Kiếm Trong Diễn Ðàn Show Threads  Show Posts
Trang Chủ

Go Back   RA LÀ VẬY ^_^ KNOW HOW! > Trải nghiệm: được và mất! > Du lịch - Ẩm thực

Du lịch - Ẩm thực Cùng khám phá thiên nhiên - đất nước - con người.

Nghề dệt chiếu cói Quảng văn - Truyền thống và Công nghiệp

Du lịch - Ẩm thực


Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Kiếm Trong Bài Xếp Bài
Old 03-03-2013, 10:58 PM   #1
thang
Administrator
 
thang's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,044
Default Nghề dệt chiếu cói Quảng văn - Truyền thống và Công nghiệp

Gần đây, xã Quảng Văn (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá) đang có sự “thay da, đổi thịt” mạnh mẽ. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội đang thấm nhuần trong mỗi người dân. Nhiều chủ nhân của những chiếc máy dệt chiếu công nghiệp đã không chỉ làm giàu chính đáng cho bản thân, mà còn tạo việc làm, tạo thu nhập cho hàng trăm lao động nông nhàn. Tuy nhiên, để làng nghề được phát triển thì còn nhiều nỗi lo!

Đi trên những con đường bê tông phẳng lỳ rộng rãi, khang trang trải khắp xóm làng và thấy những ngôi nhà san sát mái bằng, nhà hai, ba tầng còn thơm mùi ve vôi dọc bên đường và cảnh nhà nhà trồng cói, người người làm chiếu rộn ràng khắp trong thôn ngoài ngõ, chúng tôi cảm nhận được rất rõ sự “thay da, đổi thịt” của làng nghề nơi đây.

Có một thời, nghề chiếu cói nơi đây cũng điêu đứng không kém các làng nghề ở nơi khác, bởi hiệu quả kinh tế không cao. Cái nghề được mệnh danh chúc phúc cho hạnh phúc lứa đôi đòi hỏi phải tỷ mỉ đến từng chi tiết nhỏ, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Nếu dệt theo lối thủ công, thì hai người làm khéo cũng chỉ được 2 đôi chiếu/ngày, vì phải mất rất nhiều công đoạn như: chọn cói, vo đập, ghim ghép… Công việc vất vả, thu nhập lại không cao, nên nhiều người dân đã thờ ơ với cây cói và dệt chiếu cói. Nhiều người dân trong làng không sống được bằng nghề đã phải bỏ ra các thành phố lớn tìm kế mưu sinh, khiến làng nghề có nguy cơ bị mai một.

Sống bên cạnh con sông cói, được nuôi dưỡng từ những bàn tay dệt cói, anh Hồ Trung Thiện như hiểu được nỗi lòng của người dân quê mình. Năm 2006, anh là một trong những lao động phải bỏ làng ra đi đã huy động một số anh, em trong gia đình dồn tiền mua một chiếu máy dệt cói công nghiệp về làng. Thời ấy, chiếc máy như một thứ đồ xa xỉ và hiện đại nhất đối với một xã nghèo Quảng Văn quê anh.
Thế rồi, xưởng dệt chiếu cói của anh Thiện cũng được hình thành. Thời gian đầu, anh và mọi người phải đánh vật mãi với chiếc máy, “do bà con nông thôn vốn quen với cái cách làm thủ công truyền thống, nay tiếp thu cái hiện đại nên còn bỡ ngỡ và lóng ngóng lắm!” - anh Thiện tâm sự.

Lâu dần, mọi người cũng thông thạo và điều hành chiếc máy một cách dễ dàng, nhuần nhuyễn. Những công việc tỷ mỉ, vất vả trước kia đã được máy làm thay, năng suất tăng gấp 20 - 30 lần so với cách làm thủ công truyền thống, hàng hóa làm ra đến đâu bán hết đến đó. Trung bình một máy sử dụng 2 lao động thường xuyên, với công suất đạt khoảng 30 - 40 đôi chiếu/ngày, lợi nhuận sau khi giảm trừ các chi phí thì được gần 10 ngàn đồng/đôi chiếu. Đi vào hoạt động không lâu, xưởng chiếu cói của anh Thiện đã có thể hoàn trả hết số vốn đầu tư ban đầu, ngoài ra còn có “của ăn của để”. Nhận thấy cách làm ăn mới hiệu quả, nhiều gia đình trong làng cũng bỏ tiền ra mua máy, như các anh: Hồng, Thuận, Cường, Mậu… Kể từ đây, làng nghề có bước phát triển mạnh mẽ. Đến nay, toàn xã có tới 66 chiếc máy, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hơn 300 lao động, với mức thu nhập bình quân 2,5 - triệu đồng/người/tháng.

Chúng tôi có dịp vào thăm cơ sở làm chiếu cói của anh Hồ Trọng Hồng - một cơ sở đang làm ăn rất phát đạt trong xã. Anh Hồng tâm sự: “Làng nghề chiếu cói ở đây đã được hồi sinh, phát triển nhờ có công nghệ máy móc hiện đại. Bây giờ, bà con đã có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định, từ đó đã tạo ra sự yên tâm, cố gắng hết mình vì nghề của người dân nơi đây. Nhưng, cái khó nhất của chúng tôi vẫn là đầu ra của sản phẩm”.

Những gì mà Quảng Văn đang làm được thực sự không phải là nhỏ. Mô hình phát triển làng nghề của Quảng Văn cần được phát huy và nhân rộng trong đề án xây dựng nông thôn mới.

Còn nhiều nỗi lo
Mặc dù nghề chiếu cói đang có cơ hội phát triển, người dân Quảng Văn đang nhờ vào cây cói để thực hiện ước mơ làm giàu. Tuy nhiên, đi sâu vào tìm hiểu chúng tôi mới biết, những người làm cói vẫn còn nhiều nỗi lo.

Ông Hồ Công Hương - Chủ tịch xã Quảng Văn trăn trở: “Trong chiến lược xây dựng nông thôn mới, nghề dệt chiếu đã phát huy được hiệu quả cao trên cả hai lĩnh vực kinh tế và xã hội, vì nghề này mang tính ổn định, bền vững. Những năm qua, UBND xã rất quan tâm, chú trọng phát triển làng nghề. Tuy nhiên, việc xuất hàng hóa vẫn do các cơ sở tư nhân tự tìm đầu ra, chưa có cơ quan nhà nước nào đứng ra giúp nhân dân trong xã bao tiêu sản phẩm. Chiếu cói làm ra không bán được để ẩm mốc, hư hỏng là chuyện tất yếu. Hơn nữa, giữa các hộ sản xuất, kinh doanh với các chủ thu mua sản phẩm không có sự ràng buộc pháp lý nào, tình trạng mua nợ đang diễn ra rất nhiều. Nếu các hộ sản xuất không thu gom được tiền mặt để xoay vòng đầu tư thì rất dễ xảy ra tình trạng nợ chồng lên nợ”.

Như để minh chứng, ông Hồng nói thêm: Trước đây, tôi cũng bỏ tiền đầu tư mua một máy dệt chiếu. Ban đầu làm ăn còn có hiệu quả, lâu dần, mô hình được nhân rộng toàn xã, sản phẩm ngày một nhiều, trong khi đó thị trường bị chia nhỏ, hàng hóa không bán được, có giai đoạn chiếu tồn kho ẩm, mốc, người dân phải đem phơi chiếu kín cả cánh đồng. Sau lần đó, tôi phải lặn lội vào Nam, ra Bắc tìm người bao tiêu sản phẩm nhưng không ai chịu nhận, về nhà tôi đành phải bán máy. Số còn lại, cơ sở nào tìm kiếm được thị trường thì nghề chiếu cói cũng đủ để họ làm giàu.

Chiếu cói Quảng Văn được tạo nên từ những công đoạn khá công phu. Cói thu hoạch xong được chẻ ngay, sau đó mới phơi khô, loại bỏ phụ phẩm; rồi đến khâu chọn cói, cói phải được phân loại cho thật đều, theo từng sợi to nhỏ, ngắn dài khác nhau thì khi dệt chiếu mới bền, đẹp. Tiếp theo, khi cho cói vào máy để dệt, đòi hỏi người dệt phải thật tinh ý, sao cho các đường bẻ mép, bắt biên phải gọn gàng. Chính vì lẽ đó, điều lo lắng hiện nay của anh Hồng cũng như mọi người là vùng nguyên liệu cói của xã hạn hẹp, nhiều lần anh Hồng phải nhập nguyên liệu từ vùng cói Nga Sơn về, nhưng cói ở đây không được cứng gốc, bóng cói và nhiều sóng bằng cói quê anh!.

Tìm hiểu thêm làng nghề chiếu cói Quảng Văn, chúng tôi nhận ra một điều, hầu hết cơ sở vật chất, máy móc người dân phải tự bỏ tiền túi ra mua, khoảng 100 triệu đồng/máy, chưa kể nguồn vốn nhập nguyên liệu và thuê nhân công. Trong khi xã thì không có kinh phí để hỗ trợ, người dân thì không đủ khả năng. Đặc biệt, tình trạng suy thoái kinh tế trong nước đang gây khó khăn đến từng người dân Việt Nam, thì điều này sẽ là khó khăn rất lớn đối với người dân Quảng Văn!.

Những người nông dân xã Quảng Văn luôn cần mẫn và gắn bó với từng cây cói đang rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan chức năng và các cấp chính quyền, như hỗ trợ người dân về nguồn vốn, kỹ thuật, tìm đầu ra cho sản phẩm; tạo điều kiện cho bà con nông dân Quảng Văn phát triển kinh tế, góp phần giữ vững nghề truyền thống của địa phương.

Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
thang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Bookmarks


Ðang đọc: 5 (0 thành viên và 5 khách)
 

Quyền Sử Dụng
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt


Similar Threads
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gửi
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ngày càng thịnh vượng! thang Chuyện kinh bang tế thế 1 03-19-2014 09:37 AM
Kinh nghiệm quản lý - Honda Soichiro, "Ông Tổ" của Vương quốc Honda thang Kiến thức chuyên ngành 1 04-01-2013 04:33 PM
Truyền hình số - Cuộc cách mạng công nghệ đã bắt đầu! thang Kiến thức chuyên ngành 0 03-26-2013 03:54 PM
Account Manager - Vị trí "chiến lược"của công ty quảng cáo RRRRRRR Kiến thức chuyên ngành 0 06-13-2011 09:44 PM
Dành cho các bạn quan tâm đến quản trị doanh nghiệp nam_hd55 Kiến thức chuyên ngành 0 09-26-2010 07:55 AM

Powered by:MTG

E-mail: admin@muathoigian.vn



ChipLove's Family