|
|
|
Kỹ năng mềm Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng suy nghĩ tích cực, kỹ năng trình bày, kỹ năng... |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
|
03-30-2010, 12:19 PM | #1 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
Thẹn đỏ lưng vì nhầm chính tả S-X, N-L, CH-TR
sẽ/sẻ/xẻ
sẽ - là tính từ (hoặc phó từ) .. từ biểu thị sự việc, hiện tượng nói đến xảy ra trong tương lai .. thí dụ: tôi sẽ nghỉ việc sẽ = will, would, be going to, shall sẻ - tên loài chim sẻ, chia ra khi dùng: chia sẻ = to share chim sẻ = sparrow xẻ - bổ hay cắt, chia ra khi dùng: mổ xẻ = to operate, to dissect xẻ = to split xẻ thịt banh da cho nên, sẽ phạm lỗi chính tả nếu viết .. chia xẻ (nếu ngụ ý là to share) .. chia sẽ chia xẽ CHỬI hay CHỮI hay CHƯỠI .. cái nào mới đúng? Thế thì phim con lợn hay phim con heo đúng ^^ Just for fun! CHỬI LÀ TIẾNG VIỆT CHUẨN còn lại là tiếng địa phương thôi. nếu phát âm chữ này thì có lẽ nó sẽ không có khác biệt bao nhiêu .. tuy nhiên chỉ có 1 chữ là đúng còn 3 chữ còn lại là sai béc .. chửi - mắng khi dùng: chửi thề = to curse những chữ chưa được thống nhất .. "D" và "GI", "S" và "X", .. vân vân .. dòng hay giòng .. dòng (danh từ): current; stream, river = dòng nước thí dụ: a tream of tears = dòng nước mắt Line = dòng thí dụ: lined paper = giấy có kẻ dòng Strain; descent = dòng tộc; dòng họ thí dụ: She was of noble strain = cô ta thuộc dòng quí_tộc Religious order thí dụ: Monastery = nhà dòng dòng (động từ): to tow; to lower thí dụ: to lower a rope = dòng dây xuống vs giòng có thể dùng như: thí dụ: giòng sông những chữ chưa được thống nhất "D" và "GI", "S" và "X", .. vân vân .. giùm hay dùm .. có lẽ, chữ GIÙM phổ biến và được chấp nhận nhiều hơn .. ngoài ra còn .. sử dụng - xử dụng, siết cổ - xiết cổ có lẽ, chữ SỬ DỤNG và SIẾT CỔ phổ biến và được chấp nhận nhiều hơn .. Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
thay đổi nội dung bởi: thang, 06-23-2020 lúc 07:37 AM |
03-30-2010, 03:18 PM | #2 |
Tham gia: May 2010
Đến từ: Sài Gòn
Bài gửi: 1,007
|
Dùng loạn xà ngầu về "y" và "i" bắt nguồn từ miền Bắc ... sau khi giải phóng, tất cả trở nên loạn xạ hơn! Họ giải thích là do sự cởi mở, khi hỏi thì được trả lời là "sao cũng được" pó tay!
Mình chỉ là cá thể nhỏ bé, cho nên phải nương theo số đông, cái gì nhiều người chấp nhận thì mình cũng nên chấp nhận, chống đối quá làm gì cho mệt nhỉ? Cách mạng hay cách mệnh nhỉ? (^+^) |
03-30-2010, 12:20 PM | #3 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
1/ trau dồi / trau giồi
- thường thì sách báo cũ (trước 75) và cả tự điển cũ (trước 75) thì có chữ trau giồi và dùng chữ trau giồi nhiều. - sách vở bây giờ thì dùng trau dồi nhiều hơn. ==> tựu chung thì cùng là động từ, và đều mang ý nghĩa: làm cho ngày càng trở thành tốt đẹp hơn. Ví dụ: - trau giồi hiểu biết - trau dồi đạo đức Vậy nên, viết chữ nào hay dùng chữ nào cũng vẫn đúng. 2/ dành / giành: - dành (động từ): có nhiều nghĩa như: - Giữ lại để dùng về sau (ví dụ: Dành tiền mua kẹo ). Hoặc còn có nghĩa là: - Để riêng cho ai hoặc cho việc gì (ví dụ: Dành thì giờ đọc sách). - giành (cũng là động từ) - nhưng có nghĩa là: Cố dùng sức lực để lấy về cho mình, không để cho người khác chiếm lấy (ví dụ: Đàn gà giành nhau thức ăn). Hoặc còn có nghĩa: Cố gắng để đạt cho được (ví dụ: Giành giải nhất). Còn khi dùng như một phương ngữ thì có nghĩa như tranh làm việc gì đó (ví dụ: Giành nói trước). Hai chữ này mà viết lộn xộn thì dễ bị gõ tay lắm à. 3/ giong ruổi / rong ruổi: - ngày trước (75) thì hay dùng giong ruổi. Nay thì dùng hết là rong ruổi. (lạ heng). Mà đều cùng là động từ và mang nghĩa: Đi liên tục trên một chặng đường dài, nhằm một mục đích nhất định nào đó. Ví dụ: giong ruổi / rong ruổi hàng tháng trên đường. Vậy thì, dùng giong ruổi cũng đúng, mà rong ruổi cũng đúng nốt, phải không ta? Thật ra thì sách vở trước 75 đã dùng từ giong ruổi rất nhiều. Thế nhưng sau này thì đa số mọi người dùng chữ rong ruổi hết. Có lẽ "nghe riết rồi quen", hay là theo "cải cách" thì DQ không rõ. Nhưng chỉ biết là bây giờ thì chữ rong ruổi được dùng đa số. Tuy nhiên, những người lớn tuổi đôi khi vẫn dùng chữ giong ruổi, và Từ Điển cũ vẫn có chữ giong ruổi trong đó. Thành nếu bảo sai / đúng thì không lẽ nào. Chỉ có là theo thời gian, ngôn ngữ đã "cải cách" và biến đổi chút thôi. Trong ngôn ngữ Việt hiện nay thiếu gì tiếng nghe như không hợp lý nhưng dùng quen rồi được đa số chấp nhận thì chúng ta cũng dùng theo mà không cần truy nguyên gốc gác. 4/ - chia xẻ / chia sẻ: Cuối năm 2002 trên Internet có một bạn vô danh bắt bẻ một nhà văn viết "chia xẻ" với chữ X mà ông ta cho là sai. Một bạn khác dẫn chứng nhiều từ điển thì cũng có cuốn viết là "chia sẻ" với chữ S. Thật ra, cả hai chữ đều đúng. Chia sẻ thì dùng đã lâu. Cũng như chữ "giòng" vậy thôi. (sẽ nói về giòng / dòng sau) Nếu coi cuốn "Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị" của Lê Ngoc Trụy xuất bản năm 1959 tại Sài Gòn thì chữ "chia sẻ" và chữ "giòng" có trong đó (và còn nhiều chữ khác nữa). Nhưng nếu coi cuốn "Từ Điển Chính Tả Thông Dụng" của Nguyễn Kim Thản do nhà Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp xuất bản năm 1984 thì lại chỉ thấy "chia xẻ" và "dòng" (và nhiều chữ đã thay đổi khác nữa). Trong trường hợp này thì đành dùng theo cách quen dùng từ xưa như một truyền thống. Do đó thì những từ "chia sẻ" hay "giòng sông" đã dùng lâu rồi sao lại đổi làm chi? Thật ra, đó cũng chỉ là một ước lệ. - chia sẻ cũng là động từ mà chia xẻ cũng là động từ. - chia sẻ = cùng chia với nhau để cùng hưởng (hoặc cùng chịu) ví dụ: chia sẻ cho nhau từng bát cơm / Chia sẻ vui buồn. - chia xẻ = chia thành nhiều phần, làm cho không còn nguyên là một khối nữa. ví dụ: chia xẻ lục lượng Nếu nói riêng về chữ xẻ / sẻ thì : - xẻ = chia, cắt cho rời ra theo chiều dọc, không để dính liền nhau. Hoặc có nghĩa là bổ (ví dụ: xẻ trái mít / bổ trái ít). Hay cũng có nghĩa là đào cái gì đó cho thông, cho thoát (ví dụ: xẻ rãnh thoát nước). - sẻ = chia bớt ra, lấy ra một phần (ví dụ: sẻ bát nước làm hai, sẻ bớt gánh nặng cho nhau, nhường cơm sẻ áo).... 5/ vững chãi / vững trãi: - vững chãi là tính từ, mang ý nghĩa: có khả năng chịu tác động mạnh từ bên ngoài mà không lung lay, đổ ngã. Ví dụ: bước đi vững chãi. Vậy nên, chỉ có chữ vững chãi, chứ không có vững trãi. 6/ bàng quan / bàng quang: Nếu muốn nói đến ý nghĩa là: đứng ngoài cuộc mà nhìn, coi như không dính líu gì đến mình hết thì phải dùng chữ bàng quan (động từ). Ví dụ: thái độ bàng quan, bàng quan trước thời cuộc. Vì chữ bàng quang (danh từ) = bọng đái = bladder 7/ quẻ xăm / quẻ xâm: Hồi bé thì DQ nghe bà Nội bảo là : "Người ta đi xin xâm", nhưng bà Ngoại thì lại bảo là: "Người ta đi xin xăm". Và rồi cũng không biết chữ nào đúng, chữ nào sai nữa. Nhưng khi lớn lên một chút, DQ có coi sách vở tí tẹo thì thấy trong tự điển của Nguyễn Văn Khôn có ghi: - xăm = Quẻ thẻ xin thần thánh cho biết vận mệnh trước sau rồi thì, trong quyển tự điển Tiếng Việt (hình như xuất bản năm 1977 thì phải, không nhớ rõ nữa) lại ghi là - quẻ xâm Theo DQ thì thấy chữ xăm có lý hơn nhiều. Chứ nếu là quẻ xâm thì nghe như đang "xâm mình" vậy, không có hợp lý gì hết ha. Mọi người góp ý thêm dùm DQ với. Cám ơn nhiều. 8/ tàn cây / tàng cây: Tại lâu nay thì DQ chỉ dùng chữ tàn cây, không dùng chữ tàng cây. Thế nhưng đọc sách vở thì thấy có một số người lại dùng chữ tàng cây như để ám chỉ bóng mát của cây hay những tán lá xum xuê của một cây nào đó. Cho nên mới thắc mắc chút vậy thôi. Vì nếu theo tiếng Hán thì chữ: - tàn = tàn ác, tàn hại, cái gì dùng rồi còn thừa lại gọi là tàn, giết, hay thiếu 1 cái gì đó (ví dụ: tàn tật), tàn đêm, tàn khốc, tàn mạt, tàn nhang, tàn nhẫn - Tàng: tàng hình, tàng ong, tàng tích, tàng trử, tàng kho, ngang tàng, tiềm tàng (không thấy nhắc gì đến cây cối hết???) Vậy nếu như muốn nói đến bóng mát của cây, hay tán lá của cây, thì dùng chữ gì? Mà chữ tàn cũng có nghĩa là : đồ dùng để cầm che cho các bậc vua chúa thời trước (hay còn gọi là lọng). Vậy có lẽ chữ tàn cây từ đây mà ra chăng? Vì những cành lá của cây xoè ra trên cao như hình cái tàn (lọng) vậy mà. 9/ dành giật / giành giật (giành giựt): chỉ có chữ giành giật, chứ làm gì có dành giật ha. Dành = để dành, giữ lại để mai mốt dùng, v...v..... Vậy nếu dùng dành giật thì hổng có lý chút nào hết, phải không nè ? (coi lại chữ dành / giành ở phía đầu thread) 10/ xít xao / sít sao? 11/ xàm sỡ / sàm sỡ? Còn riêng hai chữ sít sao & sàm sỡ thì DQ cũng viết là S. Vậy mà nhiều khi đọc sách báo, thấy thiên hạ dùng xít xao / xàm sỡ hết giật mình thôi. 12/ Rưởi hay Rưỡi? Ví dụ: - trăm rưởi, ngàn rưởi (dấu hỏi) - đồng rưỡi, một tiếng rưỡi (dấu ngã) Những ví dụ nêu trên đều đúng. Nhưng nếu đổi lại là trăm rưỡi, ngàn rưỡi (dấu ngã); hay đồng rưởi, một tiếng rưởi (dấu hỏi) thì lại thành sai. Câu hỏi: Khi nào thì dùng rưỡi (dấu ngã) và khi nào thì dùng rưởi (dấu hỏi)? rưởi = dùng như rưỡi, nhưng chỉ dùng sau số đơn vị từ hàng trăm trở lên mà thôi. rưỡi = một nửa của một đơn vị nào đó. Rưởi: phân nửa của số trăm trở lên. Ví dụ: trăm rưởi, ngàn rưởi, triệu rưởi. Rưỡi: - nửa phần của (a) một số dưới trăm (Ví dụ: đồng rưỡi, chục rưỡi); hay (b) của đơn vị có kể tên (Ví dụ: tháng rưỡi, năm rưỡi, ký rưỡi) - nhiều hay to hơn đến 150% (ví dụ: cái này bằng rưỡi cái kia; anh này cân nặng gấp rưỡi anh kia). 13/ Nức / Nứt: Nứt = (1) bị tách thành vệt, thành khe, nhưng chưa rời hẳn (ví dụ: Mặt bàn bị nứt. Tường nứt ngang nứt dọc.) (2) hoặc cũng có nghĩa là trồi mầm rễ do lớp vỏ bọc bị tách ra (ví dụ: Cây nứt mầm. Củ nứt rễ.) ==> Những từ hay dùng: nứt nẻ, rạn nứt, nứt toác, nứt mắt, nứt đố đổ vách, v.v.. Nức = (mùi thơm) bốc mạnh và lan toả rộng. (ví dụ: Mùi hoa lan thơm nức) ==> Những từ hay dùng: nức danh, nức lòng, nức nở, nức tiếng, v.v. 14/ dùm / giùm ? Còn chữ dùm & giùm thì nếu dùng cho đúng thì phải là giùm. Bởi vì, chữ giùm = giúp, phụ, hộ. Ví dụ: Nhờ làm giùm. Còn chữ "dùm" thì có lẽ vì cách phát âm sao rồi viết vậy nên có người viết là "dùm" chăng? Chứ trong tự điển thì làm gì có chữ "dùm"? 15/ Gỡ / Gở: Gở: Có tính chất không hay, báo trước điều chẳng lành, theo quan niệm dân gian. Ví dụ: Nói gở. Điềm gở. Gở mồm gở miệng (hay nói điều gở) Gỡ: Tách các sợi ra cho hết rối. Ví dụ: Chải gỡ đám tóc rối. Gỡ từng sợi len. Đứt nối, rối gỡ. Gỡ: Tháo rời ra khỏi cái mà vật nào đó dính vào, mắc vào. Ví dụ: Gỡ xương cá. Cá cắn câu biết đâu mà gỡ. Gỡ mìn. Gỡ mấy tấm ảnh trên tường xuống. Gỡ: Làm cho thoái ra khỏi tình trạng khó khăn, lúng túng. Ví dụ: Gỡ thế bí. Gỡ rối tơ lòng. Gỡ: Lấy lại phần nào bù vào chỗ đã bị thua thiệt. Ví dụ: Gỡ lại một bàn cờ. Cầu thủ A. gỡ hoà cho đội banh của mình. Gỡ gạc (không phải gỡ gạt nha): Tìm cách gỡ lại được phần nào hay phần ấy (nói khái quát). Ví dụ: Thua món nọ cố gỡ gạc món kia. 16/ Khẽ / Khẻ: Khẽ: (cách thức hoặc mức độ hoạt động) không gây ra tiếng ồn hoặc một chuyển động có thể làm ảnh hưởng đến không khí yên tĩnh chung. Ví dụ: Ghé vào tai nói rất khẽ. Khẽ cái miệng chứ. Không đáp, chỉ khẽ gật đầu. Khẽ khàng. Giơ cao đánh khẽ. Khẻ: Dùng vật cứng đập vào, làm cho đau. Ví dụ: Hắn lấy thước khẻ vào chân cô ta. nguồn sưutầm. thay đổi nội dung bởi: thang, 05-19-2020 lúc 08:43 AM |
03-30-2010, 12:22 PM | #4 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
Còn 1 số từ cũng dễ sai lỗi lắm
VD như: Bản kiểm điểm > bảng kiểm điểm. Bác sĩ or bác sỹ ??? .Ai thấy còn thiếu gì thì post vô nhé. |
03-30-2010, 06:33 PM | #5 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 602
|
Mấy trường hợp của anh post em còn phân biệt cái nào đúng cái nào sai, thế nhưng khi sử dụng âm "y" và "i" thì potay.com
ví dụ - Kỹ năng và Kĩ năng --->>> cái nào là đúng vậy? - Kỳ tích hay kì tích?? - chữ ký hay chữ kí??? Hồi trước em cũng hỏi cô giáo dạy văn và cũng có được câu trả lời như S ấy: "cái nào cũng được". Nếu cái nào cũng được thì cần gì phải phân biệt "Y" với "I". Dùng 1 từ "tai" hay "tay" để chỉ cho 2 bộ phận cơ thể lun cho đỡ rắc rối!!! |
03-30-2010, 10:29 PM | #6 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 665
|
Mình thì đang thắc mắc từ hy vọng hay hi vọng - Định Lí hay Định Lý
Trong sách giáo khoa thì ghi là Định Lí còn thầy thì cứ viết Định Lý |
Bookmarks |
Tags |
lỗi chính tả , từ vựng tiếng việt |
Ðang đọc: 7 (0 thành viên và 7 khách) | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
Đặc điểm của những con người thành đạt | luomlat_goo | Tư duy thành công | 2 | 04-08-2018 08:04 PM |
HN- Tuyển Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính ( Lương cao >1000) | huidio12 | Tìm việc làm | 0 | 06-12-2013 10:49 PM |
Vừa chơi vừa học, tìm kiếm tự do tài chính trong tầm tay | phamtheanh | Đào tạo - Việc làm - Tuyển dụng | 0 | 03-17-2011 12:19 AM |
IQ tài chính | Richyourlife | Tư duy thành công | 2 | 11-22-2010 10:26 PM |
20 tuổi, tôi chọn cách làm mới cuộc sống của chính mình | reina172 | Ký sự: Hành trình - Thời gian | 3 | 09-27-2010 01:35 AM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn