Kiếm Trong Diễn Ðàn Show Threads  Show Posts
Trang Chủ

Go Back   RA LÀ VẬY ^_^ KNOW HOW! > Kỹ năng hàng ngày mang lại lợi ích gì? > Kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng suy nghĩ tích cực, kỹ năng trình bày, kỹ năng...

8 câu hỏi trước khi quyết định chuyển nghề

Kỹ năng mềm


 
 
Ðiều Chỉnh Kiếm Trong Bài Xếp Bài
Prev Previous Post   Next Post Next
Old 12-09-2009, 07:43 AM   #1
binhminhxanhgl
Member
 
binhminhxanhgl's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 16
Default 8 câu hỏi trước khi quyết định chuyển nghề

Việc thay đổi nghề nghiệp có thể sẽ là một hướng đi mới mang lại nhiều lợi ích cho bạn, nhưng chắc chắn đó là một việc không dễ dàng, nhất là lần đầu tiên thực hiện. Liệu bạn đã sẵn sàng cho việc thay đổi này? Hãy trả lời 8 câu hỏi sau đây:

Bạn đã lập sẵn một kế hoạch chưa?
Cho đến nay, sai lầm phổ biến nhất của các ứng viên mắc phải khi chuyển nghề là không hoạch định trước. Chuyển nghề không đơn giản như bạn nghĩ! Để mọi việc diễn ra suôn sẻ, bạn cần có một kế hoạch chi tiết và khoa học ngay từ đầu, từ việc nghiên cứu về ngành nghề bạn muốn chuyển, đến các bước tiến hành, nguồn tài chính cần thiết, kế hoạch dự phòng v.v...

Bạn chuyển nghề vì ghét công việc hiện tại?
Nhiều người muốn chuyển nghề vì cảm thấy căm ghét công việc hiện tại. Hãy cẩn thận! Đừng nhầm lẫn giữa việc ghét công việc hiện tại với ghét nghề của bạn. Bạn có thể chỉ có vấn đề với công ty hiện tại, hoặc là bạn chỉ chán tạm thời thôi. Chỉ khi nào bạn suy nghĩ thấu đáo và cảm thấy mình thật sự cần phải chuyển nghề thì mới hãy bắt tay vào hành động.

Bạn chuyển nghề để kiếm nhiều tiền hơn?
Kiếm nhiều tiền hơn thường không phải là một lý do hợp lý để chuyển nghề. Nhiều nghề nghiệp thật sự có mức lương và phúc lợi rất hấp dẫn nên thu hút được một nguồn nhân lực lớn. Tuy nhiên, bạn đừng quên “Tiền bạc không mua được hạnh phúc”. Đa số những người chuyển nghề chỉ để kiếm được nhiều tiền cuối cùng nhận ra rằng họ không hạnh phúc với nghề mới so với nghề cũ.

Bạn chuyển nghề do tác động của người khác?
Chuyển nghề do sức ép của chồng (vợ) hay ba mẹ là một việc rất tai hại. Làm sao bạn có thể cảm thấy hạnh phúc khi hàng ngày phải làm một công việc bạn không thích và chọn nó chỉ vì người khác ép bạn phải làm? Chắc chắn bạn sẽ không trụ được lâu với nghề. Thậm chí, bạn có thể sẽ cảm thấy căm ghét người đã ép bạn phải chuyển nghề.

Bạn đang “đơn thương độc mã”?
Một khi đã quyết định chuyển nghề, bạn không nên tự làm mọi việc mà hãy tiến hành nó thông qua mối quan hệ với các chuyên gia trong ngành nghề mới của bạn. Bạn cũng có thể cân nhắc việc tìm một cố vấn nghề nghiệp – người có thể định hướng và giới thiệu bạn với nhiều chuyên gia khác. Nếu thiết lập quan hệ xã hội là một kỹ năng thiết yếu với mọi ứng viên thì đối với người muốn chuyển nghề. nó lại càng quan trọng hơn nữa. Một trong những cách hay nhất để tìm một cố vấn nghề nghiệp hoặc thiết lập quan hệ xã hội là gia nhập các hiệp hội ngành nghề.

Bạn chuyển nghề vì không biết cơ hội nghề nghiệp nào khác trong cùng ngành?
Bạn đừng bao giờ bắt tay vào làm một nghề mới khi chưa suy xét tất cả cơ hội nghề nghiệp hiện có trong ngành hiện tại của bạn. Có thể bạn nghĩ rằng bạn biết rõ mình muốn làm nghề gì, nhưng nếu không nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả nghề nghiệp, bạn vẫn có thể mắc sai lầm. Hãy nói chuyện với những người làm những nghề khác nhau, nghiên cứu thông tin về các ngành nghề trong xã hội và có thể gặp một cố vấn nghề nghiệp trước khi bạn ra quyết định chuyển nghề. Bạn càng hiểu biết nhiều về các ngành nghề thì xác suất bạn cảm thấy hài lòng với nghề mới sẽ càng cao hơn.

Bạn đã tự lượng đúng sức mình chưa?
Một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của việc chuyển nghề là đánh giá đúng sở thích, kỹ năng, giá trị và mối quan tâm của bạn. Chuyển nghề mà không tự lượng đúng sức mình có thể khiến bạn chọn phải một nghề mà thật ra cũng không khá hơn so với nghề cũ. Hiểu mình là ai và mình thật sự thích làm việc gì sẽ giúp bạn có một quyết định chuyển nghề hợp lý, làm bạn thỏa mãn.

Bạn đã chuẩn bị các kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết chưa?
Chuyển sang một nghề mới mà thiếu những kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến nghề đó có thể là một sai lầm lớn. Để chuyển nghề thành công, bạn phải tìm cách chuyển những kỹ năng bạn đã rèn luyện trong nghề hiện tại sang nghề mới (thường là những kỹ năng như lãnh đạo, truyền thông). Nếu kỹ năng hiện tại của bạn không chuyển được thì bạn cần phải tự tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với nghề mới. Để làm việc này, trước khi bạn rời bỏ nghề hiện tại và sau khi đã chọn đựơc nghề mới, bạn hãy tìm hiểu bạn cần những kỹ năng nào để thành công. Sau đó, bạn hãy tìm kiếm những khóa học hay bằng cấp nào có thể gia tăng năng lực của bạn. Nếu có cơ hội, bạn nên thực tập trong nghề mới trước khi rời bỏ nghề cũ.

(Theo careeroverview.com)


Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
binhminhxanhgl is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
 

Bookmarks


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 
Ðiều Chỉnh Kiếm Trong Bài
Kiếm Trong Bài:

Kiếm Chi Tiết
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt


Similar Threads
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gửi
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ngày càng thịnh vượng! thang Chuyện kinh bang tế thế 1 03-19-2014 09:37 AM
Quảng xương hướng ra biển làm giàu thang Du lịch - Ẩm thực 0 03-03-2013 11:02 PM
Nghề dệt chiếu cói Quảng văn - Truyền thống và Công nghiệp thang Du lịch - Ẩm thực 0 03-03-2013 10:58 PM
Hội Thảo Bất Động Sản: 'Bí quyết chốt sale theo phong cách Mỹ' soiconhuli Mời chào Mua bán 0 06-06-2011 03:12 PM
bí quyết nâng bản lĩnh nghề nghiệp nam_hd55 Kỹ năng mềm 2 10-01-2010 09:03 AM

Powered by:MTG

E-mail: admin@muathoigian.vn



ChipLove's Family