|
|
|
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
|
11-15-2010, 01:25 PM | #1 |
Active Member
Tham gia: Sep 2010
Bài gửi: 45
|
Tết Thượng nguyên
(Tết Nguyên tiêu) Tết Thượng nguyên vào ngày rằm tháng giêng - ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền, vì rằm tháng giêng còn là ngày vía của Phật tổ. Ta có câu: "Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng giêng". Tục ta tin rằng ngày rằm tháng giêng, đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của các tín đồ phật giáo. Trong dịp này chùa nào cũng đông người tới lễ bái. Sau khi đi chùa mọi người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cỗ. Tết Thanh minh Thanh minh Là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí" và đã được người phương Ðông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết thanh minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân Phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang tiết thanh minh (thường bắt đầu trong tháng ba hoặc muộn lắm là đầu tháng tư âm lịch tùy từng năm). Lễ thanh minh Nhân ngày thanh minh, cũng như nhiều dân tộc Á Đông khác. Dân ta có tục đi viếng mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ. Lễ tảo mộ: Tảo mộ chính là sửa sang ngôi mộ cho được sạch sẽ. Nhân ngày lễ thanh minh người ta mang theo cuốc xẻng để đắp lại nấm mồ cho to, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trèo lên mộ có thể phạm tới hài cốt của người thân đã khuất. Sau đó cắm mấy nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa dâng cho vong hồn người quá vãng. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, săn sóc, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người có lòng nhân đức không khỏi mủi lòng thường cắm một nén hương, đốt nắm vàng mã cho những ngôi mộ này. Tại các nơi tha ma mộ địa còn có lập một cái am để thờ chung những mồ mả vô chủ gọi là Am chúng sinh và mỗi cửa am có một bà đồng sớm tối đèn hương thờ phụng. Trong ngày tảo mộ, bãi tha ma vốn vắng lặng bỗng trở nên đông đúc. Mọi người đi tảo mộ đều ăn vận rất chỉnh tề, lo khấn vái nơi phần mộ. Cả trẻ em cũng có thể theo cha mẹ đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là bố mẹ muốn tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tảo mộ gia tiên và xum họp với đại gia đình. Thường người ta đi tảo mộ từ sáng sớm cho đến gần trưa. Tục lệ tảo mộ: Thường người ta đi tảo mộ vào tiết thanh minh trời quang mây tĩnh, và sau đó kính mời hương hồn tổ tiên về hưởng cỗ con cháu cúng trong dịp này. Nhưng cũng có nhiều nơi người ta tảo mộ vào dịp trước và sau ngày tết. Nhiều làng ở vào vùng đất thấp, tới vụ nước, ruộng nương và cả bãi tha ma đều ngập nước, thì người ta đi tảo mộ vào đầu tháng chín, sau khi nước đã rút. Dù đi tảo mộ vào ngày nào thì việc thăm nom mồ mả tổ tiên cũng là việc hay. Nghĩ đến gia tiên tức là nghĩ đến gốc, tưởng đến nguồn. Cúng lễ trong ngày tết thanh minh: Tết thanh minh cũng là dịp để con cháu sửa lễ cúng gia tiên sau khi viếng mộ về. Cũng có nhà sửa lễ mang ra mộ cúng, nhưng đó chỉ là cúng riêng một ngôi mộ. Còn sau đó người ta vẫn cúng ở bàn thờ tổ tiên và khấn tất cả gia tiên nội ngoại về phối hưởng. Người ta thường cúng mặn trong ngày thanh minh, nghĩa là có làm cỗ, hoặc không làm cỗ thì cũng có đĩa xôi, con gà cùng với hương hoa, trà rượu, vàng mã. Và đồng thời với việc cúng tổ tiên cũng có cúng Thổ Công như trong mọi dịp. Tết Hàn thực Theo phong tục cổ truyền, ngày mồng 3 tháng 3 tức tết Hàn thực, ta làm bánh chay. Tết này có xuất xứ từ bên Trung Quốc, làm giỗ ông Giới Tử Thôi (một hiền sĩ thời Xuân Thu có công phò Tần Văn Công), bị chết cháy ở núi Ðiền Sơn. Cũng như ngày mùng năm tháng năm tết Ðoan Dương cũng xuất xứ bên Trung Quốc là giỗ ông Khuất Nguyên (đời Xuân Thu, thờ vua Sở Hoài Vương) gieo mình chết trôi ở sông Mịch La. Ðành rằng dân ta theo tục đó nhưng khi cúng chỉ cúng gia tiên nhà mình. Tết Ðoan Ngọ Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Ðoan Dương còn nhiều tục truyền đến nay. Sáng sớm cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì giết sâu bọ bằng uống rượu hoặc ăn rượu nếp. Tết Trung nguyên (Rằm tháng bảy) Rằm tháng bảy theo tín ngưỡng là ngày xá tội vong nhân, nghĩa là bao nhiêu tội nhân ở dưới âm phủ ngày hôm đó đều được tha tội. Bởi vậy trên dương thế mọi gia đình đều làm cỗ bàn, đốt vàng mã cúng gia tiên và đồng thời cúng những linh hồn bơ vơ không được ai chăm sóc. Người ta cũng thả chim lên trời, thả cá xuống sông, để làm điều phúc đức. Tết Trung thu (Rằm tháng Tám) Trung thu là giữa mùa thu, tết Trung Thu như tên gọi đến với chúng ta vào đúng giữa mùa thu tức là vào rằm tháng tám âm lịch. Tết Trung Thu là tết của trẻ em. Tết Hạ nguyên (Tết cơm mới) Tết Hạ nguyên vào rằm hay mồng một tháng mười. Ở nông thôn, tết này được tổ chức rất lớn vì đây là dịp nấu cơm gạo mới của vụ vừa xong - trước là để cúng tổ tiên, sau để thưởng công cầy cấy. Tết Trùng thập Tết của các thầy thuốc. Theo sách Dước lễ thì ngày mười tháng mười (âm lịch), cây thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời (Xuân-Hạ-Thu-Ðông) trở nên tốt nhất. Ở nông thôn Việt Nam, đến ngày đó người ta thường làm bánh dày, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc (chứ không mấy quan tâm đến cây thuốc, thầy thuốc). Tết Táo quân Tết Táo quân vào ngày 23 tháng chạp - người ta coi đây là ngày "vua bếp" lên chầu trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo". Cứ phiên chợ 23 tháng chạp, mỗi gia đình thường mua 2 mũ ông Táo, 1 mũ bà Táo bằng giấy và 3 con cá chép làm "ngựa" (chuyện cá chép hoá rồng) đế Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông... Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết. Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
|
Bookmarks |
Ðang đọc: 5 (0 thành viên và 5 khách) | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
Đặc điểm của những con người thành đạt | luomlat_goo | Tư duy thành công | 2 | 04-08-2018 08:04 PM |
9 câu nguỵ biện điển hình của người Việt | luomlat_goo | Đi một ngày đàng | 0 | 11-09-2016 09:23 PM |
14 điều người giàu nghĩ khác người thường | luomlat_goo | Tư duy thành công | 0 | 04-04-2014 10:17 AM |
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ngày càng thịnh vượng! | thang | Chuyện kinh bang tế thế | 1 | 03-19-2014 09:37 AM |
9 thói quen của những người giỏi quan hệ | luomlat_goo | Đi một ngày đàng | 0 | 01-15-2014 10:48 AM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn