View Single Post
Old 02-28-2010, 11:24 AM   #1
anna
Accountant
 
anna's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Bài gửi: 1,618
Default 40 năm sau, Tết có gì lạ?



Năm 2050 được xem là một mốc quan trọng trong quá trình biến đổi khí hậu (BĐKH), vì nó sẽ cho chúng ta biết...

...con người “tình thương mến thương” với thiên nhiên đến mức độ nào.

Bức tranh Tết 2050 dưới đây được MT phác họa từ Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng tại Việt Nam- do Bộ Tài nguyên Môi trường biên soạn. Mời bạn cùng... tưởng tượng nhé!

Sáng mùng một Tết, chúng ta sẽ được mấy đứa cháu dẫn đi xem phim Tết 4D và được một phen bực bội vì tình hình giao thông. Ghe, đò kẹt cứng trên một khúc sông dài từ nhà đến rạp chiếu phim. Mặc dù đường xá đã bị “sông hóa” (Theo kịch bản của Bộ Tài nguyên - Môi trường, nước biển dâng 1m, 23% diện tích đất TP.HCM bị ngập hoàn toàn), nhưng do dân số quá đông (năm 2050, thế giới có thể đạt 9,1 tỉ người, tăng thêm 2,3 tỉ so với hiện tại) nên tình hình ùn tắc giao thông vẫn tiếp tục trầm trọng.

Mâm cỗ ngày mùng hai dâng cho tổ tiên có hơn phân nửa là các loại viên sinh tố, nước dinh dưỡng tổng hợp bên cạnh những đòn bánh chưng, bánh tét “bé nhỏ” xinh xắn. Do đất canh tác đã bị ngập mặn vì sự xâm lấn của nước biển nên sản lượng nông nghiệp sẽ giảm đi phân nửa, nếp đậu và cả lá chuối đều trở nên đắt đỏ.

Ngày mùng ba Tết trở thành... ngày tiêm phòng toàn dân. Dù đã già nhưng chúng ta cũng phải khóc thét lên khi nhìn thấy mấy cô y tá cầm... cả chùm ống tiêm chích lia lịa. Nhiệt độ tăng (từ 1 - 2 độ) cộng thêm nước ngập triền miên làm cho dịch bệnh “hoành hành bá đạo” nên phải dùng cả chục loại vắc - xin mới mong “yên ổn”.

Chương trình truyền hình Tết mùng bốn liên tục bị cắt ngang vì tin dữ: “Bão số 1 đang tiến về phía biển Đông, hướng di chuyển của bão khá phức tạp, đề nghị bà con theo dõi tình hình của bão được cập nhật liên tục ở các bản tin sau”. Theo dự đoán sẽ ngày càng có nhiều thiên tai, hạn hán, bão lụt có diễn biến phúc tạp, khó lường hơn trước.

Tối mùng năm, đề tài mà chúng ta sẽ kể cho bọn cháu nghe đầu năm là về những miền đất đã trở thành kí ức ở đồng bằng sông Cửu Long (Theo kịch bản, nước biển dâng 1m, ĐBSCL sẽ mất đi 37,8% diện tích đất tự nhiên). Khi mấy đứa cháu hỏi: “Quê của ông (bà) ở đâu vậy?”, chúng ta chỉ biết bùi ngùi trả lời: “Nó không còn trên bản đồ nữa cháu à. Híc híc...”.

Kịch bản còn khá dài và sẽ còn nhiều thứ nữa xảy ra trong các ngày mùng 6, 7, 8... Bạn có muốn điều khủng khiếp đó trở thành hiện thực không?

MỘT CHỮ KHÔNG CHO HIỆN TẠI

Đó là chúng ta KHÔNG có sự chọn lựa nào khác, mà hãy chung tay ngăn chặn tình trạng BĐKH. Từ bây giờ, mỗi ngày hãy bỏ vào bao lì xì những hành động thiết thực của mình để làm món quà thật ý nghĩa cho con cháu chúng ta bạn ơi!

- Để tạo ra năng lượng (điện, xăng, khí đốt...) chúng ta đã thải ra vô số khí thải nguy hại cho môi trường. Vậy nên phải tiết kiệm năng lượng tối đa (tắt bớt đèn, quạt, máy lạnh... là việc dễ làm nhất phải không bạn?).

- Ăn ít thịt gia súc, gia cầm. Nghe có vẻ không ăn nhập gì với vấn đề BĐKH phải không? Liên quan mật thiết lắm đó. Các nông trại chăn nuôi trên thế giới là một trong những nguồn thải khí nhà kính (gas, CO2...) nhiều nhất. Chưa hết, theo thống kê của các nhà khoa học thì để có 1 kg thịt, chúng ta phải thải ra ngoài tự nhiên 36,4 Kcal thán khí đó bạn!

- Trước giờ chúng ta vẫn nghe tuyên truyền là phải tiết kiệm nước, nhưng nếu BĐKH xảy ra, nước mênh mông lênh láng thì cần gì phải tiết kiệm? Thật ra là chúng ta phải tiết kiệm nước sạch. Vì trước khi nước sạch đến với chúng ta, chúng phải đi qua biết rất nhiều công đoạn xử lí, tốn biết bao nhiêu là năng lượng.

- Khi mua một li trà sữa, sao bạn không thử để dành bao ni lông bên ngoài để sử dụng lại khi cần? Làm như vậy là bạn vừa tránh cho trái đất phải “nhai” một đống “kẹo cao su” mà không biết khi nào mới bị phân hủy hết!

- Biến việc chạy xe đạp trở thành xu hướng thời thượng. Nó giúp cho cả chúng ta lẫn trái đất có một cơ thể thật khỏe mạnh.

muctim


Signature Hãy sống cho đến chết...
Đừng chết khi còn đang sống...

anna is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn