|
|
|
Quê hương - Gia đình Quê hương là chùm khế ngọt - Cho con trèo hái mỗi ngày... |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
07-31-2013, 06:29 AM | #1 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 407
|
Cách nuôi dạy trẻ theo từng độ tuổi
Dưới đây là một vài quan điểm, cách dạy trẻ của mình muốn chia sẻ với các bạn có cùng quan tâm:
1) Giai đoạn 1-5 tuổi: + Đói cho ăn, khát cho uống, ốm cho đi khám và uống thuốc, không đáp ứng những đòi hỏi nũng nịu, nhũng nhẵng. + Khoảng 2 tuổi rưỡi, hơi cứng cáp, cho đi nhà trẻ để hòa đồng cùng bạn bè, không bỡ ngỡ với xung quanh. + Tạo thói quen chào hỏi mọi người. + Khen những cái hay, những khả năng tốt của trẻ. + Tạo điều kiện để gần gũi bạn bè, chơi bời thỏai mái, bẩn nhưng không nguy hiểm thì cũng không sao. + Tạo điều kiện để yêu thích thiên nhiên, động vật, chó mèo, sóng biển, núi non, sông hồ, cây cỏ... + Thỉng thoảng cho đi chơi xa. + Nếu có thể, nên tạo một khoảng cách nhất định giữa bố mẹ, ông bà với trẻ để khi không có bố mẹ bên cạnh trẻ cũng không cảm thấy trống vắng. 2) Giai đoạn 6-10 tuổi + Trẻ đã có nhận thức và bắt đầu đi học nên bắt đầu giáo dục tính Tự lập + Hòa đồng + Kiến thức văn hóa + Biết bày tỏ cảm xúc yêu, ghét + Áp dụng biện pháp dạy: bảo lần 1 là mức nhắc nhở, cùng một việc mà nhắc lần 2 là mức cảnh cáo, và lặp lại điều đã nhắc đến lần thứ 3 là ăn roi. (Lưu ý: không khuyến khích dùng roi vọt nhưng nhắc đến lần 3 không được thì phải dùng roi. Bản thân trẻ cũng dần hiểu điều đó.) + Dũng cảm, không khóc lóc ủy mị. Cái này phụ thuộc vào tính của trẻ nên phải lưu ý kiên trì, không áp đặt ngay được. + Giúp trẻ hòa đồng với bạn bè, lạc quan, yêu đời + Biện pháp dạy: chịu khó quan sát vì sao trẻ làm vậy vì chúng làm là có lý của chúng. Không can thiệp trực tiếp ngay... + Không bắt trẻ nghe lời như một cái máy. Chịu khó LÀM CÙNG để trẻ cảm thấy có động lực và ý nghĩa của việc mình làm. 3) Giai đoạn 10-15 tuổi: + Giai đoạn này trẻ có nhiều biến đổi tâm sinh lý nên nhiều cái khó nảy sinh. Tuy nhiên điều đáng mừng là những biện pháp giáo dục từ lúc 1-10 tuổi bắt đầu có hiệu quả. Nếu 1-10 tuổi mà áp dụng tốt những điều trên thì mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn. + Giai đoạn này sẽ trú trọng tính tự lực tự cường, kèm theo đó là tính hòa đồng. Không nên một chút nào nếu để trẻ phải lủi thủi một mình, không có bạn, nhưng cũng không thể theo bạn đua đòi. + Giai đoạn này vẫn áp dụng triệt để biện pháp: đói cho ăn, khát cho uống, rách cho mặc, ốm cho đi bệnh viện và uống thuốc còn những nhu cầu khác thì tự xoay sở. Tất nhiên tự xoay sở nhưng phải trong vòng kiểm soát. Lưu ý tuổi này nhiều nhu cầu nhưng hay xấu hổ nên cần khéo léo quan sát từ xa thì tốt hơn là can thiệp trực tiếp. 4) Tuổi từ 15-20: Không còn trẻ con nữa. Đã là người lớn. Chỉ trợ giúp về con đường học hành và hướng nghiệp. 5) Từ 20 trở đi... Về cơ bản là tự xoay sở! Chỉ trợ giúp về kinh nghiệm, vốn sống. ************************************************** *** Các bạn có ý kiến hoạc kinh nghiệm gì thì cho mình tham khảo với nhé! Xin cảm ơn Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
|
04-12-2014, 04:00 PM | #2 |
Administrator
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,044
|
nuôi dạy trẻ
Hiện nay con mình 10 tuổi, học lớp 4. Vài năm nay mình thấy cũng mất công phết, dạy đủ thứ:
+ Cách chào hỏi, + Cách lắng nghe, quan sát, + Cách cầm bút viết + Cách cầm chổi quét nhà, + Cách rửa bát, + Cách cầm đũa ăn cơm, + Cách xỉ mũi, + Cách quàng khăn, + Cách buộc dây giầy, + Cách gấp quần áo ...nhiều thứ quá, mà hiệu quả thì cũng chưa biết nên cơm cháo gì không! |
07-17-2019, 05:52 PM | #3 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 407
|
Và đây là một phương pháp để tham khảo
Quy tắc 6-3-1 của người cha có hai con vào đại học top đầu Mỹ Quy tắc 6 của ông bố - một tiến sĩ Trung Quốc - là cho con nói nhiều hơn, nhìn nhiều hơn, viết nhiều hơn... Ở 3 cấp học là tiểu học, trung học và phổ thông, cha mẹ đã có những cách thức khác nhau như thế nào để giáo dục con trở thành những người như bản thân mong muốn? Trong chương trình "Nuôi dạy con ưu tú" do tổ chức MassMutual Greater Hudson (một tổ chức giáo dục liên kết giữa Mỹ và Trung Quốc) mở ra mới đây, tiến sĩ Yin Yongyi, một trong những khách mời đặc biệt của chương trình đã chia sẻ quy tắc 6-3-1 trong giáo dục con của mình. Vị tiến sĩ này có 2 người con. Con trai cả của ông William vào năm 2017 đã giành được giải Premier Award (dành cho học sinh phổ thông Mỹ đạt được thành tích nổi bật nhất). Sau đó 6 trong 8 trường trong hệ thống các trường đại học hàng đầu nước Mỹ - Ivy League nhận William vào học với học bổng toàn phần. Cùng với đó trường đại học công nghệ hàng đầu của Mỹ là Massachusetts (MIT) và Đại học Stanford cũng chào mời William. Sau nhiều lần cân nhắc, con trai ông đã chọn Stanford. Con gái thứ 2 của tiến sĩ Yin Yongyi cũng không kém cạnh khi năm học vừa qua cô được một số trường đại học trong khối Ivy League gửi thư mời nhập học. Cuối cùng cô đã chọn Đại học Vanderbilt - top trường đại học được du học sinh quốc tế yêu thích nhất tại Mỹ - để theo học. Tiến sĩ Yin Yongyi chia sẻ rằng William là một chàng thanh niên rất độc lập. Ngoài việc học máy tính tại đại học, cậu còn thành lập một ban nhạc chuyên đi biểu diễn vào những ngày cuối tuần. Còn cô con gái rất thích nghiên cứu sinh học và y học. Cũng trong buổi nói chuyện này, ông chia sẻ quy tắc 631 mà ông đã áp dụng cho 2 đứa con của mình. 6: Đó là 6 nhiều Nói nhiều hơn Tiến sĩ Yin kể rằng năm lớp 2, con gái ông vô cùng nhút nhát và ít nói. Thậm chí khi muốn đi vệ sinh, cô bé cũng chỉ dám chỉ cửa nhà vệ sinh cho giáo viên chứ cũng không dám nói nhu cầu của mình. Tuy nhiên đến năm cấp 2 cô bé này lại trở thành một trong những người dẫn chương trình chính của trường. "Để có được sự thay đổi này, sự chỉ dẫn của cha mẹ là một thứ không thể thiếu", tiến sĩ nhấn mạnh. Theo ông, dù đứa trẻ muốn nói gì cũng để chúng nói. "Dù đó là những lời không đầu không cuối hay vô nghĩa cũng cứ để trẻ nói. Trong quá trình đó cha mẹ cố gắng tìm một tình tiết nào đó để cùng tranh luận với con. Quan trọng là để con nói ra suy nghĩ của mình". Cũng theo ông Yin, khi nói chuyện với con, cha mẹ không nên đứng vì độ chênh lệch chiều cao với con trẻ là khá lớn. "Hãy quỳ hoặc ngồi xuống khi nói chuyện với trẻ nhỏ. Hành động này sẽ khiến trẻ thấy bố mẹ thật gần gũi, không còn khoảng cách với chúng". Nhìn nhiều hơn Luôn cùng trẻ đi khám phá thế giới bằng cách cho chúng đi viện bảo tàng, công viên, sở thú... nhiều nhất có thể. Việc làm này không chỉ mở rộng kiến thức cho trẻ mà còn khiến trẻ được khám phá thế giới nhiều hơn. Suy nghĩ nhiều hơn Đừng áp đặt con phải nghe lời bố mẹ thì đó mới là đứa trẻ ngoan. Hãy đặt câu hỏi cho con nhiều hơn để chúng phải suy nghĩ để tìm câu trả lời. Thậm chí nếu như khi bạn không thể trả lời nổi câu hỏi của con thì có thể hướng dẫn chúng cách tìm câu trả lời như đến thư viện hoặc tra cứu internet... Viết nhiều hơn Viết không chỉ giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng logic mà còn giải tỏa tâm lý. Khi trẻ tích cực viết, những hạn chế về cách viết, cách dùng từ, đặt câu... sẽ cải thiện, giúp trẻ nâng cao năng lực diễn đạt, rất có ích cho việc học tập sau này. Yêu nhiều hơn Tình yêu bố mẹ dành cho con cái không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên phải biết cách biến tình yêu đó là động lực để cổ vũ, khích lệ con. Tiến sĩ Yin có đưa ra ví dụ. Bọn trẻ nhà ông được học đàn piano từ hồi tiểu học nhưng không phải học chuyên nghiệp. Vì thế chúng cũng không có nhiều cơ hội biểu diễn trước nhiều người, vậy làm thế nào để chúng vẫn nuôi dưỡng được tình yêu với âm nhạc. Ông kể "Hàng xóm nhà tôi có một cặp vợ chồng già. Năm đó tôi bảo 2 đứa con hãy tập luyện một bài nhạc để tặng đôi vợ chồng đó nhân ngày cưới của họ. Trong buổi tiệc, bạn bè và cả 2 nhân vật chính đều rất xúc động trước bản nhạc. Nhìn thấy mọi người vui vẻ, các con rất cảm kích và chẳng bao giờ có ý định từ bỏ âm nhạc cả". Tập luyện nhiều hơn Việc luyện tập thể dục thể thao không chỉ tốt cho sức khỏe của con trẻ mà còn là cơ hội tăng cường kết nối tình cảm giữa những người trong gia đình. 3: Đó là 3 mở rộng (giai đoạn trung học cần chú ý nhất) Mớ rộng giao lưu kết bạn Khi vào cấp 2, khuyến khích trẻ kết bạn nhiều hơn. Bố mẹ đừng quá lo lắng việc kết bạn sẽ xuất hiện những bạn xấu khiến cho việc giao lưu của con trở nên có giới hạn. Cũng đừng để con kết bạn theo kiểu chia đẳng cấp, chia bè phái, chỉ chơi với một nhóm. "Nhiều trẻ có suy nghĩ trưởng thành trước tuổi thường cho rằng mình không có tiếng nói chung với bạn bè đồng trang lứa. Hãy khuyến khích con tìm ra điểm mạnh, điểm đáng học tập của đối phương. Điều đó sẽ giúp chúng tương tác nhiều hơn với mọi người", tiến sĩ Yin chia sẻ. Mở rộng tài năng Thực ra tài năng của con bạn có hay không thì đến giai đoạn này cũng không khó để phát hiện nữa. Nhưng đây là thời điểm tốt để bạn có thể tập trung bồi dưỡng con ở lĩnh vực khác ngoài học tập mà con yêu thích như múa, hát, vẽ... Mở rộng các môn khoa học Cũng giống như các môn nghệ thuật, tiến sĩ Danh cũng tập trung cho con cái mình học các môn khoa học ngay từ khi học trung học cơ sở. Sau khi tiếp xúc, trẻ có thể tìm thấy môn học mình thích nhất, làm định hướng phát triển cho tương lai sau này. 1. Đó là 1 công phá (giai đoạn phổ thông) Khi đã học tập trung các môn như nghệ thuật, khoa học từ cấp 2 thì ở giai đoạn phổ thông, trẻ sẽ biết được thực sự mình hứng thú với môn học nào. Thời điểm này chính là giai đoạn vàng để trẻ "công phá" vào lĩnh vực mình yêu thích, tập trung và bồi dưỡng nhiều hơn cho lĩnh lực đó. Đây là một nền tảng cần thiết cho sự phát triển sau này của trẻ. Vy Trang (Theo sinovision) |
Bookmarks |
Tags |
cach day tre , cach nuoi day tre , cách dạy trẻ , cách nuôi dạy trẻ |
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách) | |
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài |
Xếp Bài | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
Cách nuôi dạy trẻ nên người | luomlat_goo | Quê hương - Gia đình | 3 | 09-11-2012 09:06 PM |
Tuổi 20 \:D/ | Gió Lào | Chuyện kinh bang tế thế | 8 | 06-26-2011 04:03 PM |
Chia sẻ kinh nghiệm về cách chào hỏi, giao tế | cuti2010 | Kỹ năng mềm | 6 | 04-26-2011 10:29 PM |
10 cách để gặp ma... | TimeLine | Giao lưu - Tán gẫu | 10 | 09-17-2010 07:43 AM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn