Kiếm Trong Diễn Ðàn Show Threads  Show Posts
Trang Chủ

Go Back   RA LÀ VẬY ^_^ KNOW HOW! > Tình yêu có cần tiền bạc? > Cùng cảm nhận

Cùng cảm nhận Triết lý đời thường...

Quả sung, lá sung và tác dụng trị bệnh nè bà con ^-^

Cùng cảm nhận


Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Kiếm Trong Bài Xếp Bài
Old 04-20-2010, 06:24 PM   #1
Sand
 
Sand's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Đến từ: Sài Gòn
Bài gửi: 1,007
Default Quả sung, lá sung và tác dụng trị bệnh nè bà con ^-^

Từ lâu, kinh nghiệm dân gian đã xem nhựa trong trái sung là một vị thuốc quý chữa khỏi nhiều bệnh: nhức đầu, mụn nhọt, sưng đau, tụ máu, hen suyễn...và cả giải rượu nữa

Tối lang thang trên net, đột nhiên bắt gặp bài viết này, cảm thấy được mở mang chút ít về 1 giống cây mà trước đây mỗi khi nhìn nó, mình cứ nghĩ: Nó có gì hay ho đâu nhỉ? Ăn không được mà làm bóng mát cũng chẳng xong, chỉ tổ trái rụng đầy sân, luôn phải quét dọn, bên trong sung chín thì nhút nhút hàng tá vòi. Bởi thế phải nói là tớ đây rất ngạc nhiên khi biết rằng chúng hoàn toàn có thể ăn được, không những thế nó còn có giá trị kinh tế lẫn trong y học (-_-)

Chắc mốt phải canh nhà nào có trồng cây sung, sinh vài trái về làm thử món dưa chua xem thế nào, chắc ăn giống như cà pháo nhỉ? hì hì hì

================================================== ======


Cây sung có tên khoa học là Ficus racemosa L., thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Sung thân gỗ, gồm nhiều loại, phổ biến nhất ở nước ta là sung vè, sung xanh, sung nòi…Trên thế giới, sung phân bố nhiều nhất ở Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam.
Đặc biệt, vùng Địa Trung Hải có một loại sung cho quả ngọt (Ficus carica L.), dạng bụi, cao chừng ba, bốn mét, có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, khi phơi khô có hương vị như chà là. Người Trung Quốc đã dùng loại sung này để trị táo bón và giải độc. Nước ta cũng đang nhập giống sung này về trồng ở một số nơi để làm cảnh và làm thuốc.


Theo các tài liệu của Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, quả sung có tác dụng nhuận trường, giúp hạ huyết áp và phòng chống ung thư. Còn theo y học cổ truyền, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, thông tiện, tiêu thũng giải độc.

Từ lâu, kinh nghiệm dân gian đã xem nhựa sung là một vị thuốc quý chữa khỏi nhiều bệnh: nhức đầu, mụn nhọt, sưng đau, tụ máu, hen suyễn...

Cụ thể, họ dùng nhựa sung bôi lên giấy sạch rồi dán vào hai bên thái dương.

Trị mụn nhọt, người ta bôi thẳng nhựa sung lên chỗ đau. Nếu nặng hơn thì trộn nhựa sung với ít lá non giã nát.

Để chữa hen suyễn, không ít người dùng nhựa sung hòa với ít mật ong.

Với những phụ nữ ít hoặc tắc sữa, người ta sẽ dùng trái sung non xắt nhỏ, nấu cháo gạo nếp hoặc hầm với chân giò heo.

Còn theo sách Nam dược thần hiệu, bạn lấy lá sung giã nhỏ sẽ trị khỏi chứng ghẻ lở ở trẻ em.

Như vậy cũng có thể mạnh miệng nói rằng, bạn cứ ăn sung thường sẽ khỏe ngay, lo gì bị bệnh!


Gỏi trái sung

Thêm một tin vui nữa, anh Sơn chủ một quán ăn ở TP. Vũng Tàu, cho biết hiện nay nhà vườn đã có cách bắt sung cho trái quanh năm. Như thế dân sành ăn sợ gì thiếu những món ngon ngẩn ngơ thần khẩu: gỏi trái sung trộn tôm sú biển, trộn khô lóc hoặc khô sặc “bổi”.

Mẹo của những món là bạn phải biết khử bớt chất chát từ trái sung tươi, bằng cách xắt mỏng sung, ngâm trong nước nóng có pha ít muối khoảng 7-10 phút, vớt ra vắt ráo nước. Sau đó bạn cho mớt sung bào vừa vắt vào ngăn mát tủ lạnh hoặc ướp nước đá khoảng 10 phút để tăng độ giòn.

Gỏi sung được trộn chung với xoài hườm bằm nhuyễn và khô cá lóc nướng. Chất gắn kết là ít nước giấm nuôi hoặc nước cốt chanh pha thêm ít đường cát, tỏi và ớt giã vừa thơm thanh, chua cay, nồng dịu, dìu dặt. Miếng gỏi sung chan chát, bùi bùi xen kẽ với độ chua dịu của xoài bằm như nâng thêm vị ngọt đậm của thịt khô lóc nướng vừa lửa. Món này có thể chấm với nước mắm ngon pha tỏi ớt giã, thêm ít nước cốt chanh hoặc nước mắm trái me non hay me xanh đem nướng rồi giầm ra đều tuyệt. Những món ngon chân quê thường “kết” rượu đế “nấu nhà” hơn bia chai, bia lon sang trọng.


Dưa trái sung

Ngoài ra, trái sung non, bạn có thể làm dưa chua ngon đáo để. Cách làm cũng đơn giản: xẻ đôi trái sung rồi ngâm nước muối cho sạch mủ khoảng nửa giờ, rửa lại nước sạch, để ráo. Xếp sung vào khạp hoặc vại nhỏ, chế ngập nước cơm vo lắng trong có pha ít muối, gài chặt bằng nan tre hoặc trúc tươi. Ba ngày ba đêm sau là có thể dùng được. Món này ngon đến độ dân sành ăn Cần Thơ quyết cho sánh đôi với mắm tôm chà, một món ngon từng tiến vua thuở trước.


Lá sung gói, cuốn

Nói về kinh nghiệm dùng lá sung non làm rau ăn kèm với những món gỏi cá sông như trắm, giếc chắc cư dân sông Hồng “rành sáu câu”. Còn dân Nam bộ có công chế ra món cá lóc đồng nướng lá sung. Họ chọn những lá sung non có nhiều nốt sần nhét đầy bụng con cá lóc đã làm sạch, bên ngoài cũng bọc lá sung, nướng lửa than nghe thơm phức. Món này chấm với muối tiêu chanh hoặc muối ớt chanh dùng lai rai “dã chiến” thì còn gì bằng!

Ngoài ra, món đọt sung luộc chấm với nước mắm kho quẹt hay cá hoặc thịt kho cũng thật hao cơm.Và được biết, nghệ sĩ ưu tú Trúc Linh (Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật TP Cần Thơ), nhờ thường ăn các món lá sung “nhà nghèo” vừa kể nên đã khỏi bệnh đau nhức các khớp trong thời gian ở rừng Tây Ninh.

(st)

Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:


Signature
Tri nhân tri diện bất tri tâm

thay đổi nội dung bởi: thang, 06-05-2020 lúc 02:10 PM
Sand is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-21-2010, 07:26 PM   #2
bichhieu
 
bichhieu's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 602
Default

huhu, đọc xong bài này mới mở mang tầm óc nhá.
trước mình(sau 15 tuổi) cũng như Sand, ghét cây đó kinh khủng, cứ rụng trái hoài, quét phát mệt lun.

Nhưng giờ đọc xong thấy công hiệu nó cũng ok, hichic, nhưng rất tiếc cây sung tội nghiệp đã bị mình năn nỉ ba mình "tử hình" nó rùi. tiếc quá, không lẽ giờ trồng lại!!!


Signature Sài gòn chưa xa đã nhớ
Đường vui đôi chân sớm trưa
Tình yêu chưa xa đã nhớ
Lời yêu tan trong tiếng mưa
bichhieu is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-21-2010, 08:52 PM   #3
Sand
 
Sand's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Đến từ: Sài Gòn
Bài gửi: 1,007
Default

S cũng thế ... ko ưa cây sung, rồi sau đó có vụ ông cậu trèo lên cây sung để treo lồng chim, thế là trượt chân té 1 phát, vào bv nằm mấy ngày vì bị thương gì đó đến não (quên cụm từ chuyên ngành rùi) Thế là ghét ghét cái loài cây đó luôn, gán cho nó là "loài cây chỉ tổ ăn hại" (hì hì, mặc dù lỗi ko phải tội cái cây, nhưng khi ghét bồ hòn cũng méo mà)


Thế mới nói là thường người ta hiếm khi nào để ý đến những gì quá bình dị ở ngay bên mình, rồi 1 khi phát hiện ra thì mọi chuyện đã quá trễ, giờ chỗ nhà cậu đang chuẩn bị giải tỏa đế xây chung cư mới, thế là cây sung đó sẽ sớm được "hóa kiếp" trước khi S có dịp test xem thực hư trái sung có ngon như người ta đồn đại ko (_ _!)


Signature
Tri nhân tri diện bất tri tâm
Sand is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-01-2010, 08:01 PM   #4
Sand
 
Sand's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Đến từ: Sài Gòn
Bài gửi: 1,007
Default

Quả sung còn có tên khác là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả... Theo nghiên cứu hiện đại, quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, phot pho, kali... và một số vitamin như C, B1... Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm bước đầu cho thấy, quả sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư.

Trong y học cổ truyền, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp...
Quả sung.

Liều lượng: Uống trong, mỗi ngày 30 - 60g sắc uống hoặc ăn sống từ 1 - 2 chùm nhỏ; dùng ngoài thái phiến dán vào huyệt vị châm cứu hay nơi bị bệnh, nấu nước rửa hoặc sấy khô tán bột rắc hay thổi vào vị trí tổn thương. Một số cách dùng cụ thể như sau:

- Viêm họng: (1) Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một chút thổi vào họng. (2) Sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.

- Ho khan không có đờm: Sung chín tươi 50 - 100g gọt bỏ vỏ, đem nấu với 50 - 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.

- Hen phế quản: Sung tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt uống mỗi ngày 1 lần.

- Viêm loét dạ dày tá tràng: Sung sao khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 6 - 9g với nước ấm.

- Tỳ vị hư nhược, hay rối loạn tiêu hoá: Sung 30g, thái nhỏ, sao hơi cháy, mỗi ngày lấy 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.

- Táo bón: (1) Sung tươi 9g sắc uống hàng ngày. (2) Sung chín ăn mỗi ngày 3 - 5 quả. (3) Sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn 1 đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.

- Sa đì: Sung 2 quả, tiểu hồi hương 9g, sắc uống.

- Sản phụ thiếu sữa: Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Bài này có công dụng bổ khí huyết, hạ nhũ chấp (làm ra sữa) dùng rất tốt cho sản phụ sau đẻ suy nhược, khí huyết bất túc, sữa không có hoặc có rất ít.

- Viêm khớp: (1) Sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. (2) Sung tươi 2 - 3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.

- Mụn nhọt, lở loét: Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại.

Ngoài ra, nhựa của thân cây hay quả sung xanh còn được dân gian dùng để chữa mụn nhọt và sưng vú. Cách dùng cụ thể: rửa sạch tổn thương, lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị bệnh, sưng đỏ đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày. Để tránh bôi nhiều lần, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Nếu mụn chưa có mủ thì đắp kín, nếu đã vỡ mủ rồi thì đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô. Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa sung rồi đắp như trên, để hở miệng. Nếu sưng vú, đắp hở đầu vú.

Nhựa sung còn dùng để chữa đau đầu: phết nhựa lên giấy bản rồi dán hai bên thái dương. Có thể phối hợp với việc ăn lá sung non hoặc uống nhựa sung với liều 5ml hoà trong nước đun sôi để nguôi uống trước khi đi ngủ.


Signature
Tri nhân tri diện bất tri tâm
Sand is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-25-2013, 11:02 PM   #5
thang
Administrator
 
thang's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,044
Default trái sung, quả sung, hay hoa sung

Trái sung bình dị mà ẩn chứa bao điều thú vị:
+ Gọi là trái sung, quả sung, nhưng thực ra không phải vậy. Đó chính là bông hoa nhưng không bao giờ nở. Quả sung không có hạt mà chỉ chứa nhụy hoa mà thôi!
+ Quả sung rất phong phú, đi vào thế giới văn học dân gian như "nhiều như sung rụng", "há miệng chờ sung", "đói lòng ăn nắm lá sung, chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng"...
thang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Bookmarks

Tags
công dụng , công dụng của trái sung , cong dung cua trai sung , trái sung


Ðang đọc: 22 (0 thành viên và 22 khách)
 

Quyền Sử Dụng
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt


Similar Threads
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gửi
Phòng khám phụ khoa ở Thủ Dầu Một - Bình Dương uy tín chất lượng Xuan Anh Quảng cáo Dịch vụ 0 05-07-2020 04:17 PM
Phòng Khám Đại Tín là cái tên uy tín chất lượng nhất trên địa bàng tỉnh Bình Dương nhanhau Quảng cáo Dịch vụ 0 04-06-2020 02:48 PM
Chữa bệnh sỏi thận bằng thuốc nam an toàn giaitri.2tvo.com Giao lưu - Tán gẫu 0 08-08-2013 04:23 PM
Chữa bệnh bằng quế và mật ong a Sức khoẻ và thành công 0 08-24-2010 03:26 PM
Nhà tuyển dụng muốn gì ở bản CV của bạn? dohuong Tư duy thành công 0 07-15-2010 12:42 PM

Powered by:MTG

E-mail: admin@muathoigian.vn



ChipLove's Family