|
|
|
Cùng cảm nhận Triết lý đời thường... |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
03-15-2010, 07:39 PM | #1 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,555
|
tâm sự của một 9x mọi người cùng thảo luận nhé
Lời kêu cứu của một nữ sinh trung học 15/03/2010 05:01
Trong những ngày qua, khi dư luận đang xôn xao phẫn nộ vì những clip nữ sinh đánh bạn dã man truyền đi trên mạng, và người lớn lên tiếng về sự suy thoái nhân cách của một bộ phận giới trẻ hiện nay, thì bất ngờ VTC News nhận được lời kêu cứu xót xa của một nữ sinh trung học. Kính gửi BBT Báo điện tử VTC News, Trong bức thư này, em sẽ không thanh minh cho bản thân và thế hệ mình, 9x chúng em, về tất cả những điều khủng khiếp đã xảy ra, và mọi người đều đã chứng kiến. Em cũng không dùng những tấm gương, những bạn gái cùng trang lứa đã đạt được thành tích cao để biện minh – bởi mọi người sẽ đặt dấu hỏi: những cánh én nhỏ ấy liệu có làm nên mùa xuân? Nhưng nếu nói vậy, thì hãy thử đặt câu hỏi ngược lại đi: những hiện tượng xấu đó có đủ để nói lên một thế hệ hư hỏng, suy đồi??? Không, em nói về một vấn đề khác, hoàn toàn khác, vấn đề ai cũng đã biết rồi, nhưng vẫn như thế từ bao nhiêu năm qua. Em là một nữ sinh cấp 3 ở Hà Nội, hiện đang học ở một trường thuộc top sau – khả năng của bản thân và tài chính gia đình không cho phép em chọn cho mình một trường cao hơn. Cũng nhờ vậy, ở đây, em được tiếp xúc với nhiều bạn bè ở nhiều nhóm khác nhau: có bạn học khá, có bạn học kém, thậm chí rất kém; có bạn nhà rất giàu và cũng có những bạn rất nghèo… Qua những gì mình đã trải nghiệm, em nhận ra rằng: Về bản chất, khi đã chơi với nhau, các bạn đều rất tốt. Vậy thì, điều gì đã làm cho hình ảnh của nữ sinh trở nên tồi tệ như vậy, trong con mắt báo chí và người lớn??? Hãy bắt đầu từ bạn nữ, nhân vật chính kinh hoàng trong đoạn clip đầu tiên được phát đi. Nhiều người phản hồi rằng bạn đó là quỷ dữ, là côn đồ, là dã thú, nhưng mọi người có tin không, ở nơi khác, trong mắt bạn bè của bạn ấy, biết đâu đó vẫn có thể là một đứa bạn nhiệt tình, hết lòng với bạn bè. Em biết có nhiều bạn hành xử cực kì thô lỗ, ăn nói rất xô bồ mà thoáng nhìn không ai muốn lại gần, nhưng khi chơi cùng, mới biết họ cũng rất tình cảm, cũng rất mong muốn có những người bạn tốt sẻ chia. Thậm chí họ còn chân thành hơn nhiều so với nhiều bạn gái vẫn được thầy yêu bạn mến vì vẻ ngoài ngoan hiền, học hành giỏi giang. Vâng, nhưng những người bạn ấy, những “quái vật” của thế hệ trẻ đó, họ đã lớn lên trong môi trường như thế nào? Đa số các bạn ấy đều không nhận được sự quan tâm của gia đình. Có bạn bố mẹ lúc nào cũng chỉ lo kiếm tiền, và tất cả những gì các bạn nhận được từ cha mẹ chỉ là những đồng tiền mà tự họ chẳng có chỗ tiêu nào khác hơn là những trò tụ tập dễ dẫn đến sa ngã. Có những bạn mà áp lực quá đáng từ phía gia đình đã khiến họ chỉ muốn ra đến đường là tìm chỗ xả stress. Có những bạn lớn lên trong những trận đòn roi của cha mẹ, và trở nên cục cằn, bạo lực. Mọi người bức xúc khi nhìn bạn nữ ấy đánh bạn, nhưng có ai tin được không, có những người cha, người mẹ đánh con đẻ của mình còn tàn bạo hơn nhiều. Một người bạn của em đã nói, chuyện “ăn trầu lỗ mũi” là chuyện thường tình ở nhà bạn ấy. Đó là chưa kể những trường hợp cá biệt hơn, những bạn mồ côi, hay cha mẹ đi tù… Những lúc ấy, có ai quan tâm chia sẻ, hay sẽ chỉ biết ghê tởm những hành động mà các bạn ấy có thể gây ra sau này, do một sự trưởng thành méo mó?! Không, nói như vậy lại có vẻ bao biện quá. Em biết, có những học sinh ở trong hoàn cảnh gia đình rất nghèo, rất éo le, rất khó khăn nhưng vẫn học giỏi, ngoan ngoãn, vẫn tích cực vươn lên; trong khi đó, nhiều bạn có điều kiện rất tốt, nhưng lại hư hỏng và sa ngã. Nhưng đó có phải đa số không? Và ngay cả khi đó là thiểu số, người lớn đã làm những gì, với thiểu số đó? Bạn nữ trong clip kia, nếu tìm ra, sẽ bị xử lí thế nào? Đưa về gia đình, chắc sẽ bị đánh, bị chửi, hay tệ hơn nữa, có những bậc phụ huynh sẽ chặc lưỡi: chuyện trẻ con đánh nhau mà cũng phải làm ầm lên. Đưa về nhà trường, gần như chắc chắn sẽ bị đình chỉ, thậm chí bị đuổi học. Trong các khung xử lý của nhà trường hiện nay, đuổi học là hình thức xử lý cao nhất, và cũng thường áp dụng nhất đối với những trường hợp bị coi là “bất trị”. Điều đáng nói là, các trường vì muốn giữ danh tiếng, thành tích của mình mà càng ngày càng tăng cường áp dụng hình thức đuổi học với những lỗi nặng như đánh nhau. Thậm chí ở một trường điểm, nơi bạn em đang theo học, bị học sinh trường khác đánh cũng bị gọi lên cảnh cáo, dọa đuổi học vì “không có lửa làm sao có khói”. Nhưng theo em, đuổi học cũng là hình thức vô trách nhiệm nhất, khi nhà trường đá quả bóng trách nhiệm ra xã hội. Nhà trường ra đời là để giáo dục, dạy dỗ học sinh, thế nhưng những học sinh nào “khó dạy” thì nhà trường lại từ chối không dạy nữa, đó là cách để giáo dục hay sao? Rồi những đứa trẻ bị đẩy ra khỏi nhà trường khi chưa kịp trang bị cho mình những kĩ năng sống cơ bản, khi tuổi đời ăn chưa no lo chưa tới, các bạn ấy sẽ nhờ ai dạy dỗ tiếp đây? Lại là “trường đời” thôi, nơi mà những đứa trẻ khó học được gì khác hơn là những điều mà người ta không muốn thừa nhận có trong một xã hội văn minh. Và rồi các bạn ấy sẽ lớn lên trong sự méo mó ấy, lập gia đình, sinh con chính trong sự méo mó ấy, và cái vòng luẩn quẩn méo mó ấy sẽ vẫn tiếp diễn mà thôi… Tất nhiên, có những người bản tính không thể thay đổi, nhưng em dám khẳng định rằng, trong những học sinh “hư hỏng” của chúng ta hiện nay, phần lớn có thể là những con ngoan, trò giỏi nếu được quan tâm đúng mức, được giáo dục bằng sự chân thành, dạy cách sống cho bản thân, chứ không phải những câu đại loại như: “Cô/ anh định biến trường này thành trường du côn đấy à?”, hay “Anh/ chị có biết đã làm cho lớp đứng bét tháng này không?” 9x đã sinh ra trong một thời đại mới, thời đại “hội nhập” mà đằng sau những mĩ từ ấy là những mặt đối lập có tốt và có xấu; như bị đẩy ra giữa biển khơi, trong chúng em không phải ai cũng được người lớn chuẩn bị cho những hành trang, kiến thức đầy đủ; người giỏi sẽ nổi, người thông minh, có chí sẽ biết bơi, nhưng có những người sẽ đuối, sẽ chìm… Xin hãy cứu thế hệ chúng em, em và những người bạn của mình, hãy quan tâm đến chúng em bằng trái tim, bằng tấm lòng, hãy nhìn nhận sự trưởng thành của chúng em trên chính chúng em, chứ không phải trên những bảng thành tích của người lớn! Và nếu ở đâu đó, lúc nào đó có những bạn trẻ lầm lạc, thì thay vì coi đó là “con ghẻ” cần chối bỏ, xin nhà trường hãy mở rộng vòng tay, hãy chứng tỏ chức năng “giáo dục” của mình; xin bố mẹ hãy nhìn lại những gì mình đã dành cho con trước khi coi nó là “phế phẩm” của mình. Và xin tất cả mọi người, đừng coi thế hệ chúng em là thế hệ bỏ đi, thế hệ của suy đồi đạo đức, của đua đòi, sống thiên về vật chất. Chúng em vẫn luôn cố gắng để sống tốt hơn, theo cách nghĩ của mình, nhưng chúng em cần lắm những định hướng của người lớn, không phải bằng áp đặt, mà bằng sự chia sẻ, quan tâm. Một nữ sinh Hà Nội Nguồn VTC News Bạn nghĩ gì về tâm sự cô nữ sinh trung học chia sẻ trên đây? Bạn có cho rằng nhà trường và gia đình đang thiếu trách nhiệm với con trẻ? Bạn có nghĩ thế hệ 9x của chúng ta đang phải "tự bơi" để trưởng thành trong thời đại ngày nay? Hãy cùng chia sẻ . Trân trọng! _________________ Làm được thôi mà ^^! Những bài viết ngẫu nhiên trong Box: |
Bookmarks |
Ðang đọc: 2 (0 thành viên và 2 khách) | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
Đặc điểm của những con người thành đạt | luomlat_goo | Tư duy thành công | 2 | 04-08-2018 08:04 PM |
9 câu nguỵ biện điển hình của người Việt | luomlat_goo | Đi một ngày đàng | 0 | 11-09-2016 09:23 PM |
14 điều người giàu nghĩ khác người thường | luomlat_goo | Tư duy thành công | 0 | 04-04-2014 10:17 AM |
9 thói quen của những người giỏi quan hệ | luomlat_goo | Đi một ngày đàng | 0 | 01-15-2014 10:48 AM |
Suy nghĩ của người giàu và người nghèo | reina172 | Ký sự: Hành trình - Thời gian | 4 | 09-28-2010 11:22 PM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn