|
|
|
Kỹ năng mềm Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng suy nghĩ tích cực, kỹ năng trình bày, kỹ năng... |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
06-04-2010, 02:17 PM | #1 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 295
|
7 kĩ năng cơ bản làm việc nhóm
7 kỹ năng được trình bày sau đây sẽ dùng trong suốt quá trình nghiên cứu mức độ “ăn rơ” của các thành viên trong nhóm:
1. Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng (hay xây dựng) ý kiến giữa các thành viên. 2. Chất vấn: Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác của họ. 3. Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. 4. Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực. 5. Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau. 6. Sẻ chia: Các thành viên đưa ra ý kiến và tường thuật cách họ nghĩ ra nó cho nhau. 7. Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra theo kinangsong.xitrum.net Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
|
06-04-2010, 02:19 PM | #2 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 295
|
Theo tiến sĩ M.Ballot thuộc trung tâm tư vấn việc làm ở Massachuset, có 15 tiêu chuẩn để đánh giá khả năng làm việc theo nhóm.
1. Lòng tin: Bạn có tin tưởng vào khả năng hoàn thành công việc của đồng nghiệp không? 2. Bình tĩnh: Trong thời gian vô cùng gấp rút, bạn có khả năng giải quyết tình huống một cách bình tĩnh không? 3. Tôn trọng: Ý kiến của đồng nghiệp có được bạn quan tâm không? Bạn có rút ra được những ý tưởng của bản thân từ những ý kiến đó? 4. Hợp tác: Khả năng hoà nhập của bạn như thế nào với đồng nghiệp từ những lĩnh vực, khả năng, thậm chí quốc tịch khác nhau? 5. Tổ chức: Bàn làm việc của bạn có gọn gàng không? Bạn có làm việc theo kế hoạch đã vạch? 6. Khả năng làm việc dưới áp lực: Bạn có phát huy được tốt nhất khả năng khi làm việc dưới áp lực không? 7. Khả năng giao tiếp: Bạn thích tiếp xúc với nhiều người? Bạn luôn luôn thu hút được sự chú ý của mọi người trong mọi câu chuyện. 8. Khả năng kiểm soát tình huống: Khi một tình huống ngoài dự kiến xảy ra, bạn luôn luôn đưa ra được những bước cần thiết để giải quyết. 9. Khả năng thuyết phục: Bạn có đưa ra được những lý lẽ thích hợp để bảo vệ ý kiến của mình? 10. Lạc quan: Bạn có luôn tin rằng mình có khả năng tìm ra giải pháp khi “bị dồn đến chân tường”? 11. Trách nhiệm: Bạn luôn sẵn sàng tiên phong cho việc chung? 12. Kiên trì: Khi công việc đình trệ bạn sẽ cố gắng tiếp tục được bao lâu? 13. Quyết tâm: Bạn sẽ phản ứng như thế nào khi kết quả không được như mong muốn? Từ bỏ hay tìm một hướng giải quyết khác. 14. Nhạy bén: Bạn có dự tính được những tình huống khác nhau có thể xảy ra trong công việc? Bạn có khả năng giải quyết linh hoạt những tình huống đó không? 15. Lắng nghe: Bạn không ngắt lời đồng nghiệp khi họ đang muốn đưa ra ý kiến? Bạn có luôn khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến của riêng mình? |
06-04-2010, 02:20 PM | #3 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 295
|
Lợi ích của làm việc theo nhóm
1. Mọi thành viên trong tổ chức sẽ càng đồng lòng hướng tới mục tiêu và dốc sức cho thành công chung của tập thể khi họ cùng nhau xác định và vạch ra phương pháp đạt được chúng. 2. Là thành viên của một nhóm, họ có cảm giác kiểm soát được cuộc sống của mình tốt hơn và không phải chịu đựng sự chuyên quyền của bất cứ người lãnh đạo nào. 3. Khi các thành viên cùng góp sức giải quyết một vấn đề chung, họ học hỏi được cách xử lý mọi nhiệm vụ đơn giản hay khó khăn; họ học hỏi từ những thành viên khác và cả người lãnh đạo. Thúc đẩy quản lý theo nhóm là cách tốt nhất để phát huy năng lực của các nhân viên (một hình thức đào tạo tại chức). 4. Hoạt động theo nhóm mang lại cơ hội cho các thành viên thoả mãn những nhu cầu về bản ngã, được đón nhận và thể hiện mọi tiềm năng. 5. Quản lý theo nhóm giúp phá vỡ bức tường ngăn cách, tạo sự cởi mở và thân thiện giữa các thành viên và người lãnh đạo. 6. Thông qua việc quản lý theo nhóm, các thành viên có thể học hỏi và vận dụng phong cách lãnh đạo từ cấp trên của mình. Điều đó tạo sự thống nhất về cách quản lý trong tổ chức. 7. Hoạt động theo nhóm giúp phát huy khả năng phối hợp những bộ óc sáng tạo để đưa các quyết định đúng đắn. |
06-04-2010, 02:24 PM | #4 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 295
|
Bí quyết cho người trẻ tuổi khi làm việc nhóm
Bạn cần khẳng định vai trò và trách nhiệm của bạn trong đội ngay từ đầu. Bạn có lợi thế và yếu điểm nào? Bạn mới chân ướt chân ráo ra trường, lại được giao làm việc nhóm chung với những đồng nghiệp dày dặn kinh nghiệm. Tất nhiên nhiều “bậc tiền bối” sẽ nhìn bạn bằng con mắt hơi coi thường. Phải làm sao đây? Khẳng định năng lực bản thân Bạn cần khẳng định vai trò và trách nhiệm của bạn trong đội ngay từ đầu. Bạn có lợi thế và yếu điểm nào? Với lợi thế đó bạn mong muốn được đảm nhận trách nhiệm nào và với những yếu điểm kia bạn mong được mọi người chỉ bảo. Bên cạnh kiến thức công việc thì biết mình biết ta cũng là một trong những bí quyết quan trọng nhất khi làm việc nhóm. Hãy thể hiện cho mọi người thấy sự háo hức học hỏi về những điều mới mẻ trong công việc và sự nhiệt tình khi giúp đỡ mọi người. Chắc hẳn không một ai có thể ghét hay có thành kiến với người như vậy được. Lauren Garfield là thành viên nhỏ tuổi nhất trong phòng quan hệ công chúng nơi cô làm việc, và cô nhận ra rằng tuổi của cô lại là một lợi thế. Rất nhiều các sếp có suy nghĩ rằng bạn càng trẻ thì suy nghĩ và cách đánh giá thị trường của bạn sẽ thực tế và sát sườn hơn. Từ đó biết tận dụng lợi thế này để đem lại tối đa hiệu quả trong công việc kết hợp với những kiến thức của những “tiền bối” lão luyện trong ngành. Khiến mọi người tôn trọng bạn Thom kể lại rằng, công việc đầu tiên anh tìm được đó là nhân viên marketing khi anh mới 18 tuổi và lúc đó anh không chỉ là nhân viên nhỏ tuổi nhất trong đội mà còn là người duy nhất không có bằng cử nhân. Anh nói: “Tôi ý thức được rằng mình cần phải làm việc gấp đôi so với mọi người để chứng tỏ rằng mình xứng đáng có được công việc này. Tôi luôn là người đến sớm nhất và về muộn nhất, dần dần các đồng nghiệp nhìn tôi với con mắt tin cậy và nể phục hơn. Điều đó đã khẳng định bằng việc sếp đã nhớ đến và giao công việc trực tiếp cho tôi”. Nỗ lực thực sự Chính từ bài học thực tế của Thom bạn cần hiểu rằng, không có hy sinh thì không có thành công. Bạn không thể mong mọi người tin tưởng và yêu quý bạn chỉ qua một đêm, danh tiếng và sự tôn trọng là thứ mà cần thời gian xây đắp. Những nỗ lực của bạn cần được thể hiện qua những yếu tố sau: Giao tiếp với mọi người một cách chuyên nghiệp: Mỗi khi nói chuyện hay bàn công việc với ai đó, hãy nói rõ ràng, dễ hiểu và thông minh. Đảm bảo những từ ngữ bạn sử dụng là từ ngữ chuẩn của dân công sở không phải của một cậu bé mới ra trường. Luôn đóng góp công sức cho từng công việc: Trong tất cả các công việc dù là lớn hay nhỏ, hãy nói lên ý kiến của bạn để mọi người cùng xem xét. Những ý tưởng này sẽ là bằng chứng chứng tỏ năng lực của bạn không tỷ lệ thuận với tuổi tác. Trang phục: Đó là một luật lệ bất thành văn của bất kỳ công ty nào nhưng lại là luật lệ nghiêm ngặt nhất. Sẽ không một sếp nào muốn nhận một nhân viên không ăn mặc phù hợp khi đi làm. Bạn không thể đến công ty với trang phục của một sinh viên, hoàn cảnh thay đổi bạn cũng cần phải thay đổi. Những trang phục cổ điển như quần tây, áo sơ mi luôn là lựa chọn hoàn hảo. Tôn trọng mọi người: Khiêm tốn, lịch sự và không kiêu ngạo là những đức tính cần có của một nhân viên mới. Hãy đối xử với những đồng nghiệp giống như cách bạn mong muốn được họ đối xử. |
06-04-2010, 02:26 PM | #5 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 295
|
Khi quyết định làm việc nhóm, chắc chắn sẽ rất tuyệt nếu các "mem" hoàn thành phần của mình một cách thuận lợi. Hic, nhưng không may mắn là, chuyện đó hầu như chỉ xuất hiện trong mơ hay sao á!
Nhưng tớ chắc với bạn rằng làm việc nhóm thế nào cũng xảy ra, và bạn có thể sẽ rút được kinh nghiệm để điều hành hoạt động cho cả nhóm. Những bí quyết sau đây có thể giúp bạn giải quyết một số rắc rối hay gặp nhất khi làm việc nhóm, và chắc chắn nhóm của bạn sẽ có thể “ngẩng cao đầu” với điểm số không tồi chút nào. 1. Nội quy nhóm Trước khi bắt tay làm việc, nhóm nên chung sức để đề ra đội quy cho cả nhóm. Bao gồm: Chủ đề của bài thuyết trình (ví dụ như “bài thuyết trình dài 5 phút vui nhộn, đầy ắp thông tin về những nguồn năng lượng thay thế). Thời khóa biểu cho lịch họp (cứ bao lâu thì sẽ họp một lần, thời gian và địa điểm cụ thể). Thông tin liên lạc của mỗi "mem" (số điện thoại và địa chỉ email). Tạo điều kiện để chắc rằng mỗi "mem" đều có thể phát biểu ý kiến một cách dễ dàng nhất (ví dụ, ngồi thành vòng tròn, và lần lượt từng người phát biểu cho tới khi hết vòng). Những cách xử lí rõ ràng để giải quyết vấn đề nhóm (hình thức phạt nếu một “mem” lỡ dại ngủ quên họp hay mê chơi mà không hoàn thành nhiệm vụ được giao). Sau cùng, mỗi “mem” nên có một cuốn photo về nội quy. Bạn cũng nên linh động một tí, thật ra nó chỉ giúp các bạn tiết kiệm thời gian mỗi khi gặp “sự cố", và chỉ cần tập trung chuyên môn thôi! 2. Liệt kê và giao nhiệm vụ Bạn chỉ cần lên list những điều cần hoàn thành cho đề tài. Ví dụ, nếu bài thuyết trình của bạn là thiết kế cho một tấm poster, thì các phần phải làm sẽ là viết nội dung, ý tưởng “đì zai”; vẽ bằng tay hay sử dụng đồ họa; cách thuyết trình trước lớp như thế nào và ai sẽ là người viết lời giới thiệu trước lớp. Một khi đã chia được từng phần ra như thế, nên giao nhiệm vụ cho mỗi “mem”, tùy theo khả năng của từng người. Các bạn nên có một buổi họp để quyết định xem ai quan tâm tới mảng nào của đề tài, để các bạn có thể phát huy khả năng của mình cao nhất. Nếu có phần chán phèo mà không có “mem” nào chịu làm? Hãy để dành đó là phần cuối cùng để cho mọi người cùng đóng góp. Nếu có “mem” muốn thử sức nhưng chưa có kinh nghiệm? Hãy bắt cặp “mem” với người có kinh nghiệm hơn. Bí quyết là hãy để từng cá nhân phát huy tối đa thực lực, trong khi vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cuối cùng, thống nhất thời gian hạn chót cho từng “mem”. Nếu các bạn vẫn chưa hoàn thành kịp, gia hạn tới ngày nào đó phải xong. Đừng bỏ qua bước này, nếu không bạn có thể bị xì trét ngay phút cuối cùng và mục tiêu về bài thuyết trình hoành tráng có thể bị “bể” trước khi “kịp ra lò”. Chọn một nhóm trưởng - người có thể đảm nhiệm việc thúc giúc các “mem” sẽ hoàn thành những nhiệm vụ của mình - cũng là một ý kiến hay. Chọn một người nào đó được các mem yêu mến, có tầm ảnh hưởng và thông minh. Nếu không ai xung phong, bạn tự đề cử mình xem sao. Bạn sẽ không chỉ có thể ngủ ngon hơn khi biết đề tài đang “OK”, bạn còn nắm được những kỹ năng của một nhà lãnh đạo trong lòng bàn tay có thế đem ra xài bất cứ lúc nào. 3. Cách cư xử Làm việc nhóm có thể là ác mộng khủng khiếp khi các “mem” không có phép lịch sự tối thiểu với người khác. Vậy hãy nghe mình đã từng phạm những lỗi sau đây nhé: Lắng nghe và không nhảy vào khi bạn khác đang phát biểu ý kiến. Khuyến khích các “mem” ít nói có ý kiến. Giữ thái độ tích cực và không nói chê bai nếu bạn không muốn mình là nguyên nhân chính làm xuống tinh thần cho cả đội. Dàn hòa các “mem” quá khích trong việc tranh luận. Không tung tin đồn nhảm về các “mem”. Không tư thù cá nhân khi ý kiến của một người nào đó qua mặt ý kiến của mình. |
06-04-2010, 05:54 PM | #6 |
Tham gia: May 2010
Đến từ: Sài Gòn
Bài gửi: 1,007
|
Làm việc theo nhóm giữa những người bạn hiểu thấu nhau về tính cách thì tương đối dễ thở hơn là với những người xa lạ (^_^) khi đó có lẽ cái đầu tin nhất cần phải có đấy là "Khả năng kiểm soát tình huống" để nhóm luôn luôn ở trạng thái cân bằng ... haizz, nhóm mà có nội chiến thì trước sau cũng đổ!
|
06-04-2010, 10:39 PM | #7 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 295
|
ví dụ đơn giản như diễn đàn có ban quản trị diễn đàn chính là làm việc theo nhóm.
Mình nghĩ phụ thuộc bốn yếu tố 1 sự lánh đạo quản lý và chiến lược của người đứng đầu 2 tinh thần trách nhiệm,nhiệt tình cùng chung sức của ban quản trị 3 sự ủng hộ nhiệt tình của các thành viên(đóng góp bài có giá trị...........) 4 sự ủng hộ của khách vãng lai(đoi khi sự nhìn nhận của người ngoài sẽ đánh giá được vị trí diễn đàn trong lòng người đọc) |
Bookmarks |
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách) | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
Đào tạo quản lý, tăng năng suất và chất lượng công việc | Đào tạo quản lý | Tư vấn - Đào tạo - Giới thiệu Nguồn nhân lực | 0 | 05-06-2013 12:18 AM |
9 kỹ năng “mềm” để thành công | Richyourlife | Kỹ năng mềm | 0 | 12-03-2010 05:31 PM |
Kỹ năng mềm - “bài toán khó” của người Việt trẻ | bb91 | Kỹ năng mềm | 1 | 09-26-2010 10:26 PM |
Kỹ năng tìm việc part-time | duyniceboy | Kỹ năng mềm | 0 | 09-08-2010 08:40 PM |
Vì sao người giàu vẫn phải làm việc | duyniceboy | Chuyện kinh bang tế thế | 3 | 08-18-2010 07:36 PM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn