|
|
|
Kỹ năng mềm Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng suy nghĩ tích cực, kỹ năng trình bày, kỹ năng... |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
12-14-2009, 03:43 PM | #1 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
Kỹ năng giao tiếp cần có
*Biết lắng nghe:
Lắng nghe là cả một nghệ thuật. Đó không chỉ đơn thuần là nghe qua. Nó đòi hỏi người nghe phải biết chủ động trong buổi nói chuyện cũng như biết cách kết hợp một số kĩ năng và kĩ thuật nhất định. Dưới đây là một vài mẹo vặt và những phương pháp bạn có thể áp dụng để trở thành một người biết lắng nghe thực sự, một người mà người khác luôn muốn trò chuyện. - Lắng nghe một cách chủ động: Nên nhớ rằng bạn đang lắng nghe. Hãy hướng sự chú ý vào người nói và làm cho họ thấy rằng dường như lúc này chỉ có một điều khiến bạn quan tâm: những gì họ đang nói. - Tập trung: Bày tỏ sự tôn trọng với người nói là việc làm cần thiết. Xem xét những ý kiến của họ thật kĩ lưỡng. Không nên đánh giá thấp hay tỏ ra coi thường những gì bạn đang nghe, vẻ mặt cũng không được lộ sự thiếu tôn trọng. Dĩ nhiên bạn không nhất thiết phải đồng ý với mọi việc họ nói, nhưng hãy đợi cho đến khi họ trình bày hết quan điểm của mình. - Đặt câu hỏi: Bạn sẽ có thắc mắc về những gì đã nghe. Và khi gặp thời điểm thích hợp, hãy đưa ra những câu hỏi để xác nhận lại thông tin, cũng là một cách để bạn bày tỏ sự quan tâm. Không nên lèo lái đề tài câu chuyện theo ý mình. Khi người nói bỗng dưng đề cập đến vấn đề nào đó khiến bạn đặc biệt quan tâm, bạn sẽ rất dễ bị lôi cuốn vào, rồi sẽ cắt ngang người nói để thao thao bất tuyệt với chủ đề đó. Và thường dẫn đến kết quả là làm cho người nói chuyển đề tài sang câu chuyện của bạn. Những người biết lắng nghe luôn để người kia làm chủ tình hình. Cách tốt nhất là ghi nhớ câu hỏi đó và sau khi người nói đã nói hết những điều họ muốn thì bạn hãy đặt câu hỏi. Trong lúc lắng nghe, bạn cũng không nên suy nghĩ xem đến phiên mình bạn sẽ nói gì. Vì nếu như vậy thì bạn sẽ không tập trung vào những gì người kia đang nói. - Hưởng ứng người nói: Đôi lúc khi bạn muốn khuyến khích người nói tiếp tục, hãy tỏ ra rằng bạn vẫn đang rất chú tâm tới câu chuyện của họ chỉ bằng cách nói: "Vậy ý của bạn là..." hay "Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không..." Và lặp lại những gì bạn nghĩ là mình đã nghe. Đây cũng là một cách hướng người nói sang chủ đề mới mà ngay chính họ cũng không định nói đến. - Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Hãy cởi mở với người nói. Mặt đối mặt và nhìn họ. Đừng để vật gì tạo ra khoảng cách giữa bạn và người nói. Nếu có thể, hãy bước ra khỏi bàn và ngồi bên cạnh họ. Cũng không nên khoanh tay trước ngực, hướng ra xa người nói, quay mặt đi chỗ khác, nhìn vào những thứ xung quanh trong phòng, hoặc liếc nhìn màn hình máy tính hay đọc sách báo. Hãy thực sự chú tâm vào người nói. - Diễn giải nội dung bạn muốn trình bày: Thường thì khi bạn không nắm vững một vấn đề, bạn sẽ chỉ chú tâm vào nói, nói và nói, thay vì phải diễn giải. Giải thích một cách chính xác có thể làm cho cả người nói và người nghe đều hiểu rõ vấn đề. Thật không dễ dàng khi phải suy đoán ý nghĩa ẩn sau những từ ngữ, lúc này diễn giải là rất cần thiết. Kỹ thuật này có thể giúp mọi người mở rộng cuộc nói chuyện, có thể khám phá những gì mà bạn thực sự muốn diễn đạt. - Im lặng: Im lặng làm cho người ta cảm thấy không thoải mái. Nó tạo một không khí nặng trĩu suy nghĩ và đôi khi là nỗi đau. Một người biết lắng nghe phải thật sự thoải mái khi ở trong môi trường đó. Thỉnh thoảng, chờ đợi vài phút trong im lặng sẽ giúp người nói có thể khai thác hết những cảm xúc thầm kín trong lòng. Làm chủ được sự im lặng, điều đó có nghĩa là bạn đã thành công. Thực hiện được những yêu cầu trên, có thể nói rằng bạn là một người biết lắng nghe thực sự. Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng chỉ toàn màu hồng. Có đôi lúc, bản thân chúng ta gặp thất bại trong việc lắng nghe, một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp. Vậy, nguyên nhân nào khiến đại đa số chúng ta đều từng gặp khó khăn trong khả năng tiếp thu ý kiến, nhận xét của người khác? - Thái độ lắng nghe chưa tốt: Điếc hơn người điếc là người không muốn nghe. Ta thường hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không muốn nghe hoặc chỉ nghe một phần, nhưng đến khi cần nhắc lại thì ta lại không nhớ. Tệ hại hơn nữa là ta chỉ nghe xem đối tác có gì sai, xấu để phản ứng lại. - Không chuẩn bị: Để nói một điều gì ta chuẩn bị rất kỹ tất cả các phương án. vậy mà trong giao tiếp ta chưa bao giờ chuẩn bị lắng nghe cả. Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại. Đó chính là nguyên nhân làm ta nghe kém hiệu quả. xitrum.net Những bài viết ngẫu nhiên trong Box: |
12-14-2009, 03:47 PM | #2 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
*Tự tin vào bản thân chứ không nên tự ti:
Người tự tin bao giờ cũng cuốn hút sự chú ý của người khác.Và khi giao tiếp người nói nhiều thì chưa hẳn là người tự tin Vài cách để có tự tin trong cuộc sống: Có bao giờ bạn nhìn mình trong gương và ngượng nghịu trước hình ảnh của mình chưa? Nếu đó là thói quen của bạn thì tôi khuyên bạn nên từ bỏ nó. Nếu bạn không thích chính bản thân mình thì làm sao bạn có thể tự tin vào chính mình. Và nếu bạn thiếu sự tự tin nơi bản thân thì làm sao người ta có thể tin tưởng bạn? Nhiều người, dù già hay trẻ đều thiếu tự tin vào một thứ gì đó trong cuộc sống - có thể là thiếu tự tin về ngoại hình, giọng nói, lối sống, thói quen, công việc hay thậm chí là gia đình. Khi đi phỏng vấn, sự tự tin sẽ giúp bạn xin được việc. Hãy tưởng tượng có 2 ứng viên được phỏng vấn, một người thì tự tin, quả quyết, còn người kia thì rất lo lắng. Dĩ nhiên người thứ nhất sẽ có ưu thế hơn. Không ai có được tự tin chỉ qua một đêm, mà đó là cả một quá trình, nhưng mọi người có thể đạt được nếu họ cố gắng. Những cách sau đây sẽ giúp bạn tự tin hơn: 1. Thích chính mình Bước đầu tiên để tự tin hơn là phải chấp nhận và yêu thích bản thân. Bạn nên liệt kê tất cả những đặc điểm tích cực và điểm mạnh của mình trên một tờ giấy hoặc quyển sổ. Bằng cách này, bạn sẽ tự nhắc nhở rằng mình cũng có rất nhiều tố chất đáng quý như những người khác. Từ đó, bạn sẽ yêu thích bản thân và cảm thấy tự tin hơn nhiều. 2. Tham gia các hội thảo Cách rất tốt để tăng thêm tự tin là bạn hãy tham gia các hội thảo chuyên đề về bí quyết và hướng dẫn có được tự tin do những chuyên gia trình bày. Bạn có thể lấy những ý chính hoặc quan sát những cử chỉ và phong thái mà họ thể hiện. 3. Động viên bản thân Dù chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn hay bài diễn văn, bạn hãy luôn tự nhủ rằng bạn sẽ làm được. Hãy động viên bản thân mỗi ngày và bạn sẽ thấy sự tự tin của mình không ngừng tăng lên. Một cách khác là hàng ngày sau khi đi học hoặc đi làm về, bạn nên liệt kê ít nhất 4 việc mà bạn đã làm tốt trong ngày hôm đó. 4. Vượt qua nỗi sợ hãi Một số người lo sợ họ sẽ không thể thành công trong bất cứ việc gì. Điều đó sẽ là một bất lợi và làm mất sự tự tin của bạn vào chính mình, thậm chí cả những việc trong cuộc sống. Để từ bỏ cảm giác ấy, bạn hãy luôn nhắc nhở mình, sẽ không làm bất cứ việc gì một khi còn nỗi lo mình sẽ thất bại. Hãy tích cực và hãy làm việc hăng say. 5. Chấp nhận thất bại Nếu bạn luôn luôn khóc lóc sau những thất bại, thì bạn sẽ chẳng thể nào tiến bộ được. Hãy nhớ rằng, những sai lầm và những thất bại đã qua không thể đảo ngược lại. Một người tự tin luôn nhìn về quá khứ để sống cho hiện tại và hướng đến tương lai. Nếu bạn thất bại một lần, không sao cả, hãy lấy nó làm bài học cho mình. Biên dịch: Hoài Thương (vn8x) |
12-14-2009, 04:00 PM | #3 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
Ngọc quý phải qua mài giũa.Tương tự muốn giao tiếp tốt thì phải có cái lưỡi sắc sảo.Người xưa thường bảo trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần.
Giao tiếp tốt đòi hỏi phải rèn luyện thường xuyên và tự đúc kết kinh nghiệm sau khi suy nghĩ về những gì đã nói. *Rèn luyện giao tiếp tốt: Có hai điều quan trọng tôi muốn đề cập với bạn trong bài viết này, đó là sự sẻ chia và phê bình giữa mọi người với nhau trong giao tiếp hàng ngày. Đầu tiên, ta hãy xem thử có cách nào giúp mọi người có thể trao đổi thông tin cho nhau tốt hơn? Bạn hãy tạo điều kiện cho đối phương (bạn bè, đồng nghiệp, người ấy...) cảm thấy thoải mái để có thể nói lên những cảm xúc, suy nghĩ, mộng tưởng, những buồn đau, phàn nàn mà không phải e ngại rằng bạn sẽ bác lại, thuyết giáo hay đơn giản bỏ ngoài tai lời họ nói. Chúng ta thường có khuynh hướng chỉ trích người khác nghiêm khắc như với chính bản thân mình nhưng lại quên rằng mỗi người đều có cảm xúc riêng của mình. Vì thế, trước hết hãy xem xét lại chính mình. Cố gắng không đổ thừa mọi vấn đề nảy sinh lên đối phương. Chính bạn chứ không phải ai khác phải kiểm soát mọi đổi thay ở mình và cái tính ưa đổ thừa. Và nữa, đừng vội vàng kể mọi chuyện không vui của mình. Thỉnh thoảng nên giữ riêng mọi phiền muộn và kể cho người khác nghe sau. Phương pháp "Hoàn thành câu" Hãy dành thời gian để nói chuyện chân thành với nhau, cả hai bạn nên thay phiên nhau nói những vấn đề sau: - Giao tiếp đối với mình có nghĩa là... - Mình thấy việc khó khăn nhất khi làm thân với người khác là... - Thỉnh thoảng mình không muốn nói chuyện vì... Tự khám phá mình - Tôi là người mà.. - Một trong những điều tôi muốn mọi người biết về tôi là... - Thời điểm tôi muốn nói những điều quan trọng là... - Thời điểm tôi muốn nói lên những cảm xúc của mình là... - Nếu tôi mở lòng tâm sự với người khác thì... - Khi người ta cố gắng nói chuyện với tôi, tôi đôi khi... Phát hiện ra những trở ngại khi giao tiếp - Nếu tôi quan tâm hơn đến phản ứng của mọi người thì... - Thỉnh thoảng tôi cứng miệng vì... - Tôi thường gây khó xử cho người nói chuyện với tôi khi tôi... Điều thứ hai tôi muốn nói với bạn là cách chúng ta phê bình người khác sao cho khéo léo. Nên nhớ đó phải là một lời phê bình có tính xây dựng. Khi bạn phê bình người khác thì phải phê bình cho chính xác, bạn hãy cố gắng cung cấp thông tin có giá trị cho người ta, giúp họ hiểu chính xác họ cần phải thay đổi cái gì. Nên nhớ rằng thái độ của người bị phê bình có thể thay đổi. Nếu họ không thể giải quyết vấn đề, bạn sẽ chỉ làm cho vấn đề thêm rối rắm. Bạn hãy cư xử quyết đoán, nói một cách quyết đoán và cố gắng đừng để cảm xúc lấn át khi nói. Còn nữa, đừng đổ thừa hay làm bẽ mặt người khác nhé. Hãy cho họ lí do để họ thay đổi, vạch ra những ích lợi khi họ đi theo những chỉ dẫn của bạn. Hãy biết chọn thời điểm để phê bình, không phê bình người ta ở nơi công cộng và kiên nhẫn đợi người ta vui vui hãy nói. Hãy xem phê bình chỉ là một sự phản hồi, không phải là một hình phạt nhé. Thay đổi chủ động trong mọi tình huống có thể giúp bạn thành công đấy. Biên dịch: Ánh Thu - Hoài Thương (vn8x). |
12-15-2009, 08:44 PM | #4 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
Đôi khi vào 1 nhóm đông người bạn cũng cần 1 kỹ năng không thể thiếu đó là cách giới thiệu về bản thân và người xung quanh.Chính từ đó sẽ phản ánh cái nhìn đầu tiên và ấn tượng về bạn
*Cách giới thiệu: Có khi bạn cảm thấy lúng túng không biết giới thiệu một người bạn của mình với một người lớn hơn, hay một người khác… Kiểu như, bạn chẳng biết nói gì hoặc là nói vậy thì có đúng không. Vậy thì bạn hãy xem thử những chỉ dẫn sau đây: Trước tiên, nên nhớ là hãy từ từ thôi, đừng vội vàng khi giới thiệu. Hãy dừng một phút để suy nghĩ xem bạn đang giới thiệu ai, và với ai mà họ đang được giới thiệu. Giới thiệu hai người bạn khác phái: Người con trai luôn được giới thiệu với cô gái, bất kể tuổi tác của anh ta. Hãy nhìn vào cô bạn gái của bạn và nói tên cô ta trước, rồi xoay sang người con trai giới thiệu tên anh ta. Ví dụ: "Chi, đây là Danh. Còn đây là Chi". Giới thiệu hai người bạn cùng phái: Nếu hai người, có một người lớn hơn người kia, thì giới thiệu người nhỏ hơn với người lớn hơn. Ví dụ: "Anh Khoa, đây là Thanh bạn em. Còn đây là Khoa, anh tôi". Còn nếu như họ tuổi gần nhau, thì giới thiệu người nào trước cũng được. Con trai thường bắt tay nhau: Khi giới thiệu bạn trai với nhau thì họ thường bắt tay nhau. Nhưng nếu là hai người khác phái thì chỉ khi nào người con gái đưa tay ra trước, thì người con trai mới nên bắt tay. Nếu cô ta không tỏ ý muốn bắt tay thì người con trai chỉ nên khẽ cuối đầu thôi. Con gái thì lại ít khi bắt tay với nhau. Dù không có quy luật nào nói rằng việc các cô gái bắt tay nhau là không hay, nhưng khi họ được giới thiệu thì thường họ chỉ mỉm cười và chào hỏi bình thường thôi. Giới thiệu một người bạn của mình với người lớn tuổi hơn: Luôn nói tên của người lớn tuổi trước. Ví dụ: "Thưa Dì, đây là Thanh, bạn của con. Thanh, đây là dì tôi". Giới thiệu bạn bè với cha mẹ mình: Không nên nêu rõ tên cha mẹ của mình. Câu đúng để nói là: "Thưa cha, đây là Thanh, bạn của con". Giới thiệu một cô gái trên mười sáu tuổi với người lớn hơn là đàn ông: Người đàn ông luôn được giới thiệu với cô ta trước, bất kể đến tuổi tác của ông. Ví dụ: "Chi đây là cha của tôi. Thưa cha, đây là Chi, bạn con". Giới thiệu cha mẹ bạn với người lớn tuổi: Nên giới thiệu về cha mẹ mình trước. Chẳng hạn, để giới thiệu mẹ bạn với cô giáo, nên nói "Thưa cô, đây là mẹ em". Khi bạn được giới thiệu với người bạn khác, bạn nên nhìn vào người đó, mỉm cười và nói "Anh khỏe không?"… Câu hỏi này sẽ tốt hơn nếu bạn muốn tạo sự thân mật, thoải mái giữa bạn và người bạn mới. Những câu như "Rất vui mừng được gặp anh!" hay "Chào!" sẽ tạo cảm giác sáo hoặc đơn điệu… Việc biết khi nào cần giới thiệu cũng quan trọng như việc biết cách giới thiệu như thế nào. Khi bạn đưa một người bạn đến nhà của người khác thì bao giờ cũng phải giới thiệu người đó với người mà bạn tới nhà. Nếu gặp người nào đó ngoài đường phố, mà người đó dừng lại nói chuyện khá lâu thì người đó cần phải được giới thiệu với bất kỳ ai đang đi cùng bạn. Bất kỳ người bạn nào mà bạn dẫn về nhà cũng phải được giới thiệu với các thành viên của gia đình mình. Không nên để một người đứng chờ trong khi bạn nói chuyện với người trong nhà mà anh/cô ta không quen biết. Không nên giới thiệu những người gặp nhau ngắn ngủi, chẳng hạn như người chỉ gặp nhau qua đường mà bạn chỉ có đủ thời gian để nói lời chào vui vẻ… xitrum.net |
12-16-2009, 08:05 AM | #5 |
Thiên Niên Nhất Mộng
Tham gia: May 2010
Đến từ: Vô Mộng đại lục
Bài gửi: 1,264
|
Hình như tui đọc dc mấy cái này trong cuốn sách nào ùi , ko phải trên web đâu
|
12-21-2009, 06:59 PM | #6 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 407
|
Kết luận là giao tiếp giống như đi xe máy trên đường, phóng nhanh nguy hiểm, phóng chậm lâu tới nơi, đôi lúc chen chúc thì phải nhẩy lên vỉa hè để chạy cho kịp, đến ngã tư mà nhường đường thì không bao giờ qua được...phải không nhỉ?
Chân lý...tự biên: Ai đi xe máy giỏi thì giao tiếp giỏi! Đúng hay sai? |
12-21-2009, 11:41 PM | #7 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
Chân lý là...Chả có chân lý nào cả.
Nói hay không bằng hay nói.và nói riết thì sẽ tiến bộ thôi. |
12-22-2009, 09:13 AM | #8 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 524
|
cái này mình cũng đọc ở trên mạng rồi nhưng mà toàn ly thuyết không à. chỉ mang tính chất tham khảo thôi.
|
Bookmarks |
Ðang đọc: 2 (0 thành viên và 2 khách) | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
QC lớp học Kỹ năng Giao tiếp | nam_hd55 | Kỹ năng mềm | 0 | 11-26-2019 12:38 PM |
10 cách ứng xử trong các tình huống giao tiếp thường gặp | nam_hd55 | Kỹ năng mềm | 0 | 12-17-2018 03:39 PM |
9 kỹ năng “mềm” để thành công | Richyourlife | Kỹ năng mềm | 0 | 12-03-2010 05:31 PM |
20 giao diện tuyệt đẹp cho Windows Media Player | reina172 | Máy tính và Internet | 4 | 10-09-2010 11:00 PM |
Kỹ năng mềm - “bài toán khó” của người Việt trẻ | bb91 | Kỹ năng mềm | 1 | 09-26-2010 10:26 PM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn