|
|
|
Cùng cảm nhận Triết lý đời thường... |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
|
03-16-2010, 08:18 AM | #1 |
Tham gia: May 2010
Đến từ: Sài Gòn
Bài gửi: 1,007
|
Top 10 thực phẩm có độc nhưng mọi người lại "mê"
Có nhiều loại thực phẩm chúng ta biết rõ rằng chúng có độc, vậy nhưng chúng ta vẫn khó kiềm chế và luôn muốn ăn chúng.
10. Sắn (tức là khoai mì của miền Nam đấy ạ) Mặc dù ở không được sử dụng rộng rãi, nhưng sắn vẫn là một trong những món ăn có độc mà chúng ta thích. Khi ăn sắn, chúng ta thường có cảm giác ngọt hoặc đắng. Sắn cũng có hương vị đặc trưng, nhưng trên thực tế, sắn rất độc. Sắn có thể gây chết người. Sắn độc vì nó có hàm lượng xyanua cao. Những người ngộ độc sắn thường bị tê liệt, lảo đảo và thậm chí sau đó có thể chết. Thú vị thực tế: Rễ sắn được nghiền thành bột lại là một chất mát thường được nhiều người sử dụng trong mùa nóng hoặc được dùng khi cơ thể bị nóng. ((---> Hên là trong danh sách này không có “củ sẳn” (“củ đậu” của miền Bắc nhỉ?) ke ke ke)) 9. Cá nóc Cá nóc là loài động vật có xương sống độc thứ hai trên thế giới. Nhiều người cho rằng cá nóc rất ngon vì một số bộ phận của loài cá này có thể được chế biến thành những món rất ngon. Tuy nhiên, một số bộ phận cơ thể của cá, như gan lại cực kỳ độc hại và có thể gây chết người. Các chất độc trong cá, được gọi là tetrodotoxin, có thể gây tê, làm huyết áp tăng cao và tê liệt cơ bắp, tê liệt cơ bắp, sau đó dẫn đến tắt thở và chết. Nhiều người ở các nước châu Á từ chối không ăn loài cá này cũng vì sự độc hại của nó. Thú vị thực tế: Cá nóc đã được chế biến bất hợp pháp để làm thức ăn của hoàng đế Nhật Bản. ((---> Nghe danh nó đã lâu nhưng vẫn chưa có cơ hội “phục kích” ‘nhan sắc’ của nó ở ngoài đời. Úi chào, mấy loài cá này khi chế biến, đem chiên xù lên thì con nào cũng như con nào (_ _!) 8. Nấm Có khoảng 5.000 loại nấm được biết đến ở Mỹ thì có khoảng 100 trong số đó được gọi là độc hại. Trong trường hợp bất kỳ nào, nấm có thể gây khó chịu cho hệ thống tiêu hóa. Thực tế, nấm có rất nhiều loại, chính vì vậy cũng rất khó để phân biệt được nấm nào có độc. Thông thường, những loài nấm độc là những loại nấm mọc tự nhiên và có hình thù, màu sắc bắt mắt. Một trong những loại nấm chết người nhất là Alpha-amanitin, loại này có thể làm tổn hại nghiêm trọng cho gan. Thú vị thực tế: Hiện có 38.000 loại nấm và khoảng 5% trong số này là độc hại. 7. Hạt điều Mặc dù không thật sự là một loại hạt nhưng hạt điều vẫn được xem là hạt vì chúng phát triển bên trong vỏ. Khi mua hạt điều thô trong các cửa hàng, bạn hãy lưu ý rằng những hạt đó có được hấp không và có nguyên chất không. Bởi lẽ, hạt điều nguyên chất có chứa urushiol, là hóa chất gây độc. Hóa chất này có thể gây chết người. Thú vị thực tế: Hạt điều có trong một loại quả rất ưa chuộng ở các nước Nam Mỹ. 6. Ớt Ớt là một loại quả gia vị cực kỳ nóng và có chứa một chất hóa học gọi là capsaicin. Trong ớt, capsaicin tạo cho người ăn có cảm giác cay và nóng. Ăn ớt sẽ không bị thương, nhưng ăn nhiều ớt bạn có thể bị chết vì lượng capsaicin nhiều có thể giết chết bạn. Thú vị thực tế: Ớt có chứa hàm lượng vitamin C cao. Ớt xanh được cho rằng có chứa lượng vitamin C nhiều gấp 6 lần so với những loại khác. 5. Khoai tây Thân cây và lá của cây có độc và thậm chí cả củ khoai tây cũng có độc. Nếu bạn để ý, củ khoai tây có nhiều những vết màu xanh, đây chính là do chất độc glycoalkaloid. Thực tế, đã có người chết do ngộ độc khoai tây. Chết vì ăn khoai tây cũng không phải nhiều, phần lớn xảy ra do người đó uống trà lá khoai tây, hoặc ăn khoai tây đã mọc mầm xanh. Ngộ độc khoai tây không chết ngay mà nó thường làm cơ thể yếu mềm, rồi hôn mê dần. Thú vị thực tế: Khoai tây là thức ăn tuyệt vời cho các nhà du hành vũ trụ! Trong thực tế, năm 1995, cây khoai tây đã được trồng trên Columbia và có thể lớn. 4. Hạnh nhân Hạnh nhân là một trong những hạt phổ biến ở trong bếp. Giống như hạt điều, hạnh nhân là cực kỳ độc hại nếu nó tiếp xúc với nhiệt độ cao. Thú vị thực tế: Theo Kinh Thánh Cựu Ước, hạnh nhân là một trong những loại thực phẩm được trồng sớm nhất trên trái đất. 3. Anh đào (nếu S nhớ không lầm thì người ta thường gọi nó là quả cherry đấy ạ!) Anh đào là một trong những loại trái cây đa năng nhất. Bạn có thể ăn thô, nấu ăn, làm bánh… thậm chí có thể được sử dụng trong một số loại rượu. Mặc dù có màu đỏ rất đẹp nhưng tất cả loại anh đào đều độc hại. Các triệu chứng ngộ độc nhẹ như đau đầu, chóng mặt, rối loạn và ói mửa. Biểu hiện ngộ độc mạnh có thể dẫn đến khó thở, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim, suy thận. Phản ứng khi ngộ độc có thể bao gồm hôn mê, co giật và tử vong. Thú vị thực tế: Anh đào có chứa một hàm lượng cao melatonin, một chất tốt giúp cơ thể gọn gàng. ((--> Món này thì không lo, vì ở VN có là bao đâu, vả lại giá đắt đỏ cho nên cũng khó có chuyện ngộ độc vì ăn quá nhiều cherry … hehehehe)) 2. Táo Giống như những loại cây khác, táo có chứa xyanua, nhưng ở mức độ cao không cao. Quả táo không chứa các chất hóa học, nhưng bạn sẽ tìm thấy xyanua trong hạt táo. Thú vị thực tế: Táo có thể nổi vì ít nhất 25% khối lượng của nó là không khí. 1. Cà chua Mặc dù được dùng phổ biến ở nhiều nước nhưng thực tế cà chua cũng là một trong những loại thực phẩm có độc. Quả cà chua không chứa chất độc, nhưng thân cây cũng như lá có chứa một chất hóa học được biết đến như glycoalkaloid. Hóa chất này gây khó chịu dạ dày. Thú vị thực tế: Năm 1893, tòa án tối cao Mỹ lập luận không coi cà chua là một loại rau quả và bắt người dân phải nộp thuế cao khi mua loại thực phẩm này, nhưng cuối cùng quy định này cũng phải bị dỡ bỏ. ((---> Nhưng quan trọng là người ta dùng quả cà chua, chứ có ai ăn thân hay lá cà chua đâu nhỉ? Công bằng mà nói thì giờ quả gì cũng có độc … bởi vì thuốc bảo vệ thực vật được phun vô tội vạ)) (Theo TC) Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
|
03-18-2010, 10:09 PM | #2 |
Tham gia: May 2010
Đến từ: Sài Gòn
Bài gửi: 1,007
|
Đường “siêu ngọt” + bột “siêu nhừ” +...= chè thập cẩm
Tại một quán chè thập cẩm trên phố Đội Cấn, phải vất vả lắm chúng tôi mới tìm được một chỗ ngồi trên vỉa hè, cạnh cống thoát nước. Tuy mới đầu buổi chiều nhưng quán chè này đã đông nghẹt khách. Xe máy, xe đạp để la liệt dưới lòng đường. Khách hàng chủ yếu của quán là học sinh. Trong khi chờ đợi, chúng tôi không khỏi rùng mình khi thấy những tô chè đã được nấu chín không có nắp đậy, chỉ được phủ hờ bằng một chiếc khăn xô đen xì để trên 1 chiếc bàn cáu bẩn. Mỗi khi bán cho khách, người chủ quán mở khăn, lấy chiếc thìa ruồi bu đầy múc chè, thậm chí còn dùng tay không đeo găng bốc hạt sen, trân châu cho vào cốc. Dưới chiếc bàn là một thùng đựng đá lõng bõng nước. Thấy sắp hết đá, người bán hàng gọi điện và chỉ 10 phút sau, một thanh niên chở đá đến. Đó là một khúc đá cây, được bọc sơ sài bằng giấy báo cũ. Nhanh thoăn thoắt, nhân viên bán hàng dùng búa sắt đã gỉ đập nhỏ đá rồi bốc vào cốc chè cho khách! Khi được hỏi “ăn chè vỉa hè có sợ ngộ độc không”, em Vũ Bích Hà - một học sinh lớp 8 hồn nhiên trả lời: “Em cũng đã từng bị đau bụng nhưng thà uống thuốc còn hơn là phải nhịn ăn chè. Biết ngồi ngoài đường thế này là mất vệ sinh nhưng chè ở đâu chẳng vậy, có quán có bàn ghế trong nhà hẳn hoi nhưng còn bẩn hơn”… Được biết nhiều quán chè thập cẩm hiện nay sử dụng đường “siêu ngọt” để chế biến chè. Theo những người bán hàng, đây là đường mía (vì có in hình cây mía bên ngoài bao bì), đường không ở dạng hạt mà là những mảnh vuông, trong suốt. Điều đáng nói là mỗi kilôgam đường “siêu ngọt” giá chỉ trên 30.000 đồng song độ ngọt của nó cao gấp nhiều lần đường kính, lại có mùi thơm đặc biệt. Loại đường này nhập từ Trung Quốc, được bày bán khá nhiều tại chợ Đồng Xuân. Mỗi nồi chè chỉ cần cho khoảng nửa thìa đường là đã ngọt lừ. Ngoài ra, để ninh hạt sen và đỗ nhanh nhừ, một số người bán hàng còn sử dụng một loại bột mà chỉ cần cho vào nồi đang sôi vài phút đã khiến các loại hạt có thể nhừ như ninh hàng giờ. Điều đáng nói là đường “siêu ngọt” và bột “siêu nhừ” không có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng, không được kiểm định về chất lượng. Một trong những thành phần không thể thiếu trong các cốc chè thập cẩm là phẩm màu và các loại trân châu đủ loại nhưng cũng không có nhãn mác. Theo kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng thì một số cửa hàng chè thập cẩm còn sử dụng Cyclamate - chất tạo ngọt không nằm trong danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng. Gần 8.000 người bị ngộ độc trong 1 năm Trong năm 2008 tình trạng ngộ độc thực phẩm tại Việt Nam đã ở mức đáng báo động. Theo thống kê của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế, tuy số vụ ngộ độc thực phẩm trong năm có giảm nhưng số người mắc và tử vong lại tăng đáng lo ngại. Chỉ trong một năm, cả nước xảy ra 205 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 8.000 người mắc và trên 60 người tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho biết, hàng năm Việt Nam có khoảng hơn 3 triệu trường hợp nhiễm độc từ thực phẩm, gây thiệt hại hàng trăm triệu USD. Điều đáng nói là tại Việt Nam hiện nay chưa có tổ chức hệ thống thanh tra chuyên ngành VSATTP. Do đó, năng lực xét nghiệm các chỉ tiêu về hóa chất, kháng sinh, hormon, độc tố trong thực phẩm còn rất nhiều vấn đề chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, việc điều hành các hoạt động vệ sinh an toàn thực phẩm của chính quyền các cấp, còn nhiều bất cập. Tuy hành lang pháp lý, cụ thể là các quy định về tiêu chuẩn điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho từng loại hình sản xuất, kinh doanh đã khá đầy đủ song trên thực tế, các quy định này vẫn bị xem nhẹ. Mùa hè đến kéo theo nguy cơ xảy ra dịch tiêu chảy cấp là rất lớn. Để ngăn chặn việc xảy ra ngộ độc thực phẩm, chính quyền các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm những cá nhân, đơn vị kinh doanh hàng ăn uống, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là các hàng ăn vỉa hè… Việt Báo |
03-16-2010, 08:53 AM | #3 |
Active Member
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 107
|
Cái này đại loại nghe cũng giống vụ cà tím ăn có thể giảm lượng Cholesterol nhưng bù lại ăn nhiều sẽ gây mờ mắt nhỉ. Có lẽ bất cứ một loại thực phẩm được "hảo" này, cũng tồn tại như thế, ăn ít thì không sao, có lợi là đằng khác, nhưng nếu ăn quá lượng cho phép thì sẽ gây hại
|
03-16-2010, 10:46 PM | #4 |
Tham gia: May 2010
Đến từ: Sài Gòn
Bài gửi: 1,007
|
Haizz ... cà tím thì lợi ít hại nhiều ... ăn ít theo kiểu 1,2 khoanh thì tốt, còn mà ăn theo kiểu trái trái thì nóng bỏ bà ... mà thử hỏi xem, cái thứ ấy không ăn thì thôi, một khi đã ăn thì ngây ngây, càng thích, càng ăn, nhất là món cà nướng rới mỡ hành, thêm vào đó là chút đậu phộng và ưước mắm ngọt .. chẹp chẹp.
|
03-17-2010, 12:23 AM | #5 |
Active Member
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 107
|
cà tím đó làm theo kiểu có cá mặn và tương đặc chế nhà ta nấu khá ngon, hầm mềm mềm, gọt hết vỏ, thêm ít thịt bầm, ngon kinh dị
|
03-18-2010, 10:03 PM | #6 |
Tham gia: May 2010
Đến từ: Sài Gòn
Bài gửi: 1,007
|
Thêm nữa nà ...
Các loài nhuyễn thể sống ở vùng có thủy triều đỏ Thủy triều đỏ (tình trạng tảo dinoflagellate nở hoa) là một hiện tượng lặp đi lặp lại theo mùa ở các vùng biển phương Tây và Nam Phi. Loại tảo này là món ăn ưa thích của các loài nhuyễn thể và khi nở hoa, nó sẽ tạo ra các vùng nước màu nâu, cam, tím, vàng hay đỏ. Theo chuyên gia chất độc TS Gerbus Müller, phần lớn hiện tượng nở hoa của tảo không gây độc mà chỉ có tảo Alexandrium catenella và Dinophysis acuminate là gây ra tình trạng này. Các loại trai, hàu và nhuyễn thể khác khi ăn các loại tảo này sẽ tích tụ chất độc trong cơ thể, đủ khả năng để gây tử vong cho người ăn phải chúng. Lạc Những người dị ứng với lạc đều biết rằng chỉ cần ăn 1 hạt lạc là sẽ biết ngay hậu quả sau vài phút. Nhưng thật không may là nhiều loại snack có dính lạc mà không dễ dàng phân biệt bởi: - Rất nhiều thực phẩm không trực tiếp sử dụng hạt lạc mà chỉ dùng một lượng rất nhỏ dầu lạc hay đơn giản là được sản xuất ngay cạnh khu vực đang chế biến lạc. - Nhãn hàng thông báo sản phẩm thường không ghi rõ liệu các sản phẩm đó có sản xuất gần nơi lạc đang được chế biến hay không. Vì vậy không thể yên tâm với bất kỳ loại snack nào nếu bạn là người bị dị ứng với loại hạt này. Biểu hiện điển hình nhất của dị ứng lạc là phát ban cấp tính. Tuy nhiên, một số lại có biểu hiện dữ dội hơn như mặt sưng tấy, khó thở, tim ngừng đập và tử vong. Đồ uống có methanol Trong những năm gần đây, có một số báo cáo cho thấy xuất hiện nhiều đồ uống có methanol, một dạng chất cồn nguy hiểm. Methanol là một loại rượu có độc tính cao, thường gặp trong chất dung môi dùng lau kính xe, chất chống đóng băng cho ống dẫn xăng dầu, dung dịch mực in cho máy photocopy, nhiên liệu cho các bếp lò nhỏ, dùng pha sơn và như một chất dung môi công nghiệp. Hiện nay có thêm những ứng dụng mới cho methanol, nhất là việc đề nghị sử dụng nó như một nguồn năng lượng thay thế. Tác động của methanol lúc đầu cũng như ethanol nhưng vấn đề là khi vào cơ thể, methanol sẽ chuyển hóa thành độc tố cực mạnh. Chỉ cần một lượng nhro 4ml (ít hơn 1 thìa cà phê) methanol nguyên chất là đủ để gây mù. Một lượng lớn hơn 10 - 30ml là đủ để cướp đi một sinh mạng. Theo: Dân trí |
Bookmarks |
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách) | |
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài |
Xếp Bài | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
Đọc sách: Đi tìm lời giải cho những câu hỏi lớn của cuộc đời | luomlat_goo | Sống trẻ - Nghĩ lớn | 1 | 06-06-2018 10:35 AM |
Đặc điểm của những con người thành đạt | luomlat_goo | Tư duy thành công | 2 | 04-08-2018 08:04 PM |
14 điều người giàu nghĩ khác người thường | luomlat_goo | Tư duy thành công | 0 | 04-04-2014 10:17 AM |
9 thói quen của những người giỏi quan hệ | luomlat_goo | Đi một ngày đàng | 0 | 01-15-2014 10:48 AM |
Nỗi lòng sinh viên khi đi thực tập bị | bichhieu | Bài viết Vàng | 20 | 12-19-2009 05:01 PM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn