|
|
|
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
01-17-2017, 08:18 AM | #1 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 407
|
Đặc điểm của những con người thành đạt
1. Tự đặt mục tiêu cho mình: Nhà triết học thế kỉ 19 người Đức, Friedrich Nietzsche đã viết rằng “Đánh mất mục tiêu chính là bạn đang mất đi hướng đi của mình”. Vì vậy bạn nên xác định rõ ràng mình là ai và cái đích mà bạn đang hướng tới là gì. Từ đó hãy làm hết sức mình để hoàn thiện bản thân. Để ngày càng tiến bộ hơn thì bạn nên biết rằng chắc chắn bản thân bạn phải có sự thay đổi nào đó. Vì thế mà người khác sẽ nhìn nhận bạn là một con người nghiêm túc và sống có mục đích. T. S. Eliot - một nhà thơ người Mĩ cũng đã từng nói với chúng ta rằng “Chỉ có những ai mạo hiểm đi xa mới có thể phát hiện ra họ có thể đi được bao xa”. Cũng tương tự như vậy nhà văn Washington Irving viết “Những bộ óc vĩ đại có mục đích của họ còn những kẻ khác thì chỉ có ước muốn mà thôi”.
2. Biết ưu tiên: Bạn hãy xác định những gì là hữu ích nhất đối với mình và thực hiện chúng. Dù cho chúng có khó đến đâu thì bạn cũng nên cố gắng hoàn thành chúng. Hãy hướng mình vào kết quả của công việc. Hãy là một nhà quản lí thời gian hiệu quả nhất. Hãy biết cách cân bằng giữa hoạt động thể xác với hoạt động trí óc hay tinh thần. Không nên nói theo quán tính câu “Đồng ý” với tất cả mọi người hay mọi việc. Người Bồ Đào Nha có một câu nói rằng “Nghĩ ra thì nhiều làm được thì ít”. 3. Biết tin tưởng vào bản thân: Hình ảnh của bản thân bạn phản ánh những điều mà người khác tin tưởng bạn dựa trên năng lực của bạn. Bạn nên tin tưởng vào những khả năng của mình. Bạn nên biết rằng tất cả mọi vấn đề đều có cách giải quyết của chúng. Hãy là người luôn tin tưởng vào bản thân mình. Không nên trông chờ người khác sẽ giải quyết công việc cho bạn. Thử thách chính bản thân mình sẽ giúp bạn có nhiều tiến bộ hơn là việc chỉ cạnh tranh với những người khác. Bạn phải luôn có động lực muốn làm việc. Hãy thật thiết tha với tương lai rực rỡ đang chờ phía trước của mình. Hãy tự tạo nên sự khởi đầu cho bản thân. Và hãy chuẩn bị tinh thần để có thể chịu đựng được những thử thách sau này trong cuộc sống. Đừng nên phân tâm chỉ vì sợ bị phê bình, vì bị người khác từ chối hay gặp một thất bại nào đó. Đừng e ngại rằng mình quan tâm đến quá nhiều việc. Nhà quân sự và cũng là một ngôi sao truyền hình Chuck Norris đã nói rằng “Hãy luôn nhớ rằng thành công của bạn bắt đầu từ chính bên trong con người của bạn - nếu bạn không thể nhận ra nó thì không một ai khác có thể nhận ra điều này được”. 4. Hiểu vấn đề và biết kiên nhẫn: Bạn đang làm việc có nghĩa là bạn đang xóa đi mọi sự bực tức, cáu giận, mất kiên nhẫn, sự ích kỉ, ngu dốt, sự lười biếng, tính ghen tị, sự thù hận và những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống của bạn. Bạn làm việc còn là giải thoát chính bản thân mình khỏi những định kiến cá nhân. Hãy tôn trọng quyền của những người khác. Hãy tự nhủ rằng mình không nên tham gia vào bất kì cuộc mâu thuẫn nào. Bạn không nên lúc nào cũng lãng phí thời gian vào việc cho rằng mình tài giỏi hơn những người khác. Vì như thế bạn sẽ nhanh chóng quên đi những khuyết điểm mà người khác đã mắc phải hay quên đi những việc mà họ không hoàn thành được. Làm việc sẽ giúp bạn gây dựng và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa bạn và mọi người. 5. Luôn cứng cỏi: Bạn hãy đối mặt với những thử thách. Bằng việc chấp nhận và vượt qua những thử thách thì bạn sẽ trở nên cứng cỏi hơn bao giờ hết. Hãy hiểu hết ý nghĩa trong câu nói sau của người Đức “Nỗi sợ hãi làm cho con sói to hơn bạn tưởng”. Bạn đừng nên tự tạo ra cho mình những áp lực. 6. Là một tấm gương cho những người khác: Con cái bạn hay những người làm công cho bạn sẽ không phải băn khoăn phải giải quyết vấn đề như thế nào mà việc duy nhất họ phải làm là quan sát cách bạn làm việc. Bạn hãy sẵn sàng để luôn là người dẫn đầu và hãy là một gương sáng cho mọi người. Lời nói của bạn có một ý nghĩa nhất định nào đó. Song bạn không nên quá mong chờ vào sự hoàn hảo. Ngược lại cái mà bạn phải làm là hãy tự hoàn thiện mình. Hãy là người đảm đương trách nhiệm trong mọi công việc. Bạn nên chăm chỉ, luôn kiên định và hãy là một người đáng tin cậy. Hãy luôn thể hiện sự kiên trì, bền bỉ của bạn. Bạn phải luôn hoàn thành những gì mà lúc đầu bạn đã làm. Nhờ thế mà bạn sẽ có một ảnh hưởng nhất định với người khác, trở thành một người có sức lôi cuốn lạ kì và biết đưa ra những lời khuyên để giúp đỡ mọi người. Làm một tấm gương sáng sẽ đem lại cho chính bạn uy tín và sức mạnh để bạn hoàn thành tốt mọi việc của mình. Cựu Tổng thống Mĩ Henry Kissinger đã từng nói “Nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo là đưa người dân của mình đến với những gì mà họ chưa bao giờ được hưởng thụ”. Ông còn nhắc nhở chúng ta rằng “Lịch sử của những gì không xảy ra thì sẽ không bao giờ được viết lại.” 7. Luôn có một thái độ tích cực: Bạn cần phải biết rằng mình sẽ có một tương lai tốt đẹp bởi chính bạn là người kiến tạo ra tương lai ấy. Hãy tự hào cả về những thay đổi nhỏ bởi bạn biết rằng chính những thay đổi này cuối cùng đem lại cho bạn những thành công lớn. Bạn hãy biết chấp nhận một cách thực tế những phiền muộn và vấn đề rắc rối của cuộc sống, tuy nhiên bạn nên chọn cách giải quyết với một thái độ tích cực và đúng theo hướng của những vấn đề đó. Hãy biết cách kiềm chế thái độ của mình. Biết lắng nghe những gì lương tâm bạn mách bảo. 8. Biết quyết tâm: Bằng cách tự thúc đẩy bản thân mình bạn sẽ luôn có động lực để thực hiện mọi việc mà bạn mong muốn. Luôn nhắc đi nhắc lại những quyết tâm của mình là một thói quen tốt mà bạn nên tạo ra cho mình. Hãy viết những quyết tâm ấy vào những mẩu giấy và đọc lại chúng một lần nữa. Sau đó bạn chỉ nên chọn những quyết tâm nào mà bạn tin tưởng một cách sâu sắc rằng mình sẽ thực hiện được. Và hãy thực hiện chúng ngay lập tức. Học tập theo những thành công trước đó. Không ngừng hoàn thiện mình. Những ai dám làm nghĩ dám làm mới có thể giành được chiến thắng. Hãy biết cách tránh đi những nỗi đau và tìm kiếm sự hạnh phúc. Đầu tư cho hôm nay chính là đầu tư cho ngày mai. Bạn cũng cần phải có thái độ biết ơn cần thiết. Bạn có thể làm được tất cả những gì mà bạn quyết tâm muốn khẳng định. 9. Vươn tới một sức mạnh lớn lao: Bạn xây dựng cuộc sống của mình dựa trên những gì mà bạn tin tưởng. Hãy luôn giữ một niềm tin trong mình. Trong mọi việc bạn nên luôn giữ đúng nguyên tắc xử sự của mình. Hãy cầu nguyện và suy ngẫm kĩ càng để bạn có đủ dũng khí đối mặt với những nỗi sợ hãi trong mình. Hãy cầu nguyện và suy ngẫm kĩ để bạn có sức mạnh chấp nhận, chịu đựng những khó khăn trên con đường dẫn đến thành công, để bạn có thể vượt qua chúng và giành chiến thắng. Bạn hãy phát huy những gì tốt đẹp mà bạn tìm thấy trong cuộc sống. Victor Frankl - một nhà tâm lí học nổi tiếng và cũng là người sống sót trong vụ thảm sát người Do Thái của Hitler đã viết rằng “ Một niềm tin yếu ớt sẽ bị những khó khăn và tai họa làm cho yếu mềm, ngược lại một niềm tin mãnh liệt lại được củng cố bởi chính niềm tin ấy.” 10. Luôn có mong muốn giúp đỡ người khác: Bạn hãy cố gắng nhận ra những điểm tốt đẹp nhất ở con người mình cũng như ở những người khác. Khi ấy niềm tin sẽ luôn thấm nhuần trong bạn. Bạn muốn giúp đỡ người khác hoàn thành mục tiêu của họ. Vì thế mà bạn bỏ đi sự ích kỉ trong mình. Khi ấy bạn sẽ chẳng hề chần chờ một điều gì mà bạn lập tức giúp đỡ họ. Bạn bắt tay ngay vào công việc. Hãy bắt đầu cho bóng lăn, dẫn dắt nó và mọi người sẽ theo sau bạn. Hãy làm việc chăm chỉ để ngày càng tăng cường sự đoàn kết. Bạn nên chấp nhận một thực tế là chính những người cần đến sự giúp đỡ của bạn nhất lại là những người kém biết ơn bạn nhất. Hay như nhà lãnh đạo đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen ở Mĩ - Martin Luther King đã phát biểu như sau “ Một vấn đề dai dẳng và cấp bách nhất của cuộc sống chính là Bạn đã làm được gì cho những người khác?” 11. Tìm kiếm sự ủng hộ từ phía những người khác: Walt Disney đã từng nói rằng “ Tất cả những gì bạn phải làm là thẳng thắn với những sự kém hiểu biết của chính mình bởi khi đó bạn sẽ nhận ra ai là người sẵn lòng làm sáng tỏ vấn đề cho bạn.” Khi giúp đỡ người khác, bạn không nên quá tự hào về việc làm đó bởi bạn sẽ không thể nhờ họ giúp đỡ bạn một vấn đề nào khác. Bạn hãy mãnh mẽ như bạn đang có một mình bởi khi ấy bạn sẽ tự nhận ra mình không đơn độc. Là một người đáng yêu bạn sẽ được nhiều người yêu quí. Là một người hay hỏi thì bạn sẽ có nhiều người muốn được giúp đỡ bạn. Nếu là một người tốt bụng thì lại có nhiều người muốn làm thay công việc cho bạn và muốn kết bạn với bạn. Còn nếu bạn là một người sùng tín ngưỡng thì bạn lại đặt niềm tin của mình nơi Chúa trời. Benjamin Franklin một chính khách Mĩ đã nhấn mạnh rằng “ Người nào không được một ai khuyên bảo thì cũng sẽ không nhận được sự giúp đỡ nào cả.” 12. Luôn quyết đoán: Plato đã nói rằng “ Khởi đầu của một công việc bao giờ cũng là phần quan trọng nhất .” Bạn hãy bắt tay ngay vào công việc của mình. Đừng nên chần chờ gì cả. Và bạn cũng đừng ngồi một chỗ than phiền hay đợi chờ cho điều bạn mong muốn xảy ra. Nếu bạn không làm gì thì sẽ chẳng có điều gì xảy ra. Khi có vấn đề trục trặc nào đó thì nhiệm vụ của bạn là hãy bắt tay vào để giải quyết, để sửa sai. Phải luôn tập trung và biết đề ra mục tiêu của mình. Bạn hãy suy ngẫm ý nghĩa của câu tục ngữ mà người xưa vẫn hay nói “ Một nghề thì sống đống nghề thì chết.” Nếu bạn muốn biết cách để làm được một cái gì đó, hãy bắt tay ngay vào để học. Bạn không nên mong là sẽ có người nào đó chấp nhận tất cả những lời biện bạch lí do của bạn. Mà bạn phải nhìn nhận lại thực tế. Và xem xét một cách kĩ lưỡng tất cả sự lựa chọn của mình. Bạn nên linh hoạt, tháo vát và sẵn sàng thích nghi với tất cả mọi việc mỗi khi cần thiết. Hãy tìm ra sự lựa chọn tốt nhất cho mình và đừng bao giờ băn khoăn về sự lựa chọn đó. Bạn cần phải tự tin vào mình. Hãy làm những gì mà bạn cho là cần phải làm. Phải luôn mạnh mẽ. Mỗi khi bạn thay đổi, hãy chấp nhận những mạo hiểm của của sự thay đổi đó. Khi ấy bạn đừng nên cố tìm ra những lời biện minh hay cố đổ lỗi cho ai. Ngược lại bạn phải thẳng thắn và chấp nhận những khó khăn và mạo hiểm. Trong khi đó Martin Luther King – nhà lãnh đạo cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen tại Mĩ lại nói “ Sự dũng cảm có thể đối mặt được với những nỗi sợ hãi và nhờ đó mà có thể làm chủ được những nỗi sợ hãi ấy.” 13. Biết học tập làm theo người khác: Bạn hãy tìm cho mình những mẫu hình thật xác định, cụ thể nào đó theo và hãy thi đua với họ. Họ phải là những con người mang những tính cách mà bạn luôn ngưỡng mộ chẳng hạn như: trung thực, bình tĩnh, dũng cảm, thân thiện, hào phóng, công bằng, vui tính, duyên dáng, biết tha thứ, nhẫn nại, thông minh, nhiệt tình và có năng lực. 14. Luôn muốn tìm hiểu mọi việc: Người châu Phi có một câu tục ngữ là “ Không biết là xấu. Không muốn biết còn tồi tệ hơn.” Bạn có thể học bất cứ điều gì mà mình muốn. Hãy biết xin lời khuyên từ những người khác. Biết lắng nghe theo những lời khuyên ấy. Bạn hãy quan tâm đến mọi vấn đề trong cuộc sống và muốn học hỏi được nhiều điều hơn nữa. Bạn hãy suy nghĩ thoáng một chút. Vì khi ấy cuộc sống sẽ biến thành một cuộc khám phá hết sức diệu kì. Bạn sẽ thấy cả những thời cơ hay cơ hội mới để mình học tập. Bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian tìm hiểu một việc gì đó trước khi bạn nói là mình không thể làm được nó. Trường lớp, các khóa học, các cuộc thảo luận, các buổi thuyết trình, các trang web, sách vở, băng hình hay các quyển tạp chí đều là những cơ hội tốt để bạn học hỏi kiến thức. Hãy biết rằng một kẻ lanh lợi thông minh có thể đánh bại được một kẻ khỏe mạnh. Vì thế bạn hãy không ngừng tự đặt ra các câu hỏi. Đừng sợ hãi sự thật. 15. Thừa nhận những nỗi sợ hãi và yếu điểm của bản thân: Trên đời này không có ai là hoàn hảo và cũng không có ai là thật sự không có những nỗi sợ của riêng mình. Bạn hoàn toàn có thể là một người nghiêm khắc với bản thân. Hãy biết tiếp thu một số vấn đề nào đó. Khi bạn thẳng thắn thừa nhận với mình những yếu điểm của chính bạn cũng có nghĩa là bạn đã đối mặt hay sửa chữa được ít nhất phân nửa những khuyết điểm đó. Hãy đối mặt với nỗi sợ hãi và bằng cách này bạn đã tự tạo cho mình một tính cách tốt. Bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều hiểm nguy khi bạn muốn nếm trải đủ mọi hương vị của cuộc sống này. Đừng e dè khi phải nói câu “Tôi xin lỗi. Tôi đã sai.” T.S. Eliot đã nói rằng “ Một nửa những gì có hại mà con người gây ra trên thế giới này đều bởi người ta muốn có cảm giác mình là quan trọng.” 16. Học từ chính những sai sót của mình: Sự khác biệt giữa những người thành công và những người khác không phải là liệu họ có phạm sai lầm nào không, mà sự khác biệt là ở chỗ họ đối mặt với những sai lầm đó như thế nào. Sẽ là một sai lầm lớn nếu bạn suy nghĩ là bạn không bao giờ được phạm một sai lầm nào cả. Bạn đừng nên hờn giận chỉ vì mọi việc không theo ý muốn của mình. Hãy xác định xem điều gì đã xảy ra và bạn có thể làm gì khác. Bạn nên đề ra những chiến lược hành động mới cho mình. Bạn hãnh viết nên một kế hoạch mới và thử làm lại một lần nữa. Khi bạn đã tìm ra một cách nào đó để giải quyết công việc tốt hơn thì bạn nên thực hiện luôn. Hãy nhớ những thành công mà trước đây bạn đã đạt được. Bởi vì những sai sót chỉ là thi thoảng. Bạn hãy vượt lên trên chính những sai sót của mình. Winston Churchill cũng đã không e sợ khi thú thật rằng “ Hiểu từng lời mình nói ra sẽ chẳng bao giờ khiến cho tôi không thể hiểu được vấn đề của mình.” 17. Theo đuổi những chuẩn mực cao cả: Hãy tìm ra những gì là ưu điểm nhất của bạn và làm mọi việc để có thể đạt tới mức độ cao nhất đó. Bạn hãy tự hào về sự chính trực, tính thành thật và niềm tin vào sự công bằng của mình. Hãy nhớ rằng nói dối sẽ chỉ dẫn đến nói dối nhiều hơn mà thôi. Vì thế cam kết luôn làm hết khả năng của mình mà bạn đã hứa với bản thân đem lại nhiều ích lợi cho những ai gặp gỡ và làm việc với bạn. Bạn không nên từ bỏ những nguyên tắc và tiêu chuẩn cốt lõi của cá nhân mình. 18. Luôn tốt bụng với mọi người xung quanh: Bạn hãy yêu quí tất thảy mọi người. Biết nhẫn nại và biết lắng nghe. Luôn mỉm cười. Dịu dàng và biết thông cảm. Bạn cũng nên thoáng hơn với những thỏa thuận hợp lí. Bạn hãy biết cách giúp đỡ người khác và tạo được sự tin cậy với họ. Luôn tôn trọng những người khác. Không nên áp đặt với mọi người. Hãy biết khen ngợi những việc làm tốt hay những nỗ lực của những người xung quanh. Bạn cũng nên có một chút hài hước dí dỏm. Biết thông cảm, khoan dung, thân thiện, lịch sự và cư xử đúng mực. Hãy tỏ rõ sự biết ơn của bạn với những gì tốt đẹp mà người khác làm cho bạn. Bạn nên giúp đỡ người khác mà không hề có đòi hỏi hay than phiền gì. Hãy cầu mong cho người khác gặp được những điều tốt đẹp. Bạn đối xử với mọi người như thế nào sẽ nhận được sự đối xử tương tự từ họ. Luôn nhiệt tình. Và hơn hết là phải luôn vui vẻ. Người Nhật Bản vẫn thường nói là “ Một lời nói tốt đẹp có thể sưởi ấm cả ba tháng mùa đông lạnh giá.” Hay như ông cha ta đã khuyên rằng “ Ở hiền thì gặp lành.” Theo CarrierBuilder.vn Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
thay đổi nội dung bởi: luomlat_goo, 01-17-2017 lúc 08:20 AM |
01-17-2017, 08:26 AM | #2 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 407
|
14 đặc điểm chung của người thành công
20/12/2013
“Tôi thường xuyên phỏng vấn những người thành công cho tạp chí Forbes. Kể từ năm 2007, tôi đã nói chuyện với hơn 1.200 CEO, người nổi tiếng, các tác giả, chính trị gia, thậm chí là một phi hành gia nữa. Khi nói chuyện với họ, tôi luôn nhận thấy những điểm chung giữa họ - những tố chất giúp họ thành công”. Một trong những tác giả sách bán chạy nhất của New York Times - Dan Schawbel đã rút ra 14 đặc điểm chung của những người thành công. 14 đặc điểm chung của người thành công: Họ biết khi nào nên ở lại, khi nào nên ra đi Những người thành công biết chính xác khi nào họ nên bỏ việc, khi nào nên tự mở công ty riêng hay khi nào nên yên vị ở vị trí hiện tại, Họ có trực giác tốt và không ngại những lựa chọn khó khăn, bất chấp trở ngại. Họ chủ động hành động, hơn là chờ đợi bị sai khiến Họ nhìn bản yêu cầu công việc là sự khởi đầu những gì họ có thể làm với công việc của mình. Sau khi đã hoàn thành những nhiệm vụ bắt buộc, họ luôn sẵn sàng nhận những công việc khác mang tính thách thức hơn. Thậm chí, họ sẵn lòng nhận cả những công việc tẻ nhạt không ai muốn làm để trở thành một thành viên hữu ích của nhóm. Họ sẵn sàng thất bại để rồi thành công sau này Tất cả những người thành công đều biết rằng để đạt được điều đó không hề dễ dàng. Họ sẵn sàng học hỏi từ những thất bại, vì điều đó sẽ giúp họ có những quyết định đúng đắn hơn để dẫn đến thành công sau này. Trong khi nhiều người nản chí khi thất bại thì người thành công sẽ kiên trì. Họ biết rằng họ tự mang đến may mắn cho mình May mắn xuất phát từ làm việc chăm chỉ và xác định vị trí của bản thân. Không phải ngẫu nhiên mà bạn có được may mắn và những người thành công hiểu điều đó. Họ sẽ làm ít nhất một điều gì đó mỗi ngày để đặt bản thân mình ở một vị trí gần hơn với sự may mắn, sau đó sử dụng may mắn đó để phát triển. Họ đặt ra những mục tiêu thực tế mà họ có thể đạt được Người thành công luôn lên kế hoạch hàng ngày cho mình, trong khi những người không thành công thì vật lộn với việc phải làm gì tiếp theo. Mục tiêu của họ rất tập trung, rất lớn nhưng có thể đạt được và phù hợp với thế mạnh của họ. Họ biết rõ khả năng của mình và sẽ nỗ lực để làm được nó. Họ cũng biết tránh những điểm yếu của mình. Họ chịu trách nhiệm về bản thân và hành động của mình Họ không dựa dẫm vào người khác trong việc hoàn thành công việc. Thay vào đó, họ cố gắng tìm hướng giải quyết bằng cách tận dụng tài sản hiện có của mình. Nếu họ gây ra lỗi lầm, ngay lập tức họ sẽ tìm cách rút kinh nghiệm cho lần sau. Họ tự tạo ra sự thay đổi, thay vì bị ảnh hưởng bới sự thay đổi 14 đặc điểm chung của người thành công Người thành công không chờ đợi để bị ảnh hưởng bởi xu hướng kinh tế. Họ là người tạo ra xu hướng và làm cho mọi thứ diễn ra. Họ có thể điều chỉnh sự thay đổi trên thị trường Người thành công sẵn sàng tự đổi mới mình để tồn tại trong giới kinh doanh. Họ hiếu rằng nếu họ trì trệ và thờ ơ với xu thế, họ sẽ bị bỏ lại phía sau. Họ liên tục nảy ra những ý tưởng mới, tìm kiếm những điều lớn lao và thu nhận những kỹ năng mới. Họ có thể kể câu chuyện của mình một cách hiệu quả Nếu bạn đi dạo với một người thành công và hỏi về những gì họ làm, họ có thể nói với bạn mọi thứ một cách ngắn gọn. Họ biết mình là ai, đang làm gì và có thể khiến bạn tin tưởng họ. Họ có thái độ cương nghị, rất thuyết phục và tự tin. Họ hỏi những câu hỏi xác đáng với những người có thể đưa ra câu trả lời xác đáng Người thành công biết rằng họ cần giải quyết vấn đề bằng cách khai thác các mối quan hệ. Họ không ngại email hay gọi cho những người có thể đưa câu trả lời tốt nhất. Họ cũng sẵn lòng giúp đỡ lại những người khác. Họ là những người khao khát học hỏi suốt đời Trong khi hầu hết mọi người nghĩ rằng sau khi tốt nghiệp đại học nghĩa là họ đã kết thúc quãng đời sinh viên thì người thành công cho rằng họ vẫn mãi là sinh viên. Họ liên tục học những điều mới lạ và có những trải nghiệm mới. Họ không ngại thử những hoạt động mới và không ngại thất bại. Họ biết mình là ai và mình đang ở vị trí nào trong thế giới này Người thành công tự tin và có thể dẫn dắt bản thân và người khác. Họ có tầm nhìn và nhiệm vụ của mình. Họ cũng biết mình không phải loại người gì và không lãng phí thời gian vào những thứ mà họ không giỏi hay không thích. Họ vui mừng vì hành trình hơn dẫn đến thành công hơn là những gì thu được từ thành công đó Người thành công không màng tới những kế hoạch làm giàu chóng vánh. Họ tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng sự nghiệp bền vững bằng cách làm việc chăm chỉ, chấp nhận rủi ro và luôn sáng tạo. Họ thích cuộc hành trình, bất chấp trở ngại vì họ đang làm những điều có ý nghĩa với cuộc sống của họ. Họ tạo ra thay vì hưởng thụ Trong khi hầu hết mọi người bận rộn với việc đọc email, xem tivi thì người thành công tạo ra những công cụ, những bài thuyết trình mới và nảy ra những ý tưởng mới. Họ là người làm ra những thứ mà người khác cần thay vì là người cần những thứ đó. Nguyễn Thảo(Theo Forbes) |
04-08-2018, 08:04 PM | #3 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 407
|
FB: Cài đặt tư duy thành công
1. Tin tưởng thành công, bạn sẽ thành công
- Thành công là gì: Là sự phát đạt của cá nhân cả về vật chất và tinh thần, là dành được sự tự do chân chính, được coi trọng, ca ngợi, là sự toại nguyện trong cuộc sống…; thành công đồng nghĩa với chiến thắng, thành đạt. Nó là mục tiêu của cuộc đời mỗi người. - Ai cũng muốn thành công, thành đạt nhưng có người đi đến đích, có người không. Vì sao? Vì số người này có niềm tin, số người khác thì không. “Hãy tin tưởng, thực sự tin tưởng rằng bạn có thể dời non lấp biển, rồi bạn sẽ làm được”. - Nhưng niềm tin hoàn toàn khác với mơ tưởng. Không thể ao ước mà dời được trái núi, cũng như không thể ước mà sở hữu được ngôi nhà có năm phòng ngủ, ba phòng tắm… - Sức mạnh của niềm tin không có gì là bí ẩn. Niềm tin - tức là thái độ “tôi tin là tôi có thể” sẽ tạo ra sức mạnh, sự khéo léo và nghị lực cần thiết để hành động. Họ luôn quan sát, học tập cách tiếp cận vấn đề và ra quyết định,kể cả thái độ xử sự của những người thành đạt, những giám đốc lão luyện. Từ niềm tin sẽ kích thích đầu óc nghĩ ra cách hành động, đồng thời khiến cho người khác đặt niềm tin vào bạn. Niềm tin khơi gợi sức mạnh để thành công. Niềm tin tạo ra dũng khí, niềm hứng thú và nhiệt tình để theo đuổi công việc. - Ngược lại với niềm tin là sự nghi ngờ, lưỡng lự, ý thức thất bại, sự không ham muốn thành công. Chúng là nguyên nhân dẫn đến đa số thất bại. Hoài nghi sẽ dẫn đến thất bại. Tin tưởng vào chiến thắng sẽ dẫn đến thành công. - Con người là sản phẩm của suy nghĩ chính mình. Muốn thành công, phải khai thác tối đa sức mạnh của niềm tin. Không nên tự cho mình là công dân loại hai, mình kém người nọ người kia, mình không làm được trò trống gì… Hãy tin vào bản thân, rồi những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn. - Cách phát huy sức mạnh của bản thân: 1/ Hãy nghĩ đến thành công, đừng nghĩ đến thất bại; 2/ Thường xuyên nhắc nhở bản thân: Mình giỏi hơn những gì mình nghĩ về bản thân; 3/ Nghĩ đến mục tiêu to lớn sẽ đạt được thành công vang dội. Mục tiêu nhỏ thì kết quả tầm thường. 2. Tự chữa chứng viện lý do, chứng bệnh dẫn đến thất bại - Những người gặp thất bại mắc một chứng bệnh tư tưởng gọi là bệnh “viện lý do”: - Bốn hình thức phổ biến của chứng viện lý do và cách chữa trị: + Sức khoẻ kém (Cách chữa: Tốt nhất không nên nhắc đến sức khoẻ của mình, không nên lo lắng, cứ hoạt động còn hơn ngồi chờ bệnh đến…) + Kém trí tuệ, ít thông minh (Cách chữa: Cần hiểu rằng tư tưởng điều khiển trí thông minh quan trọng hơn trí thông minh rất nhiều. Tri thức chỉ trở thành sức mạnh khi được sử dụng một cách tích cực. Đừng bao giờ coi thường trí tuệ của mình, khả năng tư duy quan trọng hơn khả năng học thuộc thông tin). + Lý do tuổi tác (Cách chữa: Chuyển từ suy nghĩ “tôi già rồi” sang suy nghĩ “Tôi vẫn còn trẻ chán”. Nếu viện lý do “tôi còn quá trẻ” thì hãy tự tin, khiêm tốn và quen dần với việc có những người dưới quyền già hơn mình, thay vì đối đầu, hãy khai thác kinh nghiệm của người lớn tuổi). + Đổ lỗi cho may rủi (Cách chữa: Hãy chấp nhận luật nhân quả. Chỉ nhờ vào vận may, không thể thành công; phát huy những phẩm chất bạn đang có…). 3. Tạo lập sự tự tin và tiêu diệt chứng sợ - Hầu hết chứng sợ hãi đều do tâm lý mà ra. Một dạng nhiễm trùng về tâm lý. Bản chất của nó là thiếu tự tin. - Cách điều trị: Hành động, chỉ có hành động mới chế ngự được chứng sợ. Sự chần chừ, lưỡng lự sẽ làm nỗi sợ hãi tăng lên. - Thực hiện hai bước: Một - cô lập nỗi sợ, ghìm nó xuống, xác định đúng điều bạn sợ. Hai- Tiếp đó hãy hành động kiên quyết để khắc phục nỗi sợ. - Thiếu tự tin cũng là một dạng sợ hãi; nó xuất hiện khi bộ nhớ của chúng ta được quản lý tồi. Cách khắc phục: Gửi những suy nghĩ tích cực vào ngân hàng ký ức và chỉ rút khỏi ngân hàng đó những suy nghĩ tích cực. - Sợ người khác là một chứng sợ rất phổ biến. Cách chế ngự: Đặt họ vào “vị trí đúng”. Muốn vậy phải đánh giá họ một cách công bằng, khách quan. Họ quan trọng, ta cũng quan trọng. Tiếp đó phải phát huy thái độ thông cảm, và đề phòng những kẻ hay bắt nạt và luôn ra vẻ ta đây. - Một nguyên tắc quan trọng: Làm những việc đúng sẽ đem lại sự thanh thản cho tâm hồn và tạo lập sự tự tin. Để tự tin suy nghĩ hãy tự tin hành động. Hành động tự tin tạo ra suy nghĩ tự tin. Thí dụ: Mạnh dạn ngồi lên hàng ghế đầu, tập nhìn thẳng vào mắt người đối thoại, ăn mặc đoàng hoàng và bước đi mạnh bạo, nhanh hơn bình thường, luôn ngẩng cao đầu, mạnh dạn phát biểu ý kiến riêng, thu hút sự chú ý của xung quanh, cười thật tươi… 4. Cách tư duy lớn - Nhược điểm lớn nhất của con người là tự ti, tức là đánh giá thấp bản thân. Vì vậy hãy tự biết mình, thấy điểm mạnh, điểm yếu của mình để tiếp tục hoàn thiện và đề phòng bị bất ngờ. - Trong giao tiếp có một nguyên tắc quan trọng: Chúng ta không tư duy bằng từ ngữ, chúng ta chỉ tư duy bằng hình ảnh/ hoặc hình tượng. Do đó, để tư duy lớn, phải sử dụng những từ ngữ có thể tạo ra những hình ảnh mang ý nghĩa tích cực trong tâm trí. - Bốn cách để phát triển vốn từ của người có tư duy lớn: Luôn dùng các từ tích cực, vui nhộn; sử dụng các từ dễ hiểu, trân trọng đối với người khác, khen nhiều hơn chê; giúp người khác vạch kế hoạch, động viên khuyến khích họ. - Hãy luôn nhìn vào triển vọng của sự việc, đừng chỉ nhìn vào hiện trạng của nó. - Người tư duy lớn luôn hình dung ra những việc có thể thực hiện được trong tương lai. Anh ta không mãi loay hoay với thực tại. - Cố gắng tập thuyết phục người khác, tập thuật hùng biện. Những nhà hùng biện thành công đều có chung một điểm: họ có cái để trình bày và họ khao khát người ta lắng nghe điều đó. - Nguyên nhân dẫn đến cãi vã mất đoàn kết: Những điều nhỏ nhặt, tư tưởng hẹp hòi đã gây cãi vã. Vì vậy nên thường xuyên tự hỏi: Điều đó có quan trọng đến thế không, từ đó vứt bỏ tư tưởng nhỏ nhen hẹp hòi. 5. Cách tư duy và mơ tưởng sáng tạo - Hãy tin tưởng mình có thể làm được. Tin rằng có giải pháp sẽ đưa đến giải pháp. Loại trừ cụm từ “không thể”. - Đừng để lối tư duy truyền thống làm tê liệt đầu óc bạn, hãy thử tiếp cận với các phương pháp mới. - Hàng ngày luôn tự hỏi: Làm thế nào để công việc tốt hơn nữa. Hãy làm nhiều hơn những gì bạn đang làm. - Luôn đặt câu hỏi và lắng nghe xung quanh. Người thành đạt làm chủ khả năng nghe, người tầm thường chỉ biết làm chủ khả năng nói. - Hãy mở rộng trí óc của mình, quan tâm tới nhiều thứ hơn, kết giao với những ai có thể giúp bạn nghĩ ra những ý tưởng mới, phương pháp mới. 6. Nghĩ mình thế nào, bạn sẽ như thế ấy - Hãy tạo cho mình dáng vẻ người quan trọng: Thông minh, thành đạt và đáng tin cậy. - Hãy xem trọng công việc của mình, cấp dưới sẽ coi trọng công việc của họ. - Hãy tự động viên mình mỗi ngày vài lần. - Trong mọi tình huống, hãy tự hỏi bản thân: Phải chăng đây là cách nghĩ của người thành đạt. Sau đó làm theo câu trả lời của chính mình. 7. Quản lý môi trường sống: Đến với chất lượng hạng nhất - Hãy ý thức về môi trường xung quanh, thức ăn tinh thần sẽ nuôi dưỡng tinh thần. - Hãy làm cho môi trường xung quanh có ích cho bạn, đừng để nó chống lại bạn. - Kẻ đố kỵ rất muốn bạn sẩy chân, đừng để họ toại nguyện. - Hãy hỏi ý kiến những người thành đạt. - Hãy đón nhận nhiều niềm vui, luôn khám phá những điều mới mẻ và kỳ thú. - Tránh ngồi lê đôi mách, nói về người khác nhưng chỉ nhắc đến khía cạnh tích cực. - Hãy tìm đến chất lượng hạng nhất trong mọi hoạt động của bạn. 8. Biến thái độ thành bạn đồng hành - Phát huy thái độ: “Tôi đã được kích hoạt”, tức sẵn sàng nhiệt tình làm việc, thành quả. - Luôn đặt sự phục vụ lên trên hết, tìm mọi cách đem lại cho bạn hè, khách hàng nhiều hơn những gì họ mong đợi ở bạn. 9. Nghĩ tốt về người khác - Hãy trở thành người được mọi người yêu mến, khi đó bạn sẽ tranh thủ được sự ủng hộ của họ. - Chủ động xây dựng tình bạn. - Chấp nhận những khác biệt và thiếu sót của con người, đừng đòi hỏi ai đó phải hoàn hảo. - Hãy tìm những đặc điểm để yêu mến và hâm mộ một người nào đó, đừng tìm những khuyết điểm để ghét họ. - Tập cởi mở trong giao tiếp, tìm cách lắng nghe người khác, nhất là những thành tích của họ. - Tập nhã nhặn lịch sự mọi lúc, mọi nơi. - Đừng đổ lỗi cho người khác khi gặp trở lực. Cách suy nghĩ về thất bại quyết định quãng đường dẫn đến thành công của bạn. 10. Tập thói quen hành động - Hãy luôn là người hoạt động, đừng làm người nói suông. - Không chờ mọi điều kiện hoàn hảo rồi mới bắt tay vào việc. - Nêu ý tưởng là tốt nhưng dừng lại ở ý tưởng không thể đem lại thành công. ý tưởng chỉ có giá trị khi bạn thực hiện nó đến cùng. - Hãy hành động để khắc phục chứng sợ và tạo lập niềm tin. - Hãy nghĩ đến cụm từ “ngay bây giờ”, “ngay lập tức”, không lần lữa khất lần thời điểm hành động. - Luôn nắm thế chủ động khởi xướng, tư duy, hành động, không lý thuyết suông. 11. Cách chuyển bại thành thắng - Hãy nghiên cứu thất bại để chuẩn bị cho thành công. - Can đảm tự phê bình, đúc rút kinh nghiệm. - Không đổ lỗi cho may rủi và khách quan. - Không nên đâm đầu vào một hướng, hãy thử các phương pháp mới, lĩnh vực mới, đối tượng mới, cách nghĩ mới… - Nên tìm ra mặt tích cực của mọi vấn đề, kể cả thất bại để không bi quan. 12. Đặt mục tiêu để phát triển - Điều quan trọng không phải bạn đã ở đâu hoặc đang ở đâu mà là bạn muốn đến đâu. - Hãy xác định rõ đích đến của mình, nghĩ đến hình ảnh của mình 10 năm sau. - Viết ra giấy những gì bạn muốn và lên kế hoạch 10 năm. - Đặt ra mục tiêu, mơ ước để có thêm nghị lực hành động. Mục tiêu đúng tạo ra động lực đúng. - Hãy thực hiện mục tiêu từng bước một. - Nếu gặp chướng ngại vật, có thể phải đi đường vòng, nhưng không bỏ cuộc. - Hãy đầu tư vào bản thân, trước hết là về tinh thần và trí tuệ, giáo dục, không ngừng nâng cao năng lực, đưa ra ý tưởng mới. |
Bookmarks |
Ðang đọc: 4 (0 thành viên và 4 khách) | |
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài |
Xếp Bài | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
14 điều người giàu nghĩ khác người thường | luomlat_goo | Tư duy thành công | 0 | 04-04-2014 10:17 AM |
9 thói quen của những người giỏi quan hệ | luomlat_goo | Đi một ngày đàng | 0 | 01-15-2014 10:48 AM |
Phía sau những người đã ngã xuống vì Trường Sa | bb91 | Chuyện kinh bang tế thế | 20 | 06-28-2011 05:50 AM |
Bí quyết kinh doanh online và bán hàng trực tuyến | girlvampire | Kiến thức chuyên ngành | 2 | 12-06-2009 05:55 PM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn