|
|
|
Kỹ năng mềm Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng suy nghĩ tích cực, kỹ năng trình bày, kỹ năng... |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
|
12-31-2020, 03:31 PM | #1 |
Tham gia: Apr 2020
Bài gửi: 17
|
10 bí kíp gia tăng trí nhớ đơn giản, dễ làm
Đôi khi bạn cảm thấy bất lực với bộ não khi đang cố lục lại trí nhớ, và như thường lệ, chúng ta hay biện hộ rằng trí nhớ mình kém bẩm sinh, hoặc đã quá tuổi phát triển của não bộ.
Nhưng sự thật là bộ não luôn có cách để thích ứng và thay đổi trong suốt cuộc đời con người, thường xuyên tạo ra các nơ-rôn thần kinh mới để kịp đáp ứng nhu cầu tư duy. Cách bạn đối xử với bộ não (lẫn sức khỏe nói chung) có ảnh hưởng trực tiếp đến trí nhớ của bạn sau này. Ngủ ngon Giấc ngủ được xem như là ‘bữa ăn’ để tái nạp năng lượng của não bộ. Đa phần một người trưởng thành cần 7.5 – 9 giờ ngủ/ ngày, thanh thiếu niên cần nhiều hơn 1 giờ nữa để ngủ (thậm chí không được tính thời gian ngủ giữa chừng trên máy bay hoặc ô tô). Dùng một ứng dụng tính toán thời gian ngủ trên điện thoại để kiểm soát giấc ngủ là một sáng kiến rất hữu ích. Để có một giấc ngủ thực sự, hãy tập thói quen duy trì một lịch ngủ ổn định, uống ít café và dừng tất cả các hoạt động xem tivi, chơi iPad, điện thoại hay làm việc trên máy tính khoảng một giờ trước giờ ngủ. Một giấc ngủ đủ dài sẽ giúp bạn thấy tốt hơn, khả năng tập trung và ghi nhớ tốt hơn nhiều cho các công việc ngày hôm sau. Nói không với stress Căng thẳng liên tục có thể phá hủy các tế bào não và gây tổn thương vùng hippocampus – một vùng não cập nhật và lưu trữ các ký ức mới lẫn cũ. Hãy học cách ưu tiên xử lý hiệu quả các vấn đề phát sinh trong ngày, cụ thể: 1. Đừng trì hoãn công việc đến sát deadline rồi mới làm: Thói quen xấu này sẽ dẫn đến kỹ năng tổ chức công việc bê tha, chất lượng công việc giảm sút, đồng thời nhiều áp lực làm giảm hiệu quả tư duy. Chia nhỏ công việc thành các đầu việc nhỏ để có các khoảng thời gian giải lao. 2. Chia sẻ các quan điểm của cá thân với người khác thông qua các hoạt động nghệ thuật như làm thơ, vẽ tranh, viết nhạc, bất cứ cái gì khiến bạn có cơ hội được thể hiện. 3. Đừng gộp việc (multi-tasking): Xử lý từng việc thật tốt đã đủ làm cho bộ não của bạn bận rộn rồi, thói quen gộp các đầu việc lại cùng một lúc dễ làm bản thân thấy quá tải. 4. Thiền: Dành khoảng 10 phút mỗi ngày, chọn một nơi tĩnh lặng để khơi gợi lại những suy nghĩ tích cực, những câu chuyện thành công trong ngày. Hiện đã có nhiều ứng dụng trên điện thoại hỗ trợ bạn bắt đầu tập thiền. 5. Đừng đặt mục tiêu quá cao: Việc không đạt được mục tiêu nhiều lần có thể dẫn đến giảm động lực làm việc và tăng căng thẳng. Hãy thực tế khi đặt ra mục tiêu. Ăn uống lành mạnh Ăn, ngủ và tập thể dục đều đặn là chìa khóa cho một cơ thể dẻo dai và cả một bộ não khẻo mạnh. Một chế độ ăn khỏe mạnh gồm nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại chất béo lành mạnh (như dầu oliu, các loại đậu, cá) và chất đạm. Cũng đừng quá áp lực khi bạn “mắc lỗi” một vài lần, thái độ tự ý thức này đã cho thấy bạn đang cố gắng sống tốt hơn rất nhiều người khác rồi. Cân bằng công việc và cuộc sống Chỉ khi bạn biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống, bộ não của bạn mới có đủ thời gian để giải tỏa và tái phục hồi các chức năng nội tại. Để giúp bộ não cảm thấy hung phấn, hãy thử các hoạt động thú vị như đi chơi và giao lưu với bạn bè, đi xem phim và…đừng ở một mình quá lâu (vì bản tính tự nhiên của con người luôn cần tương tác với xã hội). Tình bạn và các mối quan hệ tốt đẹp có vai trò lớn đối với một trí nhớ khỏe mạnh. Và tất nhiên để duy trì được các mối quan hệ tốt đẹp đó thì bạn cũng cần đầu tư thời gian và công sức xứng đáng. Cười nhiều Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ – thực sự nụ cười có tác dụng với não bộ của bạn theo nhiều cách, sản sinh ra serotonin và làm cho bạn cảm thấy tuyệt hơn nhiều. Tìm ra điểm tích cực và hài hước trong mọi tình huống. Dù những gì đang xảy ra với bạn có thể tệ đến mức nào, thì một câu đùa có thể khiến tình trạng khó khăn trở nên đáng yêu hơn nhiều. Lắng nghe các câu chuyện cười và tìm ra điểm hài hước, đó là một cách hiệu quả cải thiện tính sáng tạo của não bộ. Nó khiến bạn suy nghĩ rộng hơn và phóng khoáng hơn. Vậy nên đừng căng thẳng quá, hãy tận hưởng thời gian bên mọi người cùng các câu chuyện hài hước sẽ khiến mọi việc trở nên dễ dàng hơn. “Tập thể dục” cho não Đặt ra các thách thức tuy duy cũng là một cách luyện tập cho não. Giống như sức mạnh thể chất, sức mạnh tư duy cũng đòi hỏi quá trình rèn luyện thử thách liên tục. Các bài tập tư duy cần có 4 tính chất sau: 1. Mới mẻ: một lĩnh vực mới sẽ giúp bạn phát triển rất nhanh qua quá trình tìm tòi và học hỏi, dù ban đầu sẽ thấy không dễ dàng. 2. Khó: đòi hỏi bạn phải tập trung đầu óc và đầu tư thời gian sẽ kích thích não bộ phát triển rất nhanh. 3. Gia tăng thường xuyên: các kỹ năng cần lặp đi lặp lại thành thói quen, như học một ngôn ngữ mới hay một nhạc cụ mới. Bắt đầu với các bài đơn giản và dần dần tiến tới các bài học khó để duy trì và phát triển các kỹ năng đã học được. Thú vị và ý nghĩa: Thử thách phải mang lại cảm giác tuyệt vời cho người chiến thắng, nhất là khi bạn đã bỏ thời gian và tâm huyết vào đó. Cảm giác này còn tạo động lực rất lớn để bạn tiếp tục các thử thách tiếp theo. Chơi thể thao Các bài tập thể dục (đặc biệt là chạy bộ, đạp xe, bơi lội) vừa giúp tăng cường lượng oxy lên não (giảm stress và cải thiện các chức năng hóa học của não bộ), vừa giảm các nguy cơ các bệnh tiểu đường và tim mạch. Tập thể dục buổi sáng thật sự giúp ích cho việc khởi động một ngày làm việc năng động và hiệu quả. Nếu không có thời gian vào buổi sáng thì dành ít phút trong ngày để đi bộ hoặc chống đẩy. Một số bài tập giúp cải thiện các chức năng của não rõ rệt, đặc biệt là các bài tập yêu cầu sự phối hợp của tay và mắt và các kỹ năng vận động phức tạp. Ngoài ra, các bài tập kết hợp cả cánh tay và chân giúp giãn cơ cũng sẽ có tác dụng giảm stress kéo dài vì chúng giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn với các giới hạn vật lý của bản thân. Các môn thể thao đồng đội như bóng đá, bóng rổ, khúc côn cầu cũng rất phù hợp để giảm stress. Kiểm tra ‘sức khỏe’ của não Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giảm trí nhớ và cũng có nhiều cách để cải thiện, tuy nhiên một khi bạn thật sự cảm thấy có vấn đề với trí nhớ của mình, bạn nên tìm sự trợ giúp của các chuyên gia y tế. Không phải chỉ khi mắc bệnh mất trí nhớ trầm trọng hay Alzheimer thì mới cần đến bác sĩ, một số bệnh khác như bệnh tim với choresteron trong máu cao và huyết áp cao, bệnh tiểu đường, rối loạn hormone, trầm cảm và nhiều bệnh khác đều có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ. Thực hành các thói quen tốt Một trí nhớ tốt là kết quả của những thói quen tốt. Chú ý các thói quen tốt sau đây sẽ giúp bạn ghi nhớ thông tin tốt hơn: Tập trung: Bạn không thể học được gì nếu không tập trung, và chắc chắn sẽ chẳng có gì để lưu vào bộ nhớ. Cần ít nhất 8 giây để lưu được thứ gì đó vào bộ nhớ, nên chú ý tìm chỗ yên tĩnh để học và thực sự tập trung. Sử dụng các giác quan: Các bài học sẽ dễ dàng hơn nếu nó gắn với các giác quan quen thuộc. Nghe nhạc, tập trung vào những gì bạn có thể ngửi, màu sắc bạn có thể thấy, kết cấu bạn có thể chạm. Đọc nhịp nhàng và thậm chí đọc to lên sẽ dễ nhớ hơn. Tập trung vào các khái niệm nền tảng trước rồi mới đi lên các chi tiết phức tạp: Tập trình bày với người khác (trong đầu) để luyện nhớ. Tận dụng kiến thức có sẵn cũng là một cách khiến bạn ghi nhớ nhanh hơn khi phát triển từ các thông tin trước đó. Ôn lại kiến thức vừa học được để nó ở lại lâu hơn. Cập nhật các phát minh khoa học Công nghệ và nghiên cứu khoa học (ngành mnemonics) đang giới thiệu ngày một nhiều các thiết bị và mẹo gia tăng trí nhớ đơn giản và hiệu quả trong cuộc sống thường ngày như: Dùng hình ảnh trực quan để minh họa cho thông tin cần ghi nhớ, đặc biệt là hình ảnh tích cực, nhiều màu sắc hoặc đa chiều. 1. Ghi nhớ chữ cái đầu: Viết thông tin cần nhớ thành một cụm hoặc một câu mà mỗi chữ cái đầu tiên đại diện cho thông tin cần nhớ, để mỗi khi nhớ đến chữ cái đó thì bạn cũng nhớ luôn cả đoạn thông tin. 2. Sáng tạo tên gọi: Khi cần phải nhớ một cụm nhiều từ/ ý, hãy lấy chữ cái đầu tiên của mỗi ý rồi ghép chúng lại sao cho tạo thành một từ mới. Ví dụ, người ta gọi phương pháp xác định mục tiêu hiệu quả là S.M.A.R.T vì các chữ cái này đại diện cho 5 ý quan trọng: ‘Specific’, ‘Measurable’, ‘Achievable’, ‘Relevant’ và ‘Timely’. 3. Làm thơ, ca hát: Các bài vè và bài hát sẽ khiến bạn dễ nhớ hơn với nhịp điệu thú vị. Các câu chuyện cười cũng là một cách để dễ nhớ thông tin. 4. Chia nhỏ thông tin: Số điện thoại của bạn sẽ trở nên dễ nhớ hơn khi bạn chia chúng thành các cụm số, ví dụ để nhớ số điện thoại 0989875476 bạn có thể tách thành các cụm 098 987 54 76. 5. Phương pháp loci: Hãy thử tưởng tượng một con đường quen thuộc (ví dụ như đường từ nhà đến trường) có thêm những sự vật & hiện tượng cần ghi nhớ diễn ra hai bên đường. Khi cần lục lại trí nhớ, bạn chỉ cần nhớ ra ‘con đường’ này thì chi tiết tương ứng sẽ dễ dàng hiện ra. Theo Viva-mundo.com Những bài viết ngẫu nhiên trong Box: |
Bookmarks |
Ðang đọc: 4 (0 thành viên và 4 khách) | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
Nội thất Phát Phát- Cung cấp sản phẩm nội thất văn phòng, gia đình lớn nhất miền Bắc | caonhan | Quảng cáo Dịch vụ | 0 | 07-20-2020 04:08 PM |
Chuyện ngược dời ở Canada: Bác sĩ, sinh viên y phản đối vì được... tăng lương | kotile91j | Đi một ngày đàng | 0 | 03-08-2018 10:49 AM |
Cách khắc phục lỗi mạng Wifi chập chờn, tăng tín hiệu Wifi, tăng tốc độ mạng Wifi | thang | Máy tính và Internet | 1 | 07-25-2013 01:59 PM |
[Media] Đường Tăng - Tây Lương nữ vương: Có một chuyện tình... | nhanvatso1 | Media | 1 | 06-30-2011 02:39 PM |
Vé máy bay Tết: Vietnam Airlines sẽ tiếp tục tăng chuyến | anna | Du lịch | 0 | 01-04-2011 01:43 PM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn