|
|
|
Kiến thức chuyên ngành Hành trang đầu tiên cho sự thành công. |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
04-01-2013, 04:23 PM | #1 |
Administrator
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,044
|
Kinh nghiệm quản lý - Honda Soichiro, "Ông Tổ" của Vương quốc Honda
Soichiro Honda là một trong những nhà công nghiệp lớn nhất của thế giới. Ở Nhật Công ty Honda của ông sánh ngang với Công ty Toyota, Nissan.
Ông vua vương quốc Honda. Tại Bắc Mỹ xe Honda liên tục ép General, Ford, Chrysler. Soichiro Honda là người có cá tính độc lập, không tuân thủ theo những nguyên tắc kinh doanh truyền thống của Nhật mà hành động theo lối suy nghĩ riêng của mình, ông đã biến một tiệm sửa chữa nhỏ thành một công ty chế tạo môtô và xe hơi có giá trị hàng tỷ đô la Mỹ. Từ thợ sửa xe... Soichiro Honda sinh năm 1906 tại thị trấn Komyo, cách Thủ đô Tokyo 270km. Ông không được học hành nhiều. Ngay từ bé đã phải phụ giúp cha trong một tiệm sửa xe đạp của gia đình. Năm 15 tuổi, Honda lên thủ đô để tìm việc làm. Ông được nhận vào tập sự trong một ga-ra, nhưng người ta lại giao cho công việc của người giữ trẻ. Nản chí, Honda trở về quê, nhưng 6 tháng sau được gọi lại. Lần này ông quyết chí ở lại Tokyo đến 6 năm để trở thành người thợ sửa xe ô tô lành nghề. Năm 22 tuổi Honda về lại Komyo và mở tiệm sửa xe cho riêng mình. Năm 1937, Honda mở rộng việc kinh doanh sang sản xuất bạc pít-tông và lập Hãng công nghiệp nặng Tokai Seiki (TSHI). Tuy nhiên, vì chưa được học hành đàng hoàng nên Honda ghi danh vào học Trường Kỹ thuật Hama -Matsu. Thế nhưng việc học của ông cũng thật khác người, Honda chỉ quan tâm đến những môn có liên quan đến bạc pít-tông, ngoài ra chẳng chịu ghi chép các môn khác và bỏ cả dự thi. Khi hiệu trưởng cảnh báo về vấn đề bằng cấp, Honda đáp lại rằng một tấm bằng có giá trị thua một cái vé xem phim. “Vé giúp cho ta có chỗ ngồi trong rạp chiếu bóng, còn tấm bằng chưa chắc giúp ta kiếm được việc làm!”. Từ bỏ bằng cấp, ông quyết định làm giàu theo cách của mình. Đến "Dream" - bước khởi điểm lịch sử Honda là người rất giàu đầu óc sáng tạo. Từ một cơ hội bất ngờ sau đại chiến thế giới thứ hai, ông phát hiện một loạt động cơ nhỏ dùng cho máy điện báo dã ngoại của quân đội Nhật Bản trong chiến tranh vốn đang bị bỏ phế. Honda liền mua lại số máy trên với giá rất rẻ để trang bị cho các xe đạp thông thường. Sau một thời gian mọi người phát hiện ra loại xe đạp kỳ lạ này đã len lỏi khắp các ngõ ngách ở Nhật Bản. Soichiro Honda thu được một món tiền lớn qua vụ làm ăn này. Khi các DN khác đua nhau bắt chước sản xuất loại xe đạp này, Honda lập tức chuyển hướng kinh doanh. Năm 1948, Honda bán TSHI cho Toyota, thành lập Công ty Nghiên cứu kỹ thuật công nghiệp Honda. Ban đầu công ty chỉ là một xưởng nhỏ sản xuất động cơ đốt trong và sửa chữa xe hơi với một triệu đồng Yên tiền vốn. Một năm sau, động cơ kiểu A50cc được cải tạo, cuối cùng thành động cơ kiểu D98cc với pít-tông hiện đại nhất. Xe Dream tiên tiến nhất ra đời, đánh dấu bước khởi điểm lịch sử của Honda, mở ra trang đầu tiên trong việc phát triển tốc độ cao của Honda. Thế nhưng Honda là “nhà phát minh” giỏi sáng tạo, nhưng lại kém về marketing, vì vậy tuy chế tạo được loại xe Dream rồi nhưng vẫn chưa tìm được “đột phá khẩu” của thị trường. Lúc Soichiro Honda đang gặp khó khăn, tình cờ ông gặp được nhà tài phiệt Takeo Fujisawa - một người rất giỏi về kinh doanh. Hai người vừa gặp nhau đã tỏ ra rất tâm đầu ý hợp về chiến lược công nghiệp thời hậu chiến ở Nhật. Tháng 10 năm 1949 ông Fujisawa chính thức gia nhập Công ty Nghiên cứu kỹ thuật công nghiệp Honda. Công ty nằm tại thủ đô Tokyo, Honda chịu trách nhiệm về kỹ thuật, còn Fujisawa lo tiếp thị và kinh doanh. Loại xe máy Dream thể hiện giấc mơ chinh phục thương trường của ông. Honda ký hợp đồng bán toàn bộ sản lượng động cơ xe máy cho Công ty Kitagawa. Nhưng mỗi tháng Honda sản xuất được 100 động cơ, trong khi Kitagawa chỉ sản xuất được 50 đến 80 chiếc xe, gây tắc nghẽn cho chu trình sản xuất và bị ứ đọng về tiền vốn. Để bảo đảm tài chính cho công ty, Honda cắt hợp đồng với Kitagawa, và thay bằng những hợp đồng cung cấp thành phẩm cho các đại lý phân phối. Công ty Honda đã thu được kết quả ngoài mong đợi với loại xe Cub, cho phép khách hàng lựa chọn mua máy xe để lắp vào xe đạp hoặc mua trọn một chiếc xe gắn máy. Chỉ trong vòng chưa được 1 năm, công ty bán được 6.500 chiếc Cup mỗi tháng, chiếm 70% thị phần xe gắn máy tại Nhật. Honda không dừng lại đó, ông tiếp tục con đường tìm tòi, sáng tạo để nâng cao chất lượng sản phẩm và làm ra những mẫu mã mới. Ông đi khắp thế giới để nghiên cứu thị trường. Ông dự và ghi chép đầy đủ về các cuộc đua xe. Sau đó Honda thành lập đội đua xe của mình vào năm 1954. Thành công trong đua xe gắn máy đã đưa tiếng tăm của công ty vang dội khắp nơi, tăng thêm giá trị của thương hiệu. Năm 1959 là năm trọng đại của Honda: Công ty bắt đầu sản xuất đại trà Super Cup. Loại xe mới này vừa ra đời đã thu hút được một số lượng lớn khách hàng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, Honda lập nhà máy sản xuất xe máy lớn nhất thế giới ở thành phố Suzuka, với công suất 30.000 chiếc mỗi tháng. Cũng năm 1959, đội Honda giành giải nhất trong cuộc đua Isle of Man (Anh) khi lần đầu dự giải. Thành công trên đường đua nhanh chóng giúp tăng doanh số: Honda dẫn đầu ở Nhật với 285.000 chiếc. Hai năm sau, Honda bán được 100.000 chiếc mỗi tháng. Bành trướng vương quốc Honda Ông Honda Năm 1959, Honda bắt đầu chiến lược vươn ra thế giới. Ông đặt đại lý đầu tiên ở Mỹ. Thay vì bán qua hệ thống phân phối hiện có của Mỹ, Honda có một cách tiếp cận khác thường. Ông bán bất cứ nơi đâu mà ông cảm thấy thu hút được khách hàng. Lúc đó thị trường Mỹ mỗi tháng chỉ tiêu thụ được dưới 5.000 chiếc. Nhưng chỉ trong vòng hai năm, xe máy Honda bán chạy nhất trong tất cả các thương hiệu tại Mỹ. Đến năm 1963, Công ty Honda bán được 7.800 chiếc, năm 1984 bán hơn 10 triệu chiếc Honda 50 phân khối. Người ta có thể thấy xe máy Honda len lỏi khắp nơi trên các con đường tại Mỹ. Sự thành công vượt bậc này là nhờ chất lượng của sản phẩm và một chiến dịch quảng cáo tuyệt vời. Thay vì nhắm vào đối tượng mê xe truyền thống, Honda dùng khẩu hiệu: “Bạn gặp những người dễ thương nhất trên một chiếc Honda”. Chiến lược này nhắm vào thị trường gia đình, và đã thu được thành công rực rỡ. Sau khi đã chiếm lĩnh thị trường xe máy, Honda bắt đầu sản xuất ô tô. Nhưng ông đã gặp phải một số cản trở từ chính quyền Nhật, nhất là Bộ Ngoại thương và Công nghiệp Nhật (MITI). Vì lúc đó Nhật đã có khoảng 10 hãng và định gom lại thành hai hãng lớn có tầm cỡ quốc tế. Bất chấp khuyến nghị của Chính phủ, Honda tung ra kiểu xe thể thao S360. Honda tham gia vào cuộc đua xe Thể thức 1 vào đầu thập niên 1960. Đến năm 1965, đội Honda đoạt giải nhất trong cuộc đua Giải thưởng Lớn Mexico, và năm tiếp theo lại giành tiếp những giải thưởng lớn trong cuộc đua Thể thức 2. Cũng giống như xe máy, sau các giải thưởng này, ô tô Honda bắt đầu chinh phục thị trường xe ô tô thế giới. Năm 1980, trong các công ty được sáng lập ra sau chiến tranh ở Nhật Bản, Công ty Honda đã trở thành lá cờ đầu của những xí nghiệp mới được xây dựng. Cuối thế kỷ 20, Honda là nhà sản xuất ô tô số một thế giới. Hiện nay, Honda là hãng xe máy lớn nhất và hãng ô tô xếp thứ 9 trên thế giới. Phục vụ chất lượng tốt nhất Thành tựu của Honda xuất phát từ sự kết hợp tuyệt vời giữa kỹ thuật siêu việt với ý thức cao về mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Honda luôn coi chất lượng sản phẩm là sinh mệnh của công ty. Nguyên tắc của ông là: không nên chỉ chú ý đến việc kiếm tiền mà đưa ra những sản phẩm tiêu thụ chất lượng kém, đó là một công ty không có tiền đồ. Ông còn nói: “Thành công trong 1% trên cơ sở thất bại của 99%, không được sợ thất bại. Song đối với những sản phẩm sau khi đã hoàn thành việc nghiên cứu khai thác đưa ra tiêu thụ không cho phép để thất bại”. Ông rất ghét những người nói đại loại kiểu: “Trong hàng triệu sản phẩm có một cái thứ phẩm, đó là điều dĩ nhiên”. Ông cho rằng, sản phẩm mà công ty sản xuất ra một năm bất kể là 1 chiếc hay là 100 chiếc, nếu phát hiện ra một sản phẩm không hợp cách, cho dù đã xếp lên tàu cũng phải dỡ xuống toàn bộ để kiểm tra lại. Chính vì tinh thần làm việc cẩn thận, coi trọng chữ “Tín” của Soichiro Honda đã đưa vinh quang đến cho Công ty Công nghiệp nghiên cứu kỹ thuật Honda. Trong các cuộc đua xe có thể phản ánh kỹ thuật và chất lượng của xe ô tô nhất, xe Honda đã giành được giải quán quân, càng làm cho uy tín của công ty thêm vững mạnh trong thị trường xe máy và ô tô thế giới. Bí mật thành công của "Ông Tổ" Thành công mà Honda giành được có một bí mật vô cùng quan trọng, đó là tôn trọng nhân viên, cổ vũ khả năng tư duy sáng tạo độc lập của họ. Tạo ra môi trường làm việc mà mỗi công nhân đều có cơ hội thể hiện mình ở đó, làm cho họ cảm thấy mình đã và đang liên hệ chặt chẽ với một công việc quan trọng trong công ty. Nếu không giao cho nhân viên quyền lực, rõ ràng họ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào, và như vậy làm sao bảo đảm được chất lượng sản phẩm? Với phương cách giao trách nhiệm cho công nhân, Honda có thể loại những sản phẩm không hợp quy cách ngay từ khâu chọn lựa nguyên liệu, linh kiện, cả đến các giai đoạn lắp ráp mà không cần đến người kiểm nghiệm. Đối với việc đánh giá con người trong công việc, Honda không dùng từ “năng lực”. Ông cho rằng giữa người với người không có sự phân biệt năng lực tốt xấu, chỉ tồn tại cá tính khác nhau. Bất kỳ người nào, chỉ cần đặt họ vào vị trí thích đáng, thì có thể phát huy đầy đủ thực lực của mình. Mặt khác, không nên chọn lựa những người phù hợp với mong muốn của mình, bởi vì những người không vừa mắt mình có thể là người có tài. Do vậy, Honda rất chú trọng việc bồi dưỡng nhân tài, mời người mới. Khi khai thác phát triển loại xe máy mới, Honda luôn tín nhiệm sử dụng một cách có ý thức những nhà nghiên cứu trẻ. Mặc dù nếu chỉ kiểm tra riêng về mặt kỹ thuật thì lớp kỹ thuật lâu năm đương nhiên là có, song họ cũng dễ đi vào con đường mòn nghiên cứu trước đây, không thích ứng kịp với sự thay đổi của thị trường. Vì vậy, khi chế tạo một thế hệ sản phẩm mới, Honda luôn sử dụng một loạt người mới thực hiện cho kế hoạch của mình. Đồng thời để cổ vũ lòng say mê sáng tạo và tích cực trong công việc, ông cũng đưa ra nhiều chế độ ưu đãi đối với công nhân. Khi nhân viên đề xuất một ý tưởng hợp lý được đưa vào sử dụng, sẽ cho điểm căn cứ vào mức độ quan trọng của ý tưởng mà họ đưa ra. Nếu ý tưởng đó đạt 300 điểm, sẽ được nhận “giải thưởng Honda” gấp 10 lần. Ngoài ra hàng năm, công ty còn phát hai lần tiền thưởng và nhiều mặt hàng phúc lợi cho nhân viên. Cán bộ, công nhân viên trên 70% có xe máy và xe ô tô do công ty sản xuất. Honda cũng rất quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân viên, ông cho rằng: con người không phải là cái máy, nếu một nhà máy đem con người đặt ngang bằng với máy móc, thì xí nghiệp đó không thể phát triển lâu dài. Với quyết tâm biến những ước mơ của mình thành hiện thực, Soichiro Honda đã xây dựng được một thương hiệu vững chắc đối với thị trường thế giới. Sản phẩm của Honda là mặt hàng nổi tiếng chất lượng cao. Ông nói: “Nhiều người mơ đến thành công. Theo tôi chỉ có thể đạt đến thành công sau khi thất bại nhiều lần và rút kinh nghiệm”. Honda về hưu vào tháng 10 năm 1973. Ông mất năm 1992. Theo: Vietnamnet Những bài viết ngẫu nhiên trong Box: |
04-01-2013, 04:33 PM | #2 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 407
|
10 kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp thành công của Honda
Có rất nhiều chiến lược, bí quyết khác nhau, nhưng theo nhiều chuyên gia kinh tế thì “Công thức lãnh đạo và quản lý” là một trong những nhân tố quan trọng nhất dẫn đến thành công của Honda.
Dưới đây là mười nguyên tắc quản trị của Honda rút ra sau hàng chục năm phát triển trên thương trường. Một trong những người “phát minh” ra những nguyên tắc này đó là Nemoto, giám đốc điều hành của Honda. 1/ Liên tục cải tiến Các nhà quản lý cần phải liên tục tìm cách cải thiện lề lối làm việc của những nhân viên của mình. Tiến bộ là một quá trình tăng tiến dần dần từ thấp lên cao. Cần tạo một bầu không khí thuận lợi cho các nhân viên của mình thực hiện những cải tiến. 2/ Phối hợp giữa các bộ phận Những người phụ trách các phòng ban, phân xưởng hay chi nhánh phải san sẻ trách nhiệm. Nemoto khuyến cáo các cán bộ quản lý: "Một trong những chức năng quan trọng của người phụ trách là thực hiện tốt sự phối hợp giữa bộ phận của mình với những bộ phận khác". Một hệ luận rút ra là giới lãnh đạo cấp cao không nên giao phó những công việc quan trọng chỉ cho một phòng ban mà thôi. 3/ Mọi người đều phát biểu Nguyên tắc này hướng dẫn những người giám sát các nhóm chất lượng tại Honda, đảm bảo tất cả các thành viên đều cùng tham gia và cùng học hỏi. Nó cũng được áp dụng rộng rãi trong tất cả những cuộc họp và công tác hoạch định hàng năm. Biết nghe quan điểm của mọi người, những người lãnh đạo cấp cao có thể tạo những kế hoạch được sự ủng hộ của những người thực thi, một nhân tố cốt yếu cho thành công của các chương trình cải tiến chất lượng. 4/ Đừng la mắng Honda áp dụng chính sách cấp trên tránh phê phán và đe dọa trừng phạt khi có lầm lỗi xảy ra. Có như vậy mới bảo đám các lỗi lầm sẽ được báo cáo ngay tức thì và đầy đủ để từ đó có thể tìm ra nguyên nhân sâu xa của sai lầm (trong các chính sách và các quy trình) để rồi sửa đổi. Trách mắng người báo cáo hẳn nhiên không khích lệ người ta báo cáo những lỗi lầm và như vậy cũng khó tìm ra nguyên nhân sâu xa của sai lầm. 5/ Làm cho người khác hiểu: công việc mình làm Để làm vậy, cần chú ý đến các kỹ năng giảng dạy và thuyết trình. Các nhà quản lý tại Honda đều phát triển các kỹ năng thuyết trình và giảng giải về công việc của mình để có những sự cộng tác đầy đủ và hữu hiệu hơn. 6/ Luân chuyển những nhân viên giỏi nhất Honda có chính sách luân phiên huấn luyện nhân viên. Những nhà quản lý đều có xu hướng muốn giữ những nhân viên giỏi nhất của mình không cho luân chuyển sang bộ phận khác. Nhưng về lâu về dài với chính sách luân chuyển công ty sẽ được lợi nhất. 7/ Một mệnh lệnh không có thời hạn không phái là mệnh lệnh Nguyên tắc này nhằm để các nhà quản lý luôn luôn phải ra thời hạn hay lịch thực hiện công việc. Không định ra hạn chót phải làm xong, các công việc sẽ ít được hoàn tất hơn. 8/ Diễn tập là một dịp lý tưởng để huấn luyện Những nhà quản lý và các người trư¬ởng nhóm có rất nhiều buổi thuyết trình và báo cáo. Trong chương trình kiểm tra chất lượng phải có báo cáo thường xuyên về tiến độ thực hiện. Masao Nemoto khuyến khích những nhà quản lý chú tâm đến việc diễn tập những báo cáo và những cuộc thuyết trình. Đây là dịp rèn luyện các kỹ năng nói và khám phá những vấn đề hoặc những thiếu sót của đề tài. Vì đây không phải là lúc "đăng đàn thuyết giáo", thời gian để diễn tập rất thuận tiện cho việc đào luyện các kỹ năng nói trên. 9/ Kiểm tra sẽ thất bại: trừ khi lãnh đạo cấp cao có hành động Với nguyên tắc này, cấp lãnh đạo phải đề ra các biện pháp giải quyết thật cụ thể khi có một vấn đề đang cần theo dõi hoặc được báo cáo. Một khi đã xác định được vấn đề mà không có hành động gì thì cũng chỉ vô ích. 10/ Hãy hỏi thuộc cấp "Tôi có thể làm được gì cho anh ?" Ở Honda, điều này được gọi là "tạo cơ hội để được nghe ở cấp cao nhất". Nếu những người thuộc cấp có yêu cầu giúp đỡ điều gì, hãy thực hiện theo yêu cầu ấy. Có thể tổng quát hóa triết lý này như sau: nếu các nhân viên cảm nhận rằng lãnh đạo cấp cao sẵn sàng quan tâm giải quyết vấn đề, họ sẽ tích cực, lạc quan hơn trong việc giải quyết các vấn đề và sẽ có thái độ nghiêm tức hơn đối với những mục tiêu mà lãnh đạo đề ra. Theo Cẩm nang Doanh nghiệp |
Bookmarks |
Ðang đọc: 2 (0 thành viên và 2 khách) | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
Kinh nghiệm mở quán cafe | luomlat_goo | Du lịch - Ẩm thực | 2 | 05-15-2013 11:00 PM |
Học Bổng Khai Trường của Trường quốc tế BVIS lên tới 52 triệu đồng/ một năm | cubinyeuyeu | Hướng nghiệp | 4 | 07-07-2011 10:50 AM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn