|
|
|
Cùng cảm nhận Triết lý đời thường... |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
04-20-2010, 08:33 PM | #1 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 295
|
hài hước chuyện ra mắt bố mẹ vợ tương lai
“Đầu buổi, tớ được quý như vàng. Cuối buổi, tớ như thằng tội phạm, chỉ vì chơi cờ thắng ông cụ”, anh Hiển kể về lần đầu ra mắt nhạc gia.
Hài hước chuyện ra mắt bố mẹ vợ tương lai (Ảnh minh họa) Hiển 34 tuổi, một vợ hai con, sống ở Ninh Bình, . Anh và bố vợ là một cặp tương đắc, nhưng thỉnh thoảng cũng làm ông cụ nóng mặt chỉ vì chuyện cờ tướng. “Cũng vì cờ quạt mà suýt nữa tôi là con rể hụt đấy”, anh kể. Bị giận vì cao cờ hơn bố Hôm ra mắt bố mẹ vợ tương lai cách đây 7 năm, Hiển rất tự tin vì người yêu cho biết ông cụ rất ưng ý khi nghe nói người yêu của con là dân kỹ thuật, lại là người Hải Dương, quê gốc của ông. Hiển lại cao ráo, mặt mũi sáng sủa, biết ăn nói, nên cho rằng chuyện ra mắt nhà vợ không có vấn đề gì. Quả thật, buổi gặp gỡ diễn ra suôn sẻ, nhạc mẫu gắp cho từng miếng, đưa cho từng tờ giấy ăn, nhạc phụ mặt mày rạng rỡ. Đang ngồi uống trà, Hiển nhìn thấy bộ cờ tướng, thế là hai kẻ mê cờ nhận ra nhau. Ông cụ càng quý Hiển nha bắt được vàng, lập tức bày trận tỉ thí. “Lúc đầu mình còn tỉnh táo, ra vẻ đau đầu vì gặp phải cao thủ. Nhưng mấy ván sau, tôi quên béng, cứ chiến thẳng tay. Ông cụ đỏ mặt tía tai, kêu mệt không chơi nữa, hầm hầm bỏ đi nằm. Lúc mình chào về cũng giả điếc không nói năng gì”, Hiển kể. Sau lần đó, ông cụ tuy không có cớ gì để chê bai Hiển nhưng vẫn cú, mỗi lần gặp đều ra vẻ lạnh nhạt hoặc gắt gỏng. Chàng rể tương lai phải vận dụng đủ thứ “binh pháp” mới nịnh được ông cụ. Sau này khi đã là rể, Hiển vẫn thường xuyên chơi cờ với bố vợ và phải nghĩ cách nhường. “Khó lắm, vì ông già biết mình chơi khá rồi, nhường trắng trợn là cụ mắng chon gay, mà thắng thì cũng tai hại”, anh tâm sự. Thế nhưng cũng có những lúc chàng rể quyết thắng và không kiềm được nụ cười đắc chí lúc tàn ván cờ, để rồi sau đó phải chào về ngay để tránh căng thẳng. Như phỏng vấn xin việc Đã 9 năm trôi qua nhưng vợ chồng ông Kính ở Hà Đông (Hà Nội) vẫn buồn cười khi nhớ lại buổi đầu tiên chàng rể út tên Thịnh đến nhà. Thịnh lúc đó đã 33 tuổi, đã yêu vài cô nhưng chưa thực sự có mối tình nào vì quá nhát. Hôm đó, thấy anh chàng mặt mũi nghiêm trọng, chào cẩn thận từ người lớn đến đứa cháu 5 tuổi trong nhà, ông Kính đã buồn cười. Ông đã có ý nói năng thoải mái, xởi lởi cho Thịnh đỡ căng thẳng nhưng không ăn thua. Ngồi vào bàn, anh chàng nói luôn: “Thưa bác, cháu là Hà Văn Thịnh, sinh năm…, quê ở…, làm ở công ty…. Bố mẹ cháu giờ vẫn ở quê nhưng cũng có chút lương hưu, cháu có ba người em…”. Hương, người yêu Thịnh, bật cười: “Anh làm gì mà như đi phỏng vấn xin việc thế?’. Tiếng cười lây sang cả nhà khiến anh chàng đỏ mặt tía tai, nhưng cũng nhờ thế mà thoải mái hơn một chút. “Đó là chưa kể nó còn lỡ miệng bảo con gái tôi không xinh, rồi rối rít chữa bằng cách khen lấy khen để cái Hương nào tốt bụng, nào đảm đang, nào thông minh”, ông Kính kể, “Được cái tôi thấy nó thật lòng nên cũng duyệt”. Tưởng thư sinh hóa ra ‘bợm nhậu’ Trong bữa cơm ra mắt, ông Đức đã chuẩn bị sẵn rượu ngon mời Long, người yêu của con gái. Nhưng mấy lần đưa ly, Long đều từ chối. Nhìn anh chàng da trắng môi đỏ, dáng điệu thư sinh, ông nghĩ chắc con rể tương lai thuộc diện “ngoan hiền”, không biết đến rượu chè nhậu nhẹt nên tuy cụt hứng nhưng cũng khá hài lòng. Rồi đến khi ông chú cũng nâng ly mời và Long lại khẩn khoản xin thì cậu con út của ông Đức buột miệng: “Mọi khi ngồi với bọn em anh uống cả can không say cơ mà?”. Những người lớn tuổi trong mâm trố mắt, cậu em thì đỏ mặt vì lỡ lời. Long cũng lúng túng một lúc mới gãi đầu phân bua: “Không phải cháu giả vờ không biết uống rượu, mà vì cháu đã uống là quen uống nhiều, thỉnh thoảng mới nhấp một tí thế này căng thẳng lắm, uống thật thì sợ bác ghét”. Cả nhà cười ầm ầm. Cánh đàn ông đua nhau đổ rượu cho chàng rể. Đến cuối buổi, ông Đức mới bảo: “Đàn ông ai chả uống rượu, uống nhiều hay ít là do khả năng từng người. Có điều là cũng nên có giới hạn, kẻo không thì cái Mai nó chạy mất chứ tôi đây chả dính dáng gì”. Hú hồn, Long vâng dạ rối rít. Không chỉ các cô gái mà cánh đàn ông con trai cũng rất hồi hộp trong lần đầu tiên ra mắt gia đình người yêu. Nhiều khi trục trặc xảy ra cũng chỉ vì sự hồi hộp này. Tuy nhiên, dù có “soi” kỹ, cách nhìn của “nhà gái” đối với chú rể tương lai thường khá bao dung. “Nói cho cùng, chúng tôi chê hay không chẳng quan trọng. Miễn con gái ưng bụng, và chúng nó thật lòng yêu nhau thì điều gì cũng bỏ qua được hết”, ông Đức kết luận. Nguồn:tapchilamdep.com Nghe cũng hài hài nhưng đúng phết các bạn ạ. Những bài viết ngẫu nhiên trong Box: |
04-24-2010, 11:56 AM | #2 |
Tham gia: May 2010
Đến từ: Sài Gòn
Bài gửi: 1,007
|
Vui đấy, còn những chuyện nàng dâu ra mắt bố mẹ chồng tương lai thì sao? Post lên luôn i, để có gì học tập kinh nghiệm, tránh những vết xe đổ của các bậc tiền bối đi trước.
|
04-24-2010, 06:44 PM | #3 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 295
|
Hài hước chuyện nàng dâu khác miền Mâu thuẫn do sự khác biệt vùng miền giữa hai thế hệ già, trẻ là nguyên nhân gây nên nhiều chuyện dở khóc dở cười… Bà Trân người gốc Triều Châu cứ bị tăng huyết áp mỗi khi được “thằng con rể” miền Trung lấy lòng. Như hôm giáp tết, anh con rể thay mới bộ bàn ghế, tủ trong nhà toàn một màu đen “theo phong cách Nhật Bản”. Sau đó, chuộc lỗi với mẹ vợ vì cái tội mang xui xẻo (màu đen) vào nhà, ngày tết anh tập tành đi mua liễn đỏ về trang trí. Ai dè, liễn bị dán ngược đầu, lại còn câu nọ xọ câu kia. Bà Trân giọng lơ lớ: “Tui bó tay với nó”. Bất đồng… đủ thứ Câu chuyện thứ nhất. Bà Mẹo là người Huế vô Sài Gòn sống cũng gần ba mươi năm. Cuối năm rồi bà vui mừng cưới vợ cho con trai. Bà rất ưng ý cô con dâu mới người thành phố, con nhà gia giáo, hiền lành. Vậy mà chỉ sau vài tháng, mẹ chồng lại giận con dâu không thèm nhìn mặt, rồi lôi con trai ra mắng: “Con vợ mi ban đầu ra vẻ hiền lành, chăm chỉ. Mới có vài tháng lại lộ mặt gian dối, biếng nhác”. Cô con dâu thấy mẹ chồng giận chỉ biết khóc. Bà Mẹo tuy ở Sài Gòn đã lâu nhưng giọng nói vẫn còn đặc sệt chất Huế nên con dâu miền Nam chưa quen, nghe không rõ. Một hai lần đầu cô còn hỏi lại, hỏi hoài đâm ngại, lại sợ bất kính nên cô không dám hỏi. Mỗi lần mẹ chồng nói gì cô cũng gật đầu “vâng, dạ”. Mấy lần đầu, bà thấy vui vì con dâu lễ phép. Những lần sau, bà nói gì, sai làm gì thì cô cũng chỉ vâng dạ rồi thôi. Hôm chủ nhật, thấy con dâu rảnh, bà liền nhờ chở đi thăm bà con. Cô dâu “dạ” rõ to. Bà xách giỏ, quần áo chỉnh tề, cô dâu chạy ra mở cổng cho bà rồi… quay vào nhà. Bà đang chưng hửng, thì con dâu quay lại dặn dò: “Mệ đi đường cẩn thận” rồi đóng cửa lại. Bà chưng hửng rồi giận anh ách. Đây đâu phải lần đầu tiên! Chuyện thứ hai. Vợ chồng ông Khải là người miền Bắc. Ông bà đã “quy hoạch” cho cậu con trai một cô vợ cũng miền Bắc, sẽ sống chung và phụng dưỡng ông bà. Vậy mà “nó” lại dẫn về một cô gái người Hoa. Mặc dù cô dâu tương lai khá xinh xắn, lại nhanh nhẹn nhưng ông bà không vui. Ông Khải nói: “Bố muốn con lấy con gái Bắc cho hợp. Con gái Bắc biết chiều chồng, thương con”. Nhưng cậu con cứ nhất định không chịu. Vậy là “con đặt đâu cha mẹ ngồi đấy”. Hôm cô dâu mới nấu bữa cơm đầu tiên, hai ông bà bỏ bữa vì ăn không được. Cô dâu làm một thực đơn toàn là món của người Hoa. Đã vậy, món nào cũng ngòn ngọt, khó ăn. Mỗi khi bố mẹ chồng nói, nghe không rõ cô lại “Hả, bố nói gì?”, rồi lại “ờ”. Hai ông bà mỏi mòn ngồi chờ hai vợ chồng về ăn cơm chung cho vui, cô dâu lại tỉnh bơ: “Bố mẹ đừng chờ làm gì. Tụi con mỗi đứa vô bếp làm một tô là được rồi”. Cô còn bắt chồng rửa chén, làm việc nhà... Mỗi lần nhìn con dâu, ông bà lại lắc đầu ngao ngán. Trẻ chiều già Tiến sĩ tâm lý Võ Nam, trường đại học Sư phạm TP.HCM đưa ra lời khuyên, các vấn đề mâu thuẫn trên do sự ngăn cách về không gian (vùng miền) và ngăn cách thế hệ (già, trẻ). Cả hai phía nên thông cảm và chia sẻ. Người này đặt mình vào vị trí của người kia để cảm nhận cảm xúc của người kia. Tiến sĩ Võ Nam tư vấn cho câu chuyện thứ nhất, đây chỉ là hiểu lầm nhỏ. Nàng dâu nên mạnh dạn hỏi lại cho rõ, còn mẹ chồng thì nên nói chậm lại. Còn trường hợp nhà ông Khải thì cô dâu nên tập ăn uống theo khẩu vị của cha mẹ chồng. Vì quỹ thời gian của người già không còn nhiều. Cô dâu phải biết chiều cha mẹ chồng trước nhờ sự khéo léo. Khi có dịp cô sẽ giới thiệu món mình thích cho cha mẹ chồng thử. Chân thành xoá ngăn cách Sự bất đồng giữa ông bà Khải với cô con dâu tưởng chừng như sẽ ngày càng lớn, không thể nào hoà hợp nếu như không có một sự kiện xảy ra. Hôm đó, ông đột nhiên ngất xỉu, nhà không có ai, bà cuống cuồng lên. May nhờ lúc đó, cô con dâu có công chuyện ghé về nhà. Cô gọi xe rồi đỡ bố chồng đi cấp cứu. Suốt thời gian bố chồng bệnh, cô ra vào bệnh viện như thoi. Sau đó, cô thuê một người giúp việc đỡ đần việc nhà, phòng khi có chuyện. Mỗi tháng cô lại tặng ông bà ít tiền, vẫn cái giọng gọn lỏn: “Bố mẹ già rồi, không làm gì ra tiền”. Khi gặp món nào ưa thích, cô con dâu lại mua về cho bố mẹ chồng. Bây giờ gặp ai ông bà cũng khoe: “Xem nó có vẻ ngang tàng vậy nhưng có hiếu lắm”. Thỉnh thoảng ông đi mua vịt quay: “Con dâu tôi người Hoa, nó thích ăn vịt quay”. theo giadinh.com nhé |
04-24-2010, 07:16 PM | #4 |
Tham gia: May 2010
Đến từ: Sài Gòn
Bài gửi: 1,007
|
Hic hic ... chuyện mẹ chồng nàng dâu (_ _!) kễ mãi chắc cũng không hết nổi.
|
04-24-2010, 07:19 PM | #5 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 295
|
đây là một trong số những câu chuyện có mang tính chất hài hước nữa.theo yêu cầu của sand mình tìm đọc và up lên mà
|
04-24-2010, 07:19 PM | #6 |
Tham gia: May 2010
Đến từ: Sài Gòn
Bài gửi: 1,007
|
Ha ha, đọc chuyện chàng rể miền Trung .. kh6ong cười ko chịu nổi, ha ha ha ...
Còn nàng dâu người Hoa, đọc mà cứ như nàng dâu miền Tây ý ... |
04-24-2010, 07:22 PM | #7 |
Tham gia: May 2010
Đến từ: Sài Gòn
Bài gửi: 1,007
|
"Bố mẹ đừng chờ làm gì. Tụi con mỗi đứa vô bếp làm một tô là được rồi. Cô còn bắt chồng rửa chén, làm việc nhà... " --> cái này sao giống phong cách của mình thế nhở? hì hì
Nhưng hổng có chuyện nào thuộc về "nàng dâu ra mắt bố mẹ chồng tương lai" kìa. Chẹp chẹp, đúng là người miền nào lấy người miền đó, người nước nào lấy người nước đó là xong chuyện, hạn chế tối đa mức độ hiểu lầm (_ _!) |
04-24-2010, 07:42 PM | #8 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 295
|
ờ pừ nhất thời chưa tìm ra chuyện đó,để mình xem đã nhé đọc mấy chuyện này thấy buồn cười quá mà.
|
04-24-2010, 10:25 PM | #9 |
Tham gia: May 2010
Đến từ: Sài Gòn
Bài gửi: 1,007
|
Đọc mấy cái này cảm thấy ... tội lỗi đôi chút vì cứ cảm thấy như mình đang cười trên sự đau khổ của người khác. Nhưng thật sự chúng rất buồn cười ;D
|
04-24-2010, 10:42 PM | #10 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 295
|
không phải cười trên nỗi đau khổ người khác đâu bạn mà là những bài học tưởng đơn giản nhưng cũng thường gặp trong cuộc sống mà
|
Bookmarks |
Ðang đọc: 3 (0 thành viên và 3 khách) | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
Top 5 chuyện chẳng vui vẻ gì nhưng bạn cũng không cần phải buồn | nam_hd55 | Tư duy thành công | 0 | 12-23-2016 08:46 AM |
Thế nào là nói chuyện có duyên | thang | Kỹ năng mềm | 0 | 06-07-2013 06:10 AM |
xem tử vi liệu có đúng không? | luomlat_goo | Cùng cảm nhận | 3 | 06-05-2013 04:13 PM |
Câu chuyện Kiến trúc và Hoài bão của thanh niên trẻ Việt Nam | bb91 | Sống trẻ - Nghĩ lớn | 2 | 09-14-2010 10:44 PM |
Tương tác giữa con người và máy tính trong tương lai | Richyourlife | Điện tử - Kỹ thuật số | 0 | 09-11-2010 11:17 PM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn