View Single Post
Old 08-31-2010, 02:40 AM   #7
meomuop_meomeomeo
meomuop là anh!
 
meomuop_meomeomeo's Avatar
 
Tham gia: May 2010
Đến từ: Thừa Thiên Huế
Bài gửi: 813
Default

Đầu tư vào giáo dục là một công cuộc lâu dài và phải tiến hành với 1 tầm nhìn lớn. Khi những bất cập nhỏ còn chưa giải quyết được thì nói gì đến những dự án có quy mô lớn? Nói chung tiến hành thì phải tiến hành theo đúng nhu cầu của bước tiến xã hội, nhưng bên cạnh đó đừng quên những gì đang còn tồn đọng chưa làm được. Bởi không phải chỉ có việc xây dựng các học viện chuyên về 1 lĩnh vực như Viện Toán học hay gì gì đó mới có thể đào tạo ra những nhà khoa học. Giờ nhé, hãy nhìn vào các công trình của những nhà khoa học lớn, có thể của nước ta hoặc nước ngoài, thử xem tầm ứng dụng vào thực tiễn của 1 nước đang phát triển như VN chẳng hạn, là cái gì? làm cái gì? mức độ ứng dụng? Có! Nhưng không nhiều, không thiết thực và phổ biến. Nhưng nếu xem xét 1 cái máy thái mì, máy tách vỏ lạc, tách hạt ngô của những bác kĩ sư không bằng đại học,không học hàm, học vị mà xem? Không những giúp ích cho những người làm nông mà con mang lại hiệu quả kinh tế cực kì cao, nâng cao mức sống của 1 nhóm cộng đồng trong 1 đất nước vẫn còn thiên về Nông nghiệp như VN.
Bây giờ so sánh làm gì? So sánh để đưa ra giải pháp à? Hay so sánh để thấy được cái nào hợp lí, cái chưa hợp lí? So sánh để có được sự bắt tay giữa một nhóm người thành đạt, tài giỏi, mang tư tưởng cải thiện tư duy, trình độ của thế hệ sau này của VN và các đại gia có tiềm lực về tài chính, kinh tế? Cũng được! Vì đây là một đề tài khá hấp dẫn và hot tại thời điểm này. Nhưng đừng nói cho xong, cũng đừng hài lòng vì đã gây nên 1 hiện tượng tranh cãi trong dư luận, trong bài báo. Mà hãy nên nhìn vào đó để giải quyết các tồn tại không nhỏ tí nào ạ!

Ví dụ nhé, bây giờ, không có ít bạn học sư phạm khắp nơi trong cả nước từ Bắc tới Nam đang chơ vơ chờ việc. Chỉ tiêu của tỉnh không có, yêu cầu thì cao, có nơi 8 lớp thì có tới 7 giáo viên dạy văn, giáo viên giáo dục công dân không có, nhưng không dám nhận về,...vì chỉ tiêu của phòng, của Sở.Làm sao cải thiện tình hình này nhỉ? Theo con đường sư phạm rồi, giờ ra chợ bán nước mắm vs mẹ là 1 viễn cảnh của bạn tớ, tốt nghiệp khoa văn trường SP1 Hà Nội với 7,89.Nhưng tỉnh Thanh Hóa không có chỉ tiêu, đi tỉnh khác thì buộc phải có hộ khẩu mới được nhận?>"<...Thế là tính bài học cao học để câu giờ tìm cơ hội....

Một ví dụ nhỏ thôi, nhưng hãy nhìn vào đó. Trước khi nghĩ đến những cái lớn, nên tiến hành triệt để những phương án cải thiện các tồn đọng nhỏ mà kết quả của nó chỉ là những cái "nhỏ"! tớ nghĩ thế. Đọc bài báo so sánh này, hay thật, nhưng đọc xong thấy ức chế 1 tí. Bởi vì sao? Vì "bộ mặt" của VN mà trong suy nghĩ của nhiều người đang háo hức vs 1 dự án lớn. rồi nhiều dự án lớn về đào tạo con người trong tương lại. Xin thưa: Hãy tập trung chú ý vào việc cải thiện các tồn đọng hiện nay trong quy chế của toàn bộ hệ thống Giáo dục đi ạ! Việc đã "nói nhiều, làm nhiều" nhưng vẫn bị dư luận phàn nàn và thực tế phản ánh! Nếu làm tốt điều đó, chúng ta sẽ có nhiều NBC nữa, những NBC không đi trên con đường toàn hoa hồng như NBC thế hệ F1 ạ. Và từ những con người đó, họ mới hiểu và ứng dụng kiến thức của mình vào thực tế để giúp được nhiều người hơn, tính thực tế cao hơn.Muốn nâng tầm VN, không thể chỉ bằng những giải thưởng, bằng khen trong con mắt quốc tế, mà là trong bữa cơm, trong từng mét đường giao thông, trong từng nét văn hóa học đường,...vv.. để lại ấn tượng đối với quốc tế khi họ nhắc đến VN!

Riêng với bài báo: Đứng trên khía cạnh này, NBC được tôn vinh, nhưng đứng trên khía cạnh khác, BD được sùng bái và ngưỡng mộ, quan điểm của tôi nghiêng về những con người như BD!

thay đổi nội dung bởi: meomuop_meomeomeo, 08-31-2010 lúc 02:44 AM
meomuop_meomeomeo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn