|
|
|
Kỹ năng mềm Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng suy nghĩ tích cực, kỹ năng trình bày, kỹ năng... |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
|
09-26-2010, 06:46 PM | #1 |
Tham gia: May 2010
Đến từ: Thái Bình
Bài gửi: 1,022
|
Kỹ năng mềm - “bài toán khó” của người Việt trẻ
Phong cách sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... đó là những “kỹ năng” thuộc về tính cách, không mang tính chuyên môn, nhưng lại là cực kỳ cần thiết cho con người trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, mọi lứa tuổi.
Những "kỹ năng" đó giúp con người có thể học tập, làm việc, phát triển đơn lẻ hoặc cộng đồng, thậm chí sinh tồn khi gặp bất trắc. Thế nhưng số đông người trẻ - lực lượng lao động chính và tương lai của đất nước - vẫn chưa hề ý thức được việc phải tự trang bị cho mình những kỹ năng này ngoài bằng cấp chuyên môn. Chiếm 85% khả năng thành đạt Vấn đề của số đông người trẻ hiện nay là vẫn xem thuật ngữ “kỹ năng mềm” (soft skills - KNM) là thứ gì đó cao siêu, ngại tiếp cận. Thực tế, đó chỉ là những phản xạ hết sức cơ bản trong cuộc sống hàng ngày. Theo tiến sĩ Đỗ Thu Hằng (Học viện Báo chí Tuyên truyền), “KNM có vai trò đặc biệt quan trọng để quyết định khả năng bạn có thể làm việc hiệu quả lâu dài hoặc làm lãnh đạo hay không? Đó là những thứ bạn không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn”. Phần đông những người Việt trẻ chỉ chăm chăm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng những kỹ năng “cứng” (hard skills), nghĩa là những thứ thường xuất hiện trên hồ sơ lý lịch: bằng cấp, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc..., thế nhưng trên thực tế, World Bank (Ngân hàng Thế giới) đã gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng (Skills Based Economy). Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ; các nghiên cứu của nhiều tổ chức xã hội đã cho thấy để thành đạt trong sự nghiệp thì KNM (trí tuệ cảm xúc) chiếm đến 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%. Các nhà tuyển dụng vẫn thường nhắc lại một câu chuyện, cách đây chưa lâu, Tập đoàn sản xuất chip vi tính lớn nhất thế giới Intel (Mỹ) từng thất vọng khi tuyển 2.000 nhân viên cho dự án đầu tư vào VN, nhưng chỉ có vẻn vẹn 40 ứng viên đáp ứng được yêu cầu về kiến thức và KNM. Rất nhiều ứng viên còn lại có kiến thức chuyên môn tốt nhưng hổng về KNM nghiêm trọng. Và Intel không phải là trường hợp cá biệt, có đến 80% nhà tuyển dụng than phiền rằng nhân viên trẻ quá yếu KNM, lơ ngơ, không đáp ứng được công việc dù có bằng cấp tốt. Cần nhất là thái độ cầu tiến Tuy quan trọng là thế, những KNM chưa thực sự được ngành giáo dục nước ta chú trọng, các bạn trẻ phải tự tích lũy là chính. Lương Thế Vinh - người vừa đạt điểm thủ khoa ngành Kinh tế năm 2009 tại trường ĐH Cambridge (Anh) - chia sẻ: “Mọi người vẫn thường nghĩ rằng những học sinh được nhận vào Cambridge ắt hẳn phải vô cùng xuất sắc, có trình độ tiếng Anh siêu đẳng và kiến thức phổ thông rất giỏi, nhưng sự thật lại khác. Họ tìm những người sẽ giỏi, chứ chưa hẳn tìm những người đang giỏi. Đơn giản hơn, họ sẽ chiêu sinh những bạn trẻ có KNM cao. Đó là có hoài bão, có khát vọng, có kỹ năng để thực hiện những điều mình mơ ước. Nhưng hơi tiếc là ở VN, đa số học sinh chưa được trang bị KNM nên mất điểm khi thi tuyển rất nhiều”. Theo một nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Giáo dục VN, có đến 83% sinh viên tốt nghiệp ra trường bị đánh giá là thiếu KNM, 37% sinh viên ra trường không tìm được việc làm do không đáp ứng đươc nhu cầu về KNM. Điều đó lý giải tại sao rất nhiều sinh viên sớm bươn chải, đi làm thêm khi còn đi học đã thành công hơn những “mọt sách”. Đã có không ít những bạn sinh viên chỉ biết chăm chú với bài vở, đạt điểm rất cao nhưng ra trường không xin được việc làm hoặc chỉ làm nhân viên bình thường. Người Việt thường gọi những người bằng cấp không cao nhưng sớm thành đạt là những người “lanh”, thực chất “lanh” cũng là KNM. Khi trường học không có nội dung đào tạo KNM, nhiều trung tâm đã mở ra các lớp đào tạo để đáp ứng nhu cầu cho bạn trẻ. Hầu hết các trung tâm đều giảng dạy theo hình thức trải nghiệm (trao đổi kỹ năng, kinh nghiệm, trò chơi, bài tập…). Các giảng viên dựa trên cách tiếp cận người học để khơi dậy sự vận động của học viên. Cách làm này khá hiệu quả, nhưng thực tế cho thấy, những lớp học này vẫn đìu hiu vì ít bạn trẻ chịu bỏ thời gian và tiền bạc để giam mình vào một lớp học dạng như thế này. Cách hiệu quả hơn là tạo các sân chơi mở để các bạn trẻ được vui chơi, vừa được giải trí vừa tự thu lượm kỹ năng cho mình. Hiện Trung ương Hội Sinh viên VN đang kết hợp với nhãn hàng Kotex Pro (Kimberly Clark VN) tổ chức chương trình “Chinh phục thử thách PRO” cho sinh viên từ 26 trường đại học trên toàn quốc tham gia. Mỗi đội thi gồm 5 người sẽ chọn một ngành nghề mình yêu thích để thuyết trình và trả lời các câu hỏi từ ban giám khảo. Nhà báo Tạ Bích Loan, Hoa hậu người Việt Ngô Phương Lan, MC Minh Hương cùng nhiều thành viên ban giám khảo khác đã thực sự mang lại nhiều tình huống thử thách KNM cho các bạn trẻ. Các vòng chung kết khu vực diễn ra giữa tháng 4 vừa qua đều thu hút rất đông sinh viên tham gia, chứng tỏ sự thành công của chương trình. Thế nhưng, rất hiếm khi các bạn trẻ có cơ hội được tham gia một sân chơi được tổ chức quy mô, bài bản để trau dồi KNM như vậy. Dù thiếu trầm trọng KNM nhưng nhiều người trẻ vẫn… không biết mình đang thiếu, và nếu nhận thức được cái sự thiếu ấy của mình, cũng chưa hẳn tìm được cách để trang bị thật nhanh, kịp với nhu cầu của cuộc sống. Câu trả lời cho câu hỏi “Điều gì quyết định đến thành công của việc thực hiện KNM?” thật ra lại khá đơn giản: Đó không phải vì điều kỳ diệu từ những kỹ năng học được mà chính là thái độ cầu tiến trong mỗi người, sẵn sàng học hỏi và thay đổi, cũng như chấp nhận thất bại một cách đúng đắn. KNM có thể được học và rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi và không chỉ bó hẹp trong những tiêu chuẩn, chuẩn mực mà sách vở và các chuyên gia đã liệt kê. Và như vậy, chỉ cần có ý chí cầu tiến, sẵn sàng thay đổi và hòa đồng, mỗi người có thể đưa ra những khái niệm và tự rèn luyện KNM cho chính mình, với nhiều cách khác nhau. 9 kỹ năng mềm cơ bản (Theo Sean Hawitt - Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp (Mỹ) * Có ý chí chiến thắng, có quan điểm lạc quan: Thái độ lạc quan sẽ giúp mỗi người tin vào khả năng của mình hơn, từ đó giải quyết công việc một cách hiệu quả dù gặp khó khăn. * Có tinh thần đồng đội, hòa đồng với tập thể: Các nhà tuyển dụng rất thích nhân viên thể hiện được khả năng làm việc tập thể. Trong một tập thể đó, làm thế nào để có khả năng thu hút, tạo thiện cảm với mọi người để nối kết cả nhóm với nhau là điều rất cần thiết. * Giao tiếp hiệu quả: Giao tiếp tốt sẽ dễ dàng để lại ấn tượng đẹp với người khác. Từ những điều nhỏ nhặt thường ngày như nhìn thẳng vào người đối diện, không tỏ ra bồn chồn, nói chuyện tập trung vào vấn đề chính, phát âm tròn vành rõ chữ... * Tự tin: Muốn gây ấn tượng với ai đó, sự tự tin là vô cùng hiệu quả, điều đó sẽ khiến đối tác tin tưởng ở bạn. * Mài dũa kỹ năng sáng tạo: Tính sáng tạo luôn được đánh giá cao, dù bạn làm công việc gì, ở vị trí nào. * Chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình: Khả năng ứng xử trước lời phê bình phản ánh thái độ sẵn sàng cải thiện, cầu tiến của bạn. * Thúc đẩy bản thân và dẫn dắt người khác: Làm sao để nhà tuyển dụng biết bạn có là người năng động, tràn đầy năng lượng và sẵn sàng đưa ra sáng kiến hay không? Điều này có nghĩa là bạn liên tục tìm ra những giải pháp mới cho công việc của mình. * Đa nhiệm vụ và xác định trước những việc cần làm: một nhân viên tốt là một nhân viên có khả năng kiêm nhiệm thêm một số công việc khác, với một cái đầu biết lập kế hoạch và phân định rõ lịch làm việc. * Có cái nhìn tổng quan: Có khả năng xác định được các yếu tố dẫn tới thành công, điều này cũng có nghĩa là nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy ra để tránh, hoặc đương đầu nhẳm giảm tối thiểu thiệt hại. Theo Lao động cuối tuần Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
|
09-26-2010, 10:26 PM | #2 |
Active Member
Tham gia: Sep 2010
Bài gửi: 66
|
Khi trường học không có nội dung đào tạo KNM, nhiều trung tâm đã mở ra các lớp đào tạo để đáp ứng nhu cầu cho bạn trẻ. Hầu hết các trung tâm đều giảng dạy theo hình thức trải nghiệm (trao đổi kỹ năng, kinh nghiệm, trò chơi, bài tập…).
Cách làm này khá hiệu quả, nhưng thực tế cho thấy, những lớp học này vẫn đìu hiu vì ít bạn trẻ chịu bỏ thời gian và tiền bạc để giam mình vào một lớp học dạng như thế này. Cách hiệu quả hơn là tạo các sân chơi mở để các bạn trẻ được vui chơi, vừa được giải trí vừa tự thu lượm kỹ năng cho mình. mọi người hay hỏi muathoigian là gì,nhưng theo tui,đơn giản nó là một sân chơi như thế! |
Bookmarks |
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách) | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
Đặc điểm của những con người thành đạt | luomlat_goo | Tư duy thành công | 2 | 04-08-2018 08:04 PM |
9 câu nguỵ biện điển hình của người Việt | luomlat_goo | Đi một ngày đàng | 0 | 11-09-2016 09:23 PM |
14 điều người giàu nghĩ khác người thường | luomlat_goo | Tư duy thành công | 0 | 04-04-2014 10:17 AM |
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ngày càng thịnh vượng! | thang | Chuyện kinh bang tế thế | 1 | 03-19-2014 09:37 AM |
9 thói quen của những người giỏi quan hệ | luomlat_goo | Đi một ngày đàng | 0 | 01-15-2014 10:48 AM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn