|
|
|
Triết lý tình yêu Cách duy nhất để giữ tình yêu là hãy xây nó. |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
07-22-2009, 12:12 AM | #1 |
Member
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 11
|
Đến lúc chúng ta cần bình đẳng nam-nữ thực sự
Tôi đọc được một bài trên VNEXPRESS rất hay phân tích về bình đẳng giới mà tôi cho rằng có nhiều điểm đúng đáng để chúng ta suy ngẫm.
_________ Thu thân mến, Mong muốn của Thu là hoàn toàn chính đáng. Xin cám ơn Thu vì đã đưa ra bàn luận một vấn đề tưởng là rất nhỏ, rất đơn giản nhưng nguyên nhân sâu xa của nó thì ít người nhận ra vì nó đã trở thành việc bình thường trong cuộc sống, ăn sâu vào đầu óc mọi người Việt Nam và trở thành truyền thống văn hóa. Đó là vấn đề phụ nữ thiếu tự chủ trong sinh hoạt và tư tưởng mà nguyên nhân là do bất bình đẳng giới tính. Nhân bàn về vấn đề của Thu và đọc một số ý kiến, lời khuyên của bạn đọc, tôi cảm thấy bức xúc và muốn bày tỏ quan điểm của mình để các bạn cùng bàn luận và nếu được thì ủng hộ suy nghĩ của tôi. Xin được tự giới thiệu, tôi là nữ, hơn 30 tuổi, đã có gia đình và một con gái. Từ nhỏ tôi cũng được giáo dục theo tư tưởng là phụ nữ phải biết hy sinh, cam chịu, phụ nữ thì sinh ra đã bị thiệt thòi, phải biết nhường nhịn thì mới tạo lập được gia đình hạnh phúc... Đến thời điểm này, ngẫm lại, tôi thấy hoàn toàn đúng. Nhìn mình, nhìn những người xung quanh, nhìn xã hội Việt Nam ở đâu cũng thấy bất bình đẳng giới thế nhưng ai cũng cho là bình thường, quá bình thường đến nỗi không ai nhận ra để thắc mắc. Vậy cốt lõi vấn đề nằm ở đâu, theo tôi là ở sự giáo dục của gia đình, xã hội, truyền thống văn hóa đã và vẫn đang tiếp tục nối giáo cho sự bất bình đẳng này. Nói đến đây các bạn nam chắc đang bất bình và thậm chí một số bạn nữ cũng đang ngạc nhiên, xã hội Việt Nam hiện nay nam nữ được bình quyền bình đẳng mà, chắc chị này nói chuyện ở đâu. Các bạn có chắc như vậy không? Tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ và chúng ta cùng nhau xem xét bàn luận nhé. 1. Tại sao các bà mẹ từ nhỏ đã bắt đầu dạy con gái nấu ăn, đi chợ, giặt giũ, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa… rất nhiều thứ trong khi con trai thì không? Dù là nam hay nữ thì cũng đều ăn cơm ngày 3 bữa, cũng ăn ngủ sinh hoạt trong nhà. Con trai cũng có các điều kiện và khả năng để làm các việc này chứ không riêng gì con gái, về tính kiên nhẫn cẩn thận thì con gái có nổi trội hơn nhưng bù lại con trai lại có sức khỏe tốt hơn. Bất cứ một lý do nào đưa ra để thuyết phục các công việc trong nhà là việc phụ nữ (vì đó là việc nhỏ) đều không hợp lý, chẳng qua các ông lười nhác, sợ bẩn đối với những việc rửa chén, vệ sinh toilet nên tìm mọi lý do để cho rằng đó là việc của đàn bà. Nếu cho rằng đi chợ là việc làm tủn mủn, cò cưa giá cả không phù hợp với đàn ông, vậy thì các ông tự cho mình cao cấp hơn, rộng lượng hơn phụ nữ chăng? Nói cho đúng thì các việc này không khó, ai cũng có thể làm được thế nhưng ngay từ khi bắt đầu nhận thức, nam giới đã nghiễm nhiên được đặc cách không phải làm các việc này. Nhận thức này ăn sâu vào đầu óc bé trai và bé gái qua quan sát hàng ngày thấy mẹ, thấy chị, thấy bà hàng xóm… nói chung là nữ giới đi chợ, nấu cơm, loay hoay việc nhà trong khi các ông bố, anh trai, em trai thì không. Ở các nước phương Tây, các bà mẹ dạy con trai và con gái như nhau, đều phải biết làm các công việc gia đình đơn giản và nâng cao tinh thần tự phục vụ, suy nghĩ đàn ông ngồi sẵn chờ phụ nữ nấu cơm xong dọn lên, ăn xong đứng lên đi xem TV không bao giờ được chấp nhận. Các cậu ấm Việt Nam khi đi du học nước ngoài đều tự học thông suốt bài học này. 2. Tại sao phụ nữ phải làm dâu? Tại sao lại có câu “Phụ nữ lấy chồng xong phải suy nghĩ, học hỏi cố gắng để trở thành vợ hiền dâu thảo”? Thế các ông thì trở thành gì? Những quan niệm như lấy chồng phải theo chồng, phải làm dâu, phải hi sinh, phải nhường nhịn, vun vén để giữ chồng không ngoại tình, lấy vợ phải dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về... nên được dẹp bỏ dứt khoát. Theo tôi, nói một cách bình đẳng, câu này phải sửa lại “Lập gia đình xong, cả chồng và vợ phải đối xử với cha mẹ 2 bên gia đình công bằng và đúng mực”. Hai người yêu nhau, kết hôn và sống chung để tạo lập hạnh phúc trước tiên cho bản thân họ đã. Quan niệm cưới dâu về để chăm sóc cha mẹ chồng không còn phù hợp, bản thân người chồng phải hiểu trách nhiệm chăm sóc, trả ơn cha mẹ là của anh ta chứ không phải vợ anh ta, vợ anh ta chỉ hỗ trợ anh ta trong vấn đề này và hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện chứ không phải là trách nhiệm. Có lẽ một số bạn sẽ sốc khi tôi nói như vậy, nhưng xét trên phương diện tình và lý, điều này hoàn toàn hợp lý. Xét về tình, cha mẹ chồng đã làm gì cho con dâu mà con dâu phải có trách nhiệm chăm sóc phục vụ, các bạn chắc sẽ trả lời vì cha mẹ chồng lớn tuổi, đã có công sinh thành và dưỡng dục người chồng… Nói như vậy thì người chồng mới phải là người chịu trách nhiệm chính, người vợ chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Xét về lý, tại sao không phải là người chồng về “làm rể” gia đình vợ và có trách nhiệm phục vụ cha mẹ vợ vì nói cho cùng cha mẹ nào chẳng có công trạng như nhau. Rõ ràng các ông chồng đuối lý rồi nhé, các ông muốn chứng tỏ mình là con trai hiếu thảo mà quên hay cố tình quên việc giúp vợ mình làm con gái hiếu thảo bằng cách về nhà vợ mà ở rể. 3. Tại sao phụ nữ luôn được mô tả bằng những mỹ từ nghe rất hào phóng nhưng có ai hiểu đằng sau đó là một sự áp đặt công khai. Chị em vẫn nghe xã hội kêu gọi hãy tôn trọng phụ nữ, hãy bình đẳng đối với phụ nữ… đừng vội vui mừng, sở dĩ phải kêu gọi là vì thực tế phụ nữ ở Việt Nam phần lớn đang bị đối xử như công dân hạng 2. Đừng dại dột chạy theo những chức danh như thiên chức của phụ nữ, phụ nữ đảm đang, công dung ngôn hạnh, vợ hiền dâu thảo, hi sinh cao cả… Trước đây, phụ nữ sống phụ thuộc, không tạo ra thu nhập thì đảm nhận việc nhà là hợp lý, hiện nay bé trai bé gái đều phải học tập từ nhỏ giống nhau, lớn lên đi làm có thu nhập và cùng đóng góp vào gia đình chung, vì vậy công việc nhà phải chia sẻ công bằng mới hợp lý. Tuy nhiên trong thời điểm chuyển giao, phụ nữ còn đang mơ hồ về vai trò của mình, cánh nam giới tranh thủ lập lờ đánh lận con đen bằng cách trao tặng chị em các danh hiệu hão để chị em vui lòng và tự nguyện gánh vác phần lớn công việc nhà, còn các ông tan sở xong thì tự cho mình quyền nghỉ ngơi và giải trí, bỏ mặc vợ xoay sở với con cái và công việc nhà. Lý do vì sự khác biệt giới tính nên phải phân công công việc hợp lý, phụ nữ làm việc nhẹ nhàng, đàn ông làm việc nặng nhọc như sửa xe, sửa điện nước, sửa mái nhà... bây giờ đã lỗi thời. Chị em và ngay cả các ông nghĩ lại xem khi đồ đạc trong nhà hư hỏng, có bao nhiêu % các ông tự làm, bao nhiêu % các ông nhấc điện thoại gọi dịch vụ? Công việc nhà nếu nhẹ nhàng như các ông chồng nghĩ, các ông thử đảm nhiệm một tháng ngay từ bây giờ xem có được không? Nếu chị em nào vẫn còn đang sung sướng với các lời khen có cánh của phái mạnh thì hãy tự chiêm nghiệm bài học lịch sử này: Thời phong kiến trước đây để đảm bảo phụ nữ chung thủy tuyệt đối trong khi các ông chồng được quyền có vô số vợ, xã hội đã trao tặng các chức danh trinh tiết cao quý cho các góa phụ chồng mất sớm thủ tiết nuôi con. Khỏi phải nói lúc đó các bà hạnh phúc tự hào như thế nào. Bây giờ thì chẳng ai chạy theo cái danh hão như thế. Tương tự như vậy, vài chục năm sau, con cháu chúng ta sẽ nhìn nhận lại sự bình đẳng xã hội trong giai đoạn này mà thương cảm cho phụ nữ chúng ta đã quá mơ hồ. 4. Chắc ai cũng biết, hiện nay tỷ lệ sinh nam/nữ đang ở mức báo động. Tại sao đa phần xã hội vẫn thích có con trai hơn con gái nếu không phải vì quan niệm con trai quý hơn con gái vẫn còn quá nặng nề. Bản thân tôi cũng muốn sinh con trai, không phải vì tôi coi trọng con trai hơn mà vì tôi hiểu rõ, ở xã hội Việt Nam con trai tôi sẽ sung sướng hơn và con gái sẽ bị thiệt thòi mà còn khổ lây ra cả mẹ vợ, do đó muốn con mình sướng thì nên sinh con trai, khi tôi chia sẻ quan điểm này chắc chắn rất nhiều phụ nữ đồng ý với tôi. Nhắc lại chuyện của Thu, tôi hiểu quan điểm của Thu, bạn không phải lười nhác, bạn chỉ muốn được tự lập và làm mọi việc trong nhà theo ý của bạn, dọn dẹp nhà cửa lúc bạn thấy rảnh rỗi và thoải mái, được nấu ăn những món ăn mà bạn chợt thèm, ăn cơm lúc bạn thấy đói… Khi sống chung với cha mẹ chồng, bạn phải làm mọi việc trên theo đúng lịch trình của các cụ, không được tự quyết định những việc đơn giản nhất. Mặc dù Thu không nhắc đến nhưng đã sống chung trong nhà thì chắc chắn các cụ sẽ có ý kiến trong nhiều vấn đề khác nữa, gián tiếp hoặc trực tiếp can thiệp vào cuộc sống 2 vợ chồng Thu. Nhìn nhận một cách khách quan, chồng Thu và cha mẹ chồng Thu là người tốt. Trong khi còn ở với gia đình chồng, Thu hãy cố gắng làm vui lòng mọi người vì đã sống trong một tập thể thì phải chấp nhận giảm bớt cái tôi nhưng đừng để mất sự tự chủ của mình. Hãy nói chuyện với chồng để anh hiểu rằng Thu cũng yêu quý cha mẹ anh tuy nhiên 2 vợ chồng cần lên kế hoạch sống riêng trong thời gian tới. Với tính cách của Thu, tôi tin rằng khó có thể sống chung với gia đình chồng êm đẹp lâu dài, mà đã không êm đẹp thì tốt nhất nên tách ra sớm, đừng để đến khi xảy ra chuyện không vui thì gia đình rất khó hàn gắn như cũ. Đừng nhầm lẫn giữa sự kính trọng, sự biết ơn, sự quan tâm chia sẻ giúp đỡ cha mẹ gia đình họ hàng với trách nhiệm, nghĩa vụ, phục tùng… đừng đánh đồng tình yêu hạnh phúc gia đình với mức độ hy sinh của mình cho gia đình chồng. Phải có độc lập tự do mới có hạnh phúc Thu à. Còn ông chồng nào khoe rằng tôi hạnh phúc khi thấy vợ tôi và mẹ tôi sống chung đầm ấm, bạn nói đúng một nửa. Bạn hạnh phúc thôi còn vợ bạn thì chưa chắc, nếu vợ bạn là người tự lập và có suy nghĩ hiện đại, vợ bạn đang phải hi sinh tự chủ của mình đấy bạn à. Còn đây là toàn bộ threds bàn luận về vấn đề này với nhiều ý kiến trái chiều trên VNEXPRESS (có thể chỉ là các ý kiến chim mồi nhưng who care) ZB Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
|
07-22-2009, 11:26 PM | #2 |
Member
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 27
|
Chào bạn zit-bito,
Cho phép mình đi thẳng vào vấn đề mà bạn đang quan tâm: Bình đẳng nam-nữ và nội dung bài viết mà bạn trích dẫn từ VNexpress về tâm sự của một người đặt ra các câu hỏi đại loại như tại sao phụ nữ phải nội trợ, giặt giũ, tại sao phụ nữ phải làm dâu v.v. Mình chưa đọc các ý kiến nào về chủ đề này trên Vnexpress, nhưng mình người viết bài này có một điểm chưa nhận thức rõ ràng: Đó là khái niệm Bình đẳng mang yếu tố xã hội và khái niệm Phù hợp thiên bẩm mang yếu tố tự nhiên. Về Bình đẳng mang yếu tố xã hội thì Nam cũng như Nữ, đều là con người thì hiển nhiên phải được hưởng các quyền lợi tối thiểu bình đẳng như nhau. Đó là quyền được ăn, mặc, ở, yêu và được yêu, đi lại tự do, tự do phát ngôn, quyền mưu cầu hạnh phúc v.v. Về các quyền này không riêng gì Nam-Nữ mà già trẻ lớn bé đều được bình đẳng. Thế còn khái niệm Phù hợp thiên bẩm (thiên chức) mang yếu tố bản năng tự nhiên thì có sự khác nhau rõ rệt, dẫn đến chức năng của Nam và Nữ trong xã hội cũng tự nhiên khác nhau chứ không phải là áp đặt. Ông trời sinh ra phụ nữ là phái đẹp, dịu dàng và mang yếu tố âm. Để cân bằng thì ông trời cũng sinh ra đàn ông là phái mạnh, thô sơ và mang yếu tố dương. Những yếu tố tự nhiên đó tự nhiên mang lại sự phân công vai trò và công việc trong xã hội. Săn bắn và chiến tranh thì phải để đàn ông, còn hậu phương vững chắc, cấy gạo nuôi con là việc của người vợ hiền. Đó là lẽ đương nhiên. Quay về với câu hỏi, vậy thì tại sao phụ nữ phải làm dâu mà con trai không đi ở rể? Tại sao nàng dâu lại phụng sự nhà chồng mà chàng rể không sang chăm sóc nhà vợ? Xin trả lời rằng, đó chỉ đơn giản là sự phân công xã hội theo thiên chức như nói ở trên chứ không phải là bình đẳng hay không bình đẳng. Và tất nhiên vì quyền bình đẳng nếu chị em cảm thấy không ở được với mẹ chồng thì theo mình, cũng phải chiều vợ mà ra ngoài ở thôi. Mọi thứ áp đặt, nén chịu, ức chế đều không tốt. Ngay trong lịch sử Việt Nam và thế giới, cũng có những người phụ nữ sinh ra hợp với chuyện chiến tranh trận mạc, đặc biệt giỏi cầm quân như chị em Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị thì không thể áp đặt bảo 2 bà phải ở nhà nội trợ rồi. Kết luận là Nam-Nữ phải bình đẳng về quyền con người là đúng rồi, nhưng thiên chức bẩm sinh của Nam và Nữ là Dương và Âm thì mỗi giới nên phát huy theo các hướng Dương và Âm đó, trên tinh thần tìm đến nhau để cùng hòa hợp, đôi bên cùng có lợi! |
07-23-2009, 02:30 PM | #3 |
Member
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 11
|
Chào bạn
Mình không đồng ý với bạn về những cái mỹ từ gọi là thiên chức hay là phân công xã hội. Mình là nam giới nhưng bản thân mình thấy phụ nữ Việt Nam rất thông minh (các nhân viên vào công ty mình tuyển interview nhiều và thấy nữ có trình độ giỏi hơn nam tương đối nhiều), giỏi giang, nhưng thường khổ sở hơn nam giới. Mình cũng đã có thời gian sống và học tập tại các nước phát triển và thấy ở đó nam giới và nữ giới đã đạt đến mức độ bình đẳng nhất định (và tốt hơn ở VN rất nhiều). Mặc dù thế, khi nói chuyện với với một số bạn nữ đồng nghiệp người Úc thì họ cũng nói trong xã hội của họ phụ nữ cũng vất vả hơn nam giới (ở Mỹ có lẽ là bình đẳng hơn theo như mình nhìn thấy). Nếu xã hội không ý thức được chuyện này mà cứ coi đó là thiên chức hay là truyền thống tốt đẹp thì chị em còn khổ dài dài! Kính bạn Zit-Bito |
07-23-2009, 04:16 PM | #4 |
Member
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 25
|
nam nữ bản thân tên gọi đã thấy sự khác nhau, thì làm sao mà có sự công bằng giới được. cái sự công bằng là làm sao để cả hai bên đều cảm thấy hài lòng với cuộc sống và sự quan tâm chăm sóc đến nhau, chứ không phải là nữ nấu cơm thì nam cũng phải nấu. con dâu có nghĩa vụ chăm sóc bố mẹ chồng thì chồng cũng có cách quan tâm đến bố mẹ vợ có khác gì nhau đâu, nhưng tất nhiên là theo cách khác, phải không các bạn?
|
07-23-2009, 05:18 PM | #5 |
Administrator
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,044
|
Thôi, thôi can các bác. Tranh luận làm gì nhiều. Các bác nói đúng cả.
Lẽ tự nhiên âm và dương là đúng rồi. Mà thiên chức cũng không sai. Thiên chức khéo léo trong chăm sóc gia đình và sự thông minh của phụ nữ đâu có phủ định lẫn nhau! Tôi thấy phụ nữ đúng là kiệt tác tuyệt vời của tạo hóa và nói họ thông minh hơn cánh đàn ông là rất đúng! Cũng chính vì phụ nữ thông minh nên họ không bị stress nhiều như cánh đàn ông và sống thọ hơn đàn ông đấy! Họ không có nhu cầu đi giải stress bằng cách lê la ở các quán bia, nhà nghỉ, quán karaoke, massage...để giải tỏa đâu. Họ thông minh lắm! Nội trợ cũng là một cách giải stress của họ đấy bác ạ! Các bác cứ phải lo cho bản thân đi đã! Chưa lo xong cho bản thân, cứ lo giùm người khác! |
07-27-2009, 03:31 PM | #6 |
Member
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 27
|
Mình là nam giới nên cũng có một vài nguyện vọng muốn đề xuất với các bạn là nữ:
Đàn ông ở tuổi 3Tu thường phải chia quĩ thời gian ít ỏi của mình cho các việc (trách nhiệm) sau: 1) Cho gia đình họ hàng gồm vợ, con, bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ, anh em ruột, anh em nhà vợ, sau đó là các cụ sinh ra bố mẹ hai bên, anh em họ hàng nói chung... 2) Cho công việc gồm đồng nghiệp, khách hàng, cấp trên, cấp dưới... 3) Cho bạn bè gồm bạn bè thời học phổ thông, bạn bè thời đại học hoặc đi lính hoặc đi học xa... 4) Cho cộng đồng xóm, phường, quận... 5) Cho hội này hội nọ (theo sở thích như đi đá bóng, thể thao, tenis, bơi lội,... ) 6) Cuối cùng là cho bản thân là đi thư giãn, nghỉ ngơi v.v. gì đó. Bởi vậy, khi tin rằng chồng mình (hay người yêu mình) đang phải san 5 sẻ 7 vì những việc như vậy thì tối có về muộn một chút hay cuối tuần có phải đi uống đâu đó thì cũng nên nghĩ vì chồng một chút và chẳng nên quấy rầy hay giục về sớm làm gì cả! Nó tựa tựa như người lính ra trận mà người vợ (người yêu) chẳng động viên được bao nhiêu mà toàn gửi lời kêu gọi...về thôi anh! Thế thì người lính làm sao mà yên tâm đánh giặc cho được. Thương trường là chiến trường mà! Mình nghĩ vậy, không biết ý kiến cánh nam giới và chị em phụ nữ thế nào! |
07-28-2009, 09:08 AM | #7 |
Member
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 11
|
Bác Hiennhan trả lời hay, nhưng thử đặt giả thiết là những mục đó do chị em đưa ra cho các ông chồng chúng ta thì chúng ta nghĩ và trả lời thế nào nhỉ?
Ký tên Zit-Bito - Một người cũng thích mảnh trời riêng |
07-29-2009, 11:16 PM | #8 |
Active Member
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 135
|
Ông cha ta hay nói "thuận vợ thuận chồng, tát bể đông cũng cạn" để nói lên vai trò đồng thuận, bình đẳng trong việc quyết định công việc gia đình.
Thế nhưng công ty chỉ có một giám đốc, quốc gia chỉ có một chủ tịch, rắn chỉ có một đầu, thuyền, máy bay chỉ có một thuyền trưởng, cơ trưởng để cầm lái... Nghĩa là trong nhà cũng có một người là trưởng, gọi là gia trưởng, là người ra quyết định cuối cùng. Nếu trong gia đình người nào có thu nhập hơn, đủ nuôi giâ đình, có kiến thức và tầm nhìn hơn, có cái uy hơn, có đủ khả năng duy trì sự phồn vinh của gia đình thì người đó sẽ là gia trưởng, không kể là chồng hay là vợ. Và nếu đủ những điều kiện trên thì vợ vẫn có thể là gia trưởng được. Không thể một con thuyền mà có hai người chèo lái được, mình nghĩ vậy! |
Bookmarks |
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách) | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
Trung tâm dạy thực hành kế toán tổng hợp tốt nhất tại hà nội– giảm 30% học phí | 01663812966 | Đào tạo - Việc làm - Tuyển dụng | 0 | 11-05-2012 11:01 AM |
Vì sao con gà qua đường | cuti2010 | Những tình huống oái oăm | 3 | 03-10-2011 06:27 PM |
IQ tài chính | Richyourlife | Tư duy thành công | 2 | 11-22-2010 10:26 PM |
ước mơ của con người | reina172 | Sức khoẻ và thành công | 3 | 07-19-2010 02:51 AM |
Nỗi lòng sinh viên khi đi thực tập bị | bichhieu | Bài viết Vàng | 20 | 12-19-2009 05:01 PM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn