View Single Post
Old 05-23-2010, 08:57 PM   #1
phonglinhtim
 
phonglinhtim's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 665
Default Giá trị tích cực của nỗi cô đơn

- Sôi nổi với chủ đề “Cô đơn thời @” do Book & Friend Club tổ chức vừa qua, gần 50 bạn trẻ đã tham gia chia sẻ những câu chuyện về sự cô đơn và cùng thảo luận để đưa ra những giải pháp vượt qua nó.
Nhận diện nỗi cô đơn

Không khó để nhận diện các nguyên nhân dẫn đến sự cô đơn trong giới trẻ hiện nay. Là con một trong gia đình, Minh Ngôn (SV ĐH Hồng Bàng) cô đơn với cảm giác ở trọ trong nhà mình. Sự khác biệt về quan điểm sống, bị ràng buộc bởi những nguyên tắc từ thế hệ trước, không thể chia sẻ buồn vui cùng bố mẹ, Ngôn cảm thấy mình lẻ loi khi ở nhà, dù gia đình vẫn duy trì những buổi họp mặt.

Một trường hợp khác: sự mất mát niềm tin sâu sắc từ những người thân đã khiến Minh Hải (SV ĐH Khoa học tự nhiên) cảm thấy cô độc đến mức không muốn ai quan tâm đến mình, quẩn quanh với ý nghĩ muốn đến một nơi xa như Bắc cực, nơi không có bóng dáng của con người để tìm sự bình yên trong tâm hồn.

Sống một mình xa nhà, thất tình, bạn thân lập gia đình, chưa tìm thấy một nửa... là những lý do phổ biến gây nên sự trống trải trong tâm hồn bạn trẻ. Internet, blog, mạng xã hội cũng góp phần đáng kể vào những nỗi cô đơn trực tuyến thường xuyên xuất hiện với những người nghiện mạng.

Thanh Sang (31 tuổi, quản lý) cho rằng có những nỗi cô đơn dài hạn và để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng: đó là sự tự ti, mặc cảm làm cô lập đối tượng với môi trường xung quanh. Thất bại khi không thể thi vào trường học mình yêu thích, cảm giác bất lực với chính mình mà không thể san sẻ với ai là nỗi ám ảnh buồn bã của Thi Trang (SV ĐH Sư phạm) trong suốt thời gian dài. Còn với Hữu Tuấn (SV ĐH Khoa học tự nhiên) trong suốt thời gian không xác định được mục tiêu cuộc đời mình, Tuấn chẳng làm được gì ngoài việc tự hỏi: mình sống để làm gì?

Tập sống chung với cô đơn

Bên cạnh những hệ lụy tiêu cực như lao vào những cuộc vui đông người ở vũ trường, quán bar, những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng, hoặc tích cực hơn như tìm sự đồng cảm cô đơn qua các bài viết, bạn chat trên mạng xã hội, phần đông các bạn đều cho rằng khoảng thời gian trải nghiệm nỗi cô đơn đã giúp họ nhận ra nhiều giá trị sống hữu ích.

Ở một mình là cơ hội để nhiều bạn thực hiện những việc trước đây chưa được làm: đọc sách, đi cà phê, xem phim một mình, khám phá những sở thích mới, tham gia hoạt động xã hội và kết thêm nhiều bạn mới ở những môi trường xa lạ. Là dịp để họ nhận định thiếu sót, khiếm khuyết của bản thân, từ đó có những bước đi đúng hướng hơn.

Có bạn xem đây là cơ hội giúp bạn tự tin và sống độc lập, mạnh mẽ hơn. Cũng không ít bạn chia sẻ sau những lần vượt qua cô đơn, họ nhận biết đâu là những người bạn thật sự và những mối quan hệ nào là quan trọng nhất.

Hoàng Lâm (SV ĐH Kỹ thuật công nghệ) sau thời gian cô đơn đã trở nên tự tin hơn khi chuyển đổi suy nghĩ tích cực, bạn dần tích lũy kiến thức và xem đó là cơ hội để thành công trong tương lai. Với Quang Minh (SV mỹ thuật, ĐH Tôn Đức Thắng), nỗi cô đơn lại mang đến cho bạn nhiều cảm xúc để viết. Hai mươi truyện ngắn trong Gia tài tuổi 20 của Minh ra đời từ những đêm khuya tĩnh lặng, cô độc với máy tính.

Thoát khỏi vỏ bọc cô độc, nhút nhát khi là con một trong gia đình, Mẫn Đạt (SV Trường nghề Lý Tự Trọng) đã phát hiện sở trường của mình khi hòa nhập vào các hoạt động của CLB kỹ năng sống. Nhóm thiện nguyện Trái tim yêu thương do Đạt khởi xướng và điều hành hoạt động đến nay đã thu hút 60 bạn trẻ tham gia.

“Cô đơn là một cảm giác chợt đến rồi đi, rồi lại đến nhiều lần trong cuộc đời mỗi người. Vì không thể hoàn toàn thoát khỏi nó, hãy chấp nhận sống với cô đơn như người ta sống chung với lũ, kẹt xe hay lô cốt”, là phần kết của bạn Minh Trường (SV ĐHDL Hùng Vương). Thay vì cứ sa vào những câu hỏi rối mù thì hãy thử nhìn thẳng vào hình ảnh phản chiếu trước gương, bạn sẽ tìm thấy câu trả lời...

NGUYỄN LÊ MINH
(ghi nhận và tổng hợp tại Book event “Cô đơn thời @”)

theo tuoitre online


Signature Đi vắng vài ngày.
phonglinhtim is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn