|
|
|
Chuyện kinh bang tế thế Những thông tin thú vị về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục,... |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
|
02-05-2010, 08:17 PM | #1 |
# Some where in time #
Tham gia: May 2010
Đến từ: Some where in time
Bài gửi: 1,466
|
Hành trình xử bắn tử tội ở Việt Nam
Việt Nam hiện là một trong nhiều quốc gia trên thế giới vẫn giữ bản án tử hình và hành quyếtbằng hình thức xử bắn. Từ trước đến nay việc xử bắn tử tù đa số vẫn không được công khai cho giới báo chí và dân chúng vào xem. Bài ký sự sau đây là của tờ Tuổi Trẻ Chủ Nhật kể về chuyện xử bắn tử tù ở trường bắn Cầu Ngà, Hà Nội.
“Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20 km đường chim bay, một con đường độc đạo dẫn đến một cái cổng trống trơn, đó chính là trường bắn Cầu Ngà. Pháp trường này rộng 20,000 mét vuông, chỉ có một dãy nhà nép sát vào phía bên trái cổng chính. Với chính sách nhân đạo, gần đây thành phố Hà Nội đã đầu tư gần 2 tỉ đồng chở 8,000 m3 đất từ Hà Tây về để chỉnh trang nơi an nghỉ của các tử tù sau khi đã đền tội. Toàn cảnh nơi này chỉ có một hình khối cao vụt là một ụ chắn đạn - nơi các tử tù sẽ đứng hướng lưng vào trong những giây phút cuối cùng. Lễ “trả nợ đời” cho tử tội diễn ra theo một qui trình chặt chẽ. Sau khi chủ tịch nước bác đơn xin ân xá của tử tù, tòa án sẽ ra quyết định ủy nhiệm cho công An Hà Nội tổ chức thi hành án. Giám Ðốc Công An Thành Phố Hà Nội lại có văn bản giao các đơn vị phối hợp thực hiện. Trong đêm thi hành án, từ 7 giờ tối, một đội công binh với thiết bị chuyên dụng sẽ tiến hành dò mìn khu vực đặt khán đài cho đại diện các cơ quan chức năng, đường dẫn giải và toàn bộ vùng đất làm pháp trường. Ðây là thủ tục bắt buộc để tránh tình huống xấu nhất, như gây náo loạn pháp trường, cướp phạm nhân. Dò mìn xong, một lực lượng khác sẽ có mặt để tiếp quản. Cùng thời gian này, một đội cảnh sát cơ động cũng rải quân bảo vệ xung quanh khu vực. Ðến tầm 5-6 giờ sáng - thời điểm được tin rằng những linh hồn mới rời trần gian sẽ gặp được ánh bình minh và trở nên lương thiện hơn, một tốp 6-7 người do chính quyền địa phương cử tới. Họ lặng lẽ tay cuốc tay xẻng tạo “chỗ trú” cuối cùng cho tử tù. Một sĩ quan công an sẽ chỉ đạo công việc nhạy cảm nhất: Tìm chỗ chôn hai cọc tre dài 2.5 m làm “chỗ dựa” cho tử tù. Hai giờ sáng là thời điểm hoàn tất mọi công tác chuẩn bị. Ðó cũng là lúc tử tù được gọi dậy làm vệ sinh cá nhân (được phép tắm rửa, gội đầu, chải chuốt...) Sau những thủ tục kiểm tra, công bố đơn xin ân xá của phạm nhân bị bác, một tô phở nóng - bữa ăn ân huệ cuối cùng (có thể là xôi gà, bánh bao) cùng ấm nước chè và một bao thuốc lá được dọn lên. Những giây phút được sống cuối cùng của tử tù rất được tôn trọng. Họ được hỏi han, được viết thư, nhắn tin (qua máy ghi âm) về nhà. Một thượng tá công an đã lăn lộn nhiều ở chốn pháp trường - nói: “Buồn nhưng cũng đáng giận. Chứng kiến giây phút cuối của những cuộc đời, tự nhiên mình thấy không bao giờ dám làm điều ác”. Rồi ông kể cho tôi nghe những điều ông phải chứng kiến trong gần 30 năm ở pháp trường. “Thường tâm trạng không tránh khỏi của tử tù là đau khổ, run sợ. Nhưng cá biệt cũng có tử tù trước lúc ra pháp trường còn... đùa. Như trường hợp bảy tử tù - có cả nữ - trong vụ Vũ Xuân Trường với tội danh buôn bán ma túy một thời làm xôn xao cả nước. Trước khi cùng ra pháp trường, trong lúc đại diện các cơ quan chức năng đang căng thẳng thì X. - một đàn em tin cẩn của Trường - còn đùa: “Hôm nay chúng ta đi, có cả cave đi cùng thì còn gì bằng”... Song đó cũng chỉ là trường hợp cá biệt vì hầu hết tử tù đều dồn tâm sức cuối cùng vào việc viết thư trăng trối. Họ hối hận, nhiều người đã viết những bức thư rất cảm động, thành tâm nhận tội, khuyên con cái chăm chỉ học hành, đừng bao giờ lầm lỡ như họ. Có tử tội trước đây hiếp dâm, cướp của, giết người không chùn tay nhưng trước cái chết của chính mình lại ngồi khóc rưng rức như con trẻ. Có phạm nhân ra đến trường bắn cứ van vỉ: “Tha cho con các ông ơi”. Tuy vậy, hầu hết không nói được, tay chân cứ mềm nhũn ra, phải có hai chiến sĩ cảnh sát dìu hai bên mới lê bước nổi. K. - một tay anh chị bặm trợn từng chỉ huy hàng trăm đàn em cướp của giết người ở Hà Nội, khi được đỡ xuống xe, vừa nghe thấy tiếng súng lách cách của cảnh sát bảo vệ đã ướt sũng quần. Có người dân chứng kiến cứ chép miệng: “Sao lúc hại người không chùn tay một chút cho xã hội nhờ”. Phạm Văn Châu, thủ phạm cướp tiệm vàng Kim Sinh, Hà Nội, giết bốn người, khi đến gần cột dựa, toàn thân run rẩy, cố làm ra vẻ “yêng hùng” nhưng vẫn đủ bình tĩnh lên giọng: “Làm nhanh nhanh lên”... Kể từ lúc đội xạ thủ sáu người (lấy luân phiên trong trung đoàn cảnh sát cơ động thành phố Hà Nội) từ trên xe bước xuống, dàn hàng ngang, đến lúc loạt đạn súng trường CKC nổ vang, sau đó là tiếng súng ngắn K59 kết thúc buổi thi hành án, chỉ vẻn vẹn khoảng gần chục phút không phải không có những sự cố vì những người làm công việc này cũng có lúc run tay trước một sự sống sắp kết thúc. Có khi một viên công an trẻ khi nghe khẩu lệnh “sẵn sàng” thì mặt tái mét, tay run lập cập khiến vị chỉ huy phải hô ngược lại lệnh chuẩn bị và điều người dự bị vào thay thế. Với những người khi đối diện với tử tù (cách 5 m) đã bắn trượt. Ðại úy T. từng xông pha ngoài chiến trường nhưng lại đã run tay khi thực hiện phát đạn ân huệ cuối cùng cho tử tù, dù biết đó sẽ là phát đạn trả nợ cho bao người dân vô tội đã tan cửa nát nhà, thậm chí bỏ mạng oan nghiệt... Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
|
02-05-2010, 08:40 PM | #2 |
Accountant
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,618
|
“Sao lúc hại người không chùn tay một chút cho xã hội nhờ”.
Lí do là mấy tên tên này có biết trước dc cảnh này dâu mà sợ.Nếu mà nhà nc mình cho công chiếu mấy cảnh xử bắn,giờ phút cuối đời của tù nhân...thì có lẽ mấy tên đại ca lừng lẫy giang hồ còn thấy mềm lòng mà gác súng cũng nên!!! |
02-05-2010, 09:44 PM | #3 |
# Some where in time #
Tham gia: May 2010
Đến từ: Some where in time
Bài gửi: 1,466
|
Nên chăng có vài bộ phim về những ngày tháng cuối cùng của các tử tù. Mà nên làm cho thực tế để răn đe, giáo dục.
Trước khi tử hình còn được ăn phở, trà thuốc, viết thư, nhắn tin,... Đọc xong, mới thấy "tử tội" ở Việt Nam hóa ra cũng chỉ là "anh hùng rơm", sợ chết đến mức đó mà còn dám "sống liều". |
02-06-2010, 05:56 PM | #4 |
Tham gia: May 2010
Đến từ: Sài Gòn
Bài gửi: 1,007
|
Nhưng rất tiếc 1 điều là người thân của người tử tù ko được báo trước ... và bản thân họ cũng thế, cho nên sau khi bị tuyên án tử hình, mổi buổi sáng đối với họ khi nghe tiếng bước chân của cán bộ mở xà lim là 1 lần hốt hoảng ... sống kiểu đó cho đến khi được chết cũng khổ!
|
02-06-2010, 05:51 PM | #5 |
Tham gia: May 2010
Đến từ: Sài Gòn
Bài gửi: 1,007
|
Giống như những thước phim về xử tử Phước 8 ngón vậy! Sống thì giết hại biết bao nhiều người, giết người như giết chó, để rồi đến ngảy tử hình của chính mình thì lại khúm núm, đi không nổi!
|
02-25-2010, 03:50 PM | #6 |
Active Member
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 51
|
mình thấy bài viết của bạn đã đưa tới cho mọi người một thông tin thú vị. Nhưng thực sự tớ chưa hiểu tại sao nhà nước mình lại phải bí mật truyện sử bắn những tử tù nhỉ, để giữ uy tín nhân đạo, nhân văn hay thế nào?
|
Bookmarks |
Tags |
hanh trinh xu ban , tu toi |
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách) | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ngày càng thịnh vượng! | thang | Chuyện kinh bang tế thế | 1 | 03-19-2014 09:37 AM |
Camera hành trình ô tô | Cazorla135689 | Kiến thức chuyên ngành | 0 | 06-26-2013 05:04 PM |
Trung tâm dạy thực hành kế toán tổng hợp tốt nhất tại hà nội– giảm 30% học phí | 01663812966 | Đào tạo - Việc làm - Tuyển dụng | 0 | 11-05-2012 11:01 AM |
Nhật Bản khác ta những gì ? | bb91 | Bài viết Vàng | 35 | 09-19-2010 11:11 AM |
Câu chuyện Kiến trúc và Hoài bão của thanh niên trẻ Việt Nam | bb91 | Sống trẻ - Nghĩ lớn | 2 | 09-14-2010 10:44 PM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn