|
|
|
Quê hương - Gia đình Quê hương là chùm khế ngọt - Cho con trèo hái mỗi ngày... |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
08-22-2010, 01:55 PM | #1 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 407
|
Cách nuôi dạy trẻ nên người
Thỉnh thoảng thay đổi đề tài chút...Thấy có bài viết hay về cách nuôi dạy trẻ, đem post để cả nhà tham khảo cho...tương lai \\//
Trích theo "50 Ways to Bring Out Your Child's Best của Thomas Armstrong". 1. Cho con bạn có cơ hội tự tìm ra hứng thú của mình (nhận thức bản thân) Phương pháp giáo dục truyền thống, kiểu nhồi vịt sẽ khiến tất cả mọi người quen với "tiếp nhận" chứ không học được cách tìm ra "cảm hứng" của mình trong quá trình học tập. Đào tạo cảm hứng của một người sẽ mang đến Cho cuộc sống rất nhiều niềm vui. Thế nên người lớn nên tạo cho con trẻ một môi trường thật phong phú, đồng thời cho phép con trẻ tìm hiểu và học tập theo cách của mình. Trong quá trình học tập, tránh cho con áp lực dẫn đến phản tác dụng. Xây dụng kinh nghiệm học tập vui vẻ thoải mái, trước tiên hãy dẫn dắt con trẻ tìm ra động cơ học tập thì mới tìm ra hứng thú của chúng ở đâu. 2. Cho con tiếp xúc với các hoạt động khác nhau, kích thích bộc lộ tài năng của con trẻ. Cho con trẻ cơ hội tiếp xúc với các loại hình hoạt động khác nhau, ví dụ như âm nhạc, chiêm ngưỡng tác phẩm hội hoạ, chụp ảnh trong vườn bách thú, thám hiểm thiên văn, địa lý, luyện tập thể dục thể thao... Đừng bao giờ tính toán trước kết quả con cái ta sẽ học được những gì. Người lớn có thể đứng bên ngoài quan sát để có thể tìm thấy khả năng của con cái trong một vài lĩnh vực nào đó một cách chính xác hơn. Ví dụ trong một buổi nghe hoà nhạc, đối với trẻ có phản ứng đặc biệt với tiết tấu âm nhạc, rất có thể trẻ đó có khả năng tiềm tàng về âm nhạc. Hoặc đối với trẻ thích quan sát côn trùng, rất có thể trẻ đó nhạy cảm với môn động vật học. 3. Cho phép con cái ta mắc sai lầm (dậy khả năng phán đoán đúng) Con trẻ không có đủ kinh nghiệm cũng chưa chín muồi về khả năng suy luận logic nên thường không biết phán đoán đâu là đúng đâu là sai. Nhưng cùng với sự trưởng thành, tri thức của con trẻ cũng tăng dần lên, bắt đầu có khả năng đưa ra quyết định chính xác. Trong quá trình đó, kinh nghiệm tích luỹ là rất quan trọng, nó cũng chính là con trẻ băt buộc phải có cơ hội học tập cách đưa ra quyết định. Trong quá trình học tập, đương nhiên sẽ có những phán đoán sai ví dụ như trời mùa đông lại mặc áo cộc tay... Với sự định hướng hỗ trợ của người lớn, những kinh nghiệm sai đó sẽ là cơ sở quan trọng giúp trẻ đưa ra phán đoán chính xác cho những lần sau. 4. Thường xuyên nêu cho con các câu hỏi mở (dậy con khả năng tư duy độc lập) Câu hỏi của cha mẹ có thể cho con cái tâm lý hiếu kỳ với môi trường xung quanh khiến trẻ động não suy nghĩ. Nhưng vấn đề đặt câu hỏi là rất quan trọng. Những câu hỏi kiểu Yes/ No không thực sự giúp trẻ suy nghĩ. Ví dụ như những câu hỏi như "Có phải vậy không?" "Có đúng không?" "Có được không?" Tốt nhất, các câu hỏi đưa ra cho trẻ nên dùng phương pháp mở rộng, ví dụ như: " Con thấy thế nào?" "Con có cách gì không?" "Tại sao lại xuất hiện cầu vồng?" Cách hỏi trẻ theo phương pháp mở rộng sẽ cho cha mẹ hiểu trẻ hơn từ những câu trả lời. Trẻ có thực sự hiểu ý câu hỏi của cha mẹ không và còn đạt được mục đích luyện cho trẻ có khả năng suy nghĩ, tư duy. 5. Xây dựng một chuyên gia gia đình đặc biệt (Tăng cường quan hệ gia đình và phát triển khả năng sáng tạo) Hãy chọn một ngày lễ, ngày đặc biệt nào đó hoặc một ngày mọi người đều thích. Cả gia đình tổ chức một hoạt động gì đó, ví dụ như: Thi kể chuyện, tráo đổi vị trí... để cùng chia xẻ khả năng sáng tạo của mỗi người, cũng để con trẻ bộc lộ khả năng ở một lĩnh vực khác. 6. Không ép con học (xây dựng kinh nghiệm học tập vui vẻ) Các ông bố bà mẹ hiện đại đều mong con cái mình giỏi giang hơn người khác, họ sắp xếp cho con cái học cả ngày, sau giờ đến trường là học phụ đạo và các môn nghệ thuật mà không hề hỏi xem con cái có muốn học hay không. Con cái chủ động muốn học mới khiến trẻ phát triển khả năng chuyên tâm. Mà chuyên tâm lại là điều kiện quan trọng trong học tập. Bị ép phải học một môn nào đó sẽ không giúp gì cho trẻ và tạo ra kinh nghiệm học tập không vui ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ sau này. Do vậy, các bậc cha mẹ không nên ép trẻ học mà nên khích lệ trẻ học, để trẻ tìm thấy niềm vui trong học tập mà chủ động học. 7. Ta có thể kỳ vọng vào trẻ, nhưng phải hợp lý (trưởng thành theo từng bước đi của trẻ) Mỗi ông bố bà mẹ đều mong con mình thành rồng, thành phượng, giỏi giang, vượt trội hơn so với trẻ khác, vì vậy thường nảy sinh những kỳ vọng quá cao. Chờ đợi quá nhiều so với khả năng của trẻ sẽ khiến trẻ thấy mình vô dụng và buông xuôi. Nếu các ông bố bà mẹ chờ mong đúng với thực lực của con cái mình, sau khi con cái đạt đến mục tiêu đó hãy tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn sẽ khiến trẻ càng nhanh chóng đạt được mục tiêu cha mẹ đề ra. 8. Chia xẻ với con cái công việc của bạn (tăng cường quan hệ gia đình) Ở rất nhiều bang của Mỹ có ngày của Bố và ngày của Mẹ. Trong những ngày này, các ông bố, bà mẹ được phép đưa con đến nơi họ làm việc, để con trẻ có cơ hội hiểu nội dung và những vất vả của bố mẹ trong công việc. Điều đó sẽ giúp tăng cường mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ. Ngoài ra, bố mẹ sẽ là hình mẫu cho trẻ nếu có thái độ chăm chỉ làm việc. 9. Cho trẻ một môi trường cảm quan phong phú (khả năng cảm quan nhạy bén) Trẻ từ 0 ~ 4 tuổi là giai đoạn phát triển cơ quan cảm giác nhạy bén nhất. Cần có những kích thích đa dạng cho cơ quan cảm giác của trẻ, giúp trẻ phát triển khái niệm. Cha mẹ có thể xây dựng cho trẻ cơ hội vận dụng các cảm quan ứng dụng, như thị giác, thính giác, vị giác... 10. Hãy giữ lòng nhiệt tình trong học tập, con cái sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bạn (dậy con thái độ học tập đúng đắn) Rất nhiều ông bố, bà mẹ suốt ngày nhắc nhở con cái mình phải học tập chăm chỉ nhưng không nhìn thấy kết quả tích cực từ con cái. Phương pháp tốt nhất là dậy con qua bản thân mình. Cha mẹ có thể thường xuyên giữ được nhiệt tình học tập và tìm tòi cái mới, qua cha mẹ sẽ ảnh hưởng nhiều đến thái độ học tập của trẻ. 11. Không cần "dán mác" cho trẻ (phát triển khái niệm tự thân) Thời gian trước tuổi đi học là thời gian quan trọng để trẻ phát triển khái niệm tự thân. Khi còn chưa có khái niệm này, trẻ sẽ dễ bị ảnh hưởng của những người xung quanh. Do vậy, đừng tuỳ tiện "dán mác" cho trẻ, ví dụ như: "con vẫn còn bé", "lớn lên con sẽ biết".... sẽ gây hạn chế cho sự phát triển và năng lực của trẻ. 12. Cha mẹ và con cái cùng đọc sách (dậy con thói quen tốt là chăm đọc sách) Thói quen đọc sách phải được rèn luyện từ nhỏ. Theo một báo cáo, ngay từ nhỏ, trẻ thường xuyên nghe người lớn đọc truyện hoặc tự xem truyện, khi lớn lên trẻ sẽ nhanh chóng có thói quen chăm đọc sách. 13. Kể cho trẻ nghe những chuyện cười, hóm hỉnh để kích thích khả năng sáng tạo của trẻ. 14. Không nên khắt khe hoặc xét nét đối với những việc trẻ làm Khi trẻ chia xẻ tác phẩm của chúng với ta, chúng thường mong đợi được cha mẹ khẳng định thành quả đó. Hãy đừng lấy tiêu chuẩn người lớn của ta ra đánh giá thành quả của trẻ. Khi trẻ chưa đến trường, chúng sẽ có giai đoạn coi mình là trung tâm trong gia đình, bất cứ một lời phê bình nào của cha mẹ cũng khiến trẻ bị tổn thương trầm trọng. Người lớn chúng ta hãy học cách dùng từ ngữ truyền đạt cho trẻ những thông tin chính hướng. Ví dụ như: "Con dùng nhiều màu thật, có đỏ này, có xanh này, có vàng này. Màu sắc phong phú ghê." và hạn chế những câu kiểu như: "Sao con vẽ linh tinh thế này, màu sắc nhiều quá." Thông tin chính hưỡng sẽ khiến trẻ được động viên, tiếp tục thể hiện những hành động tốt. Ngược lại, trẻ sẽ thu mình hoặc chây ỳ không học cách tiến lên nữa nếu như trẻ chỉ nhận được những thông tin mang tính tiêu cực. 15. Nói chuyện với con và học cách lắng nghe. Mỗi ngày hãy bỏ vài chục phút để nói chuyện phiếm với con. Việc này rất quan trọng, từ những lúc nói chuyện với con, ta sẽ biết được ý nghĩ của trẻ, biết được nhu cầu của trẻ. Trong quá trình đó, người lớn chúng ta cũng sẽ học được cách lắng nghe, rất nhiều các bậc phụ huynh không đủ kiên nhẫn nghe trẻ nói hết đã ngắt lời chỉnh quan niệm không đúng của trẻ ngay lập tức. Với thái độ của cha mẹ như vậy, trẻ sẽ dần không muốn chia xẻ với cha mẹ về suy nghĩ của mình nữa, vô hình chung tạo ra một khoảng cách giữa cha mẹ với con. (còn tiếp) Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
thay đổi nội dung bởi: thang, 07-01-2013 lúc 01:35 PM |
08-22-2010, 01:56 PM | #2 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 407
|
(Tiếp)
16. Khi trẻ làm xong một việc nào đó trong nhà, hãy khen trẻ (nuôi dưỡng tính trách nhiệm) Trẻ từ 2 đến 4 tuổi rất thích bắt chước hành động của người lớn, bởi vậy, trẻ ở độ tuổi này rất thích làm việc nhà. Nếu người lớn cho trẻ dụng cụ và công việc phù hợp, ví dụ như một cây chổi nhỏ, một máy hút bụi nhỏ chẳng hạn. Hãy cho trẻ làm trong phạm vi khả năng của trẻ. Trẻ sẽ học được cảm giác trách nhiệm trong lúc làm việc nhà như vậy. 17. Bố trí thời gian cả gia đình cũng đi giã ngoại picnic (cho trẻ quan sát thế giới bên ngoài) Ngày nghỉ, cả gia đình cùng đi chơi, ngoài việc thay đổi không khí tăng cường mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái ra, những cái mới lạ trẻ trông thấy hoặc được nghe cha mẹ giảng giải cũng khiến cho trẻ mở mang thêm, làm phong phú tri thức của trẻ. Một lần đi dã ngoại sẽ là một lần trẻ có thêm thu hoạch về kiến thức. Góp ý với các bậc phụ huynh, rằng nếu có thể, hãy cùng thảo luận với trẻ về kế hoạch du lịch hoặc giã ngoại. Thảo luận về đường đi, các nét văn hoá hoặc cảnh quan nơi sẽ đi, để khi tới đó, trẻ sẽ nhanh chóng tiếp thu tri thức bạn muốn truyền đạt cho trẻ. 18. Không nên "trả công" cho trẻ (dậy trẻ giá trị quan đúng đắn) Trẻ cần được cổ vũ đúng lúc. Có rất nhiều cách để cổ vũ khích lệ trẻ. Trong đó phương pháp sai lầm là dùng phần thưởng vật chất để khích lệ chúng. Nếu dùng phần thưởng vật chất, vô tình cha mẹ đã truyền đạt cho trẻ một giá trị quan lệch lạc, mà khát khao về vật chất của con người là vô cùng. 15. Nói chuyện với con và học cách lắng nghe. Mỗi ngày hãy bỏ vài chục phút để nói chuyện phiếm với con. Việc này rất quan trọng, từ những lúc nói chuyện với con, ta sẽ biết được ý nghĩ của trẻ, biết được nhu cầu của trẻ. Trong quá trình đó, người lớn chúng ta cũng sẽ học được cách lắng nghe, rất nhiều các bậc phụ huynh không đủ kiên nhẫn nghe trẻ nói hết đã ngắt lời chỉnh quan niệm không đúng của trẻ ngay lập tức. Với thái độ của cha mẹ như vậy, trẻ sẽ dần không muốn chia xẻ với cha mẹ về suy nghĩ của mình nữa, vô hình chung tạo ra một khoảng cách giữa cha mẹ với con. 16. Khi trẻ làm xong một việc nào đó trong nhà, hãy khen trẻ (nuôi dưỡng tính trách nhiệm) Trẻ từ 2 đến 4 tuổi rất thích bắt chước hành động của người lớn, bởi vậy, trẻ ở độ tuổi này rất thích làm việc nhà. Nếu người lớn cho trẻ dụng cụ và công việc phù hợp, ví dụ như một cây chổi nhỏ, một máy hút bụi nhỏ chẳng hạn. Hãy cho trẻ làm trong phạm vi khả năng của trẻ. Trẻ sẽ học được cảm giác trách nhiệm trong lúc làm việc nhà như vậy. 17. Bố trí thời gian cả gia đình cũng đi giã ngoại picnic (cho trẻ quan sát thế giới bên ngoài) Ngày nghỉ, cả gia đình cùng đi chơi, ngoài việc thay đổi không khí tăng cường mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái ra, những cái mới lạ trẻ trông thấy hoặc được nghe cha mẹ giảng giải cũng khiến cho trẻ mở mang thêm, làm phong phú tri thức của trẻ. Một lần đi dã ngoại sẽ là một lần trẻ có thêm thu hoạch về kiến thức. Góp ý với các bậc phụ huynh, rằng nếu có thể, hãy cùng thảo luận với trẻ về kế hoạch du lịch hoặc giã ngoại. Thảo luận về đường đi, các nét văn hoá hoặc cảnh quan nơi sẽ đi, để khi tới đó, trẻ sẽ nhanh chóng tiếp thu tri thức bạn muốn truyền đạt cho trẻ. 18. Không nên "trả công" cho trẻ (dậy trẻ giá trị quan đúng đắn) Trẻ cần được cổ vũ đúng lúc. Có rất nhiều cách để cổ vũ khích lệ trẻ. Trong đó phương pháp sai lầm là dùng phần thưởng vật chất để khích lệ chúng. Nếu dùng phần thưởng vật chất, vô tình cha mẹ đã truyền đạt cho trẻ một giá trị quan lệch lạc, mà khát khao về vật chất của con người là vô cùng. 19. Cổ vũ, khích lệ trẻ tham gia những hoạt động đoàn thể mà trẻ thích thú (thúc đẩy phát triển quan hệ xã hội) Các hoạt động đoàn thể sẽ giúp trẻ tự thoát ra ý nghĩ mình là trung tâm, tự điều chỉnh thái độ của mình. Người lớn có thể giúp trẻ lựa chọn một hoạt động đoàn thể nào đó, ví dụ như lớp nhạc nhi đồng, lớp thánh ca ngày chủ nhật của nhà thờ hoặc hoạt động thiếu nhi của khu tập thể... Qua các sinh hoạt của tổ chức, trẻ sẽ dần dần học và phát triển các kỹ năng cuộc sống xã hội hoá 20. Thảo luận với trẻ về tin tức xã hội để kích thích những hứng thú của trẻ (quan tâm xã hội) Việc cùng trẻ thảo luận những tin tức, vấn đề xã hội phù hợp với trẻ có thể giúp trẻ hoà nhập vào xã hội nhanh hơn và hiểu mình cũng là một thành viên của xã hội. Nội dung tin tức muôn sắc muôn màu sẽ dẫn dắt trẻ quan tâm đến xã hội hơn. Nhưng cùng lúc hướng cho trẻ quan tâm đến xã hội, người lớn cũng phải chú ý, một số tin tức hình ảnh chưa được xử lý, chọn lọc và một số đề tài sẽ khiến trẻ bị tổn thương tâm linh. 21. Không cho trẻ ấn tượng máy móc về giới tính (giáo dục giới tính) Trong xã hội hiện nay không còn phân biệt nam nữ, rất nhiều công việc không chỉ dành riêng cho nam giới ví dụ như người lái tàu hoả. Những công việc của phụ nữ, nam giới cũng có thể đảm đương được, ví dụ như hộ lý. Khi người lớn cho con trẻ đồ chơi hoặc các trò chơi, đừng quá nhấn mạnh phân biệt giới tính của trẻ để tránh xảy ra những sai lệch với cuộc sống mà trẻ nhận biết. 21. Tránh không nên so sánh trẻ với người khác (tôn trọng sự khác biệt) Mỗi trẻ là một cá thể độc lập, có năng lực và tính cách riêng. Vì không có một khuôn mẫu nào phù hợp và tiêu chuẩn để áp đặt cho trẻ, người lớn không nên so sánh trẻ với người khác. Cha mẹ chỉ cần giúp trẻ so sánh chính những hành động của trẻ hiện nay với trước kia là được. 22. Hãy làm ông bố bà mẹ có nguyên tắc (xây dựng giá trị quan đúng đắn) Con trẻ hoàn toàn xa lạ với cuộc sống nên cần phải có một nguyên tắc đúng đắn để làm theo, đặc biệt là nếp sinh hoạt. Quy tắc con trẻ có thể hiểu được liệu có quan hệ mật thiết với quy tắc của cha mẹ đặt ra không. Người lớn nếu có một nguyên tắc phù hợp sẽ có thể khiến trẻ hiểu, đâu là đúng và đâu là sai. 23. Mua tặng trẻ những món quà có thể phát huy ưu điểm của trẻ (tăng sự tự tin ở trẻ) Những món quà có thể phát huy ưu điểm ở trẻ, có thể là một cơ hội để trẻ thành công, tăng sự tự tin của trẻ. 24. Biến ngôi nhà thành nơi học tập của trẻ (thúc đẩy phát triển trí tuệ) Trí tuệ của con trẻ phát triển phải được học qua quá trình làm. Vậy nên tận dụng các cơ hội trong cuộc sống thường ngày để giúp trẻ học tập có hiệu quả. Ví dụ như phòng bếp là nơi để trẻ học và làm quen với toán, lúc tắm có thể học khái niệm nổi và chìm, chăm sóc động vật nuôi sẽ để trẻ nhận thức về cấu tạo và tập tính của động vật. 25. Dậy trẻ cách tin vào trực giác và tự tin vào năng lực của mình (xây dựng lòng tự tin) Trong cuộc sống thường ngày, trẻ luôn cần cha mẹ động viên khích lệ và khen thưởng. Khi biết mình là người có năng lực, trẻ sẽ tự tin hơn rất nhiều. 26. Cho trẻ quyền được lựa chọn (nuôi dưỡng khả năng tự quyết định, độc lập) Các mục trẻ có thể lựa chọn không nhiều, nếu cho trẻ quá nhiều cái để lựa chọn sẽ khiến trẻ không biết nên quyết định thế nào. Khi trẻ có quyết định sai dẫn đến kết quả không tốt, trẻ sẽ học được kinh nghiệm lựa chọn từ lần thất bại đó. 27. Hãy dành một góc riêng để trưng bày sản phẩm của trẻ (thể hiện bản thân) Một nơi cố định dành riêng cho trẻ bày những sản phẩm trẻ tự làm sẽ khiến trẻ học được cách thể hiện bản thân. Cùng mọi người trong nhà thảo luận về tác phẩm của trẻ, tạo cho trẻ cơ hội học tập thêm về ngôn ngữ. 28. Khích lệ trẻ xử lý những khó khăn trẻ gặp phải, giúp chúng học cách giải quyết những khó khăn. Phần lớn trẻ khi gặp phải vấn đề khó đều xin người lớn giúp đỡ. Người lớn chúng ta thường xuyên giúp trẻ giải quyết vấn đề khó khăn trẻ gặp sẽ tạo cho trẻ thói quen ỷ lại. Người lớn đừng bao giờ xem thường năng lực của trẻ, chúng có thể tự giải quyết một số vấn đề không phức tạp lắm. Nên ở bên cạnh, hướng dẫn trẻ, để trẻ có cơ hội tự giải quyết vấn đề trẻ gặp phải. 29. Chấp nhận tất cả ở trẻ, cả ưu điểm và nhược điểm (học cách tôn trọng và tán thưởng điểm khác biệt ở trẻ) Tôn trọng mỗi điểm khác biệt ở trẻ. Học cách tán thưởng ưu điểm của trẻ, ví dụ như bé không có trí nhớ tốt lắm trong việc học, nhưng bé lại có biểu hiện rất tốt trong việc lý giải sự việc. Hãy bao dung và giúp đỡ trẻ cải thiện nhược điểm. Bỏ chút thời gian nghĩ xem nhược điểm của trẻ có nhất thiết phải thay đổi không. Thay một góc nhìn khác, có thể nhược điểm nào đó của trẻ cũng không đến nỗi nghiêm trọng. ---End--- Theo lamchame.com |
08-22-2010, 04:02 PM | #3 |
Accountant
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,618
|
đang chờ có cháu để áp dụng đây!Hic,mà sao thấy lâu quá!!!!!!!!
|
09-11-2012, 09:06 PM | #4 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 407
|
Lâu rồi vẫn thấy đây là một bài hay để cả nhà tham khảo, dù đã có baby hay đang tìm đối tác để có baby
|
Bookmarks |
Tags |
cach nuoi day tre , cách nuôi dạy trẻ , phuong phap nuoi day tre , phương pháp nuôi dạy trẻ |
Ðang đọc: 2 (0 thành viên và 2 khách) | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
Đặc điểm của những con người thành đạt | luomlat_goo | Tư duy thành công | 2 | 04-08-2018 08:04 PM |
14 điều người giàu nghĩ khác người thường | luomlat_goo | Tư duy thành công | 0 | 04-04-2014 10:17 AM |
9 thói quen của những người giỏi quan hệ | luomlat_goo | Đi một ngày đàng | 0 | 01-15-2014 10:48 AM |
Chia sẻ kinh nghiệm về cách chào hỏi, giao tế | cuti2010 | Kỹ năng mềm | 6 | 04-26-2011 10:29 PM |
10 cách để gặp ma... | TimeLine | Giao lưu - Tán gẫu | 10 | 09-17-2010 07:43 AM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn