|
|
|
Kiến thức chuyên ngành Hành trang đầu tiên cho sự thành công. |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
07-20-2010, 02:34 PM | #1 |
Tham gia: May 2010
Đến từ: HN
Bài gửi: 597
|
Hán tự - Chiết tự - Kanji - Ý nghĩa tượng hình của chữ Hán
Ai thích chữ tượng hình thì nhào vô nhé:
Truyền thuyết cho rằng Hoàng Đế là người sáng tạo ra văn tự Trung Hoa từ 4-5 ngàn năm trước nhưng ngày nay không còn ai tin rằng Hoàng Đế là nhân vật có thực nữa. Cả thuyết Thương Hiệt cho chữ mà các học giả thời Chiến Quốc đưa ra cũng không thuyết phục vì không ai biết Thương Hiệt ở đời nào. Gần đây người ta đào được ở An Dương (Hà Nam) nhiều mu rùa, xương loài vật, và đồ đồng trên đó có khắc chữ, và các nhà khảo cổ phỏng đoán rằng chữ viết ở Trung Hoa ra đời muộn nhất là vào thời kỳ nhà Thương, khoảng 1800 năm trước Công nguyên. Cũng như Ai Cập và nhiều dân tộc văn minh thời thượng cổ, chữ viết Trung Hoa thời đó là những hình biểu ý, nghĩa là vẽ phác vật mình muốn chỉ. Chẳng hạn như: Muốn chỉ Mặt Trời, Trung Hoa vẽ hình tròn và dấu chấm ở giữa ⊙ (Ai Cập cũng tương tự), sau thành chữ 日; Muốn chỉ Mặt Trăng, Trung Hoa vẽ ☽ (Ai Cập vẽ hình móc đơn ) với 1 dấu tròn ở giữa), sau thành chữ 月; Muốn chỉ dòng nước, Trung Hoa vẽ 3 nét song song , Xuyên/ Sông 川; Muốn chỉ khu ruộng, Trung Hoa vẽ 1 thửa đất hình vuông và 4 thửa ruộng nằm ở 4 góc, sau thành chữ điền 田; Muốn chỉ cây cối, Trung Hoa vẽ thành chữ 木; Muốn chỉ cái miệng, Trung Hoa vẽ hình thang ngược (Ai Cập cũng vẽ ᄋ), sau thành chữ 口. Đó là vào thời kỳ đầu, đến giai đoạn tiếp theo thì chữ cũng tượng hình mà thêm tính cách biểu ý như - ⊙ nhật: cả tiếng Trung Hoa lẫn tiếng cổ Ai Cập đều có nghĩa là ngày; -☽nguyệt: tiếng Trung Hoa thêm nghĩa chỉ tháng; tiếng Ai Cập cũng dùng cách này để chỉ tháng: vẽ một mặt trăng, nhưng thêm một ngôi sao:☪ Qua giai đoạn sau, mỗi hình ở Ai Cập chỉ một vần, như chỉ cái miệng ᄋ), nhưng miệng người Ai Cập thời xưa đọc là (ra hay re), cho nên vần đó chỉ thêm vần ra (hay re). Giai đoạn cuối, mỗi hình (gọi là dấu cũng được) chỉ một âm như hình không chỉ vần ra (hay re) nữa mà chỉ phụ âm r. Từ đó, chữ viết cổ Ai Cập không còn là chữ tượng hình mà hình thành chữ tượng thanh - cũng gọi là ký âm - như các chữ của phương Tây: Hy Lạp, La Mã,... Chữ Trung Hoa, trái lại, ngừng ở giai đoạn hai, không dùng hình để chỉ vần, ghi âm, mà dùng thêm nhiều cách khác để tạo chữ mới như hội ý, giả tá, chuyển chú... Tóm lại, chữ viết vẫn giữ tính chất tượng hình mà không thành tượng thanh, mặc dầu có sử dụng phép hài thanh: dùng thanh âm của một chữ để ghi thanh âm của một chữ khác. Ví dụ dùng chữ thành (成), là nên, để ghi âm chữ thành (城) là thành lũy và chữ thành (誠) là thành thực; như vậy hai chữ thành 城 và 誠, mỗi chữ gồm hai phần - một phần ghi âm (thành 成), một phần ghi ý. Như chữ thành (城) bao gồm thổ (土) là đất (vì thành làm bằng đất) và ngôn (言) là lời (lời nói thành thật). Nguồn: wikipedia, có chỉnh sửa chút ít. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF_H%C3%A1n Font (để đọc được những ký tự Hán trong bài): http://www.mediafire.com/?mj89gw7b6jinn26 Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
thay đổi nội dung bởi: thang, 06-21-2013 lúc 08:29 AM |
Bookmarks |
Tags |
ý nghĩa tượng hình của chữ hán , chiết tự , han tu , hán tự , kanji , y nghia cua chu nom |
Ðang đọc: 3 (0 thành viên và 3 khách) | |
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài |
Xếp Bài | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
bộ chia truyền hình cáp loại nào tốt? | nam_hd55 | Điện tử - Kỹ thuật số | 2 | 05-13-2013 04:22 PM |
Truyền hình số - Cuộc cách mạng công nghệ đã bắt đầu! | thang | Kiến thức chuyên ngành | 0 | 03-26-2013 03:54 PM |
Nghệ thuật trút bỏ căng thẳng | duyniceboy | Sức khoẻ và thành công | 0 | 11-29-2010 12:42 PM |
Học ngoại ngữ bằng ...thơ | friend_star | Gallery | 5 | 09-15-2010 01:02 AM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn