|
|
|
11-18-2010, 09:00 PM | #1 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
Câu chuyện khởi nghiệp
Lọat bài này mình đọc trong mục phóng sự_ký sự Tôi lập nghiệp được đăng trên báo tuổitrẻ cách đây 2 năm.thấy rất bổ ích
Nguyễn Đức Tài_thegioididong TT - Tốt nghiệp đại học kinh tế, có bằng thạc sĩ ngành tài chính ở Pháp, tám năm làm cho một tập đoàn Thụy Sĩ. Trải qua mọi vị trí từ ngày đầu tiên tập đoàn này vào VN cho đến khi kết thúc ở cương vị giám đốc tài chính - hậu cần. Hai lần khởi nghiệp và thất bại... Nguyễn Đức Tài (bìa phải), tổng giám đốc Công ty cổ phần Thế giới di động, trao đổi công việc với nhân viên - Ảnh: Minh Đức Đó là con đường lập nghiệp của Nguyễn Đức Tài, ông chủ của Thế giới di động - một trong những mô hình bán lẻ điện thoại di động hàng đầu ở VN. Học Thật ra ý tưởng kinh doanh đầu tiên của Tài không phải là điện thoại di động mà là dự án một hệ thống chuyển nhượng quyền bất động sản. Lúc khởi nghiệp, Tài tự tin tuyên bố: "Một mình cũng làm được, không cần phải "share" (chia sẻ) với ai!". Kết quả: sau một năm, dự án thất bại. Ngoài nguyên nhân thị trường địa ốc bất ngờ "đóng băng", thì còn hàng loạt bài học khác của thời khởi nghiệp non dại. Phải "học nghề" thêm. Tài tìm đến một hãng điện thoại xin việc. Người ta phỏng vấn anh: Tại sao đang làm ở tập đoàn nước ngoài lương cao lại chấp nhận công việc mới với lương 1.000 USD? Tài đáp: "Tôi đang tìm cơ hội phát triển, mức lương là chuyện nhỏ. Một khi tôi làm được, các anh sẽ thay đổi mức lương!". Nhưng nơi này hệ thống đã sẵn sàng hết rồi, anh thích vị trí nào? "Hãy cho tôi về một bộ phận mới nhất, làm lại từ đầu!". Vậy là về phòng chiến lược, nơi anh có thể tiếp cận và làm chủ mọi thông tin về thị trường điện thoại di động, gặp gỡ đối tác trong và ngoài nước. Đó là thời gian tích lũy tối đa mọi kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp. Tài làm một con tính: chỉ cần có 30 triệu người Việt xài di động và chỉ cần hai năm rưỡi người ta thay máy một lần thì mỗi năm đã có 10 triệu chiếc máy được bán ra. Một con số khổng lồ sẽ đến trong vài năm nữa! Hai năm, "học" đã đủ, Tài xin nghỉ việc. Năm 2003-2004, thị trường di động "nóng" dần lên, báo hiệu một sự "bùng nổ" trong xã hội về số lượng người xài đi động. Vậy là lại bắt đầu. Khởi sự Ngồi trong căn phòng của giám đốc điều hành Thế giới di động tại tòa nhà E-town 2, Nguyễn Đức Tài nhớ về căn phòng 2,5x2,5m thuê trên đường Nguyễn Gia Thiều (Q.3) cách nay năm năm. Hàng chục con người giam mình trong không gian nóng, chật, làm việc gần 200% công suất. Ăn ở, sinh hoạt trong phòng. Giải trí bằng... những ước mơ tương lai. Ấy là lúc họ bắt tay vào một dự án "vĩ đại": kết hợp mô hình một trang web trực tuyến và một hệ thống cửa hàng bán lẻ điện thoại đi động lớn nhất từ trước tới nay. Miệt mài sáu tháng, giai đoạn "khổ hạnh" kết thúc. Mô hình "thế giới di động" ra đời với website: www.thegioididong.com và ba cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trải trên ba trục đường Cách Mạng Tháng Tám, Lê Lai và Hoàng Văn Thụ theo nguyên tắc: từ bất cứ nơi nào, đi xe máy 15 phút cũng sẽ đến được Thế giới di động. Hồi hộp chờ thành quả. Lượng người truy cập website tăng vùn vụt. Người đến xem cửa hàng cũng "vùn vụt" nhưng đến rồi đi, không mua! Sau ba tháng trì níu, sạch túi, thất bại! Tài và nhóm bạn sững người không hiểu sao. Hỏi đi hỏi lại anh biết người ta đến vì một trang web "hoành tráng" nhưng cái mà họ thấy lại là một cửa hàng quá nhỏ. Con số 200 triệu đồng thời điểm 2003 cũng đủ để "lên ruột" vì đau! Tất cả điếng người ngồi lại, bàn mãi rồi "đường hầm thất bại" cũng lóe lên một ánh sáng: một khi có trang web làm tốt thông tin thì dù cửa hàng ở trong hẻm, người ta cũng tự động tìm đến. Làm lại được! Lần này, một địa điểm khác: một cửa hàng duy nhất, rộng gần 200m2 ở đường Nguyễn Đình Chiểu. Những người quen phân tích: đường một chiều, lại nằm phía phần đường xe tải chạy, ai ghé? Một nhà phân phối cảnh báo: "Coi chừng tiêu nghen!". Điều may mắn nhất của nhóm là họ vừa tốn học phí tới 200 triệu đồng "xương máu". Sau hai năm thêm cửa hàng thứ hai và sau ba năm họ có một hệ thống bán lẻ với gần 20 cửa hàng trải từ TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Buôn Ma Thuột, Đà Nẵng và miền Tây Nam bộ. Một hệ thống với những triết lý kinh doanh hiện đại, đội ngũ trẻ, năng động (giám đốc kinh doanh dưới tuổi 30). Ông chủ của Thế giới di động tuyên bố rằng mình đang tìm cách thay đổi cách thức tiếp cận và phục vụ khách hàng. Ở đó, khách mua cái điện thoại vài trăm ngàn đồng cũng được phục vụ trân trọng như khách mua hàng vài chục triệu đồng. Anh còn có tham vọng là bất cứ khi nào trong đầu người ta hiện lên nhu cầu về cái di động thì họ dịch chuyển ý nghĩ về bốn chữ "thế giới đi động" của mình. Về ý tưởng kinh doanh, ngày nay người ta có hai hướng. Một là sáng lập những ý tưởng hoàn toàn mới (cái này thì hiếm). Cách thứ hai: dùng những ý tưởng của mình để "sửa lỗi" một mô hình nào đó có sẵn, nếu sửa được căn bệnh mang tính "bệnh hệ thống", bạn sẽ về tới đích. Nếu đi ngoài đường, xài một dịch vụ mà bạn còn thấy tức tối, thốt lên: "Làm ăn gì kỳ cục" thì bạn hoàn toàn có cơ hội để "sửa lỗi" những cái mà người ta đang làm. Thật ra ý tưởng tôi làm từ năm 1993-1994 người ta đã làm, tôi đã khởi nghiệp sau họ 10 năm, tôi không phải là người bắt đầu cuộc chơi nhưng tôi biết cộng thêm các giá trị riêng của mình cho cuộc chơi đó. Nếu phải bắt đầu, bạn hãy tìm thêm một nhóm bạn để có một "work team". Giờ đây, cuộc chơi là của tập thể, sự cộng hưởng trí tuệ sẽ mang lại thành công nhiều hơn. Cảnh cầm cờ chạy một mình đã qua rồi. Tuy nhiên, tập thể là để làm việc và thành công chứ không phải "gom bi" đi nhậu! Hãy chuẩn bị để đón nhận khó khăn và cả một phương án thất bại. Kinh doanh không được quá lạc quan, nhưng nếu ai là người bi quan thì lời khuyên của tôi là đừng kinh doanh bởi nó căng thẳng lắm. Và điều cuối, bạn cũng đừng mê tiền nhỏ mà lạc lối giữa chừng. Thế giới di động sẽ "chết" từ lâu nếu tôi mê tiền lẻ mà đưa một thứ gì đó vào thay thế uy tín của mình. Nguyễn Đức Tài tuoitre Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
thay đổi nội dung bởi: duyniceboy, 11-18-2010 lúc 09:17 PM |
11-18-2010, 09:09 PM | #2 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
David Thái_Highlands Coffee
TT - David Thái sinh năm 1972, cùng với gia đình ra nước ngoài năm 1972, đã từng học quản trị kinh doanh và triết học. Năm 1995, từ Mỹ, giành được học bổng 15.000 USD, lần đầu tiên Thái có một cơ hội để về VN. Anh có hai lựa chọn: hoặc về Sài Gòn hoặc ra Hà Nội. Về Sài Gòn, anh có người thân; còn ở Hà Nội, anh chỉ có một mình. Nhưng cuối cùng, Thái chọn Đại học Bách khoa Hà Nội vì muốn trở về tìm hiểu cội nguồn trong cuộc đời của người Việt, của quê hương. Bài học vỡ lòng Ấy là khi bạn bè của Thái ở Mỹ đã công thành danh toại rất nhiều, còn Thái loay hoay giữa Hà Nội, ôm giấc mơ về làm việc tại VN mà chưa biết mọi thứ sẽ ra sao. Chàng Việt kiều 24 tuổi mỗi ngày tiêu xài 50.000 đồng, bạn bè mời đi ăn không dám đi. Vợ chồng có hai chiếc Bonus, mỗi lần muốn ra đường phải nghiêng xe lắc mấy cái xem còn xăng hay không. Từ Mỹ về với học bổng một năm tại Đại học Bách khoa Hà Nội, rồi làm tình nguyện viên hỗ trợ các tổng giám đốc (CEO) của tạp chí Time trong chương trình "Time News Tour" năm 1995. Năm đó, Time đưa 100 CEO đến Hà Nội để họ có thể viết về VN sau thời gian thăm thú và cảm nhận mọi góc cạnh của nền kinh tế Việt. Time cần người hỗ trợ các CEO, mức lương 6 USD/ngày. Vậy là Thái đi phục vụ các CEO, anh phục vụ từ cái quạt máy đến cái vali, vài tài liệu nghiên cứu về một địa danh, một vấn đề… Rồi sự nhanh nhạy của anh làm nhiều CEO để ý, họ gợi ý một công việc kinh doanh ở VN. "Sinh viên triết thường ngồi cà phê và đàm luận", ý tưởng đầu tiên cho quán cà phê A. là vậy. Quán do một công ty ở Hà Nội đứng tên. Thái có sáu tháng để làm nảy nở số tiền từ 700 USD thành 30.000 USD. Một ngày, một nhân viên rửa ly trong quán gọi Thái ra báo nhỏ: "Họ sắp hất anh, coi chừng nhé!". Lần đầu tiên trong đời, Thái biết thêm một từ mới: "hất"! Đúng vài ngày sau đó, một người trong công ty mời Thái vào văn phòng nói gọn: "Bọn anh sẽ lấy lại A., từ bây giờ em chỉ làm tư vấn thôi nhé!". Đó là cuối năm 1997, Thái bị "hất" khỏi quán cà phê A. nổi tiếng ở bờ hồ. Im lặng và rút lui. 1.500 giấc mơ Rồi Thái gặp một luật sư, luật sư bảo luật mới cho phép Việt kiều kinh doanh tại VN, nhưng thủ tục xin phép ngày đó còn rất lòng vòng. Thái quyết định cho lần khởi nghiệp thứ hai: làm đại diện cho các công ty nước ngoài. Một ngày, Thái mệt mỏi về nói với vợ: "Người nước ngoài chưa hiểu VN lắm!". Vợ nói: "Tại sao mình không tự làm?". "Làm gì bây giờ?". "Thì làm… cà phê!". Đầu năm 2000, trong khi mọi người lo chuẩn bị tết nhất, Thái ngồi lì ra viết một kế hoạch kinh doanh cà phê. Nó không phải là thứ cà phê hiện có, mà là một "thương hiệu mang tính toàn cầu" của cà phê VN trong 20-30 năm nữa. Nhiều bạn bè cười ồ khi nghe Thái bàn đến một "thương hiệu" của cà phê. Thời ấy, đã có những thương hiệu cà phê trên thị trường làm chuyện nhượng quyền, nhưng Thái nhận ra họ chỉ mới bán bảng hiệu và cà phê mà chưa bán được một giá trị của mô hình. Tháng 10-2002, sau sáu tháng chắt lọc ý tưởng, quán cà phê Highlands đầu tiên khai trương tại tòa nhà Metropolitan (TP.HCM). Với Thái, đó là bước khởi đầu để anh có thể nói với bạn bè mình rằng: sẽ có một thương hiệu cà phê mang giá trị Việt, tâm hồn Việt gia nhập với cà phê trong khu vực. Rằng Highlands được sinh ra ở VN nhưng phải được "dán nhãn" quốc tế hóa, phải là "công dân toàn cầu", từ phong cách phục vụ đến hương vị và cách thức pha chế. Thái đi tuyển từng nhân viên, cẩn trọng và tỉ mỉ, bởi anh đang muốn mình xây dựng một giá trị chứ không phải một công việc để chỉ kiếm lợi nhuận thông thường. Nhiều nhân viên hỏi ngược Thái: "Sao không làm giống cà phê T, A, nào đó?". "Tôi nói với họ rằng: giấc mơ của mình là giấc mơ đứng cùng cộng đồng thế giới. Bây giờ mình tuyển người Việt nhưng sau này mình sẽ lấy thêm người từ các công ty toàn cầu về làm cho mình!". Còn bây giờ, sau sáu năm, giấc mơ ấy còn không? Thái (bây giờ là chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Việt Thái quốc tế) nói rằng cách nay sáu năm, anh chỉ có một mình với một mơ ước, bây giờ anh đã có thể cộng thêm vào hơn 1.500 giấc mơ của ngần ấy con người cùng với thương hiệu Highlands. Công ty Việt Thái của anh hiện có 1.557 nhân viên, trong đó có 18 người nước ngoài, quán xuyến hệ thống nhiều điểm cà phê Highlands ở nhiều thành phố. Thái bày tỏ: "Tôi muốn khi Highlands phát triển, từ người vun luống cà phê, người tách lựa từng hạt cà phê cho đến người bưng ly cà phê phục vụ..., vì thương hiệu này đều được hưởng những đồng tiền chính đáng của sự phát triển". Với một Việt kiều quyết định lập nghiệp tại VN từ năm 1995 như Thái, mọi việc phải làm lại từ đầu, phải mở lòng và nhất là phải yêu mảnh đất này. Trong gia đình của Thái bây giờ, những đứa con anh nói tiếng Việt còn giỏi hơn anh. "Đó là lời nhắc nhở dành cho tôi" - Thái nói. Anh tâm sự: "Triết lý của tôi: hãy mở cửa tâm hồn, đừng vì tiền, hãy vì những điều lớn hơn để VN bắt kịp thế giới… Đâu còn có gì ngăn cản được chúng tôi biến giấc mơ thành hiện thực". Xây dựng một công ty và một thương hiệu là công việc cực kỳ khó khăn, phải đam mê đến tận cùng. Tôi mất 13 năm để làm việc đó, giờ ngoảnh lại thấy mình gần như không có "tuổi thanh niên" theo nghĩa rong chơi một chút. Thành lập một công ty tức là thành lập một tập thể, để mời gọi hơn 1.500 người đi theo cùng một hướng, đó là thách thức lớn, phải có một tầm nhìn và một mục đích rõ ràng. Lý do mà Highlands chọn toàn những vị trí tại các cao ốc sang trọng nhất VN để "bày hàng", bởi tôi muốn biểu tượng Highlands phải song hành cùng những bước phát triển mới nhất của đất nước. Tôi muốn đóng góp vào "di sản cà phê” của VN. Một mai, Highlands có thể đi ra thế giới nhưng đồng thời cũng phải vào chợ Bến Thành, Chợ Lớn… cho người bình dân hưởng thụ - nghĩa là những giá trị thế giới phải đến được với mọi người Việt. David Thái tuoitre |
11-18-2010, 09:20 PM | #3 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
Tiêu Yến Trinh_TalentNet
TT - Tháng 11-2007, Tiêu Yến Trinh - chuyên viên tư vấn nhân sự hàng đầu của PricewaterhouseCoopers (PwC) - quyết định "ra riêng" cho một sự nghiệp mới: trở thành tổng giám đốc của công ty "săn đầu người" TalentNet. Lúc đó, Trinh tuyên bố cần sáu tháng để xây dựng hoàn chỉnh guồng máy công ty. Khởi động "Đó là khoảng thời gian gần như vắt kiệt sức của tôi và đồng sự. Làm mọi thứ, từ cái tên công ty, thiết kế logo, tờ bướm..., những chi tiết mà chưa bao giờ chúng tôi phải làm khi còn ở PwC. Chỉ thở phào khi sang Singapore, tôi đưa danh thiếp và tờ bướm, mọi người ngạc nhiên hỏi ai làm, tôi bảo: Người Việt thôi. Và tự hào!" - Trinh kể. Câu chuyện bắt đầu bằng sự hào hứng và dần quay về chiều sâu nhiều hơn: "Đối diện với mình là một công ty, một đội ngũ gồm những thành viên và cả gia đình họ. Trước, mình nhận lương và không bao giờ có cảm giác mạo hiểm, bây giờ phải lo lương để trả, phải lo xây dựng guồng máy để chạy. Trước, mình khuyên người ta rất nhiều về giải pháp nhân sự, giờ phải làm nhân sự cho chính công ty mình". Đó là hình ảnh Trinh trên một "đường băng" mới của cuộc đời. Điều quan trọng mà Trinh phải làm trong mấy tháng vừa rồi là "sửa mình" và đội ngũ: "Nhân viên sà vào trình bày cái này, đưa ý định kia, mình phải đẩy ra bảo hãy tự quyết đi!". Đây là lần đầu tiên cô có cơ hội áp dụng những điều mình từng khuyên rất nhiều vị tổng giám đốc cứ "mó” tay cả vào việc tuyển một công nhân. "Sáu tháng cho guồng máy chạy nhưng phải mất ít nhất một năm để thiết lập văn hóa doanh nghiệp" - đi một đoạn rồi, Trinh hoạch định tiếp vậy. Cô có trong tay một đội ngũ người cũ, người mới hội tụ. Đồng sự cũ thì quen lề lối làm việc ở PwC, còn người mới vào thì bỡ ngỡ, cả hai phải chấp nhận một môi trường khác: một công ty "săn đầu người" của VN có tiêu chuẩn quốc tế. 12 năm làm công việc nhân sự, tôi có vài điều muốn chia sẻ cùng bạn trẻ: - Hãy định hướng, kế hoạch kinh doanh của bạn. Hãy đừng đặt mục tiêu quá tham vọng và vĩ đại kiểu như "hàng đầu châu Á". Vừa phải để bạn còn tự tin mà làm và nhớ rằng mục tiêu, chiến lược... có thể thay đổi khi bạn đã mạnh lên. Chỉ cần xác định rõ ràng đường đi và chú ý xây dựng nguồn nhân lực, có nhiều ngành chỉ cần bí quyết công nghệ là làm được nhưng để đi đường xa, nhân lực vẫn là quyết định. - Hãy xác định tư tưởng khi bạn làm chủ, không có nghĩa là bạn luôn tìm mọi cách để làm điều tốt nhất cho mình. Hãy đặt mục tiêu của công ty lên hàng đầu và làm mọi điều tốt nhất cho công ty. Hãy lắng nghe, trao đổi về mục tiêu chung. Vận hành công ty theo cấu trúc rõ ràng, bài bản, tất cả hệ thống cùng chạy vì một mục đích. Mọi người sẽ đi cùng bạn! - Tôi nghĩ nhiều về cái tâm và đặt nó vào vị trí quan trọng nhất. Đối với nhân viên, nên đưa ra định hướng để họ phát triển lâu bền, đối với khách hàng, hãy "tặng thêm" cho họ một điều gì đó, như là giải pháp, là lời khuyên đúng... Hãy dành cho họ một cơ hội để có lợi ích sau khi đã làm việc với mình. Và trong hành xử, cách "bước qua người khác để đi lên" không hề nằm trong "sách" của tôi! Tiêu Yến Trinh Trinh bộc bạch: "Nhân viên hỏi tôi có ham tiền không. Tôi nói tiền không phải là số một, nếu để lấy 10.000 USD mà người ta nói công ty mình chỉ cung cấp nhân sự với chất lượng thấp thì không nhắm tới, thà có doanh số 6.000 USD nhưng để người ta xác tín dịch vụ cao cấp, đó mới là vấn đề!". Mọi thứ nói dễ nhưng không thể làm khẩu hiệu dán lên tường. Một nguyên tắc mà họ đeo đuổi là win-win: chia sẻ thắng lợi cho bản thân, công ty và gia đình của mỗi thành viên - cũng phải có thời gian để chứng minh sự hiện hữu. "Hơi có máu dân tộc một tí” Trinh nhớ năm năm trước, lúc mới được đề bạt làm phó phòng ở PwC, có người rủ ra mở công ty nhưng cô đang bị chi phối bởi kế hoạch riêng: sinh con. Suốt thời gian sau đó, có nhiều cơ hội hơn từ các công ty, tập đoàn nước ngoài..., tất cả không làm chi phối cô. Cho đến đầu năm 2007, sếp kêu vào nói chuyện: PwC buộc lòng phải sắp xếp lại các bộ phận tuyển dụng hoặc bán nó đi do các công ty kiểm toán không làm công việc tuyển dụng nhân sự. Sau tết năm ngoái, Trinh quyết định nhận trách nhiệm lập Công ty TalentNet: "Mọi thứ trước giờ mình vẫn làm, tại sao không mơ ước đến một thương hiệu tư vấn và tuyển dụng nhân sự cấp cao của VN để sánh với công ty nước ngoài? Tại sao người Việt không ngồi lại và làm cái mà mình giỏi? Tôi hơi có máu dân tộc một tí, thấy nhiều người mở miệng ra thì hay ngưỡng mộ các công ty nước ngoài, trong nghề với nhau biết rằng mọi thứ rất bình thường và ta làm cũng được. Quan trọng nhất là ngoài câu chuyện kinh doanh còn là trách nhiệm xã hội nữa". Trách nhiệm xã hội mà cô nói đó là những thứ đang diễn ra hằng ngày: sinh viên ra trường 1.000, nhu cầu doanh nghiệp cần tới 1.200 người, nhưng người thật sự đáp ứng được họ chỉ là 200. Tại sao không làm cho số đó tăng lên 800 người? Tình hình nhân sự trong một số doanh nghiệp căng thẳng: nhìn bề ngoài thì cao to, tham vọng thì bằng núi, kinh doanh có vẻ "dữ dội" nhưng nguồn lực thì đi tò tò phía sau. Câu hỏi hay nghe báo chí và doanh nghiệp lập lại: mất người phải làm sao? Chứ ít có ai trở về giải pháp nền tảng: phải làm sao đừng mất người! Nhiều doanh nghiệp VN hiện đã bắt đầu giật mình về chuyện nhân sự nhưng có hai dạng: một, giật mình thật và quyết tâm thay đổi từ trên xuống; hai, giật mình giả: muốn nhưng sợ thay đổi ảnh hưởng quan hệ, người thân và những bất cập trong hệ thống công ty mang tính gia đình... Hay chuyện thường thấy ở rất nhiều doanh nghiệp là chia sẻ thông tin bên ngoài rất tốt, người ngoài ai cũng biết, chỉ có nhân viên trong công ty là không biết gì cả... Liệt kê hàng loạt vấn đề, Trinh trầm ngâm: "Tất cả những vấn đề đó người Việt phải tự mình giải quyết. Tôi chỉ là người may mắn tiếp cận công việc này trong 12 năm qua và có cảm giác đến lúc mình phải chạy rồi. Tại sao? Bởi chỉ 5-10 năm nữa, yêu cầu về nhân lực là sống còn với sự phát triển. Không chuẩn bị sẽ không kịp trở tay. Sau này, người ta sẽ không phải bận tâm rằng nhân lực chảy từ công ty nước ngoài về VN hay ngược lại, bởi như Singapore, khi nền kinh tế phát triển, toàn bộ các công ty và tập đoàn lớn đều là của người Singapore hết. Vấn đề làm sao có người giỏi, chuyên nghiệp, có năng lực và kỹ năng mang đẳng cấp quốc tế chạy trong guồng máy VN". Với Trinh, chạy trên "đường băng" mới không có cách nào hơn là phải chạy nhanh mới kịp. 12 năm làm công việc nhân sự, tôi có vài điều muốn chia sẻ cùng bạn trẻ: - Hãy định hướng, kế hoạch kinh doanh của bạn. Hãy đừng đặt mục tiêu quá tham vọng và vĩ đại kiểu như "hàng đầu châu Á". Vừa phải để bạn còn tự tin mà làm và nhớ rằng mục tiêu, chiến lược... có thể thay đổi khi bạn đã mạnh lên. Chỉ cần xác định rõ ràng đường đi và chú ý xây dựng nguồn nhân lực, có nhiều ngành chỉ cần bí quyết công nghệ là làm được nhưng để đi đường xa, nhân lực vẫn là quyết định. - Hãy xác định tư tưởng khi bạn làm chủ, không có nghĩa là bạn luôn tìm mọi cách để làm điều tốt nhất cho mình. Hãy đặt mục tiêu của công ty lên hàng đầu và làm mọi điều tốt nhất cho công ty. Hãy lắng nghe, trao đổi về mục tiêu chung. Vận hành công ty theo cấu trúc rõ ràng, bài bản, tất cả hệ thống cùng chạy vì một mục đích. Mọi người sẽ đi cùng bạn! - Tôi nghĩ nhiều về cái tâm và đặt nó vào vị trí quan trọng nhất. Đối với nhân viên, nên đưa ra định hướng để họ phát triển lâu bền, đối với khách hàng, hãy "tặng thêm" cho họ một điều gì đó, như là giải pháp, là lời khuyên đúng... Hãy dành cho họ một cơ hội để có lợi ích sau khi đã làm việc với mình. Và trong hành xử, cách "bước qua người khác để đi lên" không hề nằm trong "sách" của tôi! Tiêu Yến Trinh tuoitre |
11-28-2010, 12:30 PM | #4 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
Cao Tiến Vị - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn
TT - Cao Tiến Vị - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn - sinh năm 1965. Tốt nghiệp lớp 12, đậu Trường cao đẳng Sư phạm TP.HCM nhưng không theo học và trở thành tài xế lái xe lam trên tuyến đường Bảy Hiền - Chợ Lớn. Tranh thủ vừa chạy xe vừa học thêm ngành kế toán rồi xin vào làm ở Công ty Chất đốt thành phố. Lúc đầu làm tài xế, sau đó chuyển sang áp tải, rồi làm kho, thu mua... Năm 1992, Vị lấy được văn bằng cử nhân kinh tế ĐH Mở - bán công TP.HCM. "Cuộc đời tôi có ba lần lập nghiệp. Hai lần đầu việc khởi sự là bình thường. Khi doanh nghiệp lớn rồi phải lập nghiệp thêm lần thứ ba và đó mới là lần "máu lửa" nhất, đau lòng nhất: phải đập bỏ những gì thân yêu nhất của mình để chọn con đường đi xa hơn", Cao Tiến Vị nói về những lần lập nghiệp trong đời mình. "Phút 89" Kết thúc 12 năm đi làm thuê bằng một dự án làm nhà máy giấy. Sắp đến ngày khai trương thì đùng một cái, Vị phát hiện người bạn thân hùn vốn với mình đã "mượn vốn" của rất nhiều người để đầu tư và chủ nợ đang vây bủa. Anh thất thần. Dự án nhà máy giấy là kế hoạch lớn đầu tiên trong đời, 12 năm tích cóp, bỏ học, lái xe lam, làm công nhân bốc vác rồi chuyên chở củi cho công ty chất đốt, cặm cụi kiếm từng đồng tiền lẻ vậy mà nay tan vào hư không. Anh nằm liệt giường cả sáu tháng. Sau đó, gượng dậy để bắt đầu làm "tập 2": bán nhà, lập nhà máy khác. Một chuyện gây sốc. Nguyễn Văn Vương, quản đốc phân xưởng giấy cactông, nhớ lại: "Thời đó, giám đốc Vị có mặt tại công trường 24/24, cùng ăn mặc bụi đời như anh em. Có lần ổng té gãy chân phải bó bột, lấy chiếc ghế đẩu khoét một lỗ, đút cái chân vào, kéo ghế đi tới đâu ngồi tới đó để vừa coi vừa làm". Vị chọn hướng sản xuất giấy vệ sinh khi những "đại gia" ngành giấy đã "hoành tráng" trên thị trường. Một năm sau khi đi vào sản xuất, Vị mua lại căn nhà mới! Công việc yên ổn đến năm 1999, cánh cửa hội nhập mở ra, "đại gia giấy" Toyo (Nhật) đầu tư 30 triệu USD vào thị trường VN. Vị hăm hở vào xem người Nhật sản xuất giấy thế nào, xem nhà máy xong bủn rủn cả người bởi họ tới 30, mình chưa được 1. Về nhà nằm vật ra, rã rời. Đầu óc lúc nào cũng bị ám ảnh bởi "cái chết" gần kề trước mắt. Rồi hơn một năm trôi qua, thấy Toyo vẫn chưa "ăn thịt" được mình. Té ra "chàng khổng lồ" vẫn hở gót chân: thị trường hơn 70 triệu dân thời điểm đó chiếm 80% là nông dân, đời sống chưa phát triển, nhu cầu về giấy cao cấp chưa có mấy. Tiếp tục "vượt cạn"! Đầu năm 2003, Nhà máy Giấy Sài Gòn nhận danh hiệu "Sao Đỏ” cũng là lúc Vị đối diện với lần "lập nghiệp" khốc liệt khác. Ấy là lúc đối diện với những món nợ lớn, nợ nhỏ vay từ ngân hàng hai năm trước. Tiền vay đầu tư chưa phát huy được nhưng đến ngày phải trả vốn. Đầu tư vài trăm tỉ đồng, tới phút căng, chỉ cần 1 tỉ đồng để duy trì nhà máy chạy cũng không biết xoay xở làm sao. Đó cũng là "phút 89" dễ chết nhất. Giữa lúc căng thẳng thì trên thị trường đây đó xuất hiện tin đồn: tin công nhân bị tai nạn, rồi ông chủ bị tai nạn... Khách hàng dao động. Họ kéo đến công ty ngày một nhiều, những câu chuyện dần nặng lời. Vị quyết định gặp trực tiếp khách hàng. Vị nhớ lại: "Đầu tôi lúc đó căng thẳng quá, cứ muốn bỏ tất cả, kiếm một chỗ nào đó bươn chải lại từ đầu. Nhưng nghĩ lại sau lưng tôi là số phận của vài trăm công nhân và gia đình họ. Họ từng sống chết với mình, tôi bỏ đành sao!". Nghĩ đến tương lai lớn hơn Suốt năm, Vị đi tìm các quĩ đầu tư trong tình trạng ngổn ngang: một nhà máy đang hình thành và chuẩn bị sản xuất, quá khứ chưa đạt tầm họ muốn, còn tương lai thì chưa đến. Ba nhà đầu tư đề nghị mua với điều kiện bất lợi hoàn toàn cho Vị. Rồi đến nhà đầu tư thứ tư. Chờ đợi, nôn nóng, gấp rút nhưng họ cứ chậm rì rì, cứ tiếp cận, phỏng vấn, điều tra và thậm chí là những cuộc đấu trí. Và cuối cùng, một quĩ đầu tư đồng ý rót tiền vì nhìn thấy định hướng phát triển công ty của Vị. Lần "vượt cạn" thứ hai đã thoát trong gang tấc. Năm 2004, Giấy Sài Gòn gần như tái cấu trúc toàn bộ hệ thống bán hàng và bộ máy nhân sự, phải "đập bể" mình hoàn toàn để đi con đường lớn. Cũng phải "đập" thôi, không "đập" không được. Vị gần như luôn trong tình trạng đau đầu: 50% thời gian được dùng cho giải quyết nhân sự. Môi trường làm việc bị "sốc": nhân sự công ty trong nước trộn với người từ công ty nước ngoài về, cách thức điều hành, quan hệ xã hội... khó dung hòa. Nhiều thông tin, nhiều mâu thuẫn, những áp lực vô hình... Cuối cùng, Vị chọn giải pháp nói hết bằng sự chân thành, bằng tình thương và trách nhiệm, chỉ ra cho mọi người một tương lai lớn hơn của Nhà máy Giấy Sài Gòn - hoặc tồn tại để đi lên hoặc giữ nguyên và sẽ lụi tàn. Cao Tiến Vị tâm tình: "Một doanh nghiệp thì không được dừng bước trên con đường phát triển. Dù bản thân tôi có tồn tại hay không thì doanh nghiệp vẫn phải tồn tại và phát triển. Quan điểm riêng của tôi: mỗi người có một khả năng, người quản lý giỏi chưa hẳn là ông chủ giỏi và ngược lại. Tôi bắt đầu thèm khát những nhà quản lý đang làm việc trong các tập đoàn nước ngoài. Tôi khao khát, họ có thể mang những kinh nghiệm đó về cho Nhà máy Giấy Sài Gòn nhưng đâu phải lúc nào muốn là có. Tôi dự định từ những năm 2002, rồi mãi tới 2004 bắt đầu có một vài vị trí, đến 2007 tôi mới có tổng giám đốc là người đã từng làm cho nhiều tập đoàn nước ngoài. Và tôi đang nghĩ đến khái niệm tập đoàn ở chính nơi này". Tôi luôn nghĩ nhà máy là một doanh nghiệp của xã hội chứ không phải của tôi hay của gia đình. Nếu xem nó như một thứ riêng tư thì nó sẽ kết thúc sự nghiệp trước những tập đoàn quốc tế trong cái biển WTO này. Tôi đi Nhật thấy con đường phát triển của một doanh nghiệp là hàng trăm năm. Nhiều doanh nghiệp tồn tại 20-30 năm vẫn có thể phá sản như chơi. Doanh nhân người Nhật bảo cơ hội còn nhiều, tôi đừng lo. Áp lực lớn nhất với tôi bây giờ không phải là sự thất bại mà là đem lợi nhuận hiệu quả nhất cho cán bộ công nhân viên, những người đã đồng hành với mình. Tôi nghĩ trong bất cứ môi trường nào, nếu thấy đúng cứ làm, sẽ thành công! Quan trọng nhất là bạn không được chao đảo khi đứng mũi chịu sào một con thuyền có ảnh hưởng đến đời sống của một hai ngàn gia đình. Cao Tiến Vị thay đổi nội dung bởi: duyniceboy, 11-28-2010 lúc 12:38 PM |
11-28-2010, 12:37 PM | #5 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
Phan Hoàng Mai + Triệu Thu Hương - Cơ hội 20 triệu USD
TT - Đó là năm 2007, dự án kinh doanh "Chuỗi cửa hàng đồ da cao cấp hiệu Relligio" vượt qua 92 dự án dự thi để về đầu trong cuộc thi "Thách thức 20 triệu USD" . "Chủ sở hữu" dự án 20 triệu USD đó là hai cô gái trẻ. "Không biết tại sao chúng tôi lại vượt qua được sáu tháng gian khó đó”, một năm sau, ngồi tại cửa hàng đồ da cao cấp hiệu Relligio vừa khai trương ở tòa nhà Vincom Hà Nội, Mai nhớ lại. Phan Hoàng Mai (trái) và Triệu Thu Hương nhận 400.000 USD tiền đầu tư ban đầu Cơ hội mở "Đội mở", hiểu nôm na là "đội quân" có nhiệm vụ thiết lập "đường băng" cho một khách sạn cao cấp đi vào hoẹt động. Trước khi về Sheraton, Phan Hoàng Mai đã từng trong "đội mở" của khách sạn Melia Hà Nội cùng với Triệu Thu Hương. Mai kể lại: "Đầu năm 2007, chúng tôi dự đoán sẽ có một đợt "bùng nổ" trong phát triển kinh tế VN. Chúng tôi phải làm một điều gì đó”. Nhưng làm gì là làm gì? Những năm 1990, thời mới ra trường Mai đi làm cho Công ty OSC - SMI Travel. Làm du lịch, song cô đứng ra làm cầu nối tổ chức những cuộc triển lãm tại các khách sạn lớn ở Hà Nội. Làm được một thời gian, ngồi ngẫm lại Mai cảm thấy cô chưa đủ sức để "đi xa": kiến thức của cô không phải là thế mạnh trong lĩnh vực hội họa, tốt nhất hãy làm cái mình giỏi nhất. Vậy là đi làm khách sạn. "Đội mở" của Melia Hà Nội rồi "đội mở" của Sheraton Hà Nội… Và cô gặp Hương, một người bạn trẻ hơn, năng động và đầy nhiệt huyết. Chị em bàn nhau chuẩn bị làm một cái gì đó của riêng mình và ý tưởng về chuỗi cửa hàng bán lẻ thời trang da cao cấp nhãn hiệu Relligio xuất hiện sau một chuyến tham quan Argentina - cái nôi sản xuất những món đồ da sang trọng cho thị trường châu Âu. Cuối năm 2007, đọc bản tin về cuộc thi "Thách thức 20 triệu USD", Mai giật mình lưu ý. Ở đó người ta rao giải thưởng sẽ là số tiền đầu tư 20 triệu USD cho một dự án kinh doanh được chọn. Mai từng biết ở Malaysia hay Singapore, việc có những quĩ đầu tư vào ý tưởng khởi nghiệp không phải là cái gì mới lạ. Nhưng ở VN đây là cơ hội quá mới! Vậy là bắt tay vào quyết tâm thử sức với cơ hội mở này. Quĩ thời gian của họ lúc ấy thuộc về phòng kinh doanh của khách sạn, mọi thứ thuộc về dự án diễn ra sau giờ hành chính và cả đêm. Cứ thế, suốt sáu tháng trời họ lặng lẽ vật lộn với những cơn buồn ngủ, với sự mệt mỏi và những thách thức. "Đội mở" mới "Trong một cuộc chạy marathon về tương lai, khi có một cơ hội mà mình không chụp lấy, coi như cái sai thuộc về mình!". Đó là ý nghĩ đầu tiên chi phối họ. Mai bàn với Hương: "Chỉ còn vài tháng. Hãy coi đây là thách thức lớn nhất mà chúng ta phải vượt qua rất nhiều người tài giỏi. Giấc mơ sẽ rơi vào những ai dám dang tay đón lấy!". Sau ba tháng họ nộp dự án. Những con số cứ dồn dập đến: 30 rồi 60 và cuối cùng có tất cả 92 đối thủ. Phía sau 92 dự án kinh doanh ấy là những "đội" rất chuyên nghiệp và những ý tưởng đột phá. Và bất ngờ nhất đã đến, một cú điện thoại thông báo: dự án họ lọt vào top 5 của cuộc thi, chuẩn bị thuyết trình. Họ phải trải qua ba giờ thuyết trình trước một hội đồng gồm nhiều chuyên gia tài chính và những nhà đầu tư dày dạn. Đó là thời điểm bừng tỉnh và đầy áp lực đối với khát vọng lập nghiệp. Giả sử mình là một nhà đầu tư, điều mình quan tâm nhất với dự án là cái gì? Và nếu là một người đi thuyết phục đầu tư, điều cần thiết nhất để cho họ nghe theo mình là cái gì? Mọi giả thiết, những câu hỏi hóc búa, những "đề phòng" bất ngờ nhất. Ngày thuyết trình, khá nhiều tình huống họ đã từng "quần nhau" trước trong quán cà phê nhưng còn nhiều tình huống khác, chỉ bằng bản lĩnh, vốn sống, kinh nghiệm xử lý công việc của hàng chục năm lăn lộn trong môi trường chuyên nghiệp mới giúp họ vượt qua một cách xuất thần nhất. Nói như Mai: "Khi tập trung tinh thần cao độ nhất cho giây phút thiền định, lúc ấy người ta sẽ tỏa sáng". Hai tuần sau, đang giờ làm việc, một cuộc điện thoại từ ban tổ chức cuộc thi: "Các bạn là người chiến thắng!". Mai như rơi vào tình huống bị hẫng hoàn toàn. Rồi mặc cho nhân viên tư vấn thông báo rất nhiều điều về những việc phải làm để biến những trang dự án thành một kế hoạch hành động thật sự, họ cảm giác như một giấc mơ tuyệt đẹp. Từ đó, hai người bạn gái lại bắt đầu một cuộc đua ngoạn mục mà đích đến cuối cùng, ngoài 20 triệu USD, là sự chinh phục cơ hội trong cuộc đời. Con đường lập nghiệp sang một trang mới. Họ rời ngôi nhà yên ấm trong "đội mở" của một khách sạn sang trọng bậc nhất ở Hà thành để lao vào thương trường. Và họ là một "đội mở" mới trong kế hoạch kinh doanh của chính mình. Khi chúng tôi thông báo quyết định nghỉ việc vì đã có một cơ hội lập nghiệp rất lớn từ "Thách thức 20 triệu USD", một số đồng nghiệp cứ ngẩn ra: "Ở VN có một cuộc thi như thế à? Có thật không? Nếu không thật thì hãy ở lại làm đi". Đó là điều làm chúng tôi suy nghĩ thật nhiều về cách thức mà mọi người tìm kiếm cơ hội để bứt phá cho bản thân mình. Ở "thế giới phẳng" này, cơ hội từ bên ngoài đang nhiều hơn những gì chúng ta có trong mấy mươi năm qua. Trước đây, người ta có thể bắt đầu mọi thứ theo cách thức truyền thống: tự mình có thể đơn lẻ vật lộn với một ý tưởng hoặc một mô hình kinh doanh cho đến lúc nó phát triển. Còn bây giờ, không nhất thiết phải bắt đầu với một ít đồng tiền hay sự đơn độc, khi mà bên ngoài xã hội xuất hiện nhiều hơn những yếu tố hỗ trợ. Xã hội đã có những bước đột phá thì bản thân mỗi người trẻ tuổi khi khởi nghiệp phải chọn được bước nhảy phù hợp cho chính mình. Trong trường hợp của chúng tôi, mọi thứ bắt đầu từ ý tưởng và một khi mình đã vượt qua được trở ngại lớn nhất về vốn thì thách thức là bản lĩnh, kỹ năng, kinh nghiệm… để biến những trang dự án thành một hệ thống cửa hàng với con người, bộ máy kinh doanh, với những số lượng mua vào bán ra dịch chuyển trên biểu đồ lập nghiệp. Nền kinh tế VN đang chuyển động, sẽ có nhiều, rất nhiều cơ hội cho tất cả những ai khát khao được ra biển lớn. Cuộc thi mà chúng tôi đoạt giải chỉ là một ví dụ để suy nghĩ khác hơn về con đường lập nghiệp. Phan Hoàng Mai Triệu Thu Hương |
11-28-2010, 07:14 PM | #6 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 407
|
Chà chà, họ là những con người thực tế và nhiệt huyết!
|
11-29-2010, 01:25 PM | #7 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
Giản Tư Trung_Hiệu trưởng trường Doanh nhân và Giám đốc PACE
Người sáng lập tập đoàn Hyundai đã ba lần ngã xuống "bùn đen". Nhưng cả ba lần, ông ấy đều vươn lên và thành công ngoạn mục. Ông ta đúc kết: Cuộc đời không có thất bại, tất cả chỉ là thử thách. Giản Tư Trung – Hiệu trưởng trường Doanh nhân và Giám đốc PACE chia sẻ. Lẽ sống là gì? Vì sao con người phải có lẽ sống? Lẽ sống của giới trẻ hiện nay như thế nào?... Vô vàn những câu hỏi, những vấn đề liên quan đến ước mơ, hoài bão, lý tưởng của thanh niên hiện nay đã được đặt ra tại chương trình Đối thoại trẻ số 2 với chủ đề “Lẽ sống”, được truyền hình trực tiếp trên VTV6 tối 15/2. Cuộc đời không có thất bại Anh Giản Tư Trung (khách mời của chương trình): Giống như không ít bạn trẻ khác, 17 tuổi, tôi chưa xác định được lẽ sống. Lúc đó, tôi chỉ suy nghĩ phải làm một điều gì đó. Cái “điều gì đó” ấy tất nhiên chưa phải là lẽ sống lớn lao, nhưng nó ít nhiều thôi thúc tôi hành động. Thú thật, có những thời điểm, tôi rất lúng túng. Đó là khi đứng trước quá nhiều ngã rẽ mà chưa xác định được hướng đi. Đó là khi tôi chập chững những bước đầu tiên trong lĩnh vực kinh doanh. Tôi đã rất tự tin về dự án của mình nhưng thực tế không đơn giản như mình nghĩ. Lý do là thiếu kinh nghiệm. Sau lần đó, tôi hiểu thêm về kinh doanh. Khi vượt lên được khó khăn, thử thách, nó trở thành tài sản của mình. Thước đo giá trị của con người không phải là tuổi tác, danh vị mà là những khó khăn họ vượt qua, những gì họ làm được. Bây giờ, tôi không nghĩ mình đã thành công. Thành công còn ở đâu đó xa lắm. Tôi chỉ đang làm công việc của mình. Những gì cần phải làm theo con đường kinh doanh tôi đã chọn. Tôi đặc biệt ngưỡng mộ những người mà lao động của họ mang lại nhiều giá trị lớn lao cho xã hội. Không phải chuyên gia tâm lý nhưng tôi nghĩ chẳng ai bắt chúng ta phải xác định lẽ sống. Lẽ sống là trả lời câu hỏi: Sống để làm gì? Nếu xác định được mục đích, bạn sẽ sống khác và cuộc sống của bạn sẽ khác. Lẽ sống giống bánh lái của cuộc đời. Con người không có lẽ sống giống như con thuyền không có bánh lái. Một người không có ước mơ sẽ có cuộc sống giống thực vật. Trong xã hội, nhiều người không may phải nằm bất động trong bệnh viện nhưng không sống thực vật vì họ từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây vẫn đang quyết tâm đấu tranh với bệnh tật để cứu lấy sinh mạng của mình. Họ có ước mơ và niềm tin khỏi bệnh. Nhưng ngược lại, có những người khỏe mạnh lại “bất động” về tâm hồn. Ấy là khi họ không xác định được cho mình phương hướng và mục đích sống. Vì vậy, người trẻ hãy luôn thường trực câu hỏi: Mình phải dùng cuộc sống này vào việc gì? Nhưng làm thế nào để chọn được đường đi đúng? Theo tôi, mỗi bạn trẻ phải luôn suy nghĩ đích đến, để từ đó có hành động. Nhiều khi, con đường đi đúng chỉ ló dạng khi ta cất bước. Khó khăn là một phần tất yếu của cuộc sống. Vượt qua khó khăn, chúng ta sẽ hiểu cuộc sống nhiều hơn, hiểu về bản thân mình hơn. Khi đó, những người trẻ sẽ gặp thuận lợi hơn khi xác định cho mình một hướng đi phù hợp trong trăm nghìn ngã rẽ đan xen phức tạp của cuộc đời. Hãy là chính mình Không có thất bại, tất cả chỉ là thử thách ! Anh Giản Tư Trung tại chương trình Đối thoại trẻ do VTV 6 tổ chức Giản Tư Trung từng là thợ sơn, sinh viên xuất sắc, giám đốc kinh doanh và từng… phá sản. Ấp ủ giấc mơ xuất khẩu giám đốc mang thương hiệu Việt hội nhập thế giới, anh sáng lập và hiện là Hiệu trưởng trường Doanh nhân và Giám đốc PACE ở TP Hồ Chí Minh. Từ trong trại giam, diễn viên hài Dương Đức Hiệp chia sẻ với khách mời của Đối thoại trẻ: Hiện còn nhiều bạn trẻ đang lầm đường lạc lối như giống những ngày qua của em. Rất có thể, còn nhiều bạn trẻ khác nữa sẽ vướng vào cạm bẫy vốn nhiều cám dỗ của cuộc đời. Anh có lời khuyên gì giúp họ không lầm đường lạc lối, không phải hứng chịu những hậu quả như em? Anh Giản Tư Trung: Tôi xin chia sẻ với anh Hiệp câu chuyện. Có một diễn giả đứng trước hàng nghìn người, anh ta giơ tờ giấy bạc lên hỏi: Đây là cái gì – Tờ giấy bạc - mọi người trả lời. Ông ta vo tròn tờ giấy bạc, giơ lên hỏi: Đây là cái gì? Mọi người vẫn trả lời: Tờ giấy bạc. Vị diễn giả cầm tờ giấy bạc đã vo tròn ném xuống đất, đạp đế giày đầy bùn đất lên nó, rồi lại cầm lên trân trọng, xòe trước mặt mọi người: Đây là cái gì? Tờ giấy bạc – Mọi người vẫn trả lời, dù giọng hơi trầm xuống. Vị diễn giả kết luận, cuộc đời con người có lúc thăng, lúc trầm, lúc thế này, thế kia nhưng cốt của con người lúc nào cũng có. Giả sử, cách đây 10 năm, mình là tờ giấy bạc, thì sau 20 năm hãy vẫn là tờ giấy bạc. |
12-03-2010, 05:39 PM | #8 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
Phan Minh Tâm_Giám đốc 24h.com.vn
Không ai nghĩ Phan Minh Tâm lại thành công một cách “ngoạn mục” đến vậy. Từ số 0, giờ đây chàng giám đốc trẻ đã có trong tay một trang web về quảng cáo trực tuyến và làm đại lý độc quyền quảng cáo cho hàng trăm website lớn tại Việt Nam. Tốt nghiệp xuất sắc chuyên ngành điện tử - tin học khóa 1 của Đại học Bách khoa Hà Nội, Phan Minh Tâm chọn FPT làm nơi thử sức đầu tiên của mình. Chỉ trong vòng 2 năm, chàng kỹ sư trẻ đã được đề bạt lên chức Trưởng phòng Kinh doanh tin học. Thế nhưng đang ở một vị trí mà rất nhiều người mơ ước, trong một công ty tin học hàng đầu, thì Tâm quyết định xin nghỉ, chuyển qua làm cái khác. Nhiều người bảo anh “điên”. Anh mặc kệ. Có lẽ cái máu tin học, cái ước mơ có một cái gì đó thực sự của riêng mình đã thúc giục anh phải làm để khẳng định chính mình. Lần lượt chuyển qua nhiều công ty lớn khác. Rồi lập công ty riêng chuyên kinh doanh kim loại màu. Tâm vẫn không thấy đó là chỗ của mình. Trong lúc tìm kiếm thông tin về các nhà cung cấp kim loại trên toàn thế giới, anh nhận thấy Internet quả là một công cụ Marketing tuyệt vời. Anh nhìn thấy một thực tế: Những người sử dụng Internet đa phần thuộc về giới trẻ, có học thức cao, có sức mua lớn. Quảng cáo trên Internet lại hấp dẫn, có tính tương tác cao, tính định hướng mạnh nên quảng cáo trực tuyến là cực kỳ hiệu quả. Ý tưởng về việc thành lập một công ty quảng cáo trực tuyến chuyên bán quảng cáo cho các website Việt Nam bắt đầu hình thành. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, các nhà quảng cáo, các doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến thị trường này. Người ta chỉ hiểu sự ảnh hưởng to lớn của Internet đến mọi tầng lớp trong xã hội chứ không chứng minh được bằng những số liệu cụ thể. Và thật khó làm khách hàng bỏ tiền nếu không có minh chứng. Vì thế, anh không ngừng trăn trở với 2 câu hỏi: “Làm thế nào để thuyết phục khách hàng về tính hiệu quả của quảng cáo trực tuyến?” và “Làm thế nào để thuyết phục các website lớn chấp nhận mình làm đại lý độc quyền?”. Câu trả lời đến thật sớm: “Hãy chứng minh bằng kết quả thực tiễn!”. Anh quyết định xây dựng 1 hệ thống website, dùng các biện pháp Marketing trực tuyến đưa lên thành những trang web hàng đầu Việt Nam để lấy đó làm minh chứng thuyết phục khách hàng và đối tác. Ý tưởng mới cùng những thử thách mới Từ ý tưởng để đi đến thực tế là một khoảng cách xa vời. Lúc ấy, Internet còn là một điều xa xỉ tại Việt Nam, nhất là trong cộng đồng các doanh nghiệp. Đặc biệt là với hạ tầng kỹ thuật mạng lúc ấy để thực hiện ý tưởng này thực sự là... không tưởng: server đắt hơn vàng, đường truyền thì dung lượng cực thấp và luôn trục trặc. Dự án của anh cũng vì thế đành phải gác lại. Phải tới năm 2003, khi công nghệ về đường truyền của Việt Nam thay đổi, ADSL ra đời, thì thời cơ mới chín mùi, ý tưởng của Tâm mới trở thành hiện thực. Công ty Cổ phần Dịch vụ quảng cáo trực tuyến ra đời với số thành viên ban đầu chỉ có 3 người. Tháng 8/2004, tức là nửa năm sau đó Website 24h.com.vn đã hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động. Website này chính là nơi Tâm thử nghiệm và hoàn thiện các ý tưởng về quảng cáo trực tuyến của mình. Ngày 18/12/2004 số lượt truy cập vào 24h.com.vn đạt con số 1 triệu. Tuy đạt được thành tích về lượt truy cập nhưng lúc này Công ty Cổ phần Dịch vụ quảng cáo trực tuyến đang phải đối mặt với nguy cơ lỗ lớn, thậm chí phá sản vì chưa hề nhìn thấy nguồn thu nào trong khi toàn bộ vốn đầu tư đã đổ hết vào 24h.com.vn với vô số khoản chi như lương, thưởng cho 40 nhân viên, phí đặt chỗ và đường truyền cho 9 server, chi phí văn phòng 2 miền, chi phí tham gia các cuộc triển lãm công nghệ thông tin... Hết năm 2004, kế toán thông báo sau khi chi lương thưởng xong, quỹ tiền mặt còn 1,9 triệu đồng. Trong lúc các thành viên khác của công ty tái mặt thì Tâm nhún vai một cách rất bình thản: “Nhà anh đáng giá 3 tỷ đồng nếu bán gấp!”. Trong những ngày tháng đối diện với khủng hoảng, Phan Minh Tâm vừa vắt óc lên chương trình làm việc cho nhân viên, vừa xắn tay áo lăn vào kiêm luôn cả công việc của nhân viên bán hàng. Và khi ấy thì ngay cả các đối tác khó tính nhất của Công ty Cổ phần Dịch vụ quảng cáo trực tuyến cũng bị chinh phục bởi sự hiểu biết, niềm tin, nhiệt huyết cùng với các giải pháp kỹ thuật sáng tạo của ông giám đốc trẻ. Khó khăn dần cũng được giải quyết. Tiếng vang của 24h ngày càng lan xa. Tháng 2/2005, Trung tâm Anh ngữ Cleverlearn ký hợp đồng quảng cáo trực tuyến đầu tiên với giá trị 50 triệu đồng. Khi vừa đặt bút ký xong, Tâm thở phào nhẹ nhàng: “Khỏi phải bán nhà!”. Những tháng sau đó, khách hàng đăng ký quảng cáo đông dần lên. Từ nguy cơ bị phá sản, Công ty Cổ phần Dịch vụ quảng cáo trực tuyến đã bước đầu thu lợi nhuận và dự kiến, đến hết năm 2006, doanh thu của riêng 24h.com.vn sẽ đạt 10 tỷ đồng. Hướng tới mục tiêu không xa Ngành quảng cáo trực tuyến là ngành rất mới mẻ ở Việt Nam và tiềm năng cũng còn rất lớn. Sự phát triển của ngành công nghệ thông tin hiện nay sẽ là điều kiện thuận lợi rất lớn cho ngành này phát triển vươn tầm quốc tế. Tâm cho biết, 24h.com.vn chỉ là mô hình để anh chứng minh hiệu quả của quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam, còn bước đi tiếp theo của công ty sẽ là nhân rộng mô hình thành công đó ra hầu hết các website lớn nhỏ ở Việt Nam. Anh cũng không giấu tham vọng sẽ chiếm ngôi vị quán quân, nắm giữ phần lớn thị phần của thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam mà theo dự đoán có giá trị trên 500 tỷ đồng vào năm 2010. Công ty của anh cũng vừa làm cho giới kinh doanh quảng cáo và quảng cáo trực tuyến phải “sốc” khi ký được hợp đồng làm đại lý bán quảng cáo độc quyền cho báo điện tử Vietnamnet trong vòng 10 năm. Thành công này chính là một bước đi quan trọng tiến đến mục tiêu đó. Từ 3 thành viên của những ngày đầu, giờ đây số nhân viên của công ty tại cả hai miền đã lên đến con số 50 và quy tụ được toàn những người trẻ sáng tạo. Theo Thời báo kinh tế Việt Nam |
03-22-2013, 10:31 PM | #9 |
Administrator
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,044
|
Những gương mặt trẻ, những thương hiệu đang ngày càng nổi tiếng!
Mỗi thành công đều không tự nhiên mà có. Xin chúc mừng các bạn! |
03-24-2013, 09:47 PM | #10 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 407
|
câu chuyện khởi nghiệp của giaohangnhanh.vn
Pandora.vn - Từ bỏ vị trí phó giám đốc cung ứng của chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động, Lương Duy Hoài cùng các cộng sự ra riêng thành lập một công ty với mục tiêu giải quyết vướng mắc lớn nhất trong chuỗi cung ứng của ngành thương mại điện tử Việt Nam: giao nhận và thu tiền hộ.
Thành lập vào tháng 6-2012, sau nửa năm đi vào hoạt động, trang web giaohangnhanh.vn đã có một lượng khách hàng thân thiết là các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, lượng nhân viên tăng từ 10 lên 70 người, mức độ tăng trưởng đạt 100% hằng tháng. Theo Duy Hoài, ứng dụng công nghệ là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp của anh hoạt động có hiệu quả. Cơ hội và thách thức Tại diễn đàn Thương mại điện tử Việt Nam hồi cuối tháng 12 vừa qua, nhiều chuyên gia cùng nhận định rằng cơ hội đang mở ra cho các doanh nghiệp ngành hậu cần, vì đây là nhu cầu quan trọng đối với sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam và ngày càng trở nên cấp thiết hơn trước nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng Internet. Mặc dù thị trường đã có sự hiện diện của các doanh nghiệp chuyển phát hàng hóa truyền thống như Viettel, PostTel, VNPT, Tín Thành... và nhiều doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến còn xây dựng cả đội ngũ nhân viên giao nhận riêng nhưng bằng kinh nghiệm của mình, Duy Hoài cho rằng vẫn còn nhiều cơ hội cho mình chen chân vào. Lý do thứ nhất, theo anh, là nhiều doanh nghiệp trực tuyến đang sử dụng các giải pháp tạm thời như thuê lái xe ôm đi giao hàng nên rủi ro rất cao. Có nhiều trường hợp doanh nghiệp vừa bị mất hàng hóa, không thu được tiền vừa bị giảm sút uy tín. Còn các doanh nghiệp tự xây dựng hệ thống giao nhận cũng gặp nhiều khó khăn bởi thiếu kinh nghiệm và chi phí vận hành bộ máy này không nhỏ. Do đó, các doanh nghiệp sẽ chấp nhận giải pháp đi thuê nếu có bên thứ ba bảo đảm cung cấp dịch vụ giao nhận có chất lượng tốt, tiện lợi. Việc thuê người khác làm cũng giúp các doanh nghiệp tập trung vào việc kinh doanh hơn. Thứ hai, các doanh nghiệp chuyển phát hàng hóa truyền thống có độ bao phủ rộng trên thị trường nhưng lại chưa có giải pháp riêng dành cho lĩnh vực thương mại điện tử. Do đó, đôi khi các nhà chuyển phát này không giải quyết được bài toán thu tiền hộ và những dịch vụ khác như giải quyết việc đổi trả hàng, hủy đơn giao hàng… Bên cạnh đó, cước phí mà họ đưa ra khá cao so với khả năng của các nhà kinh doanh trực tuyến. Thứ ba, nhiều doanh nghiệp chuyển phát truyền thống chưa mặn mà với việc cung ứng dịch vụ cho thương mại điện tử, với lý do thị trường này “còn khá nhỏ đối với họ, và đây cũng chính là cơ hội cho giaohangnhanh.vn”, Duy Hoài nói. Nhiều cơ hội là vậy nhưng thách thức trong lĩnh vực chuyển phát trực tuyến cũng không ít. Do đó, giaohanhnhanh.vn xác định mục tiêu ngay từ khi thành lập là phải chinh phục bằng được lòng tin của các nhà kinh doanh trực tuyến trong việc giao nhận hàng hóa và thu hộ tiền. Theo tính toán, một công ty giao nhận phải đạt hơn 1.000 đơn hàng mỗi ngày thì mới có thể bảo đảm hòa vốn. Vì thế, bài toán thứ hai mà doanh nghiệp phải giải quyết chính là mở nhiều chi nhánh trong thời gian ngắn và sử dụng tốt nguồn nhân lực. Gian nan khởi nghiệp Ứng dụng công nghệ là giải pháp mà Duy Hoài và các cộng sự hướng đến. Ngay từ ngày đầu thành lập, cả nhóm đã lên kế hoạch vận hành hoạt động của công ty thông qua một hệ thống quản trị thông tin duy nhất và xuyên suốt. Hệ thống này được thiết kế với mục đích tự động hóa phần lớn các công đoạn quan trọng như điều phối, cảnh báo, kiểm soát hàng hóa và quản lý nhân viên. Theo đó, hệ thống sẽ tự động điều phối thêm đơn hàng trong trường hợp nhân viên giao nhận hoàn thành sớm đơn hàng trước đó. Việc này giúp công ty thực hiện sự cam kết với khách hàng về việc giao hàng đúng hẹn, trong khi nhân viên được tạo điều kiện để tăng thêm thu nhập. Trong trường hợp nhân viên không nộp tiền về công ty, hệ thống sẽ đưa ra thông báo số tiền nhân viên thu được hôm đó, đơn hàng là của doanh nghiệp nào, khách hàng nào…ngay trong ngày để các cấp quản lý có hướng xử lý. Đồng thời, hệ thống cũng sẽ không phân công nhân viên giao hàng tiếp nếu họ chưa nộp lại khoản tiền đã thu. Về phía khách hàng, bao gồm doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến và người mua hàng, sẽ được hệ thống hỗ trợ truy cập thông qua trang web, điện thoại di động để kiểm tra tiến độ đơn hàng, đối soát công nợ, thống kê về đơn hàng, số tiền thu hộ… theo thời gian thực. “Trong thời gian đầu, công ty chưa thể có ngay dữ liệu khách hàng nên chúng tôi phải sử dụng giải pháp thủ công (phần mềm Microsoft Access) song song với việc xây dựng hệ thống điều phối tự động”, Duy Hoài nói. Kế hoạch khi phác ra có vẻ suôn sẻ, nhưng ngay từ tháng đầu tiên, công ty đã gặp không ít khó khăn. Vì là “người mới” trên thị trường nên giaohangnhanh.vn không dễ thương thuyết với khách hàng. Ngoài ra, có một thách thức khác đến từ việc có khá nhiều công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực giao nhận đã để lại ấn tượng không tốt nơi khách hàng khi không hoàn lại tiền cho đối tác, không bảo đảm đúng chất lượng hàng hóa giao cho khách hàng... Do đó, trong những ngày đầu, công ty xác định phải tập trung vào tính chuyên nghiệp và nghiêm túc khi gửi thư quảng cáo đến khách hàng, cho dù có thể bức thư ngỏ của mình không được quan tâm. Bên cạnh đó, công ty đẩy mạnh khâu tiếp thị trên các mạng xã hội và áp dụng chính sách giá rẻ (chỉ từ 5 đến 10 ngàn đồng cho mỗi đơn hàng), nhắm vào nhóm khách hàng là các gian hàng nhỏ trên các diễn đàn thương mại điện tử. Cuối tháng 7-2012, công ty đã đạt đến mốc 100 đơn hàng mỗi ngày và mở thêm chi nhánh thứ hai. Một tháng sau đó, Giao Hàng Nhanh có khoảng 200 đơn hàng mỗi ngày nhưng gặp phải hàng loạt rắc rối phát sinh trong quá trình đồng bộ hóa các báo cáo từ Microsoft Access giữa hai chi nhánh. Và khó khăn vẫn chưa hết: vào giữa tháng 9-2012, khi công ty bắt đầu đưa hệ thống công nghệ vào công tác quản lý, chỉ một tuần sau khi ứng dụng, 30% khách hàng đã dừng việc sử dụng dịch vụ vì lỗi phát sinh từ hệ thống. Sự cố này dẫn đến việc không ít thành viên trong công ty, trong đó có cả những người sáng lập, bày tỏ sự nghi ngại với quyết định ứng dụng công nghệ vào trong hoạt động. Một cuộc họp nội bộ được tổ chức ngay sau đó, và tại đây Duy Hoài đã thuyết phục được các thành viên rằng nếu không áp dụng công nghệ, giaohangnhanh.vn sẽ không thể đáp ứng bài toán mở rộng hoạt động và có nguy cơ phải đóng cửa. Sau đó, Bộ phận chăm sóc khách hàng được thành lập. Trong vòng một tuần, bộ phận này đã thuyết phục được các khách hàng đã từ bỏ quay lại với công ty. Kỳ vọng vào mục tiêu cao hơn Đội ngũ sáng lập của giaohangnhanh.vn. Theo Duy Hoài, so với cách đây sáu tháng, hoạt động của công ty đã đi dần vào quỹ đạo, hệ thống điều phối tự động cũng vận hành ổn định. Một tín hiệu khả quan khác là các cấp quản lý trung gian tin tưởng vào định hướng và khả năng phát triển của công ty, đội ngũ nhân sự ít biến động hơn so với thời kỳ đầu. Chính những thử thách trong quá trình khởi nghiệp đã kéo các thành viên sáng lập xích lại gần nhau hơn, và sự đồng lòng này đã giúp giaohangnhanh.vn tồn tại đến hôm nay. Hiện nay, mỗi ngày công ty nhận hơn 800 đơn hàng và dự kiến sẽ đạt đến mốc 1.000 đơn hàng trong tháng 2 năm nay. Công ty hiện là đối tác giao hàng của hơn 300 khách hàng nhỏ, 15 trang kinh doanh theo mô hình Groupon (bán hàng theo nhóm) và một số trang thương mại điện tử như beyeu.com, lamdieu.com, chon.vn, thegioididong.com, Ybook.vn, 2en.vn… Tuy nhiên, Duy Hoài vẫn chưa thực sự an tâm khi bàn về câu chuyện tương lai, vì anh cho rằng tính cạnh tranh trên thị trường giao nhận sẽ ngày càng gay gắt, ngày càng có nhiều đối thủ có kinh nghiệm và thế mạnh về vốn cũng như công nghệ tham gia vào thị trường. Giao Hàng Nhanh hiện đang nỗ lực kết nối với các sàn thương mại điện tử trên cả nước. Và mục tiêu cao hơn mà vị giám đốc 25 tuổi này đặt ra cho công ty mình là độ phủ sóng dịch vụ tại ba thành phố lớn nhất cả nước là TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng, và bước tiếp theo là 10 tỉnh thành khác. Theo SaigonTimes thay đổi nội dung bởi: luomlat_goo, 03-24-2013 lúc 09:50 PM |
Bookmarks |
Tags |
câu chuyện khởi nghiệp , thành công , vượt khó |
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách) | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
Top 5 chuyện chẳng vui vẻ gì nhưng bạn cũng không cần phải buồn | nam_hd55 | Tư duy thành công | 0 | 12-23-2016 08:46 AM |
Cơ Hội Lập Nghiệp | marketingthuctien | Hướng nghiệp | 1 | 07-23-2011 08:01 AM |
Việt Nam không nên bắt chước Trung Quốc làm hàng giá rẻ | thang | Đi một ngày đàng | 1 | 11-30-2010 06:45 PM |
9 loại hình để khởi nghiệp kinh doanh trên mạng | Richyourlife | Cuộc sống số | 1 | 10-04-2010 10:45 PM |
bí quyết nâng bản lĩnh nghề nghiệp | nam_hd55 | Kỹ năng mềm | 2 | 10-01-2010 09:03 AM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn