|
|
11-22-2010, 10:22 PM | #1 |
Banned
Tham gia: Sep 2010
Đến từ: In the Hell
Bài gửi: 59
|
IQ tài chính
Theo bạn???
*Người bình thường nói “tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi”. *Người có trí thông minh tài chính nói “Thiếu tiền là nguồn gốc của mọi tội lỗi” Câu nói nào phù hợp vs bạn? Nếu bạn vẫn chưa quyết định đc thì hãy xem phần dưới đây Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
thay đổi nội dung bởi: Richyourlife, 11-22-2010 lúc 10:25 PM |
11-22-2010, 10:24 PM | #2 |
Banned
Tham gia: Sep 2010
Đến từ: In the Hell
Bài gửi: 59
|
Chúng ta cứ mãi thiếu tiền
Không kể những người đang đi học và thất nghiệp, ngay cả những người đang làm ra tiền vẫn cứ luôn đối diện vs 1 vấn nạn: Thiếu tiền. Hơn 95% dân số thế giới thiếu tiền, dù cả đời họ lao động quần quật vì nó. 8X, tuy có rất nhiều cái khác vs những thế hệ trc, nhưng có 1 điều gần như chúng ta thừa kế nguyên vẹn từ đời cha ông cụ kỵ mình: Lo lắng về tiền bạc. Ngay cả những người chúng ta nhìn vào, tưởng là ko thiếu 1 thứ gì, nhưng thử xem, khi chúng ta hỏi “Anh có đủ tiền cho cả đời mình chứ?”, chúng ta sẽ nhận đc cái lắc đầu “Tiền bạc ko bao h là đủ cả”. Đó ko phải là lòng tham, “Cơn khát tiền bạc giống như uống nước biển, càng uống càng khát”. Mà anh ta thiếu tiền thực sự. Cho dù anh ta đang làm việc vs mức lương 1500$/tháng, nhưng một mai, khi anh ta bị ông chủ sa thải ra đường, thì liệu số tiền dành dụm đủ cho anh ta sống đc mấy năm mấy tháng? Và vs 1 ng đã đc gọi là giàu có đi chăng nữa, chắc chắn họ vẫn còn luôn luôn dùng mẫu câu: “Nếu đủ tiền, tôi sẽ mua…”. Thông thường, cách cổ điển của chúng ta là “Ai biết đủ sẽ thấy đủ”, nghĩa là đè nén rồi tiêu diệt nhu cầu vật chất của chúng ta, để bớt phát sinh chi phí. Thực ra đây có phải là 1 cách tránh cho chúng ta sự thiếu tiền hay ko? Xin thưa, ko hề! Vì triết lý này đã ra đời và đc áp dụng bao đời nay, nhất là tại Phương Đông, nhưng chưa bao giờ giải quyết đc nạn thiếu tiền của con ng cả, mỉa mai hơn, những nước châu Á chính là những nước thiếu tiền nhiều nhất. Tệ hại hơn, khi chúng ta tìm cách phủ nhận vai trò của đồng tiền trong cuộc sống, thì chúng ta càng lâm vào tình trạng thiếu tiền nặng nề! Cách tiêu tiền của chúng ta Khi thu nhập của bạn là 1 triệu 1 tháng, bạn đi xe đạp, ăn cơm 5K/đĩa. Thu nhập của bạn là 5triệu, bạn đi xe Dream, ăn cơm 8K/suất. Thu nhập của bạn là 20 triệu 1 tháng, bạn đi xe @. Thu nhập 50 triệu, bạn đi xe hơi, ở căn hộ. Thu nhập vài trăm triệu, bạn đổi xe hơi xịn hơn, ở trong căn nhà rộng hơn, ăn uống, mua sắm ở những nơi cực đắt. Nghĩa là gì? Bạn đang bán sức lao động và chất xám lấy tiền. Góp nhóp, dành dụm đc một số, vay mượn thêm một số, mắc nợ người bán thêm một số, bạn đi mua những thứ vật dụng mắc tiền cho mình. Rồi bạn lại cày cật lực hơn để trả nợ. Rồi vì làm việc chăm chỉ, bạn đc thăng chức, tăng lương, món tiền kiếm đc hàng tháng của bạn nhiều hơn và bạn lại nhắm tới những món mắc tiền hơn. Và bạn lại mắc nợ, những món nợ ngày càng có giá trị cao hơn. Cứ thế, thu nhập tăng thì chi phí tăng. Chi phí tăng thì nợ nần tăng. Bạn có cả đời để mắc nợ. Còn vs những 8X có nhiều tiền, nhờ vào ba mẹ giàu có thì sao? Không mắc nợ, nhưng tiêu pha bạt mạng, rước hoạ vào thân, đó là một số. Một số khác lại dùng tiền đó vào học hành, làm ăn. Rồi đa số trong nhiều số đó thất bại, của tiền thất tán. Những nhân vật này lâu nay thường bị chúng ta quy kết về vấn đề đạo đức và lối sống. Và sau đó là lên án họ một cách rất nặng nề, thậm chí thù ghét. Nhưng thực ra, mẫu số chung về cách tiêu tiền của những người ít tiền và nhiều tiền trên là gì? Đạo đức và nhân cách ko phải là yếu tố chính gây ra tình trạng bết bát về tiền bạc… Nguyên nhân chính là họ ko đc trang bị kiến thức về tài chính để có câu trả lời đúng cho câu hỏi: “Người ta cần tiền để làm gì?”. Chúng ta cần tiền để làm gì? để thanh toán cho những mốn hàng giúp duy trì và phát triển đời sống, bao gốm cả đời sống vật chất lẫn tinh thần. Đó là câu trả lời của ít nhất hơn 95% dân số thế giới. Trong trường hợp này, sự đúng đắn đã ko thuộc về số đông. Chính vì từ khi mới vài tuổi, biết tiêu đồng tiền đầu tiên, chúng ta đã vô tình hình thành một ý niệm: TIỀN BẠC = MUA SẮM, nên chúng ta mãn đời thiếu tiền, khổ vì tiền, chúng ta đã ko biết và ko nhìn thấy một nửa bên kia của đồng tiền, một nửa tích cực và hấp dẫn hơn nhiều. Đó là mệnh đề: TIỀN ĐỂ ĐẺ RA TIỀN. Tuyệt đại đa số chúng ta vẫn dùng bản thân mình như một công cụ kiếm tiền, công cụ đó là đôi tay của chúng ta, tri thức của chúng ta, thời gian sống của chúng ta. Chúng ta vắt kiệt những tài nguyên vô giá hữu hạn này để mua lấy những thứ mà chúng ta vẫn nói là: “Làm nên đời sống tiện nghi của tôi”. Trong khi đúng ra, chúng ta phải dùng chính đồng tiền như một công cụ lao động, bắt tiền làm ra tiền. Tiền đẻ ra tiền ở cấp độ đơn sơ nhất chính là cho vay lấy lãi, và ở cấp độ cao nhất chính là đầu tư (chơi cổ phiếu là một ví dụ). Và khi đó, chúng ta sẽ mua sắm những gì mình cần, mình muốn, mình thích bởi loại “tiền con”, “tiền cháu” này chứ ko phải là từ món tiền gốc mà chúng ta đổ mồ hôi nước mắt làm ra. Nghĩa là, cũng là mua xe hơi, chúng ta dùng số tiền tích cóp suốt 5 năm lao động để tậu nó. Còn người có IQ tài chính, họ khoan mua xe, dùng số tiền này để làm ăn, mua bán, đầu tư, cho đến khi số lãi đẻ ra đủ để mua xe hơi, họ mới dùng món lãi này tậu nó, như một phần thưởng cho sự thành công trong cuộc chơi tài chính của họ. Cuối cùng, điều họ nhắm đến cũng là một cuộc sống sung túc, đầy đủ , thoải mái, tự do về tiền bạc, chỉ có cách thức để đi đến cái đích đó họ khác chúng ta, thông minh hơn chúng ta mà thôi. Như vậy, sự khác nhau của chúng ta vs người có IQ tài chính là gì? Chúng ta làm ra 10 đồng, chúng ta chi phí hết 8 hoặc 12 đồng. Người có IQ tài chính tiêu hết số tiền tối thiểu, còn bao nhiêu họ bỏ vào đầu tư. Và lúc ấy, đồng tiền làm việc cho họ, chúng sinh sôi nảy nở ngay khi họ đang nằm ngủ! Người có IQ tài chính là người biết rằng, họ cần phải xây dựng một chiến lược quản lý và phát triển tiền bạc, tài sản của họ. Và để xây dựng chiến lược này thành công, họ phải trang bị cho mình những kĩ năng gì. Còn chúng ta, gần như chúng ta luôn luôn có một… kế hoạch tiêu pha mua sắm nào đó. Nói đúng ra, ko phải sự hư hỏng hay lười biếng của bạn làm cho tài sản của bạn đội nón ra đi, bạn nợ nần chồng chất, mà chính sự dốt nát về tài chính của bạn mới gây ra tình trạng đó. Vì sao chúng ta thiếu IQ tài chính? 12 năm, cộng thêm 4,5,6 năm đi học nữa, chúng ta được nhà trường giáo dục và chuẩn bị tư thế để trở thành một nhân viên. Và ngay cả sự tự học, học theo lựa chọn, theo ý thích của chính mình chúng ta cũng trang bị thêm những kiến thức để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, để trở thành một người làm công ăn lương “xịn” mà thôi. Vô hình trung chúng ta chỉ đc biết và nghĩ rằng chỉ có một cách kiếm tiền duy nhất, tốt nhất, an toàn nhất, đó là làm nhân viên. Và khi chúng ta ko xin đc việc, hay cả khi bị ông chủ đá đít ra đường thì chúng ta vẫn chỉ nung nấu một ý nghĩ: đc trở thành nhân viên trong một cơ quan khác. Chúng ta đc dạy nhiều về toán, văn, lịch sử, nông nghiệp, công nghiệp, xã hội học, triết học… và nhiều nhiều nữa, nhưng chúng ta ko có một giờ học nào có tên… Tiền học (đại loại thế) cả. Thành ra, điều mà chúng ta vẫn dùng đến hàng ngày, thiếu thốn hàng ngày, vật lộn vs nó cả đời thì hoá ra, chúng ta lại mù mờ đến mức dốt đặc vế nó. Bên cạnh đó, khi ko có tiền thì chúng ta ko biết cách kiếm tiền sao cho hiệu quá nhất, bền vững nhất. Khi chúng ta may mắn có đc một số tiền lớn thì lại ko có chiến lược quản lý tiền bạc (quản lý ở đây bao gồm cả sự bảo toàn và làm cho tiền sinh sôi), mà chỉ biết vung tay mua sắm. Chúng ta biết rõ bản chất của khí Hê-li, nhưng bản chất của tiền bạc là gì thì chúng ta đã ko bận tâm. Với những ai may mắn tiếp cận đc vs 1 cách suy nghĩ khác, nhìn nhận khác, thì họ nung nấu quyết tâm trở thành ông chủ (vs VN và đbiệt vs 8X chúng ta, mấy từ Nhầ đầu tư nghe quá xa vời. Cho nên ta có thể bỏ qua ước mơ đáng giá này). Những vị này tích cóp đc một số kinh nghiệm, một số mối quan hệ và một số vốn hòm hòm, liền đứng ra lập công ty, làm chủ, bắt đầu con đường bắt tiền đẻ ra tiền. Và những nỗ lực này đc đền đáp như thế nào? 10 công ty đc mở ra, 5 năm sau, có 9 công ty đóng cửa, phá sản. Phải chăng, khát vọng làm chủ là khát vọng nhiều rủi ro? Không hề. Nguyên nhân gây ra điều đó thuộc về sự thiếu hụt kiến thức tài chính của bạn. Hệ thống giáo dục nhà trường và gia đình đào tạo bạn để trở thành nhân viên, nên bạn thất bại khi trở thành ông chủ. Đơn giản vậy thôi. Muốn gia nhập cuộc chơi hấp dẫn này, bạn phải định hướng lại đời mình và trang bị một hệ thống kiến thức khác, kiến thức để làm chủ. Và khó khăn nhất, là bạn có đủ kiên cường để theo đuổi cuộc chơi đến cùng sau 9 lần thất bại. Nếu muốn nói một điều gì đó vĩ mô hơn, thì chính hệ thống giáo dục của loài người phải chuyển hướng đào tạo, nếu muốn tạo ra những thế hệ có IQ tài chính, làm chủ đc đồng tiền chứ ko phải là những nhân viên thạo việc, suốt đời bị đồng tiền ám ảnh và… chơi xấu họ. Chúng ta có mấy cách kiếm tiền: Theo một chuyên gia tài chính, tổng hợp hết các kiểu cách kiếm tiền hợp pháp của loài người, chúng ta có 4 cách kiếm tiền chúng. Thứ nhất: Làm công ăn lương, thứ hai: Làm tư kiếm tiền (vd mở 1 tiệm tạp hoá, tự mình đứng bán); thứ ba: Làm chủ (mở công ty, thuê nhân viên làm việc cho mình); thứ tư: Đầu tư. Bốn cách kiếm tiền này cũng là bốn cấp độ kiếm tiền từ đơn giản nhất đến khó nhất, từ lệ thuộc vào đồng tiền nhiều nhất đến ít dần và đc giải thoát hoàn toàn. Điều này đc thực tế chứng minh. Ví dụ những ông chủ bự của thế giới chính là những nhà đầu tư và những người túng bấn nhất chính là những người mang thân đi làm thuê suốt đời. Vấn đề của bạn là ở đây, chính là bạn quyết định đứng vào nhóm nào trong 4 nhóm trên. Đừng bảo là bạn ko có bệ phóng, ko có nưgưòi nâng đỡ, ko có nhiều tiền. Ông chủ tập đoàn Hyundai, một người đi lên từ hai bàn tay trắng và học hành dở dang đã nói và đã làm như thế này: “Khi ko có sẵn 1 con đường, hãy tìm đường để đi. Khi đã tìm mà ko thấy, hãy làm đường để đi”. Thế nào? 8X, chúng ta sẽ tìm một con đường, làm một con đường để đến vs anh chàng có tên IQ tài chính này chứ? |
11-22-2010, 10:26 PM | #3 |
Banned
Tham gia: Sep 2010
Đến từ: In the Hell
Bài gửi: 59
|
Deck 1: Tiền bạc và nhầm lẫn
Bỏ qua yếu tố lịch sự, chúng ta thưởng hỏi một người “Anh kiếm đc bn tiền 1 tháng?”. Đúng ra, chúng ta nên hỏi “Anh tích luỹ đc bn tiền 1 tháng? Anh đã làm nó sinh sôi nảy nở ntn?”. Vì lương bổng ko làm nên sức mạnh tài chính của 1 người, sự tích luỹ, nuôi dưỡng và chăm sóc “cây tài chính” này lớn lên mới là điều đáng quan tâm. Chúng ta thường nói “tiền bạc ko làm nên hạnh phúc” và cảm thấy mắc cỡ khi phải đề cập đến nó. Tiền bạc ko mang lại hạnh phúc thật, nhưng nó xua đi nỗi đau khổ của 1 kẻ nghèo nàn, túng bấn. Tiền bạc mang lại cho chũng ta sự tự do. Chúng ta đc giải phóng để làm những việc chúng ta thích cứ ko phải là những việc đem lại tiền bạc. Chúng ta có tiền để thuê người khác làm những việc chúng ta ko thích làm. Tiền cho chúng ta sống 1 cuộc đời như mình muốn, vs đầy đủ ý nghĩa của nó chứ ko phải bán hầu hết thời gian cuộc đời mình cho các ông chủ vs giá rẻ. Lòng tham rất xấu, bạn ko nên và đừng bao giờ “dây dưa” vào nó. Nhưng thật ra, bạn hãy tham lam 1 chút, đó là phương thuốc tốt nhất để chữa trị sự lười biếng (lười biếng bao h chả đi đôi vs nghèo khổ, đúng ko?) Những món đồ đắt tiền, hào nhoáng, thời thượng, kỹ thuật cao thường là những món đồ đắt tiền mà chúng ta mua khi có đủ tiền. Và đây là cội nguồn của mọi túng bấn. Đó phải là những thứ cuối cùng mà chúng ta mua. Thứ chúng ta phải “mua” đầu tiên là phi vụ kinh doanh của riêng mình. Deck 2: Giàu tốt hay xấu? “Khi tiền bạc kéo đến thì lòng tử tế ra đi”, đây là một câu nói nổi danh và chưa thấy một người giàu, kẻ nghèo nào lên tiếng chống lại nó. Có thể vì người giàu ko có thời gian còn người nghèo thì cảm thấy đc xoa dịu đáng kể khi mình thiếu tiền. Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng về mặt kinh tế, thì người giàu là người có ích. Trong khi người nghèo ko sao thu xếp đc ổn thoả đc đs ktế của mình thì người giàu ko sao… tiêu hết của cải của mình trong tám mươi năm cuộc đời họ. Tài sản của người giàu có thể đc đầu tư, ptriển ktế, đc làm từ thiện, đc đóng vào quỹ phúc lợi xã hội. Họ ko bao h là gánh nặng của xã hội, nếu ko muốn nói là họ còn trợ giúp rất nhiều cho xã hội. Bởi vậy, nếu có cơ hội, bạn đừng ngần ngại để làm người giàu. Trở thành người giàu, đó là 1 điều rất tốt. Deck 3: Hãy bắt đầu từ khi chưa có tiền: Khi ai đó nói vs bạn “Cái vụ đó hay, tụi mình làm đi”, bạn có thường trả lời họ “Tiền quái đâu mà làm!” ko? Bạn đã từng khai tử bn dự án vì câu nói, đúng hơn là suy nghĩ đó r? Xin bạn hãy tin đi, những ng làm nên sự nghiệp hnay, là những ng trc đây có rất ít tiền hoặc ko hề có tiền, như ông chủ bút bi Thiên Long là 1 vd, khởi nghiệp bằng nắm ruột bút bi và 1 lọ mực. Như ông chủ của nhãn hiệu dao cạo râu nổi tiếng Gillette, bắt đầu vs 5000 đô la. Vậy, bạn hôm nay là quá khứ của những ông triệu phú, tỷ phú. Hay nói cách khác, những ông triệu phú, tỷ phú hnay là bạn trong tương lai. Vấn đề là bạn có bắt tay vào hành động cho cái tương lai đó hay ko mà thôi. Bạn ko phải chờ đến khi có tiền rồi mới bắt đầu “làm một cái j đó lớn lao”. Số vốn ko phải là yếu tố quyết định thành công, mà chính là sự am hiểu thị trường, những kĩ năng tài chính và những mối quan hệ của bạn, đc xây dựng trong nhiều năm. Những điều đó ko đòi hỏi ở bạn nhiều tiền, chỉ đòi hỏi ở bạn thời gian, sự tập trung và ý chí kiên cường theo đuổi mục đích đến cùng. Từ bây h, bạn hãy tìm hiểu bản thân, xem tố chất thực sự của bạn là gì? Bạn thực sự muốn gì? Làm cách nào để đạt đc tham vọng đó? Làm cách nào để đạt đc tham vọng của mình, đó là 1 câu hỏi chìa khóa làm nên bức chân dung kinh tế của bạn. Ví dụ, bạn muốn mở 1 hệ thống coffe shop độc nhất vô nhị, chưa từng có ở thành phố, cần 1 số vốn lớn trong khi bạn đang vô sản, bạn phải làm gì? Hay tham vọng hơn, bạn muốn xây dựng nó thành 1 tập đoàn vươn ra khắp nơi trên thế giới, bạn phải làm j? Ý tưởng là điều đầu tiên xuất hiện trong 1 dự án, bạn đã có. Tiếp theo, là khảo sát, tìm hiểu để đạt đến mức độ am hiểu về lĩnh vực mình sẽ kinh doanh. Học những kiến thức, kỹ năng của 1 ng làm kinh tế, 1 nhà lãnh đạo chung cũng như riêng lĩnh vực đó yêu cầu. Mỗi nhà lãnh đạo phải là 1 bậc thầy về ngôn ngữ, bao gồm các kĩ năng nghe, phân tích, nói, đọc, viết. Bạn sẽ gặp khó khăn trong việc sai khiến cả 1 tập thể những ng dưới quyền hành động theo ý chí của bạn khi bạn ko có tài nghe, hiểu và diễn đạt. Bạn cũng sẽ khó thuyết phục đối tác vs 1 vốn từ nghèo nàn và cách trò chuyện chán ngắt. Bạn phải đc học để có khả năng đọc, hiểu các con số, những bản kê tài chính dài lê thê dày đặc chữ số. Để khi nhìn vào những bản tính này, bạn hiểu ngay nó nói nên điều gì về tình trạng tài chính của công ty bạn cũng như của những công ty bạn định bắt tay làm ăn. Đầu tư ko mang lại rủi ro, chỉ có sự thiếu hiểu biết và thiếu thông tin của bạn mới đem lại rủi ro mà thôi, bạn cũng đã biết điều này rồi. Bạn phải có kiến thức về kế toán, để ko ai qua mặt đc bạn, đẩy công ty của bạn đến bờ phá sản chỉ vì những tính toàn vụ lợi hay yếu kém của họ. Bạn phải hiều biết về pháp luật. “Muốn cuộc chơi đc lâu dài thì hãy chơi cho đúng luật”, bạn biết câu này chưa? Thật đáng tiếc nếu cty của bạn gặp rắc rối với nhà nước chỉ vì “tôi tưởng là…”. Đừng quá ỷ lại vào nhà tư vấn luật. Luật pháp ko luôn luôn tạo ra trở ngại, khó khăn cho doanh nghiệp. Nếu bạn hiểu rõ nó, bạn có thể nhìn thấy trong đó những cơ hội, những thuận lợi để hỗ trợ cho việc làm ăn của mình. Nhân tiện, cũng nói luôn là bạn đừng nghĩ đến chuyện làm giàu nhờ lách luật. Những ông chủ lớn ko bao giờ làm như thế, sẽ sập tiệm, mà họ tìm cách khắc phục, đấu tranh, tác động đến các nhà làm luật, gây sức ép vs chính phủ, khéo léo buộc họ phải thay đổi 1 số điểu khoản trong đó để có lợi hơn cho họ mà thôi. Nhớ nhé, giữa lách luật và điều chỉnh luật là sự thành bại của tập đoàn bạn đấy! Cuối cùng, là hãy tìm 1 ng hướng đạo, 1 nhân vật chịu đỡ đầu cho bạn. Bạn hãy theo học ở họ và “quá giang” những mối quan hệ vàng của họ. Tuy nhiên, hãy tỏ ra là người học trò xuất sắc, đáng tin cậy và có triển vọng. Thế đấy, bạn ko cần có tiền để bắt đầu 1 dự án. Bạn hãy bắt đầu từ bây giờ, cho 1 dự án kinh doanh có thể… 10 năm nữa mới triển khai. Trong thời gian này, nhiều ng hay chọn con đường đi làm thuê để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, nghĩa là ko phải làm việc vì số tiền nhận đc mỗi tháng, mà làm việc vì 1 dự án bạn sẽ triển khai. (Anh Thư) |
Bookmarks |
Tags |
dùng tiền hợp lý , iq tài chính |
Ðang đọc: 2 (0 thành viên và 2 khách) | |
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài |
Xếp Bài | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
Đặc điểm của những con người thành đạt | luomlat_goo | Tư duy thành công | 2 | 04-08-2018 08:04 PM |
HN- Tuyển Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính ( Lương cao >1000) | huidio12 | Tìm việc làm | 0 | 06-12-2013 10:49 PM |
BlackBerry 9800 (BlackBerry Torch) chính hãnng | chienma234 | Mời chào Mua bán | 0 | 04-08-2011 03:22 PM |
Vừa chơi vừa học, tìm kiếm tự do tài chính trong tầm tay | phamtheanh | Đào tạo - Việc làm - Tuyển dụng | 0 | 03-17-2011 12:19 AM |
Thị trường chứng khóan là gì??? | Richyourlife | Cổ phiếu - Chứng khoán | 3 | 09-11-2010 02:30 PM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn