lớp dân chúng ở Anh. Những người thuộc Hoàng Gia khi ấy, chơi bài suốt nhiều ngày liền với số tiền đặt rất lớn. Lúc đầu 4 nước bài có dạng là TIM, CHUÔNG, LÁ và QUẢ SỒI, đến thế kỷ 14 người ta thay thế bằng hình ảnh, TIỀN, CỐC, KIẾM và GẬY. Bốn nước bài này được giữ suốt trong 200 năm và chúng mang đặc tính của thời phong kiến. TIỀN tượng trưng cho giới thương nhân, CỐC cho Nhà Thờ, KIẾM cho giới quân sự và GẬY là cho tầng lớp lao động. Tương tự ba quân bài cao nhất: quân Già tượng trưng cho vua, quân Đầm tượng trưng cho Hoàng Hậu và quân Bồi tượng trưng cho người hầu. Mãi sau này bốn nước bài mới được đổi thành: TIM, CƠ, CÁNH CHUỒN, NGỌN GIÁO (mà ta vẫn quen gọi là CƠ, RÔ, CHUỒN (NHÉP), BÍCH do bắt chước lối phát âm). Tuy vậy, có điều khá lạ là nước Bích không tượng trưng cho giai cấp nông dân hoặc công nhân tức những người nghèo khổ. Có lẽ người ta chọn nước Bích vào thời kỳ mà việc sử dụng Giáo Mác khá phổ biến. Thuở ban đầu, CƠ (trái tim) có nghĩa là tâm hồn cao thượng, sự thanh cao; RÔ (ca rô) có nghĩa là sự giàu có, quyền lực của giới thương nhân (Rô hình thoi làm người ta nhớ đến các viên ngói lợp trên các ngôi nhà mà giới thương nhân đến bàn bạc chuyện làm ăn); CHUỒN được xem là tượng trưng cho giới nông dân nhưng thực sự nó chỉ đơn giản thể hiện hình một chiếc lá cánh chuồn. Mỗi quân bài BỒI, ĐẦM, GIÀ tượng trưng cho một nhân vật lịch sử có thật. Già Cơ chính là Hoàng Đế Charlemagne (747-814). Đầm Cơ chính là bà Judith mà theo tuyền thuyết đã giải thoát dân tộc Judeé khỏi ách bạo tàn của người Assyrien. Bồi Cơ chính là La Hire (1390-1443) người bạn đường thân tín của nữ anh hùng Joan d’Arc. Lai lịch của con đầm Bích vẫn chưa được xác định. Có người cho rằng đó có thể là một bà Hoàng Hậu nào đó của Pháp. Trong số các truyền thuyết của bộ bài 52 lá có cả truyền thuyết về lá bài 9 Rô. Trong một thời gian dài, quân bài này đã được gọi là “tai họa của xứ Scottland”. Đã có nhiều lời giải thích về truyền thuyết trên nhưng mọi chuyện vẫn chưa được tỏ rõ lắm. Có giả thiết cho rằng chính trên lá bài 9 Rô, công tước Cumberland (1721-1765) đã viết lệnh tàn sát các tù binh bị thương sau trận Culloden (1746). Một lời giải thích khác nói, trong một kiểu chơi bài do bà Marie, hoàng hậu của xứ Scottland đề xướng, con 9 Rô được xem là quân bài chủ cần tìm kiếm và người dân Scottland thích chơi kiểu bài này đến nỗi nhiều gia đình phải tán gia bại sản và thế là từ đó con số 9 Rô được biết đến dưới tên “tai họa”. Khởi đi, bộ bài 52 lá, từng được sử dụng như một thứ tiêu khiển quý phái, giờ đây thú chơi bài đã trở nên rất bình dân và đau đớn thay, nó đã bị người ta làm biến dạng để trở thành một phương tiện sát phạt, cay cú ăn thua nhau tàn nhần kinh khiếp. Bao kẻ trắng tay vì bài bạc... bao kẻ tan nát gia can vì tính “máu mê”... (Đặc biệt, chỉ có một điểm an ủi duy nhất là trong khoảng thời gian từ 1685 đến 1715, ở Canada, các quân bài được dùng làm… tiền để trao đổi)./. Tú lơ khơ xuất hiện ở Châu Âu từ thời cực thịnh của đạo Thiên Chúa vì vậy các con số trên nó đều có ý nghĩa gắn liền với tôn giáo này. số 2: Là 2 ước kinh Tân ước và Cựu ước. Số 3: Ám chỉ 3 ngôi cha con và thánh thần. Số 4: nói đến 4 vị thánh trong phúc âm (Thánh Mathieo, Jeans, Luc và Marans) Số 5: Liên Tưởng tới 10 đồng trinh 5 tốI tăm và 5 sáng suốt. Số 6 & 7: Chúa đã sinh ra 6 ngày làm việc (thứ 2 đến thứ 7) và 1 ngày nghỉ là chủ nhật cũng nguyên là ngày chúa nhật tức ngày của chúa. Số 8: Ông già Noel và gia đình (8 ngườI) đã thoát chết trong trận đạI hồng thuỷ. Số 9: Chúa Giêsu đã chữa trị cho 10 người bị bệnh huỷ nhưng chỉ có 1 người quay lại cảm ơn còn 9 người kia thì không. Số 10: chỉ 10 dòng đạo thiên chúa. J: Chỉ lớp quân đội. Q: Là Maria mẹ chúa Giêsu. K: Là vua, ý nói mỗi nước có 1 vị vua. /. Đó là một cỗ bài gồm 52 quân theo các quy ước khác nhau về giá trị. Thứ bài này chúng ta thường gọi là tú lơ khơ, nhiều khi còn nói gọn là tú: đánh tú, chơi tú (hiện nay người còn sáng tạo ra nhiều trò giải trí rất hấp dẫn dựa trên cỗ bài này, đánh chắn, chơi tá lả chẳng hạn). Vào đầu thế kỷ 20, dân ta hay gọi là bài tây. Lý do là trò chơi này được du nhập từ phương Tây, giống như các loại vật dụng, hàng hoá khác, như khoai tây, dầu tây, quần áo tây, bánh tây (bánh mì),... đều do "người Tây" mang sang cả. Một số kẻ cờ gian bạc lận hay dùng bài tây để lừa bịp những người nhẹ dạ. Vì vậy dân gian ta trước đây có câu "liến thoắng như bọn bài tây". Dần dần, tên gọi "ích xì" thay cho tên gọi "bài tây". Đó là tiếng biến âm của từ Pháp AS (quân át chủ trong cỗ bài cũng do từ "as" này mà ra). Từ này lại bắt nguồn từ tiếng Latin, vốn là tên gọi của đơn vị tiền tệ của người La Mã cổ. Nhưng từ đâu mà có từ tú lơ khơ? Đây hoàn toàn không phải là phiên âm cách đọc nguyên gốc của một từ ngoại quốc nào, chẳng hạn như tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Theo lời cố GS Nguyễn Kim Thản, thì từ năm 1950-1951 trở đi, từ tú lơ khơ mới bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, thoạt tiên là ở khu căn cứ Việt Bắc, rồi lan dần ra khắp miền Bắc nước ta và cứ thế truyền rộng ra cả nước. Tên gọi này do sự tiếp xúc của chiến sĩ, cán bộ, nhân dân ta với các chiến sĩ Giải phóng quân Trung Quốc và hạt nhân của họ là Bát Lộ Quân (thành lập tại Diên An thời chiến tranh chống Nhật). Lúc đó, các chiến sĩ và sĩ quan Liên Xô sang làm việc tại Diên An thời ấy, khi chơi ích xì, đến những phút chót quyết định sự được thua của mỗi ván, lúc lật quân bài quật xuống chiếu, họ thường hay chế nhạo và đùa nhau bằng câu nói "Vot, durak!" (tiếng Nga: Xem này, thằng ngốc!). Nói mãi thành quen tai, như một phản xạ ăn vào tiềm thức, các chiến sĩ Bát Lộ Quân liền tiện mồm gọi thứ bài này là bài "tu-la-khơ", do phiên trại âm từ "durak", thay cho từ "phu-khơ" (phiên từ tiếng Anh: poker) dùng khá rộng rãi ở vùng ngoài căn cứ địa (Tiếng Hán phổ thông không có các âm vị /d/ và /r/; khi phiên âm, người ta thay thế chúng bằng /t/ và /l/, như phiên đồ rê mi thành tồ lê mi, do đó mà durak = đu ra khơ thành tu la khơ). Rồi tên gọi ấy truyền đến cán bộ và chiến sĩ Việt Nam trong hoàn cảnh đã nói ở trên, và nó tiếp tục bị đọc trại âm một lần nữa thành "tu lơ khơ", hoặc "tú lơ khơ". Thế còn các tên gọi (mà ta thường nói là chất bài), là rô, cơ, nhép, pích có xuất xứ và ý nghĩa gì? Hẳn là chúng phải bắt nguồn từ một nguyên cớ nào chứ? Vì ta nhập "bài tây" từ nước Pháp, cho nên cũng dễ P/s:Bài Tây ngòai việc dùng để chơi ra.Còn có 1 số lọai bài được thiết kế đặc biệt lá bài dày hơn dùng để biểu diễn ảo thuật.Hoặc dùng để bói bài thay đổi nội dung bởi: duyniceboy, 10-09-2010 lúc 10:11 AM |
10-09-2010, 11:55 AM | #3 |
Accountant
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,618
|
CÁi lịch sự của bộ bài thật là"hào hùng" quá!
oai,nhưng mà về cái khoản chơi bài này thì em mù mờ lắm,có thể nói là k biết chơi lun. |
10-10-2010, 08:11 PM | #4 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
Nguồn gốc và sự ra đời Cờ Tướng
Lịch sử Đây loại cờ có từ khoảng thế kỷ 7. Cờ tướng được bắt nguồn từ Saturanga, một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 6 (trước cờ tướng khoảng 200 năm). Chính Saturanga được phát minh từ Ấn Độ, sau đó đi về phía tây, trở thành cờ vua và đi về phía Đông trở thành cờ tướng. Người Trung Quốc cũng đã thừa nhận điều này. Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất là quân Pháo được bổ sung từ thời nhà Đường (sau năm 618), là quân cờ ra đời muộn nhất trong bàn cờ tướng, bởi cho tời thời đó, con người mới tìm ra vũ khí pháo để sử dụng trong chiến tranh. Tuy nhiên, người Trung Hoa đã cải tiến bàn cờ Saturanga như sau: • Họ không dùng "ô", không dùng hai màu để phân biệt ô, mà họ chuyển sang dùng "đường" để đặt quân và đi quân. Chỉ với động tác này, họ đã tăng thêm số điểm đi quân từ 64 của Saturanga lên 81. • Đã là hai quốc gia đối kháng thì phải có biên giới rõ ràng, từ đó, họ đặt ra "hà", tức là sông. Khi "hà" xuất hiện trên bàn cờ, 18 điểm đặt quân nữa được tăng thêm. Như vậy, bàn cờ tướng bây giờ đã là 90 điểm so với 64, đó là một sự mở rộng đáng kể. Tuy nhiên, diện tích chung của bàn cờ hầu như không tăng mấy (chỉ tăng thêm 8 ô) so với số điểm tăng lên tới 1 phần 3. • Đã là quốc gia thì phải có cung cấm và không thể đi khắp bàn cờ như kiểu trò chơi Saturanga được. Thế là "Cửu cung" đã được tạo ra. Điều này thể hiện tư duy phương Đông hết sức rõ ràng. • Bàn cờ Saturanga có hình dáng quân cờ là những hình khối, nhưng cờ Tướng thì quân nào trông cũng giống quân nào, chỉ có mỗi tên là khác nhau, lại được viết bằng chữ Hán. Đây có thể là lý do khiến cờ tướng không được phổ biến bằng cờ vua, chỉ cần liếc qua là có thể nhận ra đâu là Vua, đâu là Hoàng hậu, kỵ sỹ, v.v. Tuy nhiên, đối với người Trung Hoa thì việc thuộc mặt cờ này là không có vấn đề gì khó khăn. Có lẽ việc cải tiến này cũng một phần là do điều kiện kinh tế bấy giờ chưa sản xuất được bộ cờ có hình khối phức tạp như cờ vua. Cờ tướng không phải là một trò chơi sang trọng, muốn tạo ra một bàn cờ tướng cực kỳ đơn giản, chỉ cần lấy que vạch xuống nền đất cũng xong, còn cờ vua thì mất công hơn nhiều khi phải tạo ra các ô đen/trắng xen kẽ nhau. Gần đây ngày càng có nhiều ý kiến đề nghị cải cách hình dáng các quân cờ tướng và trên thực tế người ta đã đưa những phác thảo của những bộ quân mới bằng hình tượng thay cho chữ viết, nhất là khi cờ tướng được chơi ở những nước không sử dụng tiếng Trung Quốc. • Với sự thay đổi bố cục bàn cờ, người Trung Hoa đã phải có những điều chỉnh để lấy lại sự cân bằng cho bàn cờ. Đó chính là những ngoại lệ mà người chơi phải tự nhớ. Xuất xứ tên gọi Bàn cờ tướng thật sự là một trận địa sinh động, có tầng có lớp và thật hoàn hảo: đủ các binh chủng trên chiến trường, công có, thủ có, các quân được chia thành ba lớp xen kẽ hài hoà. Lại còn có cả sông, cung cấm. Hình tượng quốc gia hoàn chỉnh, có vua tôi, có 5 binh chủng, có quan ở nhà, quân ra trận v.v... quá đẹp, vừa có ý nghĩa, vừa mang sắc thái phương Đông rõ nét, vì vậy người Trung Hoa đặt tên cho cờ này là Tượng kỳ với ý nghĩa "tượng" là hình tượng, tức là cờ có đầy đủ ý nghĩa được thể hiện bằng hàng loạt các hình tượng. Tuy nhiên, cũng có một số tài liệu lý giải rằng, vì Trung Hoa không có voi, khi tiếp nhận Saturanga thấy trong các quan có quân voi lạ nên người Trung Hoa bèn gọi là "tượng kỳ" để kỷ niệm một loại cờ lạ có con voi. Như thế có người suy ra "tượng kỳ" có nghĩa là cờ voi. Mà có khi chữ "tượng" là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên cả hai ý nghĩa trên, vì chữ "tượng" chỉ có một cách viết mà thôi và nó có hình dáng con voi thật. Ở Việt Nam thì từ xưa tới nay vẫn gọi là cờ tướng chứ không ai gọi là cờ tượng cả. Tướng cầm đầu thì phải gọi là cờ tướng. Đó cũng là nét hay của ngôn ngữ Việt, dễ gần gũi, dễ hiểu. Khi cờ vua du nhập vào Trung Quốc, họ gọi nó bằng cái tên rất dài là "Quốc tế tượng kỳ" (cờ voi thế giới) và cho đến nay họ vẫn gọi như vậy, trong khi người Việt chỉ gọi một tên ngắn gọn lại là cờ vua. Các quân cờ Tướng (hay Soái) Ở Trung Hoa, vua là thiên tử (con trời), do vậy, nếu nhắc tới vua thì phải tôn kính, sùng bái. Bất cứ một hành động, một câu nói nào hớ hênh đối với vua đều bọ ghép vào tội "khi quân" và bị xử trảm. Có quân vua trên bàn cờ Saturanga là bình thường, nhưng sang tới Trung Hoa thì không thể được. Các quan lại trong triều đình không thể cam lòng nhìn đám dân quê cứ réo lên tên vua ầm chiếu, rượt đuổi, khi đã hãm được thành thì lại cầm một quân, có khi chỉ là một quân tốt quèn, đạp lên đầu vua đánh chát, rồi hét lên "giết!" một cách hả hê. Biết đâu lại chẳng có kẻ lợi dụng trò chơi này để bày tỏ sự bất phục của mình với vương triều. Các nhà cải cách đã cải tên từ "vua" thành "tướng" hay "soái" cho quân này, với lời giải thích: Tướng hay soái là chỉ huy cao nhất, quan trọng nhất; bên nào giết được tướng hay soái thì hiển nhiên thừa thắng trận, đâu cần tới lượt vua. Cách cải cách tên này đã giải thoát một trong những vấn đề tế nhị và phức tạp nhất về mặt ý thức hệ, và chỉ có như thế trò chơi Saturanga mới được chấp nhận. Tuy nhiên, đó chỉ là cách thay đổi tên, thay đổi bề ngoài, hình thức mà thôi, chứ quân cờ này thực chất vẫn là vua. Vì tướng thì phải xông pha trận mạc, không thể ru rú trong cung, có hai Tượng và Sỹ kè kè bên cạnh bảo vệ. Cách đổi tên chỉ là một mẹo vặt để giữ sỹ diện cho vua mà thôi. Tướng được chốt chặt trong cung và có tới 2 Sỹ và Tượng canh gác hai bên. Khi lâm nguy, tất cả sẵn sàng xả thân "hộ giá". Chính điều này làm cho quân địch dù có liều chết lăn xả vào cũng không chắc đã thắng được. Như thế muốn thắng một ván cờ cũng rất khó khăn, cơ may hoà cờ là rất lớn. Từ một thực tế như vậy, luật "lộ mặt Tướng" được thiết lập: một bên Tướng đã chiếm được một lộ rồi mà Tướng bên kia thò mặt ra lộ ấy là bị thua ngay lập tức, dù hai Tướng ở cách xa nhau muôn trùng. Chính điều này làm cho sự việc trở nên rất khó giải thích bởi cả Saturanga cũng như cờ vua đều không có tuyệt chiêu này. Thực ra đây chỉ là một quy định đơn thuần mang tính kỹ thuật nhằm cứu vãn cho sự ỳ ạch của cờ tướng, cho sự quá kín mít của Cửu cung. Việc Tướng chiếm lộ thông chính là việc phong luôn cho Tướng vai trò kép "Xe và Tướng". Xe là quân cực mạnh, do đó chiến thắng sẽ dễ dàng hơn. Do có luật "lộ mặt Tướng" nên sẽ có hệ quả: Tướng bên này mặc nhiên chiếm luôn một phần ba diện tích Cửu cung của đối phương, khiến đất nương thân của đối phương bị thu hẹp đáng kể. Đó là chưa nói nếu Tướng chiếm được lộ giữa thì Tướng của đối phương mất tới hai phần ba cung cấm của mình, nghỉa là chỉ còn vỏn vẹn có 3 điểm dể di chuyển. Lúc đó đối phương chỉ còn 1 quân cũng có thể tóm gọn được dù rằng đang ở ngay trong cung cấm của mình. Trong khi cờ tướng khi Tướng mất hết đường chạy thì thua chứ không hoà như trong cờ vua. Vì vậy, tỷ số thắng thua ở cờ tướng sau khi có ngoại lệ này đã tăng vọt, chấm dứt tình trạng hoà cờ trì trệ như từ trước đến nay. Tính theo khả năng chiến đấu thì Tướng là quân yếu nhất do chỉ đi nước một và bị giới hạn trong cung. Tuy nhiên trong nhiều tình huống, đặc biệt khi cờ tàn đòn "lộ mặt tướng" lại tỏ ra rất hiểm và mạnh. Lúc này Tướng mạnh ngang với Xe. Sỹ Trong cờ vua, quân cố vấn được đổi thành quân Hoàng hậu, nhưng ở Trung Hoa, phụ nữ không được tham gia chính sự nên không thể có mặt bên cạnh vua trong bàn cờ được. Trong cờ tướng, quân Sỹ có vai trò "hộ giá" cho Tướng (hoặc Soái). Chúng đứng ngay sát cạnh Tướng, chỉ đi từng bước một và đi theo đường chéo trong Cửu cung. Như vậy, chúng chỉ di chuyển và đứng tại 5 điểm và được coi là quân cờ yếu nhất vì bị hạn chế nước đi. Sỹ có chức năng trong việc bảo vệ Tướng, mất Sỹ được cho là nguy hiểm khi đối phương còn đủ 2 Xe hoặc dùng Xe Mã Tốt tấn công. Bỏ Pháo ăn Sỹ rồi dùng 2 Xe tấn công là đòn chiến thuật thường thấy. Trong tàn cuộc, Sỹ thường được đưa lên cao để làm ngòi cho Pháo tấn công. Tượng Quân Tượng đứng bên cạnh quân Sỹ và tương đương với Tượng trong cờ vua. Quân này đi theo đường chéo của hình vuông gồm 4 ô cờ. Chúng không được qua sông, chúng có nhiệm vụ ở lại bên này sông để bảo vệ vua. Chỉ có 7 điểm mà Tượng có thể di chuyển tới và đứng ở đó. Tượng sẽ không di chuyển được đến vị trí đã nêu nếu có 1 quân đặt tại vị trí giữa của hình vuông 4 ô. Khi đó ta gọi là Tượng bị cản và vị trí cản được gọi là "mắt Tượng". Tượng được tính là mạnh hơn Sĩ một chút. Khả năng phòng thủ của Tượng cũng được tính nhỉnh hơn. Nói chung mất Tượng cờ dễ nguy hơn mất Sĩ. Xe Quân Xe đi và ăn theo một đường thẳng đứng hoặc ngang giống hệt quân Xe trong cờ vua. Chúng bắt đầu nước đi từ phía góc của bàn cờ, chúng được coi là quân cờ mạnh nhất trong cờ tướng. Pháo Quân Pháo đi giống quân Xe, theo chiều thẳng đứng hoặc ngang, nhưng ăn quân bằng cách nhảy qua 1 quân cờ khác. Hãy tưởng tượng Cửu cung với thành cao hào sâu, có lực lượng bảo vệ canh gác ngày đêm, Tướng thì chẳng bao giờ ra khỏi cung, lấy cách gì mà đột phá vào đây. Xe tuy thông suốt như thế nhưng nếu có quân đứng chặn đường thì cũng phải dừng lại. Nhưng với Pháo thì bất chấp tất cả. Pháo có thể kéo tới tận góc mà nã đạn cầu vồng vào trong cấm cung tiêu diệt Tướng. Pháo có thể kéo hẳn về cung mình dùng chính Sỹ cuả mình làm ngòi để chiếu hết tướng đối phương. Quân Pháo có quyền lực mạnh ở lúc bắt đầu, lúc bàn cờ còn nhiều quân, nhưng quyền lực đó giảm dần về sau. Trên thực tế thì có tới 70% khai cuộc là dùng Pháo. Đơn giản và thô lỗ nhất là nã ngay Pháo tiêu diệt Mã đối phương (người chơi như thế gọi là hiếu sát). Còn thông thường là hai bên cùng kéo pháo vào lộ giữa, gọi là đương đầu Pháo. Kéo Pháo cùng bên gọi là trận Thuận Pháo, kéo Pháo vào ngược bên nhau gọi là trận Nghịch Pháo (hay Liệt Pháo). |
10-10-2010, 08:12 PM | #5 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
Nguồn gốc và sự ra đời cờ tướng (PII)
Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều nhất trí là quân Pháo được bổ sung từ thời nhà Đường. Đây là quân cờ ra đời muộn nhất trên bàn cờ tướng vì tới thời đó, pháo được sử dụng trong chiến tranh với hình thức là một loại máy dùng để bắn những viên đá to. Bấy giờ, từ Pháo trong chữ Hán được viết với bộ "thạch", nghĩa là đá. Cho đến đời nhà Tống, khi loại pháo mới mang thuốc nổ được phát minh thì quân Pháo đã được viết lại với bộ "hỏa". Kể từ khi xuất hiện Pháo, bàn cờ tướng trở nên cực kỳ sôi động, khói lửa mịt mù từ đầu tới cuối trận với biết bao nhiêu đòn Pháo vô cùng hiểm hóc. Chính cặp Pháo này đã nâng cờ tướng lên một tầm cao hoàn toàn mới, khiến cho cờ tướng trở nên cực kỳ độc đáo, tách rời bỏ hoàn toàn bóng dáng của trò Saturanga. Người châu Âu, châu Mỹ cũng có Pháo nhưng họ không nghĩ tới và không đưa được Pháo vào bàn cờ, muốn có được nó thì phải thay đổi hoàn toàn cấu trúc của bàn cờ. Nếu cờ vua vẫn để nguyên 64 ô đen trắng thì Pháo đặt vào đâu được. Đặt vào có khi lại bị vào trường hợp "quân mình bắn quân ta". Mã Với bàn cờ được cải tiến như hiện nay, đất rộng và có vô số đường để tung hoành, Mã sẽ phi nước đại trên khắp bàn cờ. Sự thái quá của Mã như thế sẽ làm cho việc tiêu diệt quân trở nên quá nhanh, công mạnh hơn thủ, và nhất là Tướng sẽ bị uy hiếp nặng nề nếu hai Mã đối phương sang được trận địa bên này. Mã trong cờ vua không bị luật cản bởi bàn cờ vua chật hẹp, các Tốt của cờ vua móc xích nhau cản trở rất lớn nên việc tung hoành của Mã so với bàn cờ tướng là khó khăn hơn nhiều. Nếu không có ngoại lệ để giảm bớt đà của Mã trong bàn cờ tướng thì các đòn đánh thâm hậu dễ bị phá sản và vai trò của các quân sẽ bị mất cân đối. Từ khi có luật cản Mã, cờ trở nên ôn hoà, sâu sắc và mưu mẹo phải cao hơn, nghệ thuật dùng quân để "cản Mã" cũng tinh vi hơn, khiến cho Mã dù đã "ngọa tào" hay "song Mã ẩm tuyền" cũng không dễ gì bắt được Tướng đối phương nếu bất ngờ bị một quân khác chèn vào "chân". Những đòn nhằm vào tướng như thế nếu ở cờ vua thì vua hết đường cựa nhưng ở cờ tướng thì vua hoàn toàn có thể rút Xe hoặc Pháo từ trận địa xa phía bên kia về để cứu nguy nhờ phép cản Mã tài tình. Nếu ở Pháo có nguyên tắc mà không người chơi cờ nào không thuộc là "cờ tàn Pháo hoàn" với vai trò hỗ trợ Pháo của Sỹ là vô cùng quan trọng thì đối với Mã ở cờ tàn là việc tích cực ào lên tấn công. Khi đó những nước chống đỡ của đối phương phụ thuộc rất nhiều vào vị trí làm thế nào để cản được chân Mã hơn là làm thế nào để tiêu diệt được Mã, bởi bàn cờ lúc này rất trống trải, Mã tha hồ tung hoành. Quân mã đại diện cho đơn vị lính kị binh, đó lạ sự mô phỏng hình tượng kị binh cầm giáo phi đại đâm xiên kẻ thù. Chính vì bắt buộc phải dùng tốc độ thì sát thương mới cao nên để hạn chế kị binh hay bắt chết mã chỉ có cách là chèn chân tương ứng với "cản mã" như ở trên. Đó là sự tinh tế thâm thúy của người Trung Hoa so với phương Tây dù rằng việc sử dụng kị binh phương tây nắm rất rõ Tốt Binh pháp của Trung Hoa không giống như của Ấn Độ. Trên nền tảng quân sự của mình, người Trung Hoa đã sáng tạo ra cách bày quân như sau: Thứ nhất, lính tráng phải ra nơi biên ải để giữ gìn đất nước. Như vậy, sát với sông, người ta cắt cử 5 quân Tốt cách đều nhau để giữ tuyến đầu. Trận chiến bây giờ không nằm ở hai hàng dưới nữa mà đã được đẩy lên rất cao phía trên. Việc các quân Tốt chỉ có số lượng như vậy đã tránh được chuyện "bịt đường" như ở cờ vua, tạo sẵn ra 4 đường mở cho các quân bên dưới có thể năng động xông lên, thậm chí tấn công được ngay chứ không bị bó chân ngay từ đầu như ở cờ vua. Cách bố trí 5 quân Tốt này là phương án tối ưu nhất cho cấu trúc của bàn cờ, vì nếu là 4 hay 6 thì khó đặt ở bàn cờ cho cân đối. Quân Tốt ở đây tương tự như quân Tốt ở cờ vua, chúng đi thẳng theo chiều đứng và có thể ăn quân từng bước một. Khi Tốt qua được sông, chúng có thể đi và ăn theo chiều ngang. Không giống như trong cờ vua, chúng không có luật phong Hậu, hay Xe,... khi đi đến hết bàn cờ, lúc này, chúng được gọi là Tốt lụt. Việc mất mát một vài Tốt ngay từ đầu cũng không thành một "thảm họa" như trong cờ vua. Một số thủ thuật khi chơi Khai cuộc Có rất nhiều dạng khai cuộc khác nhau, nhưng nói chung, có 2 loại chính: khai cuộc Pháo đầu và khai cuộc không Pháo đầu. Khai cuộc Pháo đầu Tên của các khai cuộc được đặt tuỳ theo cách đi của bên đi sau, chỉ nêu vài loại chính: • Thuận Pháo • Nghịch Pháo (Liệt Pháo) • Bán đồ Liệt Pháo • Pháo đầu đối Bình phong Mã • Pháo đầu đối Phản cung Mã • Pháo đầu đối Đơn đề Mã • Pháo đầu đối Phi Tượng • Pháo đầu đối Uyên ương Pháo • Pháo đầu đối Quy bối Pháo Khai cuộc không Pháo đầu • Tiến Tốt (Tiên nhân chỉ lộ) • Khởi Mã cuộc • Phi Tượng cuộc • Quá cung Pháo • Sĩ Giác Pháo • Quá cung Liễm Pháo Trung cuộc Khai cuộc và tàn cuộc do có vị trí và số lượng quân cờ có thể quy chung về một số dạng chính nên người ta đã nghiên cứu và tổng kết được các dạng như trên. Còn ở trung cuộc, thế cờ lúc này theo kiểu "trăm hoa đua nở" nên chủ yếu vận dụng các chiến thuật cơ bản như: • Bắt đôi: cùng một lúc đuổi bắt hai quân. • Nội kích: đánh từ phía trong. • Kích thẳng vào Tướng. • Chiếu tướng bắt quân. • Điệu hổ ly sơn: làm cho một quân hay Tướng phải rời vị trí của nó. • Dẫn dụ: đây là đòn thu hút quân đối phương đến vị trí dễ bị công kích hoặc bị vây hãm, sau đó kết hợp với chiến thuật bịt chắn lối đi, đường rút của đối phương. • Tạo ách tắc: dùng chiến thuật thí quân để gây ách tắc, hết đường cựa của đối phương. • Ngăn trở, chia cắt: đòn này thường dùng cách thí quân để làm sự liên lạc giữa các quân bị cắt đứt. • Khống chế: chiến thuật này ngằm ngăn trở tầm hoạt động và sự cơ động của đối phương. • Dịch chuyển: chiến thuật này chú ý đến sự linh hoạt của các quân. • Bao vây. • Trợ sức: các quân trợ sức cho nhau để cùng chiếu. • Vu hồi: đánh vòng từ phía sau. • Qua lại: chiến thuật này dùng để thủ thế hay công sát. • Quấy nhiễu. • Nước lơ lửng: đi một "nước vô thưởng vô phạt" để nhường nước cho đối phương, khiến đối phương phải đi một nước "tự sát". • Giam quân: khi một bên đang trong tình thế nguy hiểm, nhưng sử dụng một nước khéo léo giam quân mạnh của đối phương (có thể dùng cách thí quân), sau đó dùng các quân còn lại để gỡ bí. • Vừa đỡ vừa chiếu lại. • Vừa đỡ vừa trả đòn. Tàn cuộc • Xe chống Sĩ Tượng toàn • Xe Tốt chống Sĩ Tượng toàn • Mã Tốt chống Sĩ Tượng toàn • Đơn Mã chống Tướng • Đơn Tốt bắt Tướng • Đơn Mã thắng Tướng • Đơn Xe thắng song Tượng • Xe và Tốt lụt thắng đơn Xe • Đơn Xe thắng đơn Tướng • Tốt chống Tướng • Tam tử quy biên Thành ngữ trong cờ tướng Chơi cờ tướng trên phố ở Trung Quốc • Mã nhật, Tượng điền, Xe liền, Pháo cách. • Cờ tàn, Pháo hoàn. • Khuyết Sỹ kỵ song Xa. • Khuyết Tượng kỵ Pháo. • Khuyết Sĩ kỵ Mã. • Nhất Sỹ chòi góc, cóc sợ Mã công. • Tốt nhập cung Tướng khốn cùng. • Mã nhập cung Tướng khốn cùng (hay Mã nhập cung Tướng lùng bùng). • Xe mười Pháo bảy Mã ba. • Nhất Xe sát vạn. • Cờ bí dí Tốt. • Nhất chiếu nhất cách (đi một nước khác sau mỗi lần chiếu, cầu hòa) • Được thế bỏ Xe cũng tốt, mất tiên khí tử toi công. • Nhất tốt độ hà, bán xa chi lực (một Tốt sang sông có sức mạnh bằng nửa Xe). • Pháo đầu Xuất tướng Xe đâm thọc. • Pháo đầu Mã đội. • Pháo giáp Mã • Mất xe không bằng què Tượng • Tướng mất Sĩ như đĩ mất váy... (Nguồn: http://vi.wikipedia.org) thay đổi nội dung bởi: duyniceboy, 10-10-2010 lúc 08:15 PM |
10-12-2010, 09:00 AM | #6 |
Tham gia: May 2010
Đến từ: HN
Bài gửi: 597
|
Đọc cứ như mê hồn trận
|
10-13-2010, 09:53 AM | #7 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
|
10-16-2010, 08:13 AM | #8 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
3>Nguồn gốc chiếc nhẫn cưới
Ngày nay chiếc nhẫn là vật quan trọng trong hôn lễ, và nó đã "xuất hiện" hơn 1000 năm. Vào thế kỷ thứ 9, Kitô giáo đã phỏng tạo nó theo ngoại giáo. Nguồn gốc do sự mê tín dị đoan cổ đại, do ma thuật và việc bắt cóc người vợ. Hình dáng chiếc nhẫn vừa thực dụng, vừa an toàn, vừa tiêu biểu. Theo chữ viết Ai Cập, vòng tròn tượng trưng cho sự vĩnh hằng, và hôn nhân được coi là sự nối kết suốt đời. Chiếc nhẫn xuất xứ ở Phương Đông, phiên bản của người Hy Lạp cổ đại. Sau đó, người Rôma coi là thói quen và truyền thống, cuối cùng, cả thế giới đều theo. Ngày nay, chiếc nhẫn đeo tay làm theo kiểu dải băng lớn quấn quanh cổ tay, cổ chân hoặc eo. Loài người sơ khai tin vào ma thuật, người đàn ông quấn sợi dây quanh người phụ nữ mà chính người đó đã chọn cho mình, và tin rằng "Chiếc vòng kỳ diệu" này sẽ "Trói buộc" nàng với chàng. Như vậy, nàng thuộc về chàng bởi sức mạnh siêu nhiên không bao giờ khả dĩ phân ly. Người ta còn tin rằng có "bùa mê" trong chiếc nhẫn sẽ ngăn cản thần dữ "quấy nhiễu" cô dâu để đe doạ hạnh phúc hôn nhân. Trong nhiều huyền thoại đã có lệ "bắt" vợ. Do đó, chiếc nhẫn có từ thời mẫu hệ, khi người đàn ông còn quấn vải quanh cổ tay và cổ chân người phụ nữ để tượng trưng rằng nàng thuộc về chàng. Thực ra nhẫn cưới có từ chiếc nhẫn đính hôn. Chiếc nhẫn cưới do đó đã có thời gắn liền với việc mua bán phụ nữ và vẫn được ghi nhớ bằng của hồi môn của cô dâu. Chiếc nhẫn theo thói quen người Rôma cổ đại là để tránh sự phản bội và lời thề chung thuỷ. Theo thuật ngữ cận đại, chiếc nhẫn là sự thiết lập đầu tiên.Từ đó, chiếc nhẫn "nói" cho những chàng trai khác biết rằng " Hoa đã có chủ". Với người Do thái, chiếc nhẫn được biết đến từ thế kỷ thứ 8 (sau công lịch). Nó thay thế cho thói quen trao đồng tiền nhỏ cho cô dâu như một lời hứa về khả năng của người chồng phải có trách nhiệm với vợ mình. Chiếc nhẫn không chủ đích là đồ trang sức, nhưng là để phụ nữ biết quý trọng báu vật. Từ xa xưa, theo kết quả những cuộc khai quật và tài liệu kinh thánh đã chứng minh chiếc nhẫn là một dấu ấn, và chứng thực những gì đã ký kết. Trao nhẫn cũng biểu hiện trao quyền: Vua Pharaoh đã tháo nhẫn và trao cho Joseph quyền cai quản. Cũng vậy, việc trao nhẫn cho vợ chứng tỏ nàng đến để chia vui sẻ buồn với chàng và được công nhận quyền bình đẳng trong gia sự, hình tròn biểu tượng tính vĩnh viễn của hôn ước. Năm 800 (sau công lịch), Đức giáo hoàng Nicholas đã áp dụng việc dùng nhẫn trong hôn lế tôn giáo, vừa là kỷ vật vừa là lời hứa trung thành của khế ước hôn nhân, biểu hiện tính vĩnh viễn trọn vẹn của tình yêu. Điều đó nhắc nhở người vợ về tính thánh thiện của hôn nhân. Hình tròn của của chiếc nhẫn cũng biểu hiện sự hoà hợp và hoàn hảo. Sự vừa vặn đeo nhẫn vào ngón tay là biểu hiện tính liên tục của hệ luỵ thiêng liêng và nhắc nhở cả hai vợ chồng rằng tình yêu "chảy' vào nhau theo chu kỳ vòng tròn không ngừng và mãi mãi. Theo phân tâm học, chiếc nhẫn đeo ở ngón tay là biểu hiện hệ luỵ hôn nhân luôn gắn bó người nam và người nữ với nhau qua tình yêu và lòng chung thuỷ "khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khoẻ, khi vui sướng cũng như lúc gian nan, khi nghèo cũng như lúc giàu...". |
10-21-2010, 09:37 AM | #9 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
4>Nguồn gốc cờ vua
Nhiều quốc gia cho rằng họ là nơi phát minh ra cờ vua trong dạng phôi thai nào đó. Phổ biến nhất thì người ta tin rằng cờ vua có nguồn gốc từ Ấn Độ, tại đó nó được gọi là chaturanga và có lẽ ra đời vào khoảng thế kỷ 6. Một thuyết khác cho rằng cờ vua sinh ra từ trò chơi tương tự của cờ Trung Quốc, hoặc ít nhất là từ tổ tiên của cờ tướng, là môn đã tồn tại ở Trung Quốc kể từ thế kỷ 2 TCN. Joseph Needham và David Li là hai trong số nhiều học giả theo thuyết này. Cờ vua sau đó được phổ biến về phía tây tới châu Âu và về phía đông tới Nhật Bản, sinh ra các biến thể trên đường đi của nó. Từ Ấn Độ nó đã tới Ba Tư, ở đây các thuật ngữ của nó được phiên âm sang tiếng Ba Tư và tên gọi của nó đổi thành chatrang. Chàng trai trẻ Ba Tư đang chơi cờ với hai người theo đuổi. Minh họa cho "Haft Awrang" (Bảy ngai vàng) của Jami, trong truyện Cha nói với con trai về tình yêu tại các gian trưng bày Freer và Sackler, viện bảo tàng Smithsonian, Washington, DC Từ Ba Tư nó đi vào thế giới Hồi giáo, tại đây tên gọi của các quân cờ chủ yếu vẫn giữ các dạng Ba Tư trong thời kỳ Hồi giáo ban đầu của nó. Tên gọi của nó trở thành shatranj, được phiên theo tiếng Tây Ban Nha là ajedrez và trong tiếng Hy Lạp là zatrikion, nhưng trong phần lớn các nước châu Âu khác nó được thay thế bằng phiên bản Ba Tư của từ shāh = "vua". Có một thuyết cho rằng việc thay đổi tên diễn ra bởi vì trước khi cờ vua tới châu Âu thì các nhà buôn đã tới châu Âu và mang theo các quân vua được trang trí như là các đồ vật hiếm và cùng với chúng là tên gọi shāh, tên gọi này đã bị người châu Âu phát âm sai theo nhiều cách khác nhau. * Chiếu bí: Trong tiếng Anh là checkmate là từ dịch ra của cụm từ shāh māt, trong tiếng Ba Tư có nghĩa là "vua hết đường". Trong tiếng Ả Rập nó có nghĩa là "shāh bị chết", nhưng shāh không phải là một từ Ả Rập thông dụng để chỉ "vua" (ngoại trừ đôi khi trong cờ vua). * Xe: Trong tiếng Anh là rook. Nó có được thông qua tiếng Ả Rập từ chữ rukh trong tiếng Ba Tư, có nghĩa là "xe ngựa kéo", nhưng cũng có nghĩa là "má" (một phần của mặt) và còn có nghĩa là một con chim huyền thoại với sức mạnh gọi là roc. * Tượng: Trong tiếng Anh là bishop. Tiếng Ả Rập al-fīl (từ tiếng Ba Tư pīl) có nghĩa là "voi", nhưng ở châu Âu và phần phía tây của thế giới Hồi giáo khi đó người ta biết rất ít hoặc không biết gì về voi và tên gọi của quân cờ đến với Tây Âu theo dạng Latinh alfinus và tương tự, một từ không có nghĩa gì (trong tiếng Tây Ban Nha, nó tiến hóa thành tên gọi alfil). Tên gọi bishop của người Anh là một sự đổi tên được sáng tạo ra theo hình dáng quy ước của nó. Tuy thế, tại Nga thì tên gọi của quân cờ này là slon = "voi". * Hậu: Trong tiếng Anh là queen. Tiếng Ba Tư farzīn = vizia - quan chức cao cấp trong thế giới Hồi giáo cổ, tương tự như tể tướng đã trở thành tiếng Ả Rập firzān, nó đến châu Âu trong các dạng như alfferza, fers v.v. nhưng sau đó được thay thế thành "hậu". Trò chơi này đã phổ biến trong thế giới Hồi giáo sau khi những người theo đạo Hồi xâm lược Ba Tư. Cờ vua đến Nga theo đường Mông Cổ mà tại đó người ta chơi cờ vua từ đầu thế kỷ 7. Nó đã được người Moor đưa vào Tây Ban Nha trong thế kỷ 10, và đã được miêu tả trong bản viết tay nổi tiếng thế kỷ 13 về cờ vua, cờ thỏ cáo và trò chơi xúc xắc có tên gọi Libro de los juegos. Cờ vua cũng đi theo đường bộ xuyên qua Siberi tới Alaska. Và cho đến nay song song với cờ tướng ở châu á.Thì cờ vua cũng rất thịnh hành ở châu âu và châu mỹ |
10-25-2010, 08:45 AM | #10 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
5>Nguồn gốc lễ hội MA_Halloween
Từ Halloween xuất phát từ Đêm các Thánh - một lễ kỷ niệm của Thiên chúa giáo diễn ra vào đêm trước Ngày lễ các Thánh. Tuy nhiên, lễ hội này lại có nguồn gốc tôn giáo cổ xưa, cho đến nay cũng vẫn là ngày lễ thiêng liêng của người Wicca - một tôn giáo cổ mà tín đồ của nó chỉ làm điều thiện. Giống như rất nhiều ngày lễ có cùng nguồn gốc từ tôn giáo khác, Nhà thờ đã tiếp cận điều này theo kiểu: "Nếu con không thể đánh thắng được nó, thì hãy kết thân với nó". Điều này rất giống với Mardi Gras ở chỗ người ta có thể quan sát từ rất nhiều nơi trên trái đất, đặc biệt là ở Rio de Janeiro và New Orleans. Những người tham gia một cách phóng túng cả về thể chất và tinh thần, thậm chí chẳng hiểu được tại sao họ lại tổ chức kỷ niệm, lý do là họ không nhận thấy rằng Mardi Gras là sự tôn kính tuần chay sắp đến, khi đó các con chiên ngoan đạo sẽ từ bỏ những thỏa mãn trần tục như biểu hiện của sự hy sinh cho 40 ngày dẫn tới lễ kỷ niệm Bữa tiệc cuối cùng của chúa Jesus. Theo truyền thống, lễ tạ mùa vào cuối hạ của những người Celt cổ đại được gọi là Samhain, cũng diễn ra vào ngày 1/11 hằng năm. Người ta tin rằng trong ngày đó, toàn bộ thế giới các vị thần có thể tới thăm loài người. Và đó cũng là thời gian linh hồn của người chết sẽ về thăm nhà, để lại những lời nhắn nhủ trong giấc mơ. Nhiều thày bói còn cảm thấy đó là thời gian tốt nhất để dự đoán về những sự kiện trong tương lai. Các tu sĩ Druid thừa nhận lễ hội này có quan hệ chặt chẽ với vụ mùa, trăng tròn và những thay đổi về thiên văn. Rồi sau khi xâm chiếm nước Anh, người La Mã đã kết hợp phong tục của người Celt với lễ tạ mùa của chính họ có tên là Cerelia diễn ra vào 4/10. Kết quả, có một số truyền thống bị thay đổi, một số khác thì được duy trì, điều này cũng giống như niềm tin đối với những hồn ma và phù thủy. Người chỉ lối tâm linh cho biết, phong tục để thức ăn cho người chết xuất phát từ cảm nghĩ của người cổ xưa cho rằng, những hồn ma có thể bị đói sau một năm thiếu thốn. Khi người sống đem thức ăn cho những linh hồn ấy, họ sẽ để cho mọi người được yên ổn. Cũng từ đó, "trick or treat" ra đời. (Câu nói của trẻ em trong ngày lễ Halloween khi đi các nhà xin bánh kẹo và dọa sẽ phá phách nếu không cho). Halloween là thời điểm có thể liên lạc với người chết dễ nhất do khi đó bức màn ngăn cách được coi là ở độ mỏng nhất. Nhưng vẫn có những người muốn được dẫn lối cho họ trong ngày lễ này. (Theo sách Những điều bí ẩn của thế giới) Sự phát triển Tháng 10 thắm thoát đã qua. Ngoài việc phải điều chỉnh lại giờ, lui lại 1 tiếng, ngủ thêm đuợc 1 tí, không có sự kiện nào đáng kể trừ lễ Halloween. Năm nào cũng thế, cứ đến ngày 31 tháng 10 lại phải loay hoay khoét trái bí rạ, thắp nến làm ma. Cho tới bây giờ, mình cũng tự hỏi, tại sao có cái lễ quỉ quái này, cả con nít lẫn người lớn cứ xôn xao như lễ hội. Người thì giả ma, hóa trang đủ hình hài, trông cũng khá vui nhộn…. Đối với bắc mỹ, phong tục này bắt nguồn từ các tập quán của các ông đao sĩ (druids) bên Anh quốc. Xửa xưa, đây là dip tiễn chào mùa hè vừa chấm dứt, để ăn mừng, họ nhóm lửa và đốt rác lên cho vui. Mãi sau này, theo dương lich của người cel tik (celtics), đây là lễ giao thừa trước khi bước qua thềm năm mới. Có tất cả ba yếu tố chính trong những ngày đại lễ này : họ ăn mừng mùa găt đã chấm dứt (end of harvest) , đón chào mùa đông và … nghỉ ngơi (Sabbath) !!! Yếu tố cuối cùng, có lẽ là yếu tố quan trọng, đã tạo ra truyền thống lễ Halloween cho tới ngày hôm nay. Đó là ngày giỗ, họ khấn vái và cầu nguyện cho người đã khuất. Đúng theo giáo phái thiên chúa nhà thờ La Mã, những linh hồn đuợc cầu siêu trong dip này là những người đã qua đời mà chưa đuợc rửa hết tội (venial sins) trước khi chết, tội nói đây là những tội phạm không cố ý hoặc tình ý (not committed with both deliberate and complete consent), những tội không nặng lắm. Nếu các tội này không đuợc rửa, các linh hồn này sẽ không đuợc khoan dung của chúa trời… Còn những linh hồn còn lại ? Phải hiểu đây là dịp cho chúng nó quậy vì chúng biết chúng không đuợc tha thứ, sống làm tội chết làm quỉ – Đây mới thật là khía cạnh đen tối của Halloween. Chúng nó trồi lên từ cõi âm phủ để đi phá phách và giết hại kẻ yếu vía… Việt Nam chúng ta, không có Halloween như các xứ bắc mỹ, nhưng trong truyền thống của người Việt và người A châu nói chung, có cái lễ cũng tương tựa như Halloween, đó là lễ cúng cô hồn : tuy không rầm rộ, và thương mai như Halloween, nhưng khi còn bé, có lẽ không ai không một lần đi chờ trực một buổi lễ cúng cô hồn. Thông lệ khi cây nhang cuối cùng vừa tắt, người chủ lễ bưng khay đồ ăn ra sân hoặc truớc nhà, và cứ thế mà liệng vào đám đông. Một mặt khác, tiền cắc cũng đuợc bố thí vào dịp này, làm tăng thêm phần hào hứng. Già trẻ cứ chen nhau chờ lúc người chủ hộ ném tiền vào đám đông, là xô đẩy nhau để nhặt tiền bố thí, gọi là tiền cô hồn…. Nói đến ma quỉ ai cũng sợ và đề phòng. Đề phòng nó cũng như đề phòng kẻ gian. Nó chỉ thích hại những người yếu bóng vía, lợi dụng tình cảm và tiền bạc và thường nấp trong bóng tối. Nó hèn, không dầu thai được, và cứ sống vất vưởng, có khấn vái cũng bằng thừa. Nhưng nói đến ma quỉ ai cũng thích xem một lần, hoặc chứng kiến những diễn chứng không phủ nhận đuợc : có 3 thành phố ở bắc mỹ có sự xuất hiện của ma. Ở Canada, Montreal, Ile Sainte-Helene, có bảo tàng viện STEWART, xưa kia là một cái đồn nơi xây ra 1 cuộc đẫm chiến làm thiệt mạng 800 người lính thuộc Hoàng Gia Anh Quốc trong lúc đánh đuổi lính xâm lăng từ Mỹ. Sau khi đồn Stewart đuợc cải biến thành bảo tàng viện, ông quản lý, sau khi qua đời thường đuợc thấy xuất hiện, trong bảo tàng viện. Đôi khi khách du lịch la hoảng vì thấy ông ta xuất hiện, với mấy người lính, họ lai vang trong bảo tàng viện nhưng trong một thời gian rất là xa xưa… Ở Canada, Niagara Falls, có 1 đường hầm, nổi tiếng gọi là “Screaming Tunnel”. Bạn nào tò mò, chỉ việc bước sâu vào đường hầm, bật một diêm quẹt lên là nghe tiếng ma hét. Hét chát chúa và rùng rợn. Đó là tiếng hét của một cô bé bị người cha ruột, tẩm xăng vào mình và đốt cháy. Câu chuyện bắt nguồn từ một sự bực tức sau một tranh chấp ly dị, người cha mất quyền trông nom của đứa con. Thất vọng, ông ta nổi điên và thi hành cử chỉ thiếu suy nghĩ. Còn bên Mỹ, ôi thôi ở đâu cũng có ma hết… Nhưng đặc biệt ở tiểu bang Massachussets, thành phố Salem nổi tiếng thế giới là thành phố Halloween, chuyên trị về phù thủy và bói toán. Nổi tiếng đến nổi, nó trở thành 1 thắng cảnh du lịch, nhất là vào dip Halloween. Riêng về khía cạnh bói toán, có nhiều vụ án giết người chỉ giải quyết đuợc nhờ các thầy bói thanh phố Salem. Cho đến nay, cảnh sát trung ương thường nhờ vả vào thanh phố Salem để truy lùng và tiềm kiếm những thủ phạm nhiều vụ án không giải quyết đuợc… |
Bookmarks |
Tags |
lịch sử , nguồn gốc vạn vật , theo dòng thời gian , xuất xứ |
Ðang đọc: 12 (0 thành viên và 12 khách) | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
Văn hóa trong kinh doanh của người Nhật | luomlat_goo | Kỹ năng mềm | 0 | 06-07-2012 07:28 PM |
Thành công sẽ đơn giản hơn: Bí quyết tạo lối mòn tâm thức | nguoibay2010 | Tư duy thành công | 2 | 05-15-2012 11:37 AM |
10 tác hại của việc thức khuya | duyniceboy | Sức khoẻ và thành công | 14 | 01-31-2012 06:22 PM |
trà đạo bắt nguồn tử nhật hay từ trung quốc | trada53t | Thời gian là liều thuốc quý giá | 1 | 11-20-2010 11:26 PM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn