Kiếm Trong Diễn Ðàn Show Threads  Show Posts
Trang Chủ

Go Back   RA LÀ VẬY ^_^ KNOW HOW! > Kỹ năng hàng ngày mang lại lợi ích gì? > Kiến thức chuyên ngành

Kiến thức chuyên ngành Hành trang đầu tiên cho sự thành công.

nền kinh tế bong bóng là gì ?

Kiến thức chuyên ngành


Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Kiếm Trong Bài Xếp Bài
Old 12-22-2009, 09:58 AM   #1
nhanvatso1
Thiên Niên Nhất Mộng
 
nhanvatso1's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Đến từ: Vô Mộng đại lục
Bài gửi: 1,264
Default nền kinh tế bong bóng là gì ?

Thế nào là một nền kinh tế bong bóng?
Nền kinh tế bong bóng là nền kinh tế tăng trưởng cao quá mức thực lực (từ bong bóng có lẽ nghĩa là cái gì đó quá nóng, ảo tưởng và dễ vỡ). Tại sao lại có tăng trưởng quá thực lực? Bởi vì có sự kỳ vọng quá lớn. Ta tưởng tượng tăng trưởng bong bóng tương tự như sốt đất (cũng là bong bóng). Mặc dù cầu thực tế không cao nhưng giá vẫn được đẩy lên cao do các nhà đầu cơ kỳ vọng giá còn tiếp tục lên. Thực tế, giá lên là do chính các nhà đầu cơ tạo ra cầu ảo, chứ không phải cầu thật, do vậy giá lên cao quá mức thực tế. Đến khi mức cầu ảo không còn thì bong bóng vỡ. Trong tăng trưởng bong bóng, có sự kỳ vọng quá lớn về tăng trưởng dẫn đến đầu tư (và tiêu dùng) quá nhiều. Chính nó tạo ra sự tăng trưởng nhanh trong một giai đoạn ngắn. Nhưng vì không dựa trên cơ sở thực tế, nên bong bóng sẽ vỡ dẫn tới tình trạng quá thừa công suất, dư thừa sản phẩm (over capacity) và dẫn đến khủng hoảng.
Hiện tượng bong bóng kinh tế
Hiện tượng bong bóng kinh tế (đôi khi còn gọi là "bong bóng đầu cơ", "bong bóng thị trường", "bong bóng tài chính" hay "speculative mania") là hiện tượng chỉ tình trạng thị trường trong đó giá hàng hóa hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến một mức giá vô lý hoặc mức giá không bền vững. Mức giá cao thái quá này của thị trường không hề phản ánh mức độ thỏa dụng hay sức mua của người tiêu dùng theo như các lý thuyết kinh tế thông thường.Bong bóng kinh tế xuất hiện khi có hiện tượng đầu cơ đối với các tài sản cơ sở, làm cho giá bị đẩy lên cao, do vậy càng khuyến khích hoạt động đầu cơ hơn nữa. Theo sau bong bóng kinh tế bao giờ cũng là một cú giảm giá đột ngột, được gọi là sự sụp đổ của thị trường hay "bong bóng vỡ". Cả giai đoạn bong bóng phình to và giai đoạn bong bóng nổ đều là kết quả của hiện tượng "phản ứng thuận chiều", khi đại đa số những người tham gia thị trường đều có phản ứng đồng nhất với nhau. Giá cả trong giai đoạn bong bóng kinh tế bao giờ cũng biến động vô cùng thất thường, hỗn loạn và gần như không thể dự đoán được nếu chỉ căn cứ vào cung, cầu trên thị trường.Cơ chế của bong bóng kinh tế thường được giải thích bằng một lý thuyết có tên là "lý thuyết về kẻ ngốc hơn". Lý thuyết này giải thích hành vi của những người tham gia vào một thị trường với sự lạc quan thái quá (anh ngốc). Những anh ngốc này sẵn sàng mua những hàng hóa được định giá quá cao, với mong đợi sẽ bán được nó cho một tay đầu cơ tham lam khác (kẻ ngốc hơn) ở một mức giá cao hơn nhiều. Bong bóng sẽ tiếp tục phình to thêm chừng nào mà anh chàng ngốc này vẫn còn tìm được một kẻ ngốc hơn mình sẵn sàng mua những hàng hóa đó. Và bong bóng kinh tế sẽ kết thúc khi anh ngốc cuối cùng trở thành "kẻ ngốc nghếch nhất", người trả giá cao nhất cho thứ hàng hóa được định giá quá cao và không tìm được người mua nào khác cho chúng, lúc đó bóng nổ.Các nhà kinh tế học nhìn nhận bong bóng kinh tế như một hiện tượng gây tác động tiêu cực lên nền kinh tế, bởi vì các nguồn lực được phân bổ vào những mục đích không tối ưu. Thêm vào đó, khi bong bóng nổ, nó có thể gây thiệt hại một khối lượng của cải khổng lồ đồng thời kèm theo một giai đoạn bất ổn kinh tế kéo dài. Hậu quả của bong bóng kinh tế không chỉ tàn phá nền kinh tế của một quốc gia, mà ảnh hưởng của nó có khi còn lan ra ngoài biên giới.Một đặc trưng quan trọng của bong bóng kinh tế là ảnh hưởng của nó đến thói quen tiêu dùng. Những người tham gia vào thị trường trong đó các tài sản được định giá quá cao có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, vì họ có cảm giác là họ giàu hơn. Nhiều nhà quan sát lấy thị trường bất động sản ở Anh, Úc, Tây Ban Nha và nhiều vùng của Mỹ trong thời gian gần đây làm ví dụ cho ảnh hưởng này. Ngay cả ở Việt Nam, năm 2006, khi thị trường chứng khoán nóng lên, thị trường bất động sản đang đóng băng bỗng nhiên cũng ấm trở lại. Đến một lúc nào đấy, sớm muộn rồi bong bóng cũng vỡ, những người nắm giữ những tài sản bị định giá quá cao này lại bắt đầu có cảm giác nghèo đi, đồng thời từ bỏ thói quen tiêu dùng tùy tiện của mình, gây cản trở đến tăng trưởng kinh tế, và tệ hơn, làm trầm trọng thêm suy thoái kinh tế. Do đó, một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Ngân hàng Trung ương là phải để mắt đến sự tăng giá bất thường trên các thị trường, đặc biệt là thị trường chứng khoán, để nhanh chóng tiến hành những biện pháp ưu tiên nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ quá mạnh đối với các tài sản tài chính.Khi hiện tượng bong bóng kinh tế diễn ra trên thị trường chứng khoán người ta gọi đó là "bong bóng chứng khoán". Thực ra rất khó phân biệt một bong bóng chứng khoán với một thị trường theo chiều giá lên thông thường, người ta chỉ có thể làm được điều đó khi tất cả đã xảy ra rồi, nếu có sự "nổ bóng" thì đó mới đúng là bong bóng.
Bong bóng là gì?
1. Một chu kỳ kinh tế đặc trưng bởi quá trình mở rộng nhanh chóng sau một giai đoạn thị trường thu nhỏ trầm lắng.
2. Hiện tượng giá tài sản tăng bùng phát, thường vượt ra ngoài giới hạn đảm bảo của các hệ số tài chính cơ bản và xuất hiện ở một số ngành nhất định, tiếp sau hiện tượng này là sự sụt giá rất nhanh và mạnh cùng làn sóng ồ ạt bán ra.
3. Là một học thuyết mô tả hiện tượng giá chứng khoán vượt quá giá trị chính xác của chúng và cứ tiếp tục tăng như vậy cho đến khi giá đột ngột rơi tự do và quả bong bóng vỡ.
"Bong bóng", xét trên khía cạnh tâm lý đầu tư, là một hiện tượng thể hiện một điểm yếu nhạy cảm trong cảm xúc của con người. Hiện tượng bong bóng hình thành khi nhu cầu của nhà đầu tư với một loại cổ phiếu lên quá cao, từ đó làm cho giá giao dịch vượt xa mọi mức được coi là chính xác và hợp lý tính toán dựa vào kết quả vận hành thực của doanh nghiệp phát hành. Giống như một bong bóng xà phòng mà trẻ con thường thích thổi, bong bóng đầu tư hình thành và tạo cho người ta cảm giác nó sẽ tồn tại mãi mãi. Nhưng bản chất những bong bóng xà phòng không được cấu tạo từ một vật liệu có thực, vỡ là kết quả tất yếu. Khi sự "vỡ" xảy ra, tiền đầu tư theo ảo giác bong bóng đó cũng sẽ bay theo gió.
Người ta thường gắn khái niệm bong bóng với sụp đổ. Vậy sụp đổ là gì?
Sụp đổ là hiện tượng suy giảm nhanh và lớn của tổng giá trị toàn thị trường, thông thường là gắn với sự "vỡ" của một bong bóng. Nguyên nhân của mối quan hệ khăng khít này là vì khi bong bóng vỡ, sẽ có rất nhiều nhà đầu tư cố gắng bán hết cổ phiếu để rút tiền ra khỏi thị trường chứng khoán, những hành động này xảy ra cùng một lúc, tạo ra những làn sóng bán ồ ạt trong khi không có, hoặc có rất ít nhu cầu mua vào, kết quả là thua lỗ trầm trọng. Hành động bán một cách hoảng loạn là biểu hiện chung của thị trường sau tiếng vỡ của bong bóng và là hình tượng sụp đổ của thị trường, ai cũng muốn bán đi, đẩy loại cổ phiếu đang giảm giá từng giây mà mình nắm giữ cho người khác, nhưng liệu có ai định mua trong tình cảnh đó? Kết quả tiếp theo của tình trạng bán một cách điên cuồng này là thị trường đi xuống rất nhanh, xét trên mọi khía cạnh, dẫn đến suy sụp và tác động trở lại đến tất cả mọi người. Thông thường, sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán sẽ là một giai đoạn suy thoái kinh tế.Mối liên hệ giữa bong bóng và sụp đổ có thể so sánh với mây và mưa. Có thể có mây nhưng không có mưa, nhưng đã có mưa thì chắc chắn phải có mây, bong bóng là mây và tình trạng sụp đổ thị trường là mưa. Lịch sử cho thấy sụp đổ thị trường là hệ quả bắt nguồn từ tình trạng bong bóng thị trường vỡ, mây càng dày - bong bóng càng to thì mưa sẽ càng lớn.Tuy nhiên, cần phân biệt tình trạng sụp đổ thị trường với trạng thái điều chỉnh thị trường, hai tên gọi có vẻ khác nhau nhưng đôi khi biểu hiện ra của chúng không dễ phân biệt. Trạng thái điều chỉnh của thị trường có thể hình dung như một cách thị trường ngăn lại trạng thái tâm lý của những nhà đầu tư đang quá phấn khích. Nguyên tắc chung thường được đưa ra đối chiếu là trạng thái điều chỉnh của thị trường (correction) sẽ không làm tổng giá trị thị trường giảm quá 20%. Có khá nhiều vụ sụp đổ thị trường bị người ta gán nhầm cho cái tên là trạng thái điều chỉnh, đặc biệt là vụ sụp đổ thị trường nghiêm trọng năm 1987. Dẫu sao cũng chỉ có thể xác định một đợt giảm giá là sụp đổ hay chỉ đơn thuần là điều chỉnh sau khi thị trường ngừng tụt dốc ở tốc độ cao trong một khoảng thời gian đủ dài.

Bong bóng kinh tế (Economic bubble)
Hiện tượng bong bóng kinh tế (đôi khi còn gọi là "bong bóng đầu cơ", "bong bóng thị trường", "bong bóng tài chính" hay "speculative mania") là hiện tượng chỉ tình trạng thị trường trong đó giá hàng hóa hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến một mức giá vô lý hoặc mức giá không bền vững. Mức giá cao thái quá này của thị trường không hề phản ánh mức độ thỏa dụng hay sức mua của người tiêu dùng theo như các lý thuyết kinh tế thông thường.Bong bóng kinh tế xuất hiện khi có hiện tượng đầu cơ đối với các tài sản cơ sở, làm cho giá bị đẩy lên cao, do vậy càng khuyến khích hoạt động đầu cơ hơn nữa. Theo sau bong bóng kinh tế bao giờ cũng là một cú giảm giá đột ngột, được gọi là sự sụp đổ của thị trường hay "bong bóng vỡ". Cả giai đoạn bong bóng phình to và giai đoạn bong bóng nổ đều là kết quả của hiện tượng "phản ứng thuận chiều", khi đại đa số những người tham gia thị trường đều có phản ứng đồng nhất với nhau. Giá cả trong giai đoạn bong bóng kinh tế bao giờ cũng biến động vô cùng thất thường, hỗn loạn và gần như không thể dự đoán được nếu chỉ căn cứ vào cung, cầu trên thị trường.Cơ chế của bong bóng kinh tế thường được giải thích bằng một lý thuyết có tên là "lý thuyết về kẻ ngốc hơn". Lý thuyết này giải thích hành vi của những người tham gia vào một thị trường với sự lạc quan thái quá (anh ngốc). Những anh ngốc này sẵn sàng mua những hàng hóa được định giá quá cao, với mong đợi sẽ bán được nó cho một tay đầu cơ tham lam khác (kẻ ngốc hơn) ở một mức giá cao hơn nhiều. Bong bóng sẽ tiếp tục phình to thêm chừng nào mà anh chàng ngốc này vẫn còn tìm được một kẻ ngốc hơn mình sẵn sàng mua những hàng hóa đó. Và bong bóng kinh tế sẽ kết thúc khi anh ngốc cuối cùng trở thành "kẻ ngốc nghếch nhất", người trả giá cao nhất cho thứ hàng hóa được định giá quá cao và không tìm được người mua nào khác cho chúng, lúc đó bóng nổ.Các nhà kinh tế học nhìn nhận bong bóng kinh tế như một hiện tượng gây tác động tiêu cực lên nền kinh tế, bởi vì các nguồn lực được phân bổ vào những mục đích không tối ưu. Thêm vào đó, khi bong bóng nổ, nó có thể gây thiệt hại một khối lượng của cải khổng lồ đồng thời kèm theo một giai đoạn bất ổn kinh tế kéo dài. Hậu quả của bong bóng kinh tế không chỉ tàn phá nền kinh tế của một quốc gia, mà ảnh hưởng của nó có khi còn lan ra ngoài biên giới.Một đặc trưng quan trọng của bong bóng kinh tế là ảnh hưởng của nó đến thói quen tiêu dùng. Những người tham gia vào thị trường trong đó các tài sản được định giá quá cao có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, vì họ có cảm giác là họ giàu hơn. Nhiều nhà quan sát lấy thị trường bất động sản ở Anh, Úc, Tây Ban Nha và nhiều vùng của Mỹ trong thời gian gần đây làm ví dụ cho ảnh hưởng này. Ngay cả ở Việt Nam, năm 2006, khi thị trường chứng khoán nóng lên, thị trường bất động sản đang đóng băng bỗng nhiên cũng ấm trở lại. Đến một lúc nào đấy, sớm muộn rồi bong bóng cũng vỡ, những người nắm giữ những tài sản bị định giá quá cao này lại bắt đầu có cảm giác nghèo đi, đồng thời từ bỏ thói quen tiêu dùng tùy tiện của mình, gây cản trở đến tăng trưởng kinh tế, và tệ hơn, làm trầm trọng thêm suy thoái kinh tế. Do đó, một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Ngân hàng Trung ương là phải để mắt đến sự tăng giá bất thường trên các thị trường, đặc biệt là thị trường chứng khoán, để nhanh chóng tiến hành những biện pháp ưu tiên nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ quá mạnh đối với các tài sản tài chính.Khi hiện tượng bong bóng kinh tế diễn ra trên thị trường chứng khoán người ta gọi đó là "bong bóng chứng khoán". Thực ra rất khó phân biệt một bong bóng chứng khoán với một thị trường theo chiều giá lên thông thường, người ta chỉ có thể làm được điều đó khi tất cả đã xảy ra rồi, nếu có sự "nổ bóng" thì đó mới đúng là bong bóng.

Điểm lại lịch sử kinh tế thế giới có thể kể ra rất nhiều bong bóng kinh điển như:
• Khủng hoảng Hoa Tu-líp
Thời gian: 1634-1637
Địa điểm: Hà Lan
Thị trường sụt từ đỉnh xuống đáy - nói như thế bởi khó có thể dùng một thước đo nào để xác định chính xác mức đỉnh và mức đáy, tuy nhiên lịch sử ghi lại rằng ở mức đỉnh, người ta có thể đổi một bông hoa tu-líp lấy một căn nhà, nhưng khi ở đáy, giá một bông hoa chỉ bằng một củ hành.
Hiện tượng đó diễn ra như thế nào?
Năm 1593, hoa tu-líp được mang từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hà Lan. Đặc trưng mới lạ của loài hoa này làm rất nhiều người tìm kiếm để mua, do đó giá cũng đắt dần lên. Một thời gian sau, hoa tu-líp mắc phải một loại virus không gây hại có tên là thể khảm, loại virus này không gây hại đến loài hoa mà tác động làm cho màu sắc trên những cánh hoa có ánh hồng tía. Sự biến đổi màu sắc này làm cho loài hoa tu-líp vốn đã khó tìm càng trở lên khan hiếm. Khi đó, giá hoa vốn cũng đã cao giờ càng cao hơn tùy thuộc mức độ tác động của loại virus. Người ta bắt đầu giao dịch với nhau bằng bộ củ hoa, bắt đầu hình thành hiện tượng đầu cơ trên thị trường, khi đó ai cũng nghĩ rằng giá sẽ tằng không giới hạn.Những người có nhu cầu mua củ cây thực (những người trồng hoa) bắt đầu mua về và dự trữ củ tu-líp trong kho cho mùa hoa sau. Việc này càng làm giảm cung và tăng cầu cũng như tính khan hiếm. Ngay sau đó, giá củ tu-líp tăng rất nhanh và rất cao, người ta dùng đất, tiền tiết kiệm và bất cứ tài sản nào khác có thể chuyển thành tiền mặt để mua củ hoa tu-líp. Nhiều người Hà Lan khi đó quả quyết rằng họ sẽ có thể bán được lượng củ mà họ đã thu mua về cho những người ngoại quốc ít thông tin và kém may mắn, qua đó có thể mang lại lượng lợi nhuận khổng lồ. Giá tu-líp khi đó đã tăng gấp 20 lần sau chỉ một tháng.Quả bong bóng phình ra to nhất vào giai đoạn 1936-1937. Lái buôn Tu-líp là những người kiếm lời nhanh chóng và đơn giản nhất. Một lái buôn thạo tay có thể kiếm 60.000 florin (tiền Hà Lan) trong một tháng - tương đương xấp xỉ 61,710 đô la Mỹ. Với lợi nhuận khổng lồ như thế, chính quyền hoàn toàn bất lực và không thể ngăn chặn được hoạt động giao dịch náo nhiệt. Ai cũng thấy giá không phản ánh được giá trị thực mỗi củ tu-líp. Hiện tượng bong bóng bắt đầu xuất hiện trên nhiều thị trường nơi có hoạt động đầu cơ tu-líp, những người cẩn trọng nhất đã bắt đầu tính đến việc bán và cầm chắc lợi nhuận cho mình. Hậu quả của việc này là một hiệu ứng domino khủng khiếp với mức giảm nhanh chóng mặt trong điều kiện tất cả đều bán nhưng rất ít người mua. Giá giảm trầm trọng càng làm con người ta hoảng loạn và bán bất kể lỗ bao nhiêu.Nhiều giao dịch bị phá vỡ, người ta bắt đầu hiểu ra rằng họ đã dùng nhà của mỉnh để đổi lấy một mẩu cây cỏ. Hoang mang và hỗn loạn là tình cảnh chung diễn ra trên đất nước Hà Lan. Chính phủ cố gắng tiếp cận nhằm hạn chế và làm chậm lại hiện tượng đó bằng cách đề nghị thực hiện những giao dịch đang bị từ chối thực hiện tại mức 10% mệnh giá. Tuy nhiên kết quả là thị trường càng xấu hơn, những biện pháp trở lên vô nghĩa. Ngay cả những người đã thoát ra và cất giữ được lợi nhuận cho riêng mình cũng chịu tác động từ đợt suy thoái kinh tế diễn ra sau đóTác động của cuộc khủng hoảng Tu-líp làm cho Hà Lan tiến hành cấm toàn bộ các hoạt động đầu cơ trong đầu tư suốt một thời gian dài

• Bong bóng South Sea
Thời gian: 1711-1720
Địa điểm: Vương Quốc Anh
Mô tả ngắn gọn: Giá cổ phiếu công ty South Sea giảm từ đỉnh - khi đó được giao dịch với giá 1.000 Bảng Anh, ở đáy của thị trường, giá cổ phiếu của công ty này không còn một chút giá trị nào vào nửa cuối năm 1920. Một lượng tiền khổng lồ cũng mất đi theo giá trị của cổ phiếu này.Những năm 1700, Đế Quốc Anh là một thế lực vươn tầm trên toàn thế giới. Thế kỷ 18 với người Anh là thời kỳ của thịnh vượng và giàu có, đồng nghĩa với việc phần lớn người dân Vương quốc này có tiền để đầu tư và thường xuyên tìm kiếm những cơ hội để đổ tiền của mình vào. Điều kiện đó trở thành mảnh đất tuyệt vời để các công ty nói chung và South Sea nói riêng thu hút được đầu tư, với một IOU (một dạng giấy ghi nợ) với Chính phủ trị giá 10.000.000 bảng, công ty này mua toàn bộ quyền với tất cả hoạt động giao dịch thực hiện ở khu vực biển Nam. Có rất ít công ty phát hành cổ phiếu ở thời kỳ đó, nhưng đó đều là những khoản đầu tư rất tốt, nhưng không phải ai cũng có cơ hội tham gia. Chẳng hạn, công ty Đông Ấn (East India) đã thanh toán lượng cổ tức miễn thuế khá lớn cho chỉ 499 cổ đông. South Sea thời kỳ đó được coi là đơn vị độc quyền có khả năng kiếm lời kếch xù nhất thế giới.Đợt phát hành cổ phiếu đầu tiên của công ty này không thể làm thỏa mãn từ những nhà đầu cơ khát hàng nhất cho đến số đông công chúng đầu tư đang hoàn toàn tin tưởng vào khả năng tăng trưởng của South Sea. Hầu như tất cả mọi người đều tin rằng những người Mexico và Nam Mỹ chỉ còn đang đợi có một đơn vị có thể đứng ra trung gian mở đường cho họ lấy vàng, đá quý để đổi lấy những sản phẩm xa xỉ và sang trọng làm từ len và lông cừu do người Mỹ sản xuất. Đó là lý do mà không hề có một câu hỏi nào được đặt ra khi South Sea tiếp tục phát hành cổ phiếu, họ cứ tiếp tục mua chừng nào công ty này còn phát hành, chấp nhận mức giá rất cao. Thậm chí việc công ty không có một đội ngũ quản lý thiếu kinh nghiệm và năng lực cũng không trở thành vấn đề được nhà đầu tư quá quan tâm. Dẫu sao những người lãnh đạo South Sea thời kỳ đó dường như được sinh ra với năng lực làm quan hệ công chúng (PR) tuyệt vời. Họ đã thiết kế và trang bị văn phòng của mình trở thành một biểu tượng hoàn hảo về sự giàu có. Bất cứ ai, dù chỉ một lần nhìn vào sự thịnh vượng do South Sea tạo ra cũng khó có thể ngăn được những đồng tiền của mình bị hút về phía nó.Không lâu sau sự ra đời của South Sea Company (SSC), một công ty của Anh khác cũng được thành lập, nhưng lại đặt trụ sở ở Pháp, với cái tên Mississippi Company (MC). Công ty này do một người Anh lưu vong có tên là John Law thành lập. Ý tưởng của John với công ty của mình không nhắm đến mục tiêu kinh doanh thương mại mà hướng đến việc chuyển hệ thống tiền tệ thời đó từ vàng và bạc thành hệ thống tiền giấy. MC ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của những lái buôn lục địa và trở thành một nơi đủ tin tưởng để họ đầu tư vào đó những đồng đô-la mồ hôi nước mắt của mình. MC không mất quá nhiều thời gian để tăng giá trị cổ phiếu của nó lên gấp 80 lần toàn bộ số vàng và bạc hiện có lúc đó tại Pháp. Law cũng bắt đầu đi mua lại những công ty đã sập tiệm để bành trướng tập đoàn của mình.Thành công ngay lại lục địa này đã động chạm đến niềm tự hào của người Anh, và với niềm tin rằng công ty của Anh không thể thất bại, những nhà đầu tư vương quốc sư tử đầu tư tiền của mình một cách liều lĩnh. Họ dường như bị mờ mắt, không nhận ra được rằng SSC hoạt động quá yếu, không thể đạt đến mức hòa vốn (hầu hết những chuyến hàng chở len đều đi nhầm hướng và hàng hóa bị hỏng ở một cảng nước ngoài nào đó), nhà đầu tư vẫn muốn mua tiếp cổ phiếu. SSC và một số công ty khác đã thỏa thuận việc cho nhà đầu tư cái họ muốn. Nhu cầu đầu tư làm cho hoạt động IPO được xúc tiến nhiều đến mức không có một thước đo hợp lý nào có thể mang ra sử dụng, thậm chí là nhữn công ty với những lời hứa về những sản phẩm ảo tưởng như sản xuất được loại rau có thể phục chế lại ánh nắng mặt trời hay xây những tòa nhà nổi để mở rộng đất đai Vương quốc Anh. Cổ phiếu phát hành được bán với chỉ duy nhất một từ mô tả là "điên".Cuối cùng, ban quản trị của SSC cũng nhận ra rằng giá trị của những cổ phiếu họ nắm giữ không còn phản ánh được giá trị thực của công ty và nguồn doanh thu èo uột mà SSC đang tạo ra. Họ quyết định bán chính cổ phiếu của mình vào mùa hè năm 1720 với hy vọng rằng không ai sẽ làm lộ bí mật về hoạt động kinh doanh kém cỏi của công ty với những người khác có liên quan lợi ích đến công ty. Tuy nhiên thực tế không như họ mong muốn, cũng giống như cách mà bất kỳ một tin xấu nào được lan truyền đi, tin tức về hành động của ban quản trị công ty được lan truyền nhanh chóng, và hệ quả về một cuộc khủng hoảng bán tháo nững giấy tờ vô giá trị kia là không thể tránh khỏi. Tác động khủng khiếp từ quả bong bóng vỡ SouthSea cũng đồng thời chọc thủng quả bong bóng tưởng tượng về giá trị không có thực của MC, kéo theo sự sụp đổ của Mississippi.

Cuộc khủng hoảng Kinh tế bong bóng các năm 1987, 1998 ở Đông Nam Á
Tại sao các nước Đông Nam Á chủ yếu dựa vào khoa học công nghệ mới và cũng chỉ phát triển các ngành này lại rơi vào tình trạng khủng hoảng tại chính năm 87, 98 vậy ?. Ko thể nói là vì liên quan đến năng lượng, nguồn lao động của họ cũng có thể coi là dạng rẻ mạt. Vậy thì cái gì đã khiến cho họ nhanh chóng suy sụp vậy. Và tại sao Việt Nam lại không rơi vào tính trạng đó ?Lý giải về vụ khủng hoảng Đông Á thì có nhiều nguyên nhân. Tóm lại nó là hậu quả của việc bong bóng đầu tư bằng vốn vay nước ngoài bác ạ. Vay để đầu tư quá nhiều bằng vốn ngắn hạn từ bên ngoài, hơn nữa lại không vào sản xuất (ở Thái là đầu tư vào bất động sản). Là bong bóng bởi vì nó không căn cứ vào khả năng tiếp thu vốn thực tế. Khi ngưòi ta nhận ra điều này, thì đua nhau rút vốn ra một cách bất ngờ, khủng hoảng lòng tin bác a. Vì thế mà gây ra khủng hoảng về tỷ giá và khả năng thanh toán (thử tưởng tượng có trong thời gian ngắn tự dưng mất bao nhiêu tiền, các chủ nợ thi nhau đòi trong khi khoản đầu tư chưa đến kỳ thu lợi). Ngoài ra, sự nghiêm trọng của vụ khủng hoảng còn do thái độ trục lợi và vô trách nhiệm của Mỹ và IMF

Tại sao Việt nam lại không bị rơi vào tình trạng Kinh tế bong bóng ?

Bởi vì VN không có mở cửa thị trường vốn, do đó, vốn vay nước ngoài và đầu tư gián tiếp bị hạn chế. Vốn FDI thì phục vụ trực tiếp cho sản xuất, và có thời hạn dài, không thể dễ dàng rút ra. Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa có( và có cũng không ảnh hưởng nếu không có các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường) nên không bị ảnh hưởng của việt rút vốn ồ ạt. Việt nam chỉ bị ảnh hưởng trong thuơng mại và đầu tư trực tiếp do các nhà đầu tư, bạn hàng châu Á gặp khó khăn, do tỷ giá các nước khủng hoảng giảm mạnh nên ảnh hưởng sức cạnh tranh.

Trong một số bài phân tích về lý do khủng hoảng kinh tế tài chính tại Đông Nam Á năm 97 có nhấn mạnh vào một số lý do như sau:

Thứ nhất là do Buble economy - Chủ yếu do tăng giá bất động sản giả tạo, và do đó lãi suất cũng tăng giả tạo. Khi lãi suất tăng cao tương đối so với lãi suất của nước ngoài, những nước ĐNA thu hút được một lượng vốn đầu tư rất lớn. Tuy nhiên, khoản tiền vốn này chỉ một phần nhỏ đi vào "real investment" (tức là đầu tư vào sản xuất chẳng hạn) mà nhiều phần đi vào đầu tư tài sản tài chính (trong đó có bất động sản). Chính vì sự đầu tư cao giả tạo - mà ko tạo thực sự ra return (theo nghĩa là real return) nên sau một thời gian đầu tư, marginal yield của những nước ĐNA đã giảm xuống.
Thứ hai: "Giá" giả tạo - ngụ ý đến tỷ giá hối đoái. Trong những năm trước khủng khoảng, các nước ĐNA đều giữ tỷ giá hối đoái cố định để tránh exchange rate uncertainty. Trong những năm đầu tiên, khi vốn nước ngoài đổ vào nhiều, tỷ giá nội tệ của những nước này tăng lên cao, và do đó, CB của họ phải tăng cung tiền nội địa để giữ tỷ giá cố định, từ đó (1) tạo ra lạm phát ngầm trong nước (2) làm yếu khả năng cạnh tranh của hàng hoá họ sản xuất ra (lower their international competitiveness). Vì tính cạnh tranh của hàng hoá kém đi nên một phần các dự án cũng kém hiệu quả (less profitable). Hơn nữa, dự trữ ngoại tệ của các nước này chỉ tăng lên trong một thời gian cho đến khi các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu chuyển tiền về nước (họ rút vốn hoặc chuyển lợi nhuận). Cũng cùng một chính sách giữ tỷ giá cố định nên CB phải bán ngoại tệ ra để giữ tỷ giá cho đến khi họ ko còn đủ ngoại tệ nữa, và kết quả là khi chính phủ tuyên bố phá giá nội tệ, investors confidence sụp đổ và tạo nên tình huống "hoảng loạn".
Trong Kinh tế Vi mô thì price/cost ratio là một trong những tiêu trí đánh giá economic efficicency. Mà việc giữ tỷ giá giả tạo là distort price/cost ratio, đồng nghĩa với tạo ra economic inefficiency, một trong những nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế - hoặc là đơn giản recession.
Thứ ba: Moral hazard - Ngân hàng thương mại (NHTM) của những nước ĐNA "tin" rằng Chính phủ sẽ ko để họ phá sản (vì nhiều chủ NHTM là con cháu của các quan chức chính phủ). Chính vì thế các NHTM sẵn sàng đầu tư hoặc cho vay những khoản vay có tính rủi ro cao. "Nếu những khoản vay đó thẳng lợi (có thể là do nhà đầu tư thắng) thì họ lãi lớn, ngước lại họ ko mất gì, gánh nặng đổ lên đầu người dân." ("Head the bank wins, tail the tax payers lose" - Paul Krugman, 1999). Những khoản vay này phần nhiều vào tài sản tài chính, bao gồm cả bất động sản. Cho đến khi nền kinh tế bong bóng vỡ, những khoản vay này đều ko thể được thanh toán và chính phủ phải để nhiều ngân hàng vỡ nợ. Việc nhiều NHTM phá sản càng làm tăng thêm sự hoảng loạn trong nền kinh tế (đây là bản sao của cuộc khủng hoảng 29-33) - khi ngân hàng sụp đổ, đầu tư càng lâm vào khủng hoảng và nền kinh tế càng suy sụp nhanh.
Thứ 4 - Diminishing returns và Diminishing product to input factor - Hiểu đơn giản: tất cả các loại physical capital (máy móc, nhà xưởng, các dự án đầu tư khai thác) và cả labour đều có một tính chất là diminishing marginal product to input factors. Có nghĩa là số lượng đầu tư cảng tăng lên thì sản phẩm cận biên do những nhân tố sản xuất tạo ra càng giảm đi, nhìn rộng ra là các dự án ngày càng ít lãi nếu số dự án tăng lên. Các dự án đầu tư vào ĐNA cũng ko phải là ngoại lệ, lợi nhuận từ những dự án đi sau giảm dần cho đến khi ko còn cao hơn ở những nước khác nữa, thì các nhà đầu tư hết thích "emerging market" ở đây. Vốn - yếu tố tăng trưởng chính của những nước này - ngừng đổ vào - và tất nhiên tăng trưởng kinh tế cũng dừng lại.
Thứ 5: Hệ thống tài chính - ngân hàng của những nước này còn quá mỏng, việc luân chuyển một lượng vốn quá lớn trong thời gian ngắn có thể làm cho cả nền kinh tế trải qua một cú shock.
Vấn đề các nước ĐNA phát triển dựa trên công nghệ tiên tiến có thể hiểu như sau:
Các nước ĐNA, cũng như Việt Nam chúng ta, cái họ thiếu là "VỐN". Thiếu vốn nên cũng ko thể phát triển được nhiều "economic activities" và vì thế khi có vốn vào, "economic activities" tăng lên, và từ đó tạo ra sự tăng trưởng GDP cao trong những thập kỷ 80-90 - dựa trên growth model của Robert Solow (ông này được giải Nobel với growth accounting model).Như vậy, có thể nói tăng trưởng KT của ĐNA vẫn chỉ được đánh giá là phát triển theo chiều rộng do có vốn đổ vào, chứ ko phải là phát triển theo chiều sâu (do tăng trưởng công nghệ). Nhận định trên được chứng minh qua một chỉ tiêu gọi là Total factor productivity - đối với những nước ĐNA là ko hề tăng dù kinh tế của họ tăng trưởng rất nhanh. Chỉ khi TFP tăng trưởng, nền kinh tế đó mới có được tăng trưởng bền vững.
Việt Nam ko bị ảnh hưởng nhiều của cuộc khủng hoảng vì VN ko trải qua những experience của buble economy, chưa thực sự là một nền kinh tế mở (những nước ĐNA tuy quản lý ngoại hối nhưng được coi là nền kinh tế mở vì có free capital flows), và hệ thống tài chính - ngân hàng hầu như chưa phát triển và chủ yếu bị quản lý quá chặt, ko có chỗ cho việc đầu cơ - một trong những lý do gây ra nền kinh tế bong bóng.Nhưng Việt Nam cũng chưa có gì phát triển, nói về mặt kinh tế. Vì những phát triển mà chúng ta hiện thấy chủ yếu là do lượng vốn từ nước ngoài đầu tư vào. Saving của chúng ta rất thấp do GDP - income của người dân còn quá thấp. Investment có được là từ Saving và vay nợ nước ngoài. Khi Saving của VN còn thấp như hiện nay, vay nợ nước ngoài sẽ mang lại đầu tư và phát triển kinh tế, nhưng như thế có nghĩa là nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào nước ngoài và chịu ảnh hưởng những cú shock kinh tế từ bên ngoài nhiều hơn.Đó là những giải thích về economic growth dựa trên mô hình của Solow, hay còn gọi là exogenous growth. Nhưng hiện nay, các nhà kinh tế học đang tập trung vào một mô hình kinh tế mới endogenous growth - với nền tảng phát triển là human capital, knowledge và innovation

Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:


Signature

──────▄▌▐▀▀▀▀▀▀▀ ▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀ ▀▀▀▀▀▀▌
───▄▄██▌█ ░Xe chở 1.000 tỷ trái tim ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
▄▄▄▌▐██▌█ ░░░░░░░░░░░░░░░░ ░░░░░░░░░░░░▐\♥♥
███████▌█▄▄▄▄▄▄▄ ▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄ ▄▄▄▄​▄▄▌\♥♥
▀❍▀▀▀▀▀▀▀❍❍▀▀▀▀▀ ▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀ ▀❍❍▀▀ \♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
nhanvatso1 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 12-23-2009, 08:29 AM   #2
a
 
a's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Đến từ: HN
Bài gửi: 597
Default

Nếu bạn mà để chú thích bạn tìm thấy ở đâu càng hay, tớ có cơ hội tìm và đọc nhiều hơn.


Signature Yêu lịch sử là yêu nguồn gốc của mình
a is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 12-22-2009, 12:11 PM   #3
thang
Administrator
 
thang's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,044
Default

Nhắc nhở nhanvatso1 vì một vài bài viết gần đây với nội dung không có nguồn gốc, chẳng biết thực hư ra sao, gây phản cảm cho người đọc.

Tuy biết bạn rất tích cực, nhưng nếu đưa những thông tin mà chính bạn cũng không biết thực hư ra sao thì đừng có đăng!

Chỉ cần bạn vi phạm một lần nữa, admin sẽ xóa tài khoản của bạn!
thang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 12-23-2009, 07:25 AM   #4
nhanvatso1
Thiên Niên Nhất Mộng
 
nhanvatso1's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Đến từ: Vô Mộng đại lục
Bài gửi: 1,264
Default

Có nhìu bài em ko copy paste anh thang , em suư tầm tổng hợp từ sách báo rồi đánh máy lên(đôi khi mỗi đoạn từ 1 cuốn sách khác nhau) những bài như thế em xin đễ st dc ko ???


Signature

──────▄▌▐▀▀▀▀▀▀▀ ▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀ ▀▀▀▀▀▀▌
───▄▄██▌█ ░Xe chở 1.000 tỷ trái tim ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
▄▄▄▌▐██▌█ ░░░░░░░░░░░░░░░░ ░░░░░░░░░░░░▐\♥♥
███████▌█▄▄▄▄▄▄▄ ▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄ ▄▄▄▄​▄▄▌\♥♥
▀❍▀▀▀▀▀▀▀❍❍▀▀▀▀▀ ▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀ ▀❍❍▀▀ \♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
nhanvatso1 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 12-23-2009, 07:27 AM   #5
nhanvatso1
Thiên Niên Nhất Mộng
 
nhanvatso1's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Đến từ: Vô Mộng đại lục
Bài gửi: 1,264
Default

tuy nghiên đúng là nhìu bài ko post nguồn sẽ sửa sai ngay


Signature

──────▄▌▐▀▀▀▀▀▀▀ ▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀ ▀▀▀▀▀▀▌
───▄▄██▌█ ░Xe chở 1.000 tỷ trái tim ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
▄▄▄▌▐██▌█ ░░░░░░░░░░░░░░░░ ░░░░░░░░░░░░▐\♥♥
███████▌█▄▄▄▄▄▄▄ ▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄ ▄▄▄▄​▄▄▌\♥♥
▀❍▀▀▀▀▀▀▀❍❍▀▀▀▀▀ ▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀ ▀❍❍▀▀ \♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
nhanvatso1 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 12-23-2009, 08:37 AM   #6
nhanvatso1
Thiên Niên Nhất Mộng
 
nhanvatso1's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Đến từ: Vô Mộng đại lục
Bài gửi: 1,264
Default

Báo kienthucngaynay


Signature

──────▄▌▐▀▀▀▀▀▀▀ ▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀ ▀▀▀▀▀▀▌
───▄▄██▌█ ░Xe chở 1.000 tỷ trái tim ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
▄▄▄▌▐██▌█ ░░░░░░░░░░░░░░░░ ░░░░░░░░░░░░▐\♥♥
███████▌█▄▄▄▄▄▄▄ ▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄ ▄▄▄▄​▄▄▌\♥♥
▀❍▀▀▀▀▀▀▀❍❍▀▀▀▀▀ ▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀ ▀❍❍▀▀ \♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
nhanvatso1 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Bookmarks


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Sử Dụng
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt


Similar Threads
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gửi
Thám tử điều tra kinh tế luatsudragon Kỹ năng mềm 0 06-14-2013 04:36 PM
Kinh nghiệm mở quán cafe luomlat_goo Du lịch - Ẩm thực 2 05-15-2013 11:00 PM
Kinh doanh qua mạng - Uy lực và rủi ro! miss cò Lắp đặt Internet - Sửa chữa máy tính 1 10-07-2010 10:23 PM
9 loại hình để khởi nghiệp kinh doanh trên mạng Richyourlife Cuộc sống số 1 10-04-2010 10:45 PM
Bóng đá vẫn đáng yêu hơn... con gái? bb91 Giao lưu - Tán gẫu 4 08-06-2010 08:15 PM

Powered by:MTG

E-mail: admin@muathoigian.vn



ChipLove's Family