|
|
|
Giao lưu - Tán gẫu Làm quen, chat chit, xả stress sau một ngày học tập, làm việc căng thẳng,... |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
02-27-2010, 05:31 PM | #1 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
Học làm....Người già
15g30, lớp “Học làm người già” bắt đầu. Một phụ huynh đưa cậu con trai đang học lớp 8 vào: “Nó là thằng út tôi cưng nhất nhưng nó chẳng coi tôi ra gì”. Bà đưa con đến lớp để con hiểu nỗi niềm người lớn tuổi.
Lớp học diễn ra vào thứ bảy, chủ nhật nên nhiều phụ huynh tranh thủ đến Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam xem thử con mình được dạy những gì. Nhiều người thú nhận họ sợ con mải mê học chữ “chiến thắng” mà quên chữ “hiếu nghĩa”. Học để yêu thương Trong hai ngày tại lớp học, những học viên 14-21 tuổi bắt buộc phải đóng vai người lớn, người già và sinh hoạt trong hộ gia đình, làm những công việc của người trưởng thành trong những tình huống giả định: đi thăm người già và lắng nghe những bất hạnh tuổi già, đưa ra những quyết định tối ưu để giúp đỡ họ, ghé nhà một bà mẹ nghèo có những đứa con ham học mà không có tiền mua một chiếc áo mới để lên truyền hình trong chương trình Gương sáng điển hình. Đan Mỹ, một cô bé lớp 6, vừa nói vừa mếu: “Giờ em mới biết tại sao bố mẹ cứ mắng mỗi khi em vòi vĩnh”. Cánh cửa căn phòng mở. Trước mặt học viên là một cụ già do điều phối viên đóng vai. Trong tiếng nhạc buồn, các bạn trẻ nghe “ông già” trải lòng về hai đứa con. Chúng tỏ vẻ thương ông nhiều nhưng kỳ thực chỉ chăm chăm đến tờ di chúc ông viết sẵn. Một vở kịch khác: ông bố sắp chết mà đứa con nghe tin cứ ngỡ là bố nói dối để gọi mình về bên cạnh. Trong không khí cảm động đó, học viên hứa những điều tốt đẹp nhất gửi cho ông bà, cha mẹ. Trong một mẩu giấy ghi lại cảm xúc, học viên Duy Khang viết: “Ông bà, cha mẹ là duy nhất, mất rồi thì tìm đâu. Biết yêu thương gia đình là đang chăm sóc hạnh phúc cho mình vậy”. Cộng thêm 40 tuổi Để hiểu được sự vận động của người già, mỗi học viên “bị” đeo một túi cát nặng 2-5kg tùy thể trạng. Túi cát đó gắn liền với học viên trong suốt buổi sinh hoạt. Họ còn phải nhập vai người điếc, người câm, người mù... Mới đeo vào ai cũng hớn hở, nhẹ như bỡn. Nhưng sau hai giờ với hàng loạt hoạt động, cảm nhận của học viên đã khác... “Công việc nhặt những viên đá nhỏ, nhổ cỏ, lau hành lang tưởng chừng rất nhẹ nhàng nhưng cái túi cát trước bụng cứ nặng dần, cái lưng thêm mau mỏi và chân chỉ muốn khuỵu xuống”, Xuân Phú lau mồ hôi nói. Tiếng của điều phối viên lặp đi lặp lại sau lưng: “Ông bà ở nhà cũng có cảm giác như các bạn lúc này và về già chúng ta cũng thế”. Ở một góc khác, cô điều phối viên vừa nói vừa cười với những học viên đang dùng khăn đỏ bịt mắt, rị mọ phân loại đậu xanh và đậu đen: “Các “cụ” ơi, toàn đậu xanh không mà lựa cái gì nữa”. Minh Tân, một điều phối viên, cho biết: “Bên cạnh việc làm cho các bạn hiểu được sự khó khăn trong vận động của người già, chúng tôi muốn hướng dẫn các bạn thực hiện những việc đơn giản để có thể cùng làm với ông bà cho vui”. Hơn mười học viên ngồi lặng im, uống nước trà và đọc báo. Đó là không gian mà học viên đang đóng vai người già ở viện dưỡng lão trong vòng một giờ. 20 phút đầu trôi qua, chân tay các bạn trẻ hiếu động trở nên ngứa ngáy. Không gian quá buồn tẻ, cần được thay đổi. Minh Đức hét lên: “Tuổi già khó chịu vầy sao?” và bị phạt hít đất mười cái vì vi phạm nội quy. Nhưng cũng chính cậu hiểu rằng: “Bà còn khỏe nhưng cứ hay nhờ mình giúp việc vặt vì bà muốn gần em, chắc bà thấy lẻ loi”. Bạch Lan viết vào nhật ký: “Bữa nay mình đưa bà cố vào nhà vệ sinh mà cảm giác khác mọi bữa. Mình hối hận ghê, mấy bữa mình hét vào tai bà cố chứ không phải nói to để bà nghe rõ. Thấy thương bà quá, chuyện ngày xửa ngày xưa thì nhớ rõ mà chuyện hôm qua lại không nhớ gì”. Đừng hành xử thô lỗ với người già trước mặt trẻ Anh Nguyễn Thành Nhân, giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam, nhận định: “Gia đình cần thay đổi cách hành xử với người già, tránh gây ảnh hưởng xấu đến các bạn trẻ. Thực tế nhiều bạn nhầm tưởng sự lỗ mãng với người già là bình thường. Đồng thời phải tạo điều kiện để các bạn trẻ gần ông bà, vừa làm ông bà bớt lẻ loi vừa để các em học tính lễ phép truyền thống”. Mai Vinh – tuoitre.com.vn Những bài viết ngẫu nhiên trong Box: |
02-27-2010, 05:52 PM | #2 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
Người già họ hơi cố chấp và hẹp hòi,cổ hũ trong suy nghĩ.
Người trẻ thì phóng khoáng nhưng lại bất cần. Đôi khi phải nhìn lại và cảm ơn những người đi trước dù lời khuyên của họ có đúng hay không nhưng phải thừa nhận rằng được tiếp xúc học hỏi ở những người từng trải bao giờ cũng là điều vinh hạnh lớn. |
02-28-2010, 10:44 AM | #3 |
Accountant
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,618
|
Nếu mà có lớp"học làm trẻ con thời nay" thì k bik các cụ sẽ nghĩ thế nào sau khi tham gia nhỉ?k bik có trẻ trung ,iu đời hon k hay là bảo"cái bọn trẻ này thật nhí nhố,nhăng nhít "nhỉ?hihi
|
02-28-2010, 12:50 PM | #4 |
meomuop là anh!
Tham gia: May 2010
Đến từ: Thừa Thiên Huế
Bài gửi: 813
|
Các cụ show hàng như bọn trẻ đấy Duy ạ! Khiếp lắm...hê hê^^
|
Bookmarks |
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách) | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
Đặc điểm của những con người thành đạt | luomlat_goo | Tư duy thành công | 2 | 04-08-2018 08:04 PM |
14 điều người giàu nghĩ khác người thường | luomlat_goo | Tư duy thành công | 0 | 04-04-2014 10:17 AM |
9 thói quen của những người giỏi quan hệ | luomlat_goo | Đi một ngày đàng | 0 | 01-15-2014 10:48 AM |
Suy nghĩ của người giàu và người nghèo | reina172 | Ký sự: Hành trình - Thời gian | 4 | 09-28-2010 11:22 PM |
Giọng nói SÀI GÒN. | reina172 | Quê hương - Gia đình | 8 | 09-18-2010 08:34 PM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn