PDA

View Full Version : Quốc lộ 1A và Tầm nhìn của tôi về kinh tế Việt Nam!


thang
07-15-2009, 08:39 AM
Nghe thì đao to búa lớn vậy thôi nhưng không dám dài dòng làm sốt ruột các chuyên gia kinh tế cũng như cả nhà đang bận bịu trăm công nghìn việc.

Cái nhìn của tôi thật đơn giản: "Đường mòn Hồ Chí Minh là sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc Việt Nam, giúp Việt Nam thắng Mỹ thì 2000 km đường cao tốc quốc lộ 1A chính là xương sống và là đòn bẩy và là sức mạnh đồng thuận để đưa Việt Nam thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng nếu chỉ xây dựng lường khươn, mất 30-40 năm mà mỗi chiều chỉ có 2 làn đường thì vẫn chưa thể tự hào được và kinh tế Việt Nam vẫn chưa thể bứt phá được.
Muốn thực sự sánh được với đường mòn Hồ Chí Minh năm xưa và cả thể giới phải kính phục thì 2000 km quốc lộ 1A phải được xây dựng trong vòng 10 năm, mỗi chiều ít nhất 3 làn đường."
Lời giải cho kinh tế Việt Nam thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu chính là cao tốc quốc lộ 1A khi nào hoàn thành!

Dưới đây xin trích dẫn thông tin từ báo Vneconomy điện tử để các bạn tham khảo về tiến trình xây dựng quốc lộ 1A. Mong rằng con đường này sẽ không bị nạn tham nhũng hoành hành như PMU 18 hay PCI Đại lộ Đông-Tây:

-------------------------------------------------
Mở cửa thầu đường cao tốc Bắc - Nam
TỊNH TRÍ14/07/2009 11:33 (GMT+7)
30 km đường bộ cao tốc đầu tuyến là Pháp Vân - Cầu Giẽ đã được xây dựng xong.

Báo cáo cuối kỳ về quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc - Nam cho biết, đến năm 2020, sẽ cơ bản nối thông những đoạn quan trọng của tuyến đường này.

Theo thiết kế, dự án đường ôtô cao tốc Bắc-Nam có tổng chiều dài 1.811km, với điểm đầu là nút giao Pháp Vân, điểm cuối là nút giao Chà Và ở phía Bắc của dự án cầu Cần Thơ.

Sẽ có 16 đoạn tuyến

Trong báo cáo về cuối kỳ quy hoạch chi tiết đường ôtô cao tốc Bắc - Nam, vừa được Cục Đường bộ Việt Nam trình Bộ Giao thông Vận tải, đơn vị tư vấn là Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) khuyến nghị nên chia tuyến đường thành 16 đoạn (tương đương với 16 dự án thành phần) và phân kỳ đầu tư thành 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (từ nay đến năm 2010) sẽ đầu tư 4 đoạn tuyến dài 222 km với tổng mức đầu tư 53.135 tỷ đồng; giai đoạn 2 (từ năm 2011 đến 2020) sẽ đầu tư 8 đoạn tuyến dài 1.082 km với tổng vốn đầu tư khoảng 185.000 tỷ đồng; giai đoạn 3 (sau năm 2020) sẽ đầu tư 2 đoạn tuyến dài 507 km và mở rộng thêm đoạn đường Pháp Vân - Cầu Giẽ từ 4 làn xe lên 6 làn xe với tổng mức đầu tư khoảng 74.600 tỷ đồng.

Ngoài 30 km đường bộ cao tốc đầu tuyến đã được xây dựng xong là (Pháp Vân - Cầu Giẽ), đang có 2 đoạn tuyến là: Cầu Giẽ - Ninh Bình dài 50 km, Bến Lức - Trung Lương dài 37 km đang trong giai đoạn xây dựng; 13 đoạn tuyến còn lại đang tìm kiếm nguồn vốn đầu tư và nhà đầu tư. Tính tổng cộng, kinh phí để xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam sẽ vào khoảng 312.862 tỷ đồng.

Hiện nay, do tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam phải sau năm 2036 mới có thể đưa vào khai thác nên tuyến đường bộ cao tốc này sẽ là huyết mạch quan trọng trong việc chuyên chở hàng hóa và hành khách từ Bắc tới Nam và các đoạn tuyến. Chính vì vậy, mặc dù có suất đầu tư lên tới 173 tỷ đồng/km, thời gian hoàn vốn kéo dài, các dự án xây dựng đường cao tốc trên tuyến Bắc - Nam vẫn thu hút sự quan tâm, đặc biệt của các nhà đầu tư.

Theo ông Mai Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Báo cáo đã cung cấp những hình dung cơ bản nhất về trục đường bộ cao tốc được coi là “xương sống” của nền kinh tế. Đồng thời cũng chỉ ra được trình tự ưu tiên đầu tư, cơ chế, chính sách và các phương án thực hiện để giúp các nhà đầu tư có thêm thông tin về một trong những cơ hội đầu tư tốt nhất trong lĩnh vực hạ tầng giao thông.

Hiện nay, tất cả các đoạn tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam kể trên đều nằm trong danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư theo hình thức BOT của ngành giao thông vận tải và danh mục quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006 - 2010. Điều này có nghĩa là, Bộ Giao thông Vận tải đã “mở cửa” cho tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư dưới các hình thức: BOT, BT, BOO, PPP...

Tuy nhiên, tại một số ít đoạn tuyến do tính chất cấp bách, Nhà nước sẽ phải bỏ vốn ngân sách để đầu tư (như đoạn Đà Nẵng - Quảng Ngãi), Bộ Giao thông Vận tải sẽ kiến nghị đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư vào dự án đường ôtô cao tốc Bắc - Nam với phương châm hạn chế tối đa sự tham gia trực tiếp về vốn của Nhà nước.

Đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư

Theo các chuyên gia, trong số 12 đoạn tuyến mà TEDI khuyến nghị đầu tư từ nay đến năm 2020, thực chất chỉ có khoảng 8 đoạn tuyến với lưu lượng phương tiện vào năm 2020 khoảng 40.000 phương tiện quy đổi/ngày đêm, là có tính khả thi tài chính tương đối. Bởi lẽ, ngoài nguồn thu phí, các nhà đầu tư vẫn cần sự hỗ trợ lớn của Nhà nước về lãi suất, đất đai để có thể hoàn vốn dự án.

Trong số này, 2 đoạn tuyến đang trong giai đoạn xây dựng; 3 đoạn tuyến là Long Thành - Dầu Giây, Trung Lương - Cần Thơ, Đà Nẵng - Quảng Ngãi đã xác định được nguồn vốn, dự định khởi công chậm nhất là vào giữa năm 2009. Ngay cả 4 đoạn tuyến còn lại là Ninh Bình - Thanh Hóa; Thanh Hóa - Vinh; Dầu Giây - Phan Thiết; Phan Thiết - Nha Trang đều đã nhận được đề xuất xin đầu tư của Tổng công ty Xi măng Việt Nam; Bitexco; Tổng công ty Sông Đà.

Tuy nhiên, ông Ngô Thịnh Đức, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư tại tuyến cao tốc Bắc - Nam trong giai đoạn ngắn hạn vẫn còn rất lớn. Với tổng mức đầu tư lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng cho mỗi đoạn tuyến, thời gian huy động vốn kéo dài từ 20 đến 40 năm, các doanh nghiệp hiện được giao lập đề xuất dự án chỉ đóng vai trò đầu mối để kêu gọi vốn đầu tư dưới hình thức thành lập công ty cổ phần BOT.

docco
07-21-2009, 04:53 PM
nếu bác có phân tích kỹ hơn về lợi ích của con đường huyết mạch đối với tăng trưởng kinh tế thì luận điểm của bác mới có tính thuyết phục cao hơn!

thang
07-21-2009, 11:45 PM
Chào bạn docco,

Xin trả lời bạn cách nhìn của mình về vấn đề xây dựng quốc lộ 1A. Nó tựa tựa như cách nhìn nhận một cô gái có giá: không phải là một cô gái thích khoe hàng, mà là cô gái biết cách làm cho hàng của mình ngày càng đẹp và hấp dẫn. Nghĩa là Việt Nam phải xây dựng QL 1A để tự trang điểm bản thân, nâng cao giá trị hiện đang bị coi là khá thấp.

Cụ thể hơn nữa:
Nhiều chuyên gia kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước đau đầu về bài toán kinh tế Việt Nam sẽ đi về đâu? Làm thế nào để đưa nó vào quĩ đạo tăng trưởng ổn định? Nông nghiệp hay Gia công? Phát triển công nghiệp phụ trợ thế nào? Xây dựng cơ sở hạ tầng ra sao?
Thậm chí nhiều người còn hỏi những câu mà theo tôi là rất vu vơ, tốn thời gian, tốn giấy tốn mực, đại loại như: Việt Nam to hay nhỏ, thanh niên Việt Nam còn yêu nước hay không? Tại sao Việt Nam nghèo...Biết rồi khổ lắm nói mãi.
Vấn đề là làm thế nào để thoát nghèo?
Theo ý kiến của cá nhân tôi, việc xây dựng trên đây giải quyết các vấn đề sau:
->Công ăn việc làm cho hàng triệu lao động. Nếu thông thường 1 triệu người tham gia, mất 10 năm mới xong thì đưa 2 triệu người tham gia chắc 6 năm sẽ xong. Còn 5 triệu người tham gia thì chắc chỉ khoảng 2 năm.
Giải toả mặt bằng tuy có nan giải nhưng nếu là lời kêu gọi của một nhà lãnh đạo toàn tâm toàn ý trên VTV1 chỉ vài buổi thì chắc chắn ai ai cũng sẵn sàng di dời đến nơi qui định. Họ cũng như mọi người dân khác muốn có con đường 1A rộng, đẹp.
Tôi là một người dân bình thường, tốt nghiệp đại học và đi làm đã lâu nhưng vẫn còn đủ sức để nếu nhà nước huy động ra làm đường quốc lộ 1A để cho đời con, đời cháu được mở mày mở mặt thì tôi sẵn sàng. Tôi nghĩ chắc các bạn cũng vậy. Quốc lộ 1A là xương sống của đất nước mà hiện trạng thấy nó tồi tàn, hổ thẹn quá trời! Hơn 80 triệu con người mà sao cứ phải hổ thẹn mãi vậy! (Xin lỗi những ai không thấy hổ thẹn về quốc lộ 1A của Việt Nam)
->Tiện lợi giao thông cho công nghiệp, du lịch, đời sống an sinh
-> Mở mày mở mặt khi đi ngoại giao, làm ăn kinh tế với đối tác nước ngoài. Nếu làm được khi đó tôi sẽ ưỡn ngực nói với bạn hàng: Đấy cậu xem, một con đường như vậy mà nước tôi chỉ làm trong 2 năm thôi đấy! Trên thế giới chưa nước nào làm được như vậy đâu! Vậy là ký được hợp đồng ngay! (Phải chăng chỉ là giấc mơ?)
-> Các quĩ đầu tư, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thấy Việt Nam chuyển mình thì
vào ầm ầm. Thì trường chứng khoán thì khỏi nói!
Thị trường chứng khoán đi lên bằng thực lực thì dân giàu nước mạnh
-> Giáo dục được ý thức đoàn kết, yêu nước, nâng cao nghiệp vụ, tay nghề ở hiện trường thực tế.
-> Các cơ quan nhà nước và chính phủ, ngân hàng... đỡ đau đầu vì vấn đề giải ngân của các quĩ ODA...
-> Về chiến lược ngắn hạn thì có các lợi như trên, còn về dài hạn thì đến con cháu chúng ta đến chục đời, trăm đời sau vẫn phải trầm trồ: "Ngày ấy các cụ kị mình có phép màu gì mà xây cả một quốc lộ thênh thang này có vài năm thôi à!"

docco
07-23-2009, 05:15 PM
cái khó của thời nay là ai cũng nghĩ tới việc công sức bỏ ra là phải có gì đó thu lại ngay! chắc bạn cũng hiểu, người dân còn nghèo lắm, chưa lo nổi ấm no cho gia đình mình thì làm sao nghĩ xa hơn được. còn những người nghĩ tới thì họ phải giữ sức để lo cho tương lai của riêng mình thôi!!!

thang
09-28-2019, 12:18 PM
Kỷ niệm 10 năm bài viết về quốc lộ 1A, nay đang thành hiện thực: Dự án đường cao tốc Bắc-Nam!

Mà nghe nói Chính phủ vừa quyết định, không tổ chức đấu thầu quốc tế!!! Người VN tự làm! Mình muốn làm một chân quá :) ^:)^^:)^^:)^

RRRRRRR
10-17-2019, 11:47 AM
Anh Thắng nay đang công tác bên nào rồi ạ? Lâu ngày quá AE ko gặp nhau.

thang
10-22-2019, 12:59 PM
Đúng là lâu rồi ae chưa ngồi với nhau. E và gia đình vẫn khỏe chứ? Còn công tác ở Bắc Ninh ko?
A đi công tác suốt, nên cũng ít có điều kiện trà tranh chém gió như xưa :))
Từ thời lập trang Web ni, hồi đó mọi thứ đang là 2.0, giờ đã 4.0. Mà hồi đó hình như còn chưa có Iphone...nhanh thiệt!

RRRRRRR
10-23-2019, 08:01 PM
Em chuyển về làm công ty về ICT ở Duy Tân, Cầu Giấy 2 năm tròn rồi anh ạ. :)

Hôm nào cuối tuần rảnh rảnh alo mấy AE ngày xưa ngồi làm cốc bia anh nhỉ. Em vẫn dùng số 0913355190 anh nhé!

thang
10-25-2019, 11:28 AM
Ok e. Vậy là e đang làm việc ở thung lũng silicon của VN, XCM :)
:)]>:D<:-c