|
|
|
Kỹ năng mềm Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng suy nghĩ tích cực, kỹ năng trình bày, kỹ năng... |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
|
04-24-2010, 08:03 PM | #1 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 295
|
công sở thân thiện:Lợi hay hại?
Có câu “Gia hòa vạn sự hưng” (tạm hiểu là gia đình hòa thuận thì thế nào cũng hưng thịnh). Thế nhưng một môi trường làm việc thân thiết như gia đình chưa chắc đã là mảnh đất màu mỡ để các tài năng phát triển lâu dài và càng chưa chắc là một tín hiệu tốt để giới chủ tự hào.
Không ít người rời bỏ chỗ làm trong tâm trạng nuối tiếc nhưng vẫn không thay đổi quyết định của mình, dù được cấp trên xem trọng giữ lại. Họ ra đi không phải vì thù lao, đãi ngộ không xứng đáng hoặc không có cơ hội thăng tiến. Để có được một đội ngũ hùng mạnh, giới chủ đổ tiền đầu tư nâng cao cơ sở vật chất văn phòng sao cho nhân viên thấy thoải mái nhất, không tiếc tiền sử dụng các dịch vụ tìm kiếm tuyển dụng người tài và càng mạnh tay ký các điều khoản hấp dẫn để chiêu mộ ứng viên ưng ý. Thế nhưng, họ vẫn không giữ lâu được những nhân sự mà mình đã cất công “săn” về từ các công ty nước ngoài hay những công ty chuyên nghiệp trong nước. Có lẽ điều mà các nhà lãnh đạo khó thể hiểu được rằng một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhân viên ra đi là vì văn hóa doanh nghiệp có tính “bầy đàn” quá, mặc dù “bầy đàn” này rất nhiệt tình tiếp nhận họ như thành viên chính thức của một gia đình. Quá thân thiết là một yếu tố làm mất đi tính cạnh tranh, kể cả cạnh tranh tích cực giữa các thành viên. Mặc dù sự gắn kết giúp các thành viên trong doanh nghiệp hỗ trợ tích cực nhau trong công việc, nhưng mặt khác, họ sẽ tập trung nhiều để chăm sóc các mối quan hệ của mình: trò chuyện, tâm sự cùng nhau và cũng có thể là “liên minh” cùng hội cùng thuyền, đứng chung một “chiến tuyến” khi có bất đồng với cách cư xử của nhà quản lý hay với các cơ chế, chính sách của công ty. Điều này cũng có nghĩa là giới chủ và ban lãnh đạo đã bị đem ra mổ xẻ để cùng “học hỏi” và những khuyết điểm lẫn hiểu lầm trở thành những dư luận làm suy sụp tinh thần nhân viên, khiến mong muốn gắn bó lâu dài với chỗ làm của họ bị tan biến. Công sở thân thiết: Lợi hay hại?, Bạn trẻ - Cuộc sống, công sở, thăng tiến, nhân viên, nghề nghiệp, thử thách Khi mọi người xem nhau là người nhà, những thói quen cá nhân sẽ bộc lộ không e dè và có thể điều đó gây khó chịu cho những người khác... Vì thế, khi tại một doanh nghiệp, bình quân thâm niên làm việc tại công ty của nhân viên quá thấp thì chủ doanh nghiệp không nên tự hào về môi trường làm việc. Không ai đặt tâm huyết lâu dài trong công việc hiện tại nên cũng không ai để tâm đến sự thăng tiến của họ. Đằng sau mặt hồ hòa bình phẳng lặng đó có thể là những cơn sóng ngầm: các nhân viên đang bí mật rủ nhau tìm một nơi làm việc mới nhiều hứa hẹn hơn. Mặt khác, khi mọi người xem nhau là người nhà, những thói quen cá nhân sẽ bộc lộ không e dè và có thể điều đó gây khó chịu cho những người khác, nhất là những người mới vào, chưa thích ứng kịp với văn hóa chung. Khi phải chịu đựng nhau nhưng không muốn góp ý vì ngại bị mếch lòng, những người trẻ cầu tiến có thêm một lý do để tìm kiếm môi trường làm việc khác. Họ kỳ vọng được học hỏi thêm nhiều trải nghiệm ở tác phong chuyên nghiệp của các cộng sự chứ không có nhu cầu về quá nhiều tình cảm cá nhân trong môi trường làm việc. Khi đi làm, những bạn trẻ có nhiệt huyết thường mong muốn tìm một môi trường cho phép họ thể hiện bản thân mình và phát triển nghề nghiệp, cho dù nơi đó có nhiều thử thách và thiếu tiện nghi hơn là một môi trường ổn định nhưng không học hỏi được gì nhiều. Ông chủ giỏi là ông chủ đem lại mức sống ổn định cho nhân viên. Tuy nhiên, cũng có thể ông chủ đó đang tiêu dùng hoang phí đồng vốn đầu tư của mình cho đội ngũ nhân sự. Tổ chức phải gồng mình để gánh những cá nhân già cỗi, khó phát triển, trong khi trên thị trường đang xuất hiện những người trẻ lao động giỏi, năng động, cầu tiến và ít đòi hỏi hơn ở tổ chức. Khi sự gắn kết giữa mỗi thành viên quá mạnh và bền vững đến mức khó tách rời họ ra hoặc khó có thể tiếp nhận thêm một thành viên mới thì nhà quản lý sẽ gặp khó khăn trong việc đánh giá và áp dụng các hình thức thay thế, cũng như tuyển dụng thêm nhân viên mới vì gặp khá nhiều khó khăn. Như thế, tổ chức sẽ có thêm nhiều hạn chế nên khó lòng “vạn sự hưng” được. Mình vừa đọc trên danong.com Những bài viết ngẫu nhiên trong Box: |
Bookmarks |
Ðang đọc: 2 (0 thành viên và 2 khách) | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
Làm thế nào để vượt qua stress nơi công sở? | luomlat_goo | Sức khoẻ và thành công | 0 | 07-17-2019 05:39 PM |
10 nguyên tắc vàng trong ứng xử nơi công sở | luomlat_goo | Kỹ năng mềm | 0 | 02-09-2017 08:57 AM |
Kinh nghiệm quản lý - Honda Soichiro, "Ông Tổ" của Vương quốc Honda | thang | Kiến thức chuyên ngành | 1 | 04-01-2013 04:33 PM |
Michael Porter: Để thành công, cần biết từ bỏ… | cuti2010 | Đi một ngày đàng | 0 | 11-30-2010 10:46 PM |
Dành cho các bạn quan tâm đến quản trị doanh nghiệp | nam_hd55 | Kiến thức chuyên ngành | 0 | 09-26-2010 07:55 AM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn