|
|
|
Đi một ngày đàng ... Học một sàng khôn. Cùng chia sẻ nhé! |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
01-28-2010, 11:48 PM | #1 |
Tham gia: May 2010
Đến từ: Sài Gòn
Bài gửi: 1,007
|
Công dụng của muối ...
Y học cổ truyền cho biết muối vị mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng thông thổ (gây nôn), thanh hỏa (làm mát), lương huyết (mát huyết), thông tiện, giải độc.
Từ lâu, muối ăn được dùng làm gia vị và làm thuốc. Một số ứng dụng cụ thể như sau: Làm cho nôn ra: Dùng nước muối đặc, uống lúc ấm. Khi bị ngộ độc thức ăn, lấy một muỗng canh muối pha với 100 ml nước, uống 1 - 2 lần, sau đó dùng ngón tay ngoáy vào họng, để ói hết các thức ăn có trong dạ dày Điều trị táo bón: Người bệnh táo bón mỗi ngày uống 1 ly nước muối lúc bụng đói, giúp tăng cường tiêu hóa, giảm nhẹ táo bón. Điều trị mất nước do say nắng: Ngày nắng nóng sau khi vã mồ hôi mất nhiều nước, dùng gừng tươi 3 lát, muối 5g, trà xanh 5g, sắc uống. Điều trị đầy bụng: Khi ăn nhiều thịt dẫn đến đầy bụng bất ổn, dùng muối đánh răng, súc miệng với nước ấm sẽ khỏi. Điều trị chảy máu răng: Chảy máu nướu răng, sáng tối dùng muối nhuyễn đánh răng, dùng liên tục sẽ đạt hiệu quả. Đau bụng do lạnh: Muối 250g rang cho nóng, bọc vào túi vải chườm vùng bụng. Mỗi lần chườm 10 phút, ngày 3 lần, có tác dụng giảm đau và làm ấm bụng. Điều trị cổ họng sưng đau: Dùng muối cả hạt mà ngậm, hết hạt này sang hạt khác. Hoặc dùng tỏi giã nhỏ trộn với nước muối mà ngậm và súc miệng nhiều lần. Giảm thiểu tóc rụng: Khi gội đầu, pha một ít muối vào nước, giúp giảm thiểu tóc rụng. Phòng trị viêm da: Dùng một ít nước muối rửa tay chân (sau đó dùng nước trong rửa lại), có tác dụng phòng ngừa viêm da. Điều trị đau khớp: Người bệnh đau nhức khớp hay viêm khớp do phong thấp, dùng muối hột 1 kg, rang nóng, bọc trong túi vải, ủi đắp tại chỗ, mỗi tối 1 lần, thực hiện trong 30 phút, 7 ngày là một liệu trình. Điều trị chảy máu cam: Muối 5g, giấm 200ml, nước chín nguội 300ml. Cho muối tan trong nước để uống, cách 3 phút sau uống giấm, sáng tối thực hiện một lần tương tự như vậy, dùng liên tục 7 ngày. Điều trị nổi mề đay: Muối hột 40g, cho muối tan trong 100ml nước nóng, nhiệt độ nước tùy sự chịu đựng của từng người. Trước tiên làm sạch da tại chỗ, sau đó mới dùng nước muối này để chà rửa, chà rửa với số lần càng nhiều, hiệu quả càng cao. Điều trị đau đầu, sổ mũi: Đầu hành 250g, cắt nhuyễn, cùng muối cho vào chảo rang nóng, bọc trong túi vải, đắp nóng trên trán. Chảy nước mắt sống: Chỉ dùng muối tinh luyện một ít chấm vào góc mắt (phía sóng mũi), rồi dùng nước lạnh rửa sạch, thực hiện vài lần sẽ khỏi. Làm tan phù mắt: Dùng một muỗng muối hòa tan trong 600ml nước nóng, dùng bông thấm nước muối, đắp lên mắt, giúp chống sưng phù mắt. Khô cổ, khàn tiếng: Trước khi diễn thuyết, ca hát, hóp một ngụm nước muối nhạt. Cảm mạo do lạnh: Gừng tươi sau khi giã nhuyễn, rang nóng với muối, chứa trong túi vải, đắp lên trán. Điều trị bệnh trĩ, nứt hậu môn: Dùng ít muối pha với nước nóng, ngồi ngâm. Điều trị trùng thú cắn: Sau khi bị côn trùng cắn (ong, kiến, muỗi…), dùng nước muối thoa tại chỗ, giúp giảm đau, tiêu sưng. Trị bỏng nước sôi: lấy một ít muối tinh hòa với dầu mè bôi lên vết bỏng, sẽ làm cho vết bỏng mát dịu, giảm sưng, khô da, không bị phỏng nước. Bôi thường xuyên trong một tuần (từ 2 - 3 lần/ngày), vết bỏng sẽ lành. =================== 1. Hỗn hợp gừng và muối hột Phương pháp dân gian: Trộn đều 1kg gừng đã giã nát với 1kg muối hột, sau đó rang lên cho khô. Sau khi hỗn hợp này bớt nóng thì cho vào một cái túi (hoặc khăn) rồi đắp lên vùng bụng. Nên làm hàng ngày và nhiều lần thì da cụng sẽ săn gọn lại. Phương pháp này có thể áp dụng với cả người sinh mổ và người sinh thường. Tuy nhiên, với người sinh mổ khi đắp nên tránh chỗ vết thương. Ý kiến chuyên gia: Đây là biện pháp tốt, vô hại. Gừng theo Đông y vị cay, khí ôn, tính đại nhiệt, không có chất độc. Gừng sống gọi là sinh khương, gừng khô đã chế biến gọi là can khương: Là vị thuốc tính ấm, không độc, chữa được các bệnh hư nhiệt, phong hàn, đau bụng, thất huyết, trừ tà khí…(đã có văn bản ghi trong Nam dược thần hiệu). Gừng có tác dụng cầm máu nên khi đắp gừng trên da cùng muối hột đã rang thì mạch tử cung co hồi nhanh, ra huyết ít, mạch máu vùng bụng cũng co lại làm phần bụng rỗng ra sau khi sinh nhỏ dần đi. 4. Muối rang Phương pháp dân gian: Theo một số sản phụ thì họ đã dùng muối để đắp lên vùng bụng làm cho bụng săn gọn lại. Cách làm: lấy muối rang nóng lên, sau đó đợi muối còn hơi ấm thì cho vào một cái khăn và đắp lên vùng bụng. Áp dụng hàng ngày sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho vùng bụng. Ý kiến của chuyên gia: Thể trạng của sản phụ sau khi sinh là “hàn”, tức lạnh; vì vậy, việc dùng bất kỳ thứ gì làm “ấm” vùng bụng đều tốt cả. Muối rang là một trong những biện pháp tốt thay thế cho việc nằm than. (sưu tầm nhiều nguồn) Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
|
Bookmarks |
Tags |
cong dung cua muoi |
Ðang đọc: 2 (0 thành viên và 2 khách) | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
10 nguyên tắc vàng trong ứng xử nơi công sở | luomlat_goo | Kỹ năng mềm | 0 | 02-09-2017 08:57 AM |
Kinh nghiệm quản lý - Honda Soichiro, "Ông Tổ" của Vương quốc Honda | thang | Kiến thức chuyên ngành | 1 | 04-01-2013 04:33 PM |
Michael Porter: Để thành công, cần biết từ bỏ… | cuti2010 | Đi một ngày đàng | 0 | 11-30-2010 10:46 PM |
Dành cho các bạn quan tâm đến quản trị doanh nghiệp | nam_hd55 | Kiến thức chuyên ngành | 0 | 09-26-2010 07:55 AM |
Nhà tuyển dụng muốn gì ở bản CV của bạn? | dohuong | Tư duy thành công | 0 | 07-15-2010 12:42 PM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn