|
|
|
Giao lưu - Tán gẫu Làm quen, chat chit, xả stress sau một ngày học tập, làm việc căng thẳng,... |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
04-26-2010, 09:01 PM | #1 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,555
|
phụ nữ làm sếp có sướng?
Phụ nữ hãnh diện đi cạnh chồng là sếp, đàn ông cúi mặt đi cạnh vợ là thủ trưởng. Phụ nữ có chồng là sếp, ngồi đâu cũng khoe, đàn ông có vợ là sếp, giấu kín ngay cả khi được hỏi.
Phụ nữ làm sếp có sướng? Người yêu bỏ vì… lên chức Hoa và Hùng cùng học một trường đại học, cùng tốt nghiệp và đi làm. Tình yêu của họ đã kéo dài hơn 4 năm. Đôi bên gia đình dự định sẽ làm đám cưới cho họ vào mùa thu này. Vậy mà đùng một cái, họ chia tay trong sự ngỡ ngàng của bạn bè và gia đình. Lý do sâu xa là Hoa được lên chức “sếp”. Không phải Hoa không biết cách ứng xử, cũng chẳng phải cô cậy chức, cậy quyền, tất cả là từ phía Hùng. Một hôm Hùng đến đón Hoa, có một cô nhân viên của Hoa te tái ra bảo Hùng: “Anh chờ sếp em tí, sếp đang bận họp, anh thông cảm. Hay anh vào phòng em ngồi tạm, chờ sếp em?”. Hùng vù xe đi thẳng và từ đó không bao giờ bén mảng đến cơ quan người yêu nữa. Buổi họp lớp nhân 2 năm ngày ra trường, tất cả những người công tác ở Hà Nội đều có mặt, trừ Hoa đi công tác. Một anh bạn vô tình trêu Hùng rằng: “Sướng nhé, có người yêu làm sếp, nên hôm nay đi một mình. Cứ như tớ ới một câu có mấy em đến ngay”. Cứ như vậy một thời gian Hùng gặp Hoa tuyên bố chia tay với lý do: “Anh sợ mình không mang lại hạnh phúc cho em”. Hoa biết nguyên nhân tại cái chức của mình, nhưng không lẽ để giữ được người yêu, cô lại phải từ chức? Chồng hóa lười khi vợ làm sếp Khi còn là cán bộ bình thường, chị Liên đã cảm ơn số phận vì lấy được người chồng thông minh, lịch sự, tốt nết. Chồng chị không chỉ là người đàn ông “giỏi việc nước”, mà còn là người “đảm việc nhà” nữa. Thương vợ chân yếu tay mềm, anh Thưởng chồng chị Liên thường giành hầu hết việc gia đình về mình, trừ đi chợ. Nấu nướng, giặt giũ, tắm cho con… anh chẳng nề hà. Sợ phụ nữ đi xe không an toàn, nên sáng anh chở chị đi làm, đưa con đi học. Chiều anh đón con về, để ở nhà rồi đi đón vợ. Bạn bè trêu anh là “người chồng phụ trách quản gia”, anh cười tít mắt, bảo với họ rằng: “Nhà này, vợ tớ là nữ hoàng, tớ là đầy tớ. Làm đầy tớ cho nữ hoàng cũng sướng!”. Vậy mà mọi sự thay đổi từ khi chị Liên được cất nhắc lên chức trưởng phòng kế hoạch tài chính của cơ quan. Việc đầu tiên anh làm là bỏ chế độ đưa đón. Chị nhắc, anh nói ngay: "Tôi không phải là nhân viên của cô". Tiếp theo là việc anh không làm bất cứ việc gì trong nhà nữa. Chiều tan giờ làm, anh la cà ở cơ quan, đá bóng, uống bia hoặc mở máy tính chơi điện tử. Chị bận việc về muộn, gọi điện nhờ anh đón con, anh trả lời thẳng: "Mình cô bận, tôi không bận à?". Vợ đi làm về mệt, lại lao vào lo cơm nước, chăm sóc con cái, còn anh ngồi… chờ cơm. Chậm một chút là anh chồng cau có, gây sự. Vợ than mệt, chồng nói mát: "Cô giỏi việc nước, đảm việc nhà cơ mà". Khi con ngủ, chị mới dám mở sổ sách ra làm việc một lúc thì anh hoặc là mở nhạc to, hoặc là nhắn tin, gọi điện cho bạn gái để tán gẫu. Có hôm anh còn gọi điện thoại cho một cô nào đó, rồi nói to cho vợ nghe: "Đi uống cà phê nhé, anh buồn quá, vợ anh thì bận". Sau 6 tháng làm trưởng phòng chị Liên mệt mỏi, đã làm đơn xin trở lại nhân viên. Lãnh đạo cơ quan ngạc nhiên, nhưng nói: "Còn xem xét!". Bất lực trước “sếp bà” Mới ngoài 40 mà gần đây anh Kiên lơ là chuyện vợ chồng. Vợ anh biết khả năng của chồng không đến nỗi kém cỏi, nên thấy thế thì lo. Chị nghĩ anh có bệnh tật gì đó, nên ra sức mua thuốc bắc về ngâm rượu cho anh bồi dưỡng. Nghe thấy cánh đàn ông kháo nhau món rượu tắc kè, bìm bịp… ông uống bà khen, vợ anh Kiên cũng nhờ người lùng mua cho bằng được để anh uống, nhưng tình hình chẳng khá được. Có hôm vợ chồng vừa vào cuộc, anh Kiên đã đầu hàng. Vợ anh hỏi tại sao lại như vậy, anh nhấm nhẳng: "Chẳng sao, không thích, vậy thôi!". Một lần nói chuyện với một chị bạn là chuyên gia tư vấn tâm lý, vợ anh Kiên liều hỏi về việc của chồng mình. Cô bạn hỏi ngay: "Lão ấy lười từ bao giờ? Ngẫm lại, chị thấy thời điểm anh yếu đi trùng với thời gian chị được đề bạt làm phó giám đốc". Chuyên gia tâm lý nói ngay: "Lý do là vì bà lên chức đấy". Thấy cô bạn không hiểu, chuyên gia tư vấn giải thích rằng nhiều anh đàn ông bị sốc khi vợ thăng quan tiến chức hơn mình. Đàn ông chỉ tự tin khi anh ta hơn vợ, còn nếu ngược lại, anh ta mất hết sức mạnh. Mỗi người có cách đối phó với chuyện này khác nhau. Người thì trở nên khó tính, hay quát nạt, ra oai để “đánh phủ đầu” vợ, để ngầm nói rằng: "Cô đừng tưởng cô là sếp là to nhá, ở cái nhà này, tôi là chồng cô, nghe chưa?". Có người âm thầm chịu đựng mặc cảm và trở nên lười nhác hoặc bất lực trong chuyện “đi lại” với vợ, hạ bệ vợ, bạo lực với vợ để “tự sướng” vì mình còn cao hơn cô ấy. Đây là những phản xạ tự vệ mang tính tiêu cực, nó làm cản trở sự vươn lên của phụ nữ. Tuy nhiên, nó cũng làm khổ cả đàn ông nữa, bởi lòng họ không thanh thản, lúc nào cũng ấm ức, lo lắng và tìm cách tự xoa dịu lòng tự ái của mình. Nguồn songvan.net Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
|
Bookmarks |
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách) | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
Đọc sách: Đi tìm lời giải cho những câu hỏi lớn của cuộc đời | luomlat_goo | Sống trẻ - Nghĩ lớn | 1 | 06-06-2018 10:35 AM |
Đàn ông chưa vợ - khổ gì, sướng gì? (Suy nghĩ kỹ trước khi kết hôn nha) | miuluoi87 | Giao lưu - Tán gẫu | 0 | 07-13-2011 12:51 PM |
Một công việc được nhiều người mong muốn, sao mình lại...? | haiduongxd | Sống trẻ - Nghĩ lớn | 6 | 08-23-2010 12:21 AM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn