|
|
|
Cùng cảm nhận Triết lý đời thường... |
|
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài | Xếp Bài |
|
02-02-2010, 08:42 AM | #1 |
Accountant
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,618
|
Quà tết chuyện muôn thuở!
TNTT>) Mỗi năm, cứ đến dịp xuân về, câu chuyện quà Tết lại rôm rả lạ thường. Người ta háo hức mua những món quà ý nghĩa đề chúc mừng nhau. Nhưng cũng có khi chuyện quà Tết cũng làm cả người trao và người nhận đều... méo mặt vì khó xử
Có người bảo văn hóa là văn hóa mà quà Tết là quà Tết, ít có liên quan gì đến nhau, quà Tết chẳng qua là tập quán được các nhà sản xuất kinh doanh bơm lên thành “nét đẹp truyền thống văn hóa” để tạo ra một thị trường với quy mô ngày càng lớn và chu kỳ kinh doanh ngày càng dài. Tuy nhiên, theo chúng tôi, nói đến văn hóa quà Tết là văn hóa tặng quà Tết, văn hóa nhận quà và văn hóa từ chối quà Tết. Tặng quà cho nhau nhân dịp năm mới đến là một nét đẹp văn hóa truyền thống vốn có từ lâu đời của các dân tộc trên thế giới. Tùy theo phong tục, tập quán và bản sắc văn hóa riêng của mỗi nước, mỗi dân tộc, mỗi vùng mà người dân có một tập tục tặng quà Tết của mình. Ở Việt Nam, tặng quà Tết không chỉ đơn thuần là quan hệ tình cảm mà còn biểu hiện như một phép ứng xử. Tặng quà nhân dịp Tết cũng là lời tri ân đến đối tác, khách hàng hay những mối quan hệ công tác, quan hệ làm ăn. Nhiều người thấy văn hóa tặng quà Tết là một văn hóa "nhọc nhằn". Cứ mỗi dịp Tết, người ta lại vắt óc ra suy tính hàng triệu phương án: "Quà Tết năm nay sẽ tặng gì, tặng gì để vừa tiết kiệm tiền, vừa làm hài lòng người được tặng quà?". Ngoài chuyện phải nghĩ xem tặng gì cho hay ho, người ta còn phải lo đến chất lượng của quà nữa. Quà Tết có đặc thù “người mua không dùng, người dùng không mua”, do không thể kiểm soát chặt chẽ nên nội dung của những mặt hàng trong túi quà Tết có thể bị “méo mó” – ví dụ như có người mua chai rượu giá vài triệu để làm quà Tết nhưng mua phải rượu... giả, coi như xong! Dân gian ta rất hay đã nghĩ ra từ “quà” để chỉ tất cả những vật biếu tặng nhau. Từ quà ở đây cũng như từ quà trong "ăn quà" để chỉ việc ăn nhẹ nhàng, vừa phải - chỉ “ăn hương, ăn hoa”. Tặng quà Tết một cách văn hóa là chỉ tặng quà có ý nghĩa tượng trưng, biểu hiện tấm lòng của người biếu với người nhận. Tặng quà Tết một cách có văn hóa là lựa chọn một món quà không phô trương nhưng đủ bày tỏ cái tình của người tặng quà, một món quà đơn giản nhưng đủ để bày tỏ sự trân trọng của người tặng quà, một món quà lịch sự và sang trọng nhưng không để người nhận "vào thế khó xử"... Một món quà Tết văn hóa là món quà có nhiều ý nghĩa, tuy giản dị, chi phí không được cao nhưng sang trọng và lịch sự, đồng thời phải thể hiện được phong cách hay "đẳng cấp" của người tặng. Quà ở đây không lượng hóa bằng vật chất mà đo bằng cách thức tặng quà, biểu thị sự quý trọng. Tập quán tốt đẹp tặng quà Tết đang bị biến tướng, những kẻ đưa và nhận hối lộ đang lợi dụng việc tặng quà Tết với các món quà đo giá trị bằng tờ xanh USD, bằng cây vàng bốn con chín. Người đến tặng quà đã có dụng ý rõ ràng không trong sáng; người nhận quà cũng không trong sáng vô tư mà thường lấy sổ ghi chép lại xem anh X. biếu bao nhiêu, chị Y. biếu bao nhiêu... để sau đó lưu ý nâng đỡ (đồng thời để ý xét nét những người không chịu biếu quà Tết đáng giá). Như vậy, không gọi lại quà Tết mà phải gọi là sự mua bán. Ranh giới giữa quà biếu và hối lộ đôi khi mỏng như sợi tóc, chỉ có chính người nhận và người đưa quà mới có thể hiểu cái gì ẩn sau món quà Tết. Dân gian đã bảo ăn quà thì không nên ăn dày, ăn mặn quá rồi đâm đau bụng; mà đau bụng vào dịp Tết, vào dịp đầu xuân cũng hơi buồn. Có văn hóa tặng quà Tết thì cũng có văn hóa "nhận quà". Nhận làm sao cho người biếu quà phấn khởi và từ chối quà - từ chối làm sao cho người bị từ chối khỏi bị ức chế. Việc này đôi khi cũng tế nhị, khó khăn chẳng kém gì lúc... chọn quà. Điều ý nghĩa nhất của biếu tặng quà Tết là nó mang lại niềm vui cho cả người tặng và người nhận. Người nhận vui vì được quan tâm và ánh mắt thể hiện niềm vui của người nhận chính là món quà vô giá của người tặng. Quà Tết chỉ trở thành biến tướng tiêu cực khi cả người tặng và người nhận đều lo. Người tặng méo mặt vì phải móc túi quá nhiều để tặng quà Tết vì không tặng thì không đuợc. Người nhận vừa nhận quà Tết vừa lo: “Nó cho mình hậu thế này chắc lại nhờ vả cái gì khó đây”. Quà Tết mà đem nỗi buồn như thế thì thà chẳng đem biếu tặng nhau còn hơn! Có một lời chúc rượu là: Người đang cầm trong tay gói quà Tết, bất kể là ai, dù là người trẻ hay già, người thành đạt hay thất bại, dù là sếp hay nhân viên... cuộc đời đối với họ ở thời điểm này là tuyệt mỹ. Chúng ta hãy cạn chén mừng cho những giây phút tuyệt mỹ trong cuộc đời hơn. Tôi nghĩ cả năm bận rộn không có nhiều thời gian dành cho người thân, bạn bè nên Tết đến là dịp hay nhất để thăm hỏi lẫn nhau. Cũng tùy mối quan hệ mà chuẩn bị quà biếu cho phù hợp. Nếu trong quan hệ đối tác, tôi thường chọn những giỏ quà gói sẵn gồm bánh, kẹo các loại hay chai rượu. Thân thiết hơn, tôi mời họ đi ăn ở một nơi nào đó hay tham dự chuyến du lịch Tết ngắn ngày cùng gia đình tôi. Không chỉ cha mẹ mà đối với họ hàng thân thiết tôi cũng chuẩn bị những gói quà tặng khi đến chúc Tết. Còn đối với vợ con trong nhà, tôi thường dẫn cả nhà đi sắm Tết, các cháu thường hay chọn mua quần áo mới, riêng bà xã, tôi hay tặng nữ trang và “bả” rất thích._HOÀNG GIA ĐỊNH (49 tuổi, Huỳnh Văn Bánh, Q.Phú Nhuận) Năm nay tôi có cháu ngoại đầu lòng, dịp Tết cũng là lúc cháu đầy năm nên tôi sẽ lì xì cho cháu một món quà có ý nghĩa và có giá trị cũng tương đối một chút. Về phía gia đình nhà chồng, vì mẹ chồng ở xa nên năm nào thu xếp được thì gia đình tôi sẽ về quê ăn Tết, không thì tôi gửi ai đó về quê biếu mẹ chồng vài bộ quần áo mới cùng một khoản tiền để bà mua sắm lặt vặt và phòng thân lúc ốm đau. Bên ngoại ở gần hơn nên cứ độ ngày gần Tết, hai vợ chồng và các cháu đến chúc Tết và mừng tuổi ông bà. Với ông bà sui gia, hai vợ chồng tôi cũng sang thăm và biếu quà… Còn bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp thân thiết… tôi thường tự tay gói bánh chưng hay biếu họ cặp gà thả vườn tự tay tôi nuôi và họ rất quý._TRẦN THỊ BÍCH NGỌC (51 tuổi, cư xá Thanh Đa, P.17, Q.Bình Thạnh) Hai vợ chồng tôi có thói quen Tết đến là sắm quần áo, vật dụng mới cho cả nhà dùng cả năm. Bên nhà nội, ngoại, vợ chồng tôi thường biếu cho ba chồng một chai rượu ngon, gửi tiền cho mẹ để sắm sửa, tiêu Tết. Nếu đồ dùng điện tử trong nhà như ti-vi, tủ lạnh, đầu máy… cần thay mới, chúng tôi có thể mua biếu cho ông bà. Còn họ hàng thân thiết khác như cô, cậu dì… tôi thường mừng tuổi cho các cháu chứ không mua quà biếu. Tôi có tới 6-7 đứa cháu nên Tết cũng là dịp tôi sắm cho mỗi cháu một bộ quần áo mới để diện Tết. Tôi không ngại tốn công đi mua sắm quà Tết nhưng phải công nhận Tết hao ngân lượng vô cùng!_MINH LOAN (35 tuổi, loanpham@gmail.com) Phạm Hùng - Anh Tú Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
|
Bookmarks |
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách) | |
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài |
Xếp Bài | |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người Gởi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới gửi |
Top 5 chuyện chẳng vui vẻ gì nhưng bạn cũng không cần phải buồn | nam_hd55 | Tư duy thành công | 0 | 12-23-2016 08:46 AM |
Thế nào là nói chuyện có duyên | thang | Kỹ năng mềm | 0 | 06-07-2013 06:10 AM |
Câu chuyện Kiến trúc và Hoài bão của thanh niên trẻ Việt Nam | bb91 | Sống trẻ - Nghĩ lớn | 2 | 09-14-2010 10:44 PM |
Tớ thích làm " chuyện ấy".... | lengocthuoc | Sức khoẻ và thành công | 13 | 08-28-2010 10:35 AM |
Kem, niềm đam mê muôn thuở | bichhieu | Giao lưu - Tán gẫu | 0 | 07-27-2010 11:18 PM |
Powered by:MTG
E-mail: admin@muathoigian.vn