|
|
|
Thời gian là liều thuốc quý giá Sống hết mình cho ngày hôm nay... |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
02-02-2011, 10:26 AM | #1 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
Bạn biết gì về múa Lân Sư Rồng?
Trong những ngày cận tết như thế này.Có lẽ không khó để gặp ông địa,đàn Lân nhảy múa cùng tiếng trống,tiếng chiêng.Như 1 nét văn hóa của ông cha lưu truyền qua bao thế hệ.Tết đi xem múa Lân.Tết mà không có múa Lân thì còn gì là không khí Tết
Múa lân-sư-rồng là một môn nghệ thuật múa dân gian đường phố có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu, vì ba con thú này tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc, hanh thông... Múa Lân - Sư - Rồng không những là nghệ thuật trong dân gian mà còn là sự tranh tài với nhau giữa các đội múa. Tùy theo không gian rộng hay hẹp, tùy theo ý nghĩa của dịp lễ hội, đội Lân-Sư-Rồng biểu diễn từng bài, từng cách múa cho phù hợp. Có thể phối hợp múa lân với sư, múa lân với rồng hoặc phối hợp cả ba thể loại với nhau. Trong màn trình diễn múa lân, sư, rồng, không thể thiếu Ông Địa, một người bụng phệ (do độn vải) mặc áo dài đen, tay cầm quạt giấy to phe phẩy, mang mặt nạ ông địa đầu hói tròn cười toe toét đi theo giỡn lân, giỡn khách xem múa hoặc mua vui cho gia chủ. Ông Địa được cho là hiện thân của Đức Di Lặc, một vị Phật lúc nào cũng tươi vui hiền lành. Truyền thuyết kể rằng Đức Di Lặc đã hóa thân thành người và chế ngự được một quái vật (con lân) từ dưới biển lên bờ phá hoại. Đức Di Lặc hóa thân thành người, gọi là ông Địa, lấy cỏ linh chi trên núi cho quái vật ăn và hàng phục được nó, biến nó thành con thú ăn thực vật. Từ đó, mỗi năm ông Địa lại dẫn nó xuống núi chúc Tết mọi người, chứng tỏ quái thú đã thành thú lành, cái ác trở thành cái thiện. Ông Địa và con lân đi đến đâu là giáng phúc tới đó nên nhà nào cũng hoan hỉ treo rau xanh và giấy đỏ đón chào. Sau này, người có tiền thường treo giải bằng tiền buộc trong một miếng vải đỏ, treo cùng bắp cải hoặc rau xanh. Lân phải trèo lên cao lấy bằng được "thức ăn" này. Tất nhiên, ông Địa không cùng trèo với Lân mà chỉ cùng lân múa, phe phẩy chiếc quạt to, ru lân ngủ hoặc đánh thức lân dậy. Cảnh ông Địa vuốt ve lân và lân mơn trớn ông Địa, thể hiện được tình cảm và sự hòa hợp sâu sắc giữa loài vật và loài người trong một bầu không khí thanh bình, hoan lạc. Ở Việt Nam và Trung Quốc vào dịp Tết Trung Thu có tục múa lân. Ở Miền Bắc Việt Nam và ở Trung Quốc thường gọi là múa sư tử (Chữ Hán: 舞獅. Pinyin: wǔshī. Tiếng Anh: Southern Lion Dance) mặc dù sư tử thì không có sừng. Tuy nhiên, các ghi chú bằng Chữ Nôm trên các bức tranh “Cóc Múa Lân” thuộc dòng Tranh Đông Hồ lại ghi là “Phụng Lân” (Chữ Nôm: 奉麟). Lân có hai loại: loại có sừng và không sừng. * Lân không sừng giống hổ là biểu tượng của tháng giêng. Đầu lân không sừng dùng để múa, thường dính vào sau gáy một miếng vải đỏ, viết chữ Vương lớn và đậm nét, mình lân có vòng đen. * Lân có sừng chỉ có một sừng chính giữa nên còn gọi là kỳ lân, đầu tròn lớn, màu thân giống màu đầu lân, hay được sử dụng để múa nhất. Lân chỉ chế tạo cái đầu thật công phu, còn mình là vải thêu, viền rất khéo. Có loại lân đặc biệt, nửa giống lân, nửa giống rồng, nhưng ít xuất hiện trong các buổi diễn. Đám múa lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Đầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có trống thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân và quan trọng nhất không thể thiếu đó là ông Địa. Thường đội lân đánh trống vang xóm và nhà nào có treo thưởng thì đội lân sẽ đến múa chúc vui, tiền thưởng thường treo trên cao, có khi buộc trên cành tre cao, đội lân sẽ đôn người lên cho lân há miệng ngoạm lấy (có khi làm thang là một cột thép dựng đứng để lân leo). Thường phần thưởng càng lớn thì treo càng cao, đội lân càng có nghề càng thích phần thưởng treo cao, xem như một thách thức các đội lân khác, đồng thời qua đó chứng tỏ tài nghệ của đội để thu hút các gia chủ khác. Nhưng trong nhà có người già thì phần thưởng lại được treo thấp dù có giá trị cao, chắc tránh cho lân gặp phải nguy hiểm xem như gia chủ để phước. Ông địa phải vào nhà vái chào người già, gia chủ, sau đến giỡn chơi hoặc làm hề cho trẻ em vui, nếu gia chủ tỏ ý muốn mời thì đoàn lân sẽ vào, sau khi lân ngậm được tiền, lân gục gặc đầu cảm tạ thì ông địa lại vái chào cảm ơn gia chủ trước khi đoàn lân qua nhà khác. Có nhiều kiểu múa lân. * "Độc chiếm ngao đầu" - Một con lân biểu diễn, thể hiện tài tả xung hữu đột, tiến thoái nhịp nhàng, bộ pháp hùng dũng, nhảy cao, trèo giỏi, tượng trưng cho cái uy, cái dũng của một mãnh tướng, một hảo hán, một vị anh hùng. * "Song hỉ" - Hai con lân cùng biểu diễn, thể hiện niềm hân hoan khoan khoái, tâm đầu ý hợp như loan với phụng, như vợ với chồng, như đất trời và âm dương tương hợp. * "Tam Tinh" - Ba con lân hợp múa với ba màu vàng, đỏ, đen, thể hiện những điều cầu nguyện của mọi người đạt được điều lành, ba điều tốt là Phúc, Lộc, Thọ. * "Tam Anh" - Ba con lân cùng múa, diễn tả Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi vừa hùng dũng, vừa có chí lớn, vừa thương yêu, gắn bó với nhau hơn cả anh em ruột thịt cho đến chết. * "Tứ Quý hưng long" - Bốn con lân cùng múa, gồm bốn đầu lân trắng, vàng, đỏ, đen (hoặc xanh), tượng trưng cho bốn mùa, bốn phương, bốn hiện tượng trong trời đất, diễn tả sự sung mãn, trường thọ, mạnh khỏe và hạnh phúc. Múa sư tử Múa sư tử thì khác múa lân, người múa núp kín thân mình trong bụng sư tử giả và sư tử thì không có sừng. Một tiết mục múa sư của người Hoa gồm 4 người: 2 người múa, 1 người đánh trống, 1 người cầm quả cầu. Trống trong múa Sư được đánh theo nhịp khác với múa Lân, người ta gọi nhịp trống trong múa Sư là nhịp trống Bắc Kinh. Múa rồng Múa rồng của người Hoa xuất hiện muộn hơn múa lân và muá sư. Trước khi có điệu múa rồng còn có điệu múa loan hoàng và phượng hoàng nhưng ít phổ biến bằng (loan là mái, phượng là trống). Lúc đầu múa Rồng chỉ xuất hiện trong tết Nguyên Tiêu và các dịp lễ hội sau vụ thu hoạch mùa thu. Múa Rồng xuất hiện trong người Hoa ở Việt Nam vào khoảng những năm 1944-1945 do ông Trần Bồi, một chủ cơ sở sản xuất xà bông Trung Nam ở Sa Đéc, vốn là nguồn gốc Phước Châu (Phúc Kiến), nơi được coi là cái nôi của nghệ thuật múa rồng, tổ chức đội múa từ các thanh niên công nhân trong xưởng của ông. Múa rồng có rất nhiều điệu khác nhau, người ta cho rằng có đến hơn 30 điệu. Rồng được chia thành ba loại: * Rồng tơ được chế tạo bằng vải gắn chặt vào cây cứng để múa, * Rồng tròn được làm bằng giấy cứng, có bụng tròn và dài, * Rồng cứng chỉ dùng để rước, khiêng, chứ không để biểu diễn. Múa lân hoặc Sư chỉ cần hai người, nhưng múa Rồng thì phải có nhiều người tập rất công phu để thể hiện được các động tác đồng bộ khi rồng uốn khúc, rồng phóng tới, rồng đảo lại. Múa rồng cần ít nhất 6 người, hoặc nhiều cũng đến 20-30 người cùng điều khiển con rồng phô diễn thần oai. Những bài viết ngẫu nhiên trong Box: |
Bookmarks |
Tags |
lân sư rồng , múa lân , phong tục ngày tết |
Ðang đọc: 6 (0 thành viên và 6 khách) | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
Đặc điểm của những con người thành đạt | luomlat_goo | Tư duy thành công | 2 | 04-08-2018 08:04 PM |
Những điều cần biết khi đi du lịch Sapa Tours | drhaianh87 | Du lịch - Ẩm thực | 0 | 08-15-2013 10:05 AM |
Sợ là gì??? | thang | Giao lưu - Tán gẫu | 2 | 03-22-2013 11:18 AM |
Bạn có biết học tin học ở đâu tốt nhất? hãy đến với INFOWORLD | chienma234 | Mời chào Mua bán | 0 | 06-01-2011 09:24 AM |
10 tổ hợp phím tắt cần phải biết trong Windows | friend_star | Máy tính và Internet | 0 | 07-24-2010 12:42 PM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn