|
|
06-17-2011, 03:34 PM | #1 | |
# Some where in time #
Tham gia: May 2010
Đến từ: Some where in time
Bài gửi: 1,466
|
Em học gì từ Harvard?
Một bài chia sẻ (khá ngắn gọn) 7R lượm lặt được trong lúc lang thang Facebook một buổi chiều rảnh rỗi. Bài viết chính thức thuộc về website: Trần Thu Trang F-corner (www.tranthutrangfc.wordpress.com)
Lời chú thích của Trần Thu Trang về tác giả bài viết: Trích:
Mình đi học MBA nên chắc chắn kinh nghiệm của mình sẽ khác nhiều so với các bạn học đại học và sau đại học ở các trường khác.* Những bài học này mang tính cá nhân cao, đọc tham khảo cho vui thôi chứ không cần tranh luận rồi chụp rọ Harvard quá làm gì. Với cả kinh nghiệm cũng như phim, mỗi người một ý, phải xem xong, phải sống qua thì mới biết đúng sai hay dở được. 1. Ai cũng có cơ hội vào Harvard Không cần phải là thiên tài mới vào được trường, mình vào xong học xong rồi cũng có thấy đầu phát hào quang ánh vàng đâu. Càng trường quản trị kinh doanh thì càng có cơ hội vào, vì trường sẵn sàng tiếp nhận các bạn trẻ đã đi làm 2-3 năm ở đủ mọi ngành nghề, ngóc ngách, cấp độ xã hội. Cái quan trọng là hăm mấy năm trong đời các bạn đã làm được gì, đã suy nghĩ ra sao, đã lãnh đạo như nào và lớn lên nữa thì muốn làm gì. Đâm ra cứ phải liều mơ lớn, làm to, vượt ra khỏi cái hạn hẹp của góc nhà và biết nghĩ cho nhiều người khác thì chắc chắn sẽ có cơ hội. 2. Hãy làm việc mình thực sự say mê Chủ đề này xuyên suốt chương trình học, cho dù nó hơi mang nặng tính lý thuyết. Hạnh phúc là được làm việc mình thực sự say mê, là hướng đến những mục đích cao cả lớn hơn bản thân mình. Say mê tiền cũng tốt, nếu trái tim mình luôn nhắc gọi “tiền ơi” và mình sẵn sàng xả thân không lăn tăn, nhưng bản thân tiền ít khi là một nghề. Có thể ra trường ra chưa có điều kiện làm công việc ưa thích ngay, nhưng sau này lớn lên chớ quên niềm đam mê của mình, để có ngày mình dũng cảm bỏ việc mà một lần gắn bó với niềm đam mê ấy. 3. Chọn thước đo cho cuộc đời mình, để lúc nào mình cũng thấy thành công ** Nói đến Harvard thì đừng nói đến tiền, chức danh hay sắc đẹp, không đọ với các bạn được đâu, phù phiếm lắm! ) Nói thế không có nghĩa là ngoài top 5-10%, Harvard toàn người vô danh tiểu tốt, nhưng phải biết rằng vận hạn cuộc đời không chừa ai, kể cả đứa mang bằng Harvard, nên tốt nhất từ lúc trẻ nên xác định cái gì là quan trọng với mình: gia đình, bè bạn, sức khỏe, công việc xã hội… để từ đó mà dành thời gian và quan tâm hợp lý. 4. Sẵn sàng chịu thất bại Vì đó là một phần cuộc sống, biết thế để dám làm dám chịu. Còn giả sử thấy thất bại quá thì phải biến nó thành hoành tráng đến mức mình bán được ý tưởng cho ngành xuất bản hoặc điện ảnh (hoặc cả hai), kiểu như “Từ Harvard đến lề đường (không nhà, homeless ý) – Tại sao!?” 5. Luôn lắng nghe, học hỏi và khiêm tốn Ai gặp cũng có cái hơn ta, cũng khiến ta phải học, kể cả ta đã tốt nghiệp với cái bằng Harvard rồi. Cuối ngày thì cái bằng chỉ là cái bằng, là một quãng thời gian vui trẻ bổ ích, là một cái mác nghe thì cũng oai, nhưng mình học được gì, áp dụng ra sao và sống như thế nào thì chỉ có mình mới là người quyết định. Harvard chịu! Chú thích: *Harvard là đại bản doanh của 14 trường khác nhau, vd trường Y, Luật, Sư phạm, vv. ** Bài tham khảo: How to measure your life Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
|
|
Bookmarks |
Tags |
cơ hội , harvard , học bổng , khiêm tốn , kinh doanh , lắng nghe , mba , say mê , thành công , thất bại , trần thu trang |
Ðang đọc: 7 (0 thành viên và 7 khách) | |
|
|
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn