|
|
|
Kỹ năng mềm Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng suy nghĩ tích cực, kỹ năng trình bày, kỹ năng... |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
01-30-2010, 03:09 PM | #1 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 881
|
kĩ năng học tốt ở đại học
Đây là những thứ mà mình tìm được chứ không phải là do mình đúc kết được , có một số thứ thì mình thấy cũng rất hợp lí nên mọi người coi thử rùi cho ý kiến nhé ,
Kỹ năng học tập trên lớp Nghe giảng: Để tập trung nghe giảng nắm được bài ngay trên lớp không phải là một việc đơn giản và dễ dàng. Hơn nữa, việc tập trung được hay không đôi khi còn phụ thuộc vào thầy giáo, bài giảng hay các nguyên nhân chủ quan khác. Chỉ có cách bạn phải luyện tập, tránh để bản thân bị phân tâm. Tốt nhất bạn nên chọn vị trí gần thầy cô, vừa có thể nghe rõ hơn, vừa có khả năng ít nói chuyện. Việc phát biểu hay đặc câu hỏi cho thầy cô giáo cũng là một cách khiến chúng ta tập trung hơn. Để phát biểu tốt thì hãy ghi những câu nhận xét hay phát biểu vào một tờ giấy trước khi phát biểu. Ghi chép: Cần phải viết nhanh hơn, dùng nhiều ký tự viết tắt hơn. Không cần phải ghi tất cả những gì thầy cô nói. Hãy dành thời gian để nghe các thầy cô giải thích kĩ hơn về định nghĩa, khái niệm, cách chứng minh… Chỉ ghi chép những gì mà chúng ta chưa biết, những điều quan trọng mà sách không có. Ngoài ra, vở của người bạn học sẽ là tài liệu hữu ích vì có thể lúc đãng trí bạn bỏ sót một chi tiết quan trọng trong bài giảng. Kỹ năng học ở nhà Cần tìm một chỗ yên tĩnh, tránh tiếng ồn. Bạn nên chọn một thời gian học cố định và tạo cho mình thói quen học thời gian đó. Ngoài ra, cần có lịch học thật hợp lý, kết hợp giữa học tập và giải trí như có thể một bản nhạc nhẹ nhàng, hoặc một bài tập thể dục. Nếu bạn học phải phần khó hiểu thì để lại, học những phần khác dễ hiểu hơn, sau khi thư giãn, thoải mái thì học tiếp. Để ghi nhớ tốt Để có một trí nhớ tốt hãy chọn cho mình một thói quen như khi đến trường kiểm tra sách vở; nên ghi danh sách các việc cần làm vào một tờ giấy nhỏ và thỉnh thoảng kiểm tra xem tiếp theo mình cần phải làm gì. Để ghi nhớ tốt trong việc tiếp thu kiến thức thì cùng bạn bè thảo luận về một vấn đề cùng quan tâm. Ngoài ra, ghi nhớ qua các chi tiết quan trọng, các key words, các hình ảnh minh họa. Kỹ năng đọc sách Đọc sách là kỹ năng không thể thiếu bởi học đại học sẽ phải học rất nhiều. Theo đó, đầu tiên các bạn phải chọn một khối lượng vừa đủ để bắt đầu, cố gắng nắm được cách bố trí, hệ thống của tư liệu, nếu có phần tóm lượt của tư liệu thì cần phải đọc ngay nó. Sau đó, đọc những gì bạn hiểu rõ nhất để xác định độ khó, chừa lại những gì không hiểu. Đừng nản chí nếu không hiểu. Bạn nên dùng bút đánh dấu những chỗ quan trọng hay chưa hiểu để có thể xem lại. Trong khi đọc, thỉnh thoảng dừng đọc và đặt những câu hỏi kích thích và tự tìm câu trả lời. Kỹ năng giải tỏa stress Bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn, tạo cho mình một khoảng thời gian ngắn mỗi ngày hoặc vận động như đi bộ, tập thể dục, trò chuyện cùng bạn bè. Sau khi đã cảm thấy thoải mái hơn hãy bắt đầu giải quyết vấn đề, xem xung quanh bạn có việc gì mà bạn có thể thay đổi để xoay chuyển tình hình. Đừng để tâm vào những việc lặt vặt. Ngoài ra, phải ngủ đủ giờ, hãy luôn cố gắng suy nghĩ tích cực như: Tại sao phải “ghét” khi mà “một chút xíu không thích”; Tại sao lại phải “lo cuống lên” khi mà “hơi lo một tẹo”; Tại sao phải “giận sôi người” khi mà “hơi giận một chút” là đủ? Tại sao “đau khổ tột cùng” khi mà bạn chỉ cần “buồn một tẹo”… Kỹ năng chuẩn bị và làm bài kiểm tra Phương pháp ghi bài và tiếp thu được 70 - 80% bài giảng của thầy cô là bạn đã thành công một nửa rồi đấy. Bước vào kỳ thi, đầu tiên bạn phải xác định các tài liệu liên quan để ôn tập; sắp xếp những gì ghi chép được, hệ thống hóa kiến thức, ước lượng xem cần bao lâu để ôn tập. Chia nhỏ những gì bạn học thành từng phần. Học 3 tiếng buổi sáng, 3 tiếng buổi chiều sẽ hiệu quả hơn ngồi học cả ngày. Hoặc bạn có thể ôn theo nhóm, điều này giúp bạn có điều kiện để hoàn thiện cả những phần quan trọng mà nếu học một mình bạn rất dễ bỏ qua. Bạn nên thu xếp một buổi tổng ôn tập trước khi thi. Đặc biệt, bạn nên chú ý đến những thông tin được các thầy, cô chỉnh sửa đến mọi hướng dẫn về học tập. Đôi khi các bạn quá bận vào một công việc nào đó mà sao nhãng việc học. Khi còn ít thời gian để ôn tập thì học nhồi nhét. Đầu tiên hãy xem trước tất cả những tài liệu mà bạn cần phải học, lướt qua các chương để nắm được ý chính, bỏ qua những phần mà bạn không có thời gian xem lại. Có một cách rất hay để bạn tiếp cận là: Chọn 5 tờ giấy, chọn 5 ý chính hoặc chủ đề chính, viết tên ý chính vào phía trên của mỗi tờ giấy, sau đó so sánh đáp án của bạn với đáp án. Tiếp theo, biên soạn hoặc viết lại những hiểu biết của bạn về từng chủ đề dựa theo những tài liệu mà bạn đã đọc. Đánh số từng trang những tài liệu mà bạn có từ 1- 5 theo thứ tự giảm dần của mức độ quan trọng. H.H (ghi) theo dantri ( Đây là kinh nghiệm mà lớp tài năng chất lượng cao của đại học khoa học tự nhiên _ DHQG HN đúc kết , mọi người thử coi xem mình có học thêm được điều gì không nhé chúc những ai đang học đại học đều giành được học bổng nhé Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
|
01-31-2010, 08:48 AM | #2 |
Administrator
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,044
|
"Học thầy không tầy học bạn"...Giao lưu, trao đổi với bạn là phần không thể thiếu để học giỏi ở trường đại học và thành công cho sự nghiệp về sau...
Ví dụ tham khảo thôi nha: Nếu là sv Bách khoa có thể hỏi bạn "ma trận" là cái quái gì vậy? Tại sao phải học cộng trừ nhân chia ma trận làm gì? Kỹ thuật tương tự và kỹ thuật số khác nhau cái gì? Tại sao cứ phải số hóa? Mà cái cục CPU trong máy tính hoạt động theo nguyên lý thế nào? Nếu là sv ngoại thương, kinh tế thì hỏi bạn xem "kinh doanh" với "kinh tế" khác nhau thế nào? Tiếp thị là gì? Có phải tiếp thị thì chỉ cần khoe hàng là đủ không? Nếu là sv sư phạm thì hỏi bạn xem bạn hiểu tâm lý tuổi teen là gì để còn đi dạy chứ? Khi dạy học sinh cấp 2,3 cần phải lưu ý nhất cái gì? Nếu là sv ngân hàng thì hỏi bạn xem "kế toán" khác "tài chính", khác "ngân hàng" thế nào? ... Hãy hỏi bạn của bạn, và lắng nghe họ trình bày và phản biện...và hôm khác, với một chủ đề khác thì bạn lại là người trình bày, còn bạn của bạn lại là người phản biện...sẽ có nhiều điều thú vị đấy...bạn sẽ giỏi nhiều thứ chứ không phải chỉ có kiến thức... |
01-31-2010, 09:32 AM | #3 |
Accountant
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,618
|
Để có thể tập trung gh giảng và tiếp thu hiệu quả,nên ngồi ở vị trí từ bàn 1-bàn 4.Còn ở những vị trí cuối thường rất dễ mất tập trung vì sv ngồi cuối thường hay nói chuyện hay làm những việc riêng ngoài tầm kiểm soát của giáo viên
|
01-31-2010, 11:13 AM | #4 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 881
|
mình thấy cách học qua bạn cũng rất hay mà lại nhớ lâu nữa : khi mình quên 1 cái gì đó mà nhờ bạn mình giảng , hướng dẫn cho thì mình sẽ nhớ lâu hơn là tự tìm , mà chẳng biết là do mình lười không nữa nhưng mà nếu học với 1 thầy giáo nghiêm khắc thì mình thấy mình học tốt hơn thì phải
|
Bookmarks |
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách) | |
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài |
Xếp Bài | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
Kỹ năng cần thiết như...cơm bữa?! | Đặng Duy Linh | Kỹ năng mềm | 2 | 05-15-2013 11:22 AM |
9 kỹ năng “mềm” để thành công | Richyourlife | Kỹ năng mềm | 0 | 12-03-2010 05:31 PM |
Bạn biết gì về Soft skills? | duyniceboy | Kỹ năng mềm | 4 | 12-01-2010 09:25 AM |
Kỹ năng mềm - “bài toán khó” của người Việt trẻ | bb91 | Kỹ năng mềm | 1 | 09-26-2010 10:26 PM |
Dành cho các bạn quan tâm đến quản trị doanh nghiệp | nam_hd55 | Kiến thức chuyên ngành | 0 | 09-26-2010 07:55 AM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn