View Single Post
Old 05-18-2020, 03:46 PM   #9
Dễ hiểu
 
Dễ hiểu's Avatar
 
Tham gia: Apr 2020
Bài gửi: 17
Default Bánh giầy hay bánh dầy, Bánh chưng hay bánh trưng ?

1/ Bánh giầy là chuẩn không cẩn chỉnh
Theo Từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng của tác giả Nguyễn Văn Đạm, NXB Văn Hóa – Thông Tin, thì bánh giầy nghĩa là: bánh làm bằng xôi giã thật mịn. Từ điển tiếng Việt của tác giả Minh Tân – Thanh Nghị – Xuân Lãm, NXB Thanh Hóa: “Bánh giầy: bánh làm bằng xôi giã thật mịn, nặn thành hình tròn, dẹt, có khi có nhân đậu xanh”.

Đại từ điển tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý, NXB Văn Hóa – Thông Tin cũng giải thích: “Bánh giầy là bánh có hình tròn khum khum, màu trắng, rất dẻo, mịn mặt, làm bằng xôi trắng giã nhuyễn, khi ăn cặp với giò chả…”. Từ điển chỉ ghi nhận bánh giầy (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:29), (Văn Tân, 1994:47, Hoàng Phê et al. 2006:35…) không có bánh dày, bánh dầy, bánh giày.

2/ Bánh chưng mới đúng!
Theo Wikipedia, Bánh chưng (Hán-Nôm: 餅蒸, "chưng" trong "chưng cất", nghĩa là hấp nước, nhưng thực tế bánh được nấu bằng cách luộc) là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương) (mùng 10 tháng 3 âm lịch).

Có bánh chưng, bánh giầy là có Trời tròn Đất vuông rồi! Toàn món ăn ngon mà cũng thật ý nghĩa phải không các bạn!?
Dễ hiểu is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn