|
|
|
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
|
01-05-2010, 08:27 PM | #1 |
Active Member
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 101
|
HỌC CÁCH NÓI CHUYỆN VỚI CHA MẸ
Giới trẻ có thể ngồi hàng giờ tán gẫu với bạn bè. Nhưng với cha mẹ, dường như có một rào cản vô hình khiến nhiều bạn trẻ ngại nói chuyện với cha mẹ. Khi bạn còn nhỏ, cha mẹ luôn là người đầu tiên bạn chia sẻ mọi suy nghĩ hay vấn đề của bạn. Vậy điều gì khiến bây giờ khi đã lớn hơn bạn lại khó nói chuyện với cha mẹ? Nguyên nhân chính là sự thay đổi tâm lý ảnh hưởng đến mối quan hệ đã có từ lâu. Bạn muốn độc lập và tự chủ hơn ở tuổi đang trưởng thành. Đây là thời gian bạn tự mình học hỏi và khám phá cuộc sống trưởng thành. Bạn tự chủ hơn và quyết định mọi vấn đề của mình nhưng cha mẹ và người lớn luôn coi bạn vẫn còn là đứa trẻ. Mọi người muốn đóng góp ý kiến vào mọi việc làm và quyết định của bạn. Nhiều khi bạn có một ý tưởng tốt nhưng nhưng cha mẹ vẫn muốn bạn theo ý kiến của họ. Đó là thời gian xung đột giữa cha mẹ và con cái. Chính vì thế mà ở tuổi dậy thì nhiều lúc bạn cảm thấy cô đơn. Sau đây là vài lời khuyên dành cho bạn để tự tin nói chuyện với cha mẹ: Hãy nói chuyện một cách rộng mở Cách tốt nhất để nói chuyện với cha mẹ hay người lớn tuổi là luôn nói chuyện với họ, không ngại gì cả. Hãy nói chuyện với họ như những người bạn thân của mình. Nói chuyện với cha mẹ bạn mỗi ngày để tạo sự kết nối giữa bạn và gia đình. Không có nghĩa là nói chuyện với họ về mọi thứ. Rất đơn giản mỗi buổi sáng chào bố mẹ, trong bữa ăn cùng trò chuyện hỏi thăm về tình hình công việc, sức khỏe của bố mẹ thế nào. Không đồng ý không có nghĩa là vô lễ Cha mẹ cũng như chúng ta, không thể biết hết mọi vấn đề. Lúc người lớn sai, bạn không nên phản đối ngay lập tức. Hãy lắng nghe và sau đó trình bày ý kiến của mình, nói ra cha mẹ sai ở đâu. Cũng có thể bạn nhờ người lớn khác góp ý với cha mẹ bạn. Vậy nói không đồng ý với cha mẹ thế nào ? Chúng ta không nên nói với cha mẹ: “Con không thích vì đó là việc vớ vẩn” mà hãy nói: “Con không đồng ý với ý kiến cha mẹ và lý do tại sao”. Chúng ta nên nói “con” thay cho “ bố” hay “mẹ”. Dùng từ con để nói bạn thế nào, bạn cảm thấy thế nào, và bạn cần gì. Ví dụ “Bố mẹ luôn bắt con làm việc nhà, trong khi con có bao nhiêu là bài tập” rất khác với “Con có rất nhiều bài tập, con có thể làm việc nhà vào ngày mai được không?” Lập kế hoạch bạn nói cái gì đầu tiên Bạn có thể viết ra giấy những gì bạn muốn nói để khi nói chuyện vấn đề của bạn luôn trọng tâm vào đó. Một số người lớn cũng dùng cách này khi nói chuyện hay giao tiếp công việc. Nói chuyện vào thời gian thích hợp Bạn hãy lựa chọn thời điểm thích hợp để nói chuyện với cha mẹ. Khi cha mẹ bận thì khó có thể ngồi lắng nghe vấn đề của bạn, và họ có thể lẵng quên hoặc gật đầu qua loa. Bạn có thể chọn thời điểm buổi tối khi cha mẹ rảnh rỗi, lúc gia đình đang sum họp,… Nhiều vấn đề riêng tư muốn nói với cha hoặc mẹ thì chúng ta nên hỏi xem khi nào họ có thời gian cho bạn. Một cách hay bạn có thể viết điều bạn mong muốn ra một lá thư và đưa cho cha mẹ, để cha mẹ đọc trước sau đó chúng ta nói chuyện với các bậc sinh thành ra mình. Chọn người thích hợp Bên cạnh cha mẹ, bạn cũng có thể bày tỏ với những người lớn tuổi về vấn đề của bạn. Có nhiều việc khó nói với cha mẹ, bạn có thể nói chuyện với họ. Tùy vào vấn đề quan tâm của mình mà tìm người trò chuyện thích hợp. Nếu hỏi về các vấn đề giới tính bạn có thể hỏi các bác sĩ, nhà tư vấn. Nếu hỏi về học hành hay lập nghiệp bạn nên trò chuyện cùng thầy cô giáo của bạn. Các thành viên khác trong gia đình: anh chị, chú dì, … cũng là những người có thể sẵn sàng nói chuyện với bạn. Thậm chí, bố mẹ người bạn thân cũng có thể giúp bạn Nói chuyện với cha mẹ hay người lớn dường như rất khó với tuổi dậy thì, nhưng chỉ có một khoảng thời gian này. Nói chuyện với cha mẹ và những người lớn trong gia đình làm tăng tình cảm ấm áp của gia đình, và mọi người trong gia đình luôn hiểu bạn. Đừng ngại nói chuyện với cha mẹ và những người lớn vấn đề của mình các bạn nhé! Những bài viết ngẫu nhiên trong Box: |
01-05-2010, 08:51 PM | #2 |
Accountant
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,618
|
Hình như càng lớn càng cảm thấy nói chuyện với bố mẹ cởi mở hơn,có thể là mình đã trưởng thành nên suy nghĩ cũng chính chắn hơn ( hợp gu hơn thì phải),còn khi nhỏ cái gì cũng không dám hỏi hay xin gì vì sợ bố mẹ hok cho.
|
01-05-2010, 11:38 PM | #3 |
# Some where in time #
Tham gia: May 2010
Đến từ: Some where in time
Bài gửi: 1,466
|
Cũng là những kinh nghiệm đáng ghi nhận. Nhưng thực ra cũng tùy thuộc vào hoàn cảnh từng gia đình. Tính cách, nghề nghiệp của bố mẹ, và còn tùy vào từng chuyện, từng lứa tuổi nữa.
|
01-06-2010, 12:29 AM | #4 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
Có cách nào chỉ xin tiền cha mẹ mà không bị chửi không.Bày cho mình với
|
01-06-2010, 12:46 AM | #5 |
# Some where in time #
Tham gia: May 2010
Đến từ: Some where in time
Bài gửi: 1,466
|
Xin tiền ăn, tiền học hay tiền kua gái vậy bác niceboy?
|
01-06-2010, 08:17 AM | #6 |
Super Moderator
Tham gia: May 2010
Đến từ: HCM
Bài gửi: 1,804
|
Xin tiền ăn chơi ^^
|
Bookmarks |
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách) | |
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài |
Xếp Bài | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
10 cách ứng xử trong các tình huống giao tiếp thường gặp | nam_hd55 | Kỹ năng mềm | 0 | 12-17-2018 03:39 PM |
Thế nào là nói chuyện có duyên | thang | Kỹ năng mềm | 0 | 06-07-2013 06:10 AM |
Cách nuôi dạy trẻ nên người | luomlat_goo | Quê hương - Gia đình | 3 | 09-11-2012 09:06 PM |
Chia sẻ kinh nghiệm về cách chào hỏi, giao tế | cuti2010 | Kỹ năng mềm | 6 | 04-26-2011 10:29 PM |
10 cách để gặp ma... | TimeLine | Giao lưu - Tán gẫu | 10 | 09-17-2010 07:43 AM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn