anna
01-12-2010, 08:20 AM
Học rộng, hiểu nhiều, khi nói chuyện cũng khéo dùng tư tưởng của danh nhân để củng cố lý luận của mình, là điều ai cũng nên làm. Người nói chuyện như vậy, gây cho câu chuyện của mình phong vị mới lạ, khiến nó hấp dẫn kẻ khác, và tạo cho nó chân giá trị. Trong đời sống học sinh, bạn nên đôi khi bàn cùng bạn hữu, những sách mình đã học, xin họ dùng những danh ngôn đông, tây, kim, cổ mà họ biết để mình học theo. Cuộc nói chuyện, nhờ sự giúp đỡ này, đem lại nhiều lợi ích. Khi ra khỏi học đường, việc học tập của bạn vẫn cần được tiếp tục, bạn không đủ thì giờ và trí nhớ để đọc đủ thuứ sách, để nhớ nhiều danh ngôn bạn có thể bổ vào những khuyết điểm của mình bằng cách giao du thường với những bè bạn học rộng, thuộc nhiều tuư tưởng của kẻ khác.
Nhưng điều đó, chúng tôi muốn bạn tránh là hễ mở miệng ra bất kỳ lúc nào, đối với ai, cũng chưng khoe sách báo mình đọc, hay chêm những câu chữ nho, những danh ngôn của Âu Mỹ. Người có tật này, tưởng ăn nói như vậy, người ta cho mình là bậc thông thái, Ăn nói có duyên ai nghe cũng hài lòng. Họ lầm quá. Con người, ai cũng muốn đề cao giá trị của mình, coi mình là hệ trọng xuất chúng, và muốn cho kẻ khác lu mờ để mình nổi bật lên. Người có giọng sách vở hình như quên mất tâm lý này. Vô tình họ chọc tính ganh tỵ của con người và gieo ác cảm. Tai hại nhứt, là khi họ ăn nói với người lớn tuổi và có chức quyền trên họ mà thất học. Những kẻ này, vừa nghe ho dẫn danh ngôn này, tục ngữ kia liền tưởng mình bị kẻ nhỏ khinh rẻ, mất uy tín, uy quyền. Như vậy, họ không bị người ta thù sao được.
Rất chua chát, là khi họ "múa mỏ" thông thái trước mặt những bực có học lực uyên thâm và tính tình trầm mặc, ít nói. Thái độ múa búa trước cửa Lỗ Ban của họ, làm cho người nghe cười thầm, cho họ là non kinh nghiệm, thiếu đầu óc dè dặt, nghèo nàn sự khôn ngoan.
Chúng tôi có quen một người, đã nhiều năm mất tật này. Nói chuyện với ai, dù là người rất lạ, dù trong những câu chuyện chơi, họ cũng nói cho được mẫu chuyện Tàu rút trong Phong Thần, hay Đông châu liệt quốc, họ cũng dẫn vài ba câu Kinh thánh, nói nào Noe đóng tàu, Noe uống rượu saỵ Phao lô nóng tính v.v... và không quên pha vào lý luận của mình, những danh ngôn của Lão Tử, Descarrtes, Hégel... Trong xóm chúng tôi ở,người ta gọi là "ông sach vở". Thiệt là chua chát.
Trong câu chuyện, xin bạn cương quyết tránh thứ tật ấy.Nguyên tắc thứ nhất bạn nên theo, là dù cao tuổi đến đâu, đậu mấy bằng cấp đại học, viết bao nhiêu thi phẩm có giá trị, vẫn ăn nói khiêm tốn, không bao giờ ỷ cái hiểu biết hơn người của mình để già hàm, khoe khoang và che khuất kẻ khác, làm nghịch lại, bạn cũng có thể được người nghe cho mình là học rộng. Nhưng họ không bao giờ mến phục bạn đâu. Cái vốn trí học dồi dào mà xài vậy, chỉ gây khinh rẻ, rước họa vào mình... nó không bằng sự hiểu biết thường mà được đi kèm với lòng khiếm thị sâu xạ Xin bạn khắc vào tâm khảm mấy chữ nầy"Đức hạnh phục người mến hơn tài ba". Nếu không cần, thì khi nói chuyện, bạn đừng đề cập đến vốn học của mình làm gì. Sự thinh lặng của bạn, tạo cho xung quanh một không khí huyền bí. Nó bắt kẻ khác kiên nể bạn và đề cao phẩm giá của bạn.
Dến khi phải áp dụng những hiểu biết của mình, bạn hãy thi hành một cách khôn ngoan. Phải lựa người, lựa lúc mà xài vốn học của bạn. Gặp những thợ hồ, thợ,ộc ở thôn quê, biết chút ít về nghề của mình, mà bạn giảng cho họ vè kỹ nghệ nặng, thì quả bạn làm một việc vô ý thức. Sau bữa tiệc, ai cũng mệt đừ, mà chúng tôi cắt nghĩa cho họ thuyết Mác, bàn về triết lý của Thích Ca, phân tích học thuyết Nhiệm Thế của Đức Giê su thì thật là lố bịch không đúng lúc.
Muốn dùng điều họ hỏi ở sách báo, làm thành lũy cho những gì mình quả quyết, bạn nên dùng một cách khiêm tốn, tự nhiên và tiết kiệm. Một vài mẩu chuyện lạ, đôi danh khôn khéo dẫn, làm câu chuyện thêm ý vị thế nào, thì sự khoe khoang sách vở làm cho câu chuyện chán tai và gây ác cảm chừng ấy.
Hay nhất là tự mình đem câu chuyện lạ, hay dẫu danh ngôn, mà hỏi người nghe. Cách nói này, làm cho người nghe khỏi mất mặt, cảm thấy mình được nhìn nhận là hơn người. Lẽ dĩ nhiên, khi hỏi như vậy, thì bạn trả lời luôn theo chuyện của mình nói, chớ không phải hỏi để kẻ khác trả lời. Họ biết thì hay lắm. Ma không biết thì tội nghiệp cho họ, mà cũng có thể mình bị họ ghét. Vậy tóm lại, bạn hãy tránh giọng sách vở, và khi muốn sử dụng vốn hiểu biết của mình, cần khôn ngoan.
Nhưng điều đó, chúng tôi muốn bạn tránh là hễ mở miệng ra bất kỳ lúc nào, đối với ai, cũng chưng khoe sách báo mình đọc, hay chêm những câu chữ nho, những danh ngôn của Âu Mỹ. Người có tật này, tưởng ăn nói như vậy, người ta cho mình là bậc thông thái, Ăn nói có duyên ai nghe cũng hài lòng. Họ lầm quá. Con người, ai cũng muốn đề cao giá trị của mình, coi mình là hệ trọng xuất chúng, và muốn cho kẻ khác lu mờ để mình nổi bật lên. Người có giọng sách vở hình như quên mất tâm lý này. Vô tình họ chọc tính ganh tỵ của con người và gieo ác cảm. Tai hại nhứt, là khi họ ăn nói với người lớn tuổi và có chức quyền trên họ mà thất học. Những kẻ này, vừa nghe ho dẫn danh ngôn này, tục ngữ kia liền tưởng mình bị kẻ nhỏ khinh rẻ, mất uy tín, uy quyền. Như vậy, họ không bị người ta thù sao được.
Rất chua chát, là khi họ "múa mỏ" thông thái trước mặt những bực có học lực uyên thâm và tính tình trầm mặc, ít nói. Thái độ múa búa trước cửa Lỗ Ban của họ, làm cho người nghe cười thầm, cho họ là non kinh nghiệm, thiếu đầu óc dè dặt, nghèo nàn sự khôn ngoan.
Chúng tôi có quen một người, đã nhiều năm mất tật này. Nói chuyện với ai, dù là người rất lạ, dù trong những câu chuyện chơi, họ cũng nói cho được mẫu chuyện Tàu rút trong Phong Thần, hay Đông châu liệt quốc, họ cũng dẫn vài ba câu Kinh thánh, nói nào Noe đóng tàu, Noe uống rượu saỵ Phao lô nóng tính v.v... và không quên pha vào lý luận của mình, những danh ngôn của Lão Tử, Descarrtes, Hégel... Trong xóm chúng tôi ở,người ta gọi là "ông sach vở". Thiệt là chua chát.
Trong câu chuyện, xin bạn cương quyết tránh thứ tật ấy.Nguyên tắc thứ nhất bạn nên theo, là dù cao tuổi đến đâu, đậu mấy bằng cấp đại học, viết bao nhiêu thi phẩm có giá trị, vẫn ăn nói khiêm tốn, không bao giờ ỷ cái hiểu biết hơn người của mình để già hàm, khoe khoang và che khuất kẻ khác, làm nghịch lại, bạn cũng có thể được người nghe cho mình là học rộng. Nhưng họ không bao giờ mến phục bạn đâu. Cái vốn trí học dồi dào mà xài vậy, chỉ gây khinh rẻ, rước họa vào mình... nó không bằng sự hiểu biết thường mà được đi kèm với lòng khiếm thị sâu xạ Xin bạn khắc vào tâm khảm mấy chữ nầy"Đức hạnh phục người mến hơn tài ba". Nếu không cần, thì khi nói chuyện, bạn đừng đề cập đến vốn học của mình làm gì. Sự thinh lặng của bạn, tạo cho xung quanh một không khí huyền bí. Nó bắt kẻ khác kiên nể bạn và đề cao phẩm giá của bạn.
Dến khi phải áp dụng những hiểu biết của mình, bạn hãy thi hành một cách khôn ngoan. Phải lựa người, lựa lúc mà xài vốn học của bạn. Gặp những thợ hồ, thợ,ộc ở thôn quê, biết chút ít về nghề của mình, mà bạn giảng cho họ vè kỹ nghệ nặng, thì quả bạn làm một việc vô ý thức. Sau bữa tiệc, ai cũng mệt đừ, mà chúng tôi cắt nghĩa cho họ thuyết Mác, bàn về triết lý của Thích Ca, phân tích học thuyết Nhiệm Thế của Đức Giê su thì thật là lố bịch không đúng lúc.
Muốn dùng điều họ hỏi ở sách báo, làm thành lũy cho những gì mình quả quyết, bạn nên dùng một cách khiêm tốn, tự nhiên và tiết kiệm. Một vài mẩu chuyện lạ, đôi danh khôn khéo dẫn, làm câu chuyện thêm ý vị thế nào, thì sự khoe khoang sách vở làm cho câu chuyện chán tai và gây ác cảm chừng ấy.
Hay nhất là tự mình đem câu chuyện lạ, hay dẫu danh ngôn, mà hỏi người nghe. Cách nói này, làm cho người nghe khỏi mất mặt, cảm thấy mình được nhìn nhận là hơn người. Lẽ dĩ nhiên, khi hỏi như vậy, thì bạn trả lời luôn theo chuyện của mình nói, chớ không phải hỏi để kẻ khác trả lời. Họ biết thì hay lắm. Ma không biết thì tội nghiệp cho họ, mà cũng có thể mình bị họ ghét. Vậy tóm lại, bạn hãy tránh giọng sách vở, và khi muốn sử dụng vốn hiểu biết của mình, cần khôn ngoan.