|
|
|
Cùng cảm nhận Triết lý đời thường... |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
03-09-2010, 02:09 AM | #1 |
meomuop là anh!
Tham gia: May 2010
Đến từ: Thừa Thiên Huế
Bài gửi: 813
|
Những vấn đề nhức nhối...
Hôm nay đọc báo VietNamNet thấy có bài viết "Công chức chỉ quèn đồng lương, không quèn nhân cách". Bài báo rất hay mình chép lại để các bạn cùng đọc và suy nghĩ...
Bạo hành học đường là vấn đề nổi cộm trong tuần qua. Ngoài ra, các vấn đề khác như: Khẳng định chủ quyền đất nước đối với Hoàng Sa, Trường Sa; Dự luật công vụ: Chấm dứt chế độ công chức suốt đời... Hiện tượng nói tục, chửi thề trong giới trẻ; Phát biểu Tại sao người đẹp lại phải lấy công chức "quèn", ... Thời gian gần đây, báo chí đã phanh phui nhiều vụ bạo hành học đường song tình hình này có vẻ vẫn còn tiếp diễn với mức độ nghiêm trọng càng gia tăng. Điển hình là vụ cô giáo mầm non dùng băng keo bịt miệng trẻ 18 tháng tuổi khiến em bé rơi vào tình trạng hôn mê, chết lâm sàng khiến nhiều người không khỏi "rùng mình" về đạo đức "nhà giáo" thời nay. Là một người làm trong ngành giáo dục, bạn đọc Thu Thuỷ, thuy82ntpbc@... bức xúc: "Trong thời gian vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa nhiều thông tin về những trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp của một số giáo viên các cấp. Quả thực, là người trong ngành, tôi vô cùng bức xúc, cảm thấy như bị xúc phạm danh dự vì những hành vi của "ĐỒNG NGHIỆP". Đừng vì lí do chọn một cái nghề để tồn tại mà trở thành giáo viên (hoặc bác sĩ). Đó không phải là nghề để làm giàu mà nghề giáo tồn tại cho đến ngày nay bởi vì Ý NGHĨA của nó. Một người không yêu trẻ, không có kiến thức gì về tâm sinh lí của trẻ lại trở thành người giữ trẻ. Nếu đặt trường hợp bé Trân hay một số em học sinh khác là con, cháu của những người "thầy" ấy thì họ sẽ có cảm giác như thế nào? Họ có ĐAU không? Họ có BẤT BÌNH, có XÓT XA không? Chắc chắn là có; vậy tại sao họ lại làm thế, họ nghĩ người thân của các em là vô tri, vô giác ư? Tại sao họ quá ích kỷ như thế? Tôi nghĩ, một phần quan trọng dẫn đến những sai phạm này đó là: sự thiếu trách nhiệm của cơ quan chức năng - nơi giáo dục ra những "người thầy" đó, sự lỏng lẻo trong công tác tuyển chọn và quản lí giáo viên của cơ quan sở tại. Phần quan trọng nhất là những "người thầy" này không tự rèn luyện tu dưỡng đạo đức - phẩm chất, tự cao ngạo, tự mãn. Nếu không có giải pháp cứng rắn thì rồi đây sẽ còn có những cô giáo Vy, thầy Quốc,... liệu rằng lúc ấy NGHỀ GIÁO có còn được xưng tôn là "MỘT TRONG NHỮNG NGHỀ CAO QUÝ" nữa hay không?" Giống như nhiều bạn đọc khác, bạn Lê Phước Khôi, 23 Cửu Long, CXBH, F15 Q10, lekhoi@... chia sẻ sự cảm thông và lo lắng với gia đình bé Trân: "Chuyện của bé Trân thật là quá đau lòng. Tôi cũng là người có con nhỏ, và cảm thấy lo sợ khi gửi con đi học. Ngày nào tôi cũng lên mạng để chờ tin tức tốt lành của bé Trân. Thời gian này là thời gian đau xót của cha mẹ bé Trân, vừa lo vừa tức và trái tim sẽ đau quặn, khó tả lắm. Tôi đã từng rơi vào tâm trạng này, chỉ khi con gái tôi qua khỏi cơn nguy kịch thì lúc đó tôi mới thấy hạnh phúc. Tôi cảm thông với cha mẹ bé Trân, tôi lo lắng cho bé Trân. Cầu mong cho bé Trân qua khỏi và có cuộc sống bình thường để cha mẹ bé Trân được cái cảm giác hạnh phúc như tôi." Bạn Nguyễn Quang Thạch, PMU85, Bộ GTVT, Vinh, Nghệ An, thienson9@... "Đạo đức xã hội ta đang cần máy trợ thở! Việc bé Bình bị hành hạ 13 năm, bé Trân bị dán miệng ...nạn nhân của nó là những người dân lương thiện. Tôi mong rằng, để đạo đức xã hội không cần máy trợ thở, Đảng và Nhà nước phải kiên quyết làm trong sạch bộ máy của mình, để đội ngũ tác nghiệp trong bộ máy đó phải là những con người đúng nghĩa chứ đừng là những con thú ngày đêm phè phỡn trên sự vất vả của nhân dân. Trước chiều hướng lan nhanh của hiện tượng nói tục, chửi thề trong giới học sinh, sinh viên, bạn Nguyễn Xuân Hạnh, Trường ĐH Nông nghiệp I, Hà Nội, hanh_asia@... cho rằng, trách nhiệm trước hết thuộc về các bậc phụ huynh: "Nếu nói tục, chửi thề thường xuyên bạn sẽ thấy vấn đề đó là rất bình thường. Ngày trước ở quê cùng với bạn bè, tôi cũng hay thường như vậy. Tuy nhiên khi lớn lên, được giáo dục trong một môi trường ĐH có văn hoá, mọi người biết cách ăn nói, biết cách ứng xử với nhau, con người ta tự nhận ra những nhược điểm, những kiểu ăn nói vô lễ, văng tục chửi thề là những người thiếu văn hoá, thiếu giáo dục. Thiết nghĩ ngày trước sao mình nói người lớn không thấy ai can thiệp, không thấy ai nhắc nhở, không thấy bố mẹ mắng... Ngày trước trình độ dân trí còn thấp, lạc hậu. Bây giờ thì khác hẳn nhưng tại sao các gia đình, các bậc phụ huynh... khi nghe con cái mình dùng những ngôn ngữ như vậy không thể giáo dục được chúng. Tôi cũng đồng ý với ý kiến của anh Pham Minh Sơn (Phan Thiết). Trách nhiệm chính thuộc về người lớn chúng ta, mà trước hết là các bậc cha mẹ - những người trực tiếp nuôi dậy con cái trưởng thành." Bạn Lê Nguyên Trường Giang, giang_coi_20@... Tôi gần như choáng khi nghe những "tiếng đệm" (Đ.M., và những từ ngữ khó nghe khác) dường như không thể thiếu trong những câu mở đầu của các em. Các em nói chuyện với nhau như những kẻ du côn không có học với nhau. Có nhiều em mở xem cả nhưng trang "wed đen" rồi vô tư "bình luận" như những người lớn sành sỏi. Các bậc phụ huynh cho con em mình tiền bạc, biết các em lên mạng nhưng lại không thèm để ý xem các em lên mạng làm gì, học được gì trên đó. Một ngày, nếu các bậc phụ huynh thử tìm hiểu xem con mình làm gì trên mạng thì chắc không ít vị "choáng" hơn cả tôi. Người Pháp có câu, "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Phàm là người nổi tiếng, được nhiều người quan tâm và coi như thần tượng, bạn càng phải cẩn trọng trong từng lời ăn tiếng nói của mình bởi nó sẽ có tác động lớn đến dư luận. Bởi thế, một câu nói "hớ hênh" đã khiến người mẫu Thuý Hạnh "lao đao" khi va phải sự bất bình của dư luận. Một bạn đọc ở địa chỉ email: cogaisongla00@...: "Mỗi con người ai cũng có mong muốn giàu có. Chị sống trong thế giới người mẫu, chị chọn cho mình người yêu là một người giàu có, đó là quyết định của chị. Mỗi con người đều có một lựa chọn nghề nghiệp, một hướng đi cho mình và phần lớn họ sống hạnh phúc với lựa chọn đúng đắn của mình. Có lẽ chị đã nhầm lẫn giữa giàu có và hạnh phúc. Khi chị gọi những công chức quèn là chị đã miệt thị, khinh thường phẩm chất của hàng triệu người trong xã hội có đóng góp rất lớn cho đất nước (từ những lãnh đạo nhà nước (họ cũng là công chức) tới những chuyên viên), đồng thời miệt thị cả nhân phẩm của chính chị và cả lớp người đẹp Việt Nam: Không biết đứng trên đôi chân của mình mà chỉ đưa sắc đẹp ra trao đổi lấy sự giàu có. Mong rằng chị hãy nhìn nhận lại cách nhìn của mình. Đồng thời công ty người mẫu cũng nên xem lại vị trí của chị Thúy Hằng trong công ty. Để một người như vậy đi dạy dỗ quản lý người mẫu thì sẽ tạo ra những lớp người đẹp có cách nhìn lệch lạc về cuộc sống." Bạn Phạm Duy Phú, TP Hạ Long, Quảng Ninh, phamduyphu@...: "Nói thẳng, nói thật là một đức tính tốt, nhưng nói thẳng không có nghĩa là nói càn. Là một người đẹp và có chút tên tuổi thì khi phát ngôn nên thận trọng vì không sẽ quá mù ra mưa. Chị Hằng phát biểu như vậy thì thấy quả là thất vọng. Khi nói câu này không hiểu chị có suy nghĩ không nhỉ và chị có hiểu thế nào là công chức cũng như chị có hiểu hết nghĩa tiếng Việt của tiếng "quèn" không nhỉ. Chị nghĩ rằng cứ chân dài là có quyền tự coi thường người khác hay sao? Tôi không biết cuộc sống riêng của chị ra sao nhưng hãy nhìn xem thời gian vừa qua bao nhiêu chân dài là diễn viên, người mẫu nổi tiếng đã phải trả giá cho nhân cách "quèn" của mình. Công chức là những người quèn về đồng lương nhưng không quèn về nhân cách. Theo cách nói của chị làm cho tôi lại liên tưởng tới một câu nói của ai đó mà tôi đã từng phản đối kịch liệt nhưng có lẽ người nói câu nói đó đã đúng "Sắc đẹp tỷ lệ nghịch với trí tuệ". Còn chị, không biết chị đẹp tới đâu???" Bạn Cao Việt Bách, bach_a2k38_1998@... có lời nhắn nhủ gửi tới Thuý Hằng: "Hằng ơi! Hằng quên mất cái đẹp nó phải thể hiện ở cả hình thể và tâm hồn, hơn nữa quan niệm của người phương Đông còn khắt khe với cái "nết" nữa... Hằng nói "Công chức quèn" là đã xúc phạm đến hơn 5 triệu công chức từ TW đến xã phường rồi đó. Hãy xin lỗi họ và nhớ rằng: Trong xã hội, chỉ có những người không dám thừa nhận cái sai của mình mới quèn!" Ngoài ra, Báo điện tử VietNamNet còn nhận được rất nhiều thư và bài vở liên quan đến các vấn đề khác. Công vụ hành chính theo hợp đồng:Bạn Phạm Như Vỹ, Đức: "Tôi rất hoan nghênh chính phủ đã đề ra phương án ký hợp đồng cho những người làm công vụ. Tức là chúng ta sẽ chọn lựa được những người có tài có đức để phục vụ dân, nếu người làm công vụ mà không đáp ứng được nhu cầu của dân thì bị phá hợp đồng hay còn gọi là: "sa thải". Có như vậy thì chúng ta mới có đội ngũ làm công vụ hành chính được trong sạch và tận tình. Nếu ai có năng lực thì được hưởng lương cao, ký hơp đồng dài hạn, còn ai làm mất lòng dân, tham ô, hối lộ thì sai thải, chỉ có vậy thì Việt Nam mới có một bộ máy hành chính có tầm cao ngang với các nước tiên tiến và đưa đất nước nhanh phát triển." Không thể chấp nhận được việc thu tiền của dân để nhận hàng cứu trợ: "Với cá nhân tôi không thể chấp nhận được việc làm thu tiền của dân để được nhận hàng cứu trợ. Liệu dân không phản ánh vụ việc thì số tiền đó sẽ vào túi ai? Chẳng lẽ mỗi người dân trên cả nước đóng góp và chia sẻ một phần khó khăn với những người dân gặp hoạn nạn, lại phải chia sẻ chút ít ỏi đó vào túi một số người giàu hay sao? Theo tôi phải xử lý nghiêm và đúng theo pháp luật những phần tử trên để có niềm tin với người dân. Cả những người được nhận hàng cứu trợ và người dân ủng hộ." - Nguyễn Hoàng Quyết, 20 Minh Khai, Tp Hải Dương, Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
|
03-09-2010, 09:46 PM | #2 |
Tham gia: May 2010
Đến từ: Sài Gòn
Bài gửi: 1,007
|
Hơ hơ hơ, không ý kiến gì thêm (^_^)
|
03-09-2010, 10:14 PM | #3 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,555
|
Thời gian gần đây, báo chí đã phanh phui nhiều vụ bạo hành học đường song tình hình này có vẻ vẫn còn tiếp diễn với mức độ nghiêm trọng càng gia tăng. Điển hình là vụ cô giáo mầm non dùng băng keo bịt miệng trẻ 18 tháng tuổi khiến em bé rơi vào tình trạng hôn mê, chết lâm sàng khiến nhiều người không khỏi "rùng mình" về đạo đức "nhà giáo" thời nay
chẳng biết sau này có dám gửi con ở trường mầm non không nữa. |
03-09-2010, 11:11 PM | #4 |
meomuop là anh!
Tham gia: May 2010
Đến từ: Thừa Thiên Huế
Bài gửi: 813
|
Tớ chỉ thấy lo lắng nhất về vấn đề các nhà trẻ thôi...Sau này đi làm, gửi con cho họ cứ thấy thấp thỏm...chưa có em bé mà đã lo quá rồi...có nó chắc ở nhà chăm mất...không có chút tin tưởng nào cả...T_T
|
Bookmarks |
Ðang đọc: 4 (0 thành viên và 4 khách) | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
Đặc điểm của những con người thành đạt | luomlat_goo | Tư duy thành công | 2 | 04-08-2018 08:04 PM |
9 thói quen của những người giỏi quan hệ | luomlat_goo | Đi một ngày đàng | 0 | 01-15-2014 10:48 AM |
Những điều không được khi làm IT | duyniceboy | Sống trẻ - Nghĩ lớn | 12 | 07-11-2012 06:02 PM |
Bãi biển Cửa Đại - Vẻ đẹp miền Trung | dulichmuasam | Du lịch - Ẩm thực | 0 | 07-11-2011 06:20 PM |
Bí quyết kinh doanh online và bán hàng trực tuyến | girlvampire | Kiến thức chuyên ngành | 2 | 12-06-2009 05:55 PM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn