Kiếm Trong Diễn Ðàn Show Threads  Show Posts
Trang Chủ

Go Back   RA LÀ VẬY ^_^ KNOW HOW! > Tình yêu có cần tiền bạc? > Quê hương - Gia đình

Quê hương - Gia đình Quê hương là chùm khế ngọt - Cho con trèo hái mỗi ngày...

Khôi phục và phát triển nghề đan lưới ở vùng quê ven biển

Quê hương - Gia đình


 
 
Ðiều Chỉnh Kiếm Trong Bài Xếp Bài
Prev Previous Post   Next Post Next
Old 03-04-2013, 10:33 PM   #1
thang
Administrator
 
thang's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,044
Default Khôi phục và phát triển nghề đan lưới ở vùng quê ven biển

TTH) - Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến công tỉnh, cơ sở sản xuất lưới truyền thống Mẫn Lân ở làng Vân Trình, xã Phong Bình (Phong Điền) đang từng bước đẩy mạnh phát triển, tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.

Khôi phục Nghề truyền thống

Một thời, nghề đan lưới truyền thống ở làng Vân Trình bị mai một và đứng trước bờ vực thất truyền do chiến tranh và thu nhập thấp. Trong khi nhiều người bỏ nghề, thì gia đình ông Lê Tấn Mẫn đã quyết tâm lưu giữ, từng bước khôi phục và phát triển. Đến năm 1994, ông Mẫn thành lập cơ sở sản xuất lưới truyền thống Mẫn Lân. Trò chuyện với chúng tôi, ông Mẫn cho biết, những ngày đầu thành lập, cơ sở gặp nhiều khó khăn về kinh phí mua sắm thiết bị và nguyên liệu sản xuất. Mọi công đoạn đan lưới cho đến thành phẩm đều bằng tay nên số lượng và chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu thị trường. Giá trị sản phẩm thấp và thị trường tiêu thụ không ổn định nên thu nhập không đủ chi phí sinh hoạt của gia đình.

Đan lưới ở cơ sở Mẫn Lâm

Khoảng năm 2000, một số loại lưới chất lượng cao từ Trung Quốc du nhập vào địa bàn tỉnh, được thị trường ưa chuộng và tiêu thụ mạnh. Vợ chồng ông Mẫn cũng mua về một ít lưới để nghiên cứu, học tập nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để có được sản phẩm chất lượng cao phải sản xuất bằng thiết bị máy móc. Được sự hỗ trợ và tư vấn của Trung tâm Khuyến công tỉnh, vợ chồng ông Mẫn vay mượn bà con trên 50 triệu đồng để mua sắm 20 cái máy đan lưới, các thiết bị dập chì...

Ban đầu cơ sở ông tiếp nhận khoảng 20 lao động ở địa phương để phục vụ sản xuất. Quy mô sản xuất ngày càng phát triển, đến nay cơ sở có 13 điểm sản xuất kinh doanh với số lao động trên 50 người.

Cơ sở sản xuất Mẫn Lân không chỉ chú trọng nâng cao sản lượng và chất lượng, mà còn từng bước đa dạng hoá sản phẩm. Đến nay, cơ sản Mẫn Lâm sản xuất nhiều loại lưới, từ lưới bén, lưới 1 phân, 1 phân rưỡi, 2 phân rưỡi đến lưới 14 phân và nhiều loại kích cở lớn. Bình quân mỗi tháng cơ sở sản xuất từ 900 đến 1.200 sản phẩm các loại. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh và Đà Nẵng. Nói về doanh thu và lãi, ông Mẫn cho hay, những năm qua cơ sở của ông chủ yếu tạo công ăn việc làm để tăng thu nhập cho bà con. Doanh thu và lãi chỉ đủ trả lương cho người lao động.

Đào tạo nghề và mở rộng quy mô

Ông Lê Tấn Mẫn cho biết, nghề đan lưới phù hợp với nhiều đối tượng lao động, từ học sinh đến cả người già đều có thể làm được. Người trẻ tuổi mắt sáng làm công việc dập chì. Người lớn tuổi thắt phao và một số công đoạn khác. Nông dân tranh thủ lúc nhàn, học sinh nghỉ hè có thể tham gia làm việc tại cơ sở để tăng thu nhập.

Những năm qua, mặc dù doanh thu và lãi chưa cao, song cơ sở vẫn quan tâm đến người lao động. Em Lê Thị Huệ, một lao động tại cơ sở Mẫn Lân cho biết, với em đang trong thời gian vừa học nghề vừa làm được cơ sở trả công mỗi ngày 20 ngàn đồng. Những người lành nghề được trả bình quân khoảng 35 ngàn đồng/ngày.

Việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm tạo công ăn việc làm cho lao động luôn là tâm huyết đối với ông Lê Tấn Mẫn. Thời gian qua, ông Mẫn đã vận động người dân đến làm việc tại cơ sở của ông. Tuy nhiên, hầu hết người dân chưa sử dụng được các thiết bị máy móc là trở ngại đối với cơ sở. Trong khi đang tìm cách tổ chức đào tạo nghề, cơ sở may mắn được Trung tâm Khuyến công tỉnh hỗ trợ 24 triệu đồng để đào tạo nghề cho người lao động. Từ đầu tháng 5 vừa qua, cơ sở thuê hai kỹ thuật viên và mở lớp dạy nghề đan lưới cho 30 người ở địa phương. Khoảng 3 tháng sau khi hoàn thành lớp đào tạo, ông Mẫn sẽ tiếp nhận số học viên trên vào làm tại cơ sở, được trả lương và một số chế độ để động viên và thu hút người lao động.

Ông Mẫn cho biết, dự định thời gian tới cơ sở sẽ mua sắm thêm các trang thiết bị, nguyên liệu để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, với tổng kinh phí khoảng 100 triệu đồng. Với số kinh phí đó nằm ngoài khả năng của cơ sở. Vừa qua, ông Mẫn đã đến các ngân hàng để được vay vốn ưu đãi từ các gói kích cầu của Chính phủ nhưng do chưa đủ các điều kiện chất thiết nên chưa được giải quyết. Ông đang làm thủ tục trình các ban ngành liên quan, chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện được vay vốn. Ông Mẫn còn có nguyện vọng được Trung tâm Khuyến công tỉnh tạo điều kiện cho đi tham quan ở các tỉnh phía Nam nhằm tìm hiểu và mở rộng thị trường tiêu thụ... Làm tốt những việc làm trên không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mà còn tạo việc làm để tăng thu nhập cho nhiều lao động ở địa phương.

Trích: Báo TT Huế - KC

Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
thang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
 

Bookmarks

Tags
đan lưới , làng nghề ven biển


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Sử Dụng
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở


Similar Threads
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gửi
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ngày càng thịnh vượng! thang Chuyện kinh bang tế thế 1 03-19-2014 09:37 AM
Quảng xương hướng ra biển làm giàu thang Du lịch - Ẩm thực 0 03-03-2013 11:02 PM
Nghề dệt chiếu cói Quảng văn - Truyền thống và Công nghiệp thang Du lịch - Ẩm thực 0 03-03-2013 10:58 PM
Du lịch sinh thái biển Quảng Lợi - Viên ngọc mới xứ Thanh thang Du lịch - Ẩm thực 0 03-03-2013 10:55 PM

Powered by:MTG

E-mail: admin@muathoigian.vn



ChipLove's Family