|
|
|
01-07-2010, 04:31 PM | #1 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,555
|
Nhẫn là gì
"Nhẫn" có nghĩa là biết lắng nghe, biết tiếp thu ý kiến của người khác, để điều chỉnh hành vi.
"Nhẫn" là nhịn, sẵn lòng: nhẫn một tý để đỡ sinh chuyện, nhẫn nại, nhẫn nhịn, nhẫn nhục. Nhẫn nại: bền bỉ, chịu khó, chịu khổ, kiên trì theo đuổi đến cùng công việc đã đặt ra, nhẫn nại học tập, biết nhẫn nại, chịu khó, chịu khổ trong rèn luyện. "Nhẫn" còn có ý là chịu dằn lòng xuống để tránh bực tức, cãi vã: "Nhẫn nhịn nhiều chứ nếu không thì sinh chuyện rồi"... Ai cũng biết câu chuyện Việt Vương Câu Tiễn nằm gai nếm mật, là tấm gương tiêu biểu cho đức Nhẫn ấy. Nói rộng ra hơn, trong cuộc sống hàng ngày khi vấp phải những khó khăn, nếu biết nhẫn nại, kiên trì ắt sẽ thành công. Ý nghĩa của chữ NHẪN Từ xa xưa, tổ tiên ta muốn các thế hệ con cháu luôn luôn nhớ và thực hiện đức tính "nhẫn" đã nghĩ ra cách, dùng kim loại chế tác một cái vòng xỏ vào ngón tay để luôn nhắc nhở ta, rèn luyện lời ăn tiếng nói, hành vi cử chỉ sao cho tốt đẹp, gọi đó là cái "nhẫn". Thuở ban đầu, đời sống kinh tế còn thấp, nên nhẫn được làm bằng đồng thau, rồi tiến đến bằng bạc, và thế kỷ XX làm bằng vàng, hoặc nhẫn khảm đá quý. Có điều đáng nói là, không ít người chỉ coi chiếc nhẫn là đồ trang sức, nhằm tô thêm vẻ đẹp, sự sang trọng cho con người, mà quên hẳn, thậm trí không biết đó là một thực thể, để nhắc ta luôn luôn nhớ đến việc thực thi đức "nhẫn" trong đời sống hàng ngày. Đối với chiếc nhẫn cưới, cũng là thế! "Chữ NHẪN trên đầu ngọn cây" Câu này đã được nghe lâu lắm rồi trong quá khứ. Quả thật không ngoa. Trong nhà Phật, đây là một pháp môn rất thù thắng, không mấy ai dễ gì làm được. Sự nhẫn nhục có thể mất hết cả một đời người để luyện tập. Khi đạt được rồi thì mới thấy cái huyền diệu của nó, mới ngộ ra được cái gì gọi là "ta", và cái gì gọi là an lạc tư tâm và cho mọi người. Có lúc, người ta cho rằng nhẫn nhịn là một sự thiệt thòi và nhục nhã…cũng đúng trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, sự nhẫn nhịn ở đây phải tùy trường hợp, cái mà gọi là tuy duyên. Đó đòi hỏi sự sáng suốt quyết đoán để đưa cái ích lợi cho mình và người… Nếu người chẳng là ai và ta chẳng là ai, thể cái gì gọi là nhẫn, cái gì gọi là vinh, và cái gì gọi là nhục. Chỉ có những người trải nghiệm việc này thì tự cảm nhận được thôi.
Thêm nữa, xét về Hán tự thì chữ Nhẫn 忍 được tạo bởi bộ đao (刀, dao kiếm) ở trên bộ Tâm (心, nội tâm) của con người. Có thể hiểu chữ Nhẫn này là sự diễn tả hình ảnh tượng trưng đau đớn khủng khiếp như dao đâm vào tim mà vẫn phải kiên trì chịu đựng, đó là NHẪN! Tổng hợp theo dantri.com Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
thay đổi nội dung bởi: thang, 05-25-2020 lúc 09:48 PM |
11-22-2010, 10:35 PM | #2 |
Banned
Tham gia: Sep 2010
Đến từ: In the Hell
Bài gửi: 59
|
Mình thì nghĩ hầu như việc làm nào dù dễ hay khó cũng cần phải nhẫn.Nhẫn ở đây là kiên nhẫn.
Mr Donal Trump từng có câu rằng mọi việc bạn làm dù nhỏ hay lớn đều rất quan trọng Và trong quan hệ giữa người với nhau.Mún được việc thì cũng nên nhẫn.Nhẫn đây là nhẫn nhịn |
11-23-2010, 03:29 PM | #3 |
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 177
|
cái nhẫn ý nghĩa là thế ah ?
nhẫn theo e thì 6 chữ : nhẫn nại nhẫn nhục nhẫn tâm |
03-21-2020, 06:42 PM | #4 |
Active Member
Tham gia: Sep 2010
Bài gửi: 66
|
Kiên nhẫn: học được đã khó, làm càng không dễ chút nào. Nói đâu xa, lúc này đang dịch Covid-19, bảo mọi người ngồi ở nhà thôi, ko phải làm gì, vậy mà được một hai hôm đã bồn chồn, ngứa ngày hết cả tay chân, mồm miệng
|
Bookmarks |
Tags |
kiên nhẫn , nhẫn là gì , nhẫn nại , nhẫn nhục |
Ðang đọc: 7 (0 thành viên và 7 khách) | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
Đặc điểm của những con người thành đạt | luomlat_goo | Tư duy thành công | 2 | 04-08-2018 08:04 PM |
Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu cho bố mẹ. | RRRRRRR | Cùng cảm nhận | 1 | 10-13-2011 06:55 PM |
[Kiến thức phổ thông]Nguồn gốc vạn vật | duyniceboy | Thời gian là liều thuốc quý giá | 10 | 11-23-2010 10:21 AM |
Nhàn đàm về Chữ nhân và doanh nhân | bb91 | Bài viết Vàng | 4 | 07-18-2010 10:43 PM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn