Kiếm Trong Diễn Ðàn Show Threads  Show Posts
Trang Chủ

Go Back   RA LÀ VẬY ^_^ KNOW HOW! > Thời gian mang đến lợi ích cho ai? > Chuyện kinh bang tế thế

Chuyện kinh bang tế thế Những thông tin thú vị về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục,...

Người Nhật khác biệt tới mức nào?

Chuyện kinh bang tế thế


Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Kiếm Trong Bài Xếp Bài
Old 04-02-2014, 08:50 AM   #1
thang
Administrator
 
thang's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,044
Default Người Nhật khác biệt tới mức nào?

Henry Kissinger từng nói: "Người Nhật tin rằng xã hội của họ khác biệt tới mức họ có thể thích nghi với mọi thứ trong khi vẫn bảo tồn được gốc gác dân tộc của mình".

LTS: Trong bài viết dưới đây thể hiện quan điểm của tác giả David Pilling về những khía cạnh phức tạp trong quá trình trở nên khác biệt của đất nước Nhật Bản.

Từ thập niên 1880, sau khi chế độ Mạc phủ của Nhật Bản bị lật đổ và nhà nước hiện đại trong danh nghĩa Thiên hoàng được hình thành, sách sử nước này được viết lại. Theo đó, lịch sử Nhật Bản không phải bắt đầu từ thời kỳ đồ đá, mà từ sự hình thành đầy huyền thoại của nước Nhật, kéo dài liên tục từ thời kỳ của nữ thần mặt trời Amatarasu cho tới ngày nay.

Còn Thần đạo - một hệ thống các tín ngưỡng dân gian mang màu sắc duy linh của Nhật - được phát triển thành một quốc giáo với Thiên hoàng ở vị trí trung tâm (Thiên hoàng được coi là con cháu thần linh). Nói cách khác, phần lớn những giá trị độc đáo của Nhật Bản đều là sản phẩm của tuyên truyền, tức những hoạt động chính trị nhằm xây dựng và củng cố hình ảnh một nền văn hóa Nhật Bản độc lập trước Trung Quốc. Sứ mệnh "khai sáng" của Nhật được phát triển lên thành một lý tưởng đáng vì nó mà hy sinh.

Nhiều năm sau, năm 1971, cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger nói với Thủ tướng Trung Quốc khi đó là Chu Ân Lai rằng chính cái quan điểm "mục hạ vô nhân" của Nhật sẽ khiến họ có thể tạo ra những thay đổi nhanh chóng. Ông nói: "Người Nhật tin rằng xã hội của họ khác biệt tới mức họ có thể thích nghi với mọi thứ trong khi vẫn bảo tồn được gốc gác dân tộc của mình. Do đó, người Nhật có thể tạo ra những thay đổi đột phá. Họ đã chuyển từ xã hội phong kiến sang nền văn hóa tôn thờ Thiên hoàng chỉ trong vòng 2 - 3 năm, và họ đã đi từ tôn giáo thờ Thiên hoàng sang chế độ dân chủ chỉ sau 3 tháng."

Một số nhà quan sát ngoại quốc cũng nhiệt tình không kém người bản địa trong việc quảng bá sự độc đáo giả tưởng của Nhật Bản. Dĩ nhiên, dân tộc nào cũng độc đáo, nhưng ở Nhật Bản, sự thật hiển nhiên này lại trở thành một điều được tôn sùng thái quá. Người Nhật đã phát triển hình thức viết bắt chước triết học gọi là Nihonjinron (hay còn gọi là "các bài luận bàn về bản chất của người Nhật") - đây là hình thức được khai sinh từ thời Mạc phủ nhưng chỉ thịnh hành từ sau Thế chiến thứ hai.


Trên đường phố tại Tokyo. Ảnh: Chi Dứa
Các bài luận này được viết bằng cả tiếng Nhật và ngoại ngữ, và tất cả đều nhằm lý giải điều gì đã khiến người Nhật trở nên độc đáo, và họ khác biệt như thế nào so với người ngoại quốc - vốn bị coi là "cùng một giuộc như nhau". Những sự tìm hiểu đó thường đều thiên về miêu tả người Nhật là những nông dân trồng lúa, quen với đời sống tĩnh tại và sống tập thể, nên họ vận dụng nhiều đến trực giác và con tim hơn là lý trí lạnh lùng của phương Tây. Khác với những bộ lạc săn bắn phương Tây, người Nhật được coi là có sự nhạy cảm đặc biệt đối với tự nhiên, có khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ qua hình thức thần giao cách cảm, và có một cảm nhận tinh tế về nghệ thuật.

Năm 1946, nhà nhân loại học người Mỹ Ruth Benedict, bằng việc xuất bản Hoa cúc và Thanh gươm, cuốn sách viết về nghiên cứu kinh điển của bà về văn hóa Nhật Bản, đã củng cố thêm cho quan điểm nhìn nhận Nhật Bản là một dân tộc tách biệt. Bà mô tả đây là một xã hội được mã hóa cao độ, hoạt động theo các thông tục mà người ngoài không thể hiểu được.

Công trình của bà đã trở thành viên gạch lát đường cho rất nhiều bài luận Nihonjinron sau đó của các tác giả Nhật Bản. Những sự kiện này còn được củng cố thêm nữa bởi thành tựu kinh tế của Nhật Bản thời hậu chiến, mà nhờ đó cả người Nhật và người nước ngoài đều bắt đầu cho rằng công đầu là do cấu trúc tổ chức và xã hội được coi là độc đáo của Nhật Bản.

Người Nhật ngày nay vẫn có quan điểm cho rằng dân tộc mình là một dân tộc cô lập và khác biệt - và thường thì quan điểm này mạng lại cho họ hại nhiều hơn lợi. Chẳng hạn, nó làm trì trệ ngành công nghiệp điện tử của Nhật: các nhà sản xuất Nhật Bản thường cho ra đời những sản phẩm phù hợp một cách hoàn hảo với khách hàng nội địa, song sức vươn ra thị trường quốc tế của chúng lại không lớn.

Họ khao khát tìm kiếm cái mà họ coi là vị trí phù hợp với họ trong hệ thống thứ bậc các quốc gia - họ đã dành hàng năm trời để thực hiện chiến dịch vận động lấy một vị trí thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Nhưng, trong các hành động của mình, dù là khi bảo vệ truyền thống săn bắt cá voi vốn bị quốc tế lên án, hay bảo vệ quyền đến thắp hương tại đền Yasukuni, nơi thờ phụng linh hồn của hơn 2 triệu tử sĩ Nhật, trong đó có 14 tội phạm chiến tranh hạng đặc biệt nghiêm trọng thời Thế chiến thứ hai, thì người Nhật thường cũng khó tìm được sự đồng cảm trên thế giới.

Trong Khuất phục nghịch cảnh, cuốn sách của tôi viết về Nhật Bản, Toshiaki Miura, một nhà bình luận rụt rè và trầm tư trên tờ báo cánh tả Asahi Shimbun, đã tổng kết về sự mâu thuẫn giữa một bên là ý thức về sự cô lập của người Nhật về mặt địa lý, thậm chí cả về mặt tâm lý, với thế giới bên ngoài, và một bên là những nỗ lực bền bỉ tới mệt mỏi trong công cuộc tìm kiếm một chỗ đứng cho mình trên sân khấu toàn cầu. "Tâm lý của chúng ta hết sức cô lập, co cụm, nhưng chúng ta luôn nhìn thấy mình được phản ánh trong tấm gương bên ngoài," Miura nói về hai khao khát trái ngược nhưng luôn song hành của người Nhật: vừa muốn cô lập, lại vừa muốn được cả thế giới tôn trọng.

"Một trong những bi kịch của cái vị trí của Nhật Bản trong xã hội quốc tế là chúng ta không có hàng xóm nào có cùng quy mô hay cùng mức độ phát triển công nghiệp. Nếu ở châu Âu, Nhật Bản sẽ làm bạn cùng Đức, Ý, và Anh, và chúng ta sẽ có thể học cách cùng tồn tại với những quốc gia ngang ngửa mình," Miura phân tích.

Nhưng Nhật Bản lại không ở châu Âu. Họ nằm cạnh Trung Quốc, cội nguồn nền văn minh của họ, và từng bị Nhật Bản xâm chiếm khi suy yếu. Giờ đây, họ phải cảnh giác theo dõi Trung Quốc - quốc gia chưa từng tha thứ, cũng chưa từng quên điều gì - ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn.

Bùi Thu Trang (theo Foreignpolicy)

*Tác giả bài viết, David Pilling, là biên tập viên mảng châu Á của tờ Financial Times. Ông từng là Trưởng văn phòng Tokyo của FT trong thời gian 2002 - 2008.

Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
thang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Bookmarks


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 
Ðiều Chỉnh Kiếm Trong Bài
Kiếm Trong Bài:

Kiếm Chi Tiết
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt


Similar Threads
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gửi
Đọc sách: Đi tìm lời giải cho những câu hỏi lớn của cuộc đời luomlat_goo Sống trẻ - Nghĩ lớn 1 06-06-2018 10:35 AM
Đặc điểm của những con người thành đạt luomlat_goo Tư duy thành công 2 04-08-2018 08:04 PM
14 điều người giàu nghĩ khác người thường luomlat_goo Tư duy thành công 0 04-04-2014 10:17 AM
9 thói quen của những người giỏi quan hệ luomlat_goo Đi một ngày đàng 0 01-15-2014 10:48 AM
Nhật Bản khác ta những gì ? bb91 Bài viết Vàng 35 09-19-2010 11:11 AM

Powered by:MTG

E-mail: admin@muathoigian.vn



ChipLove's Family