lelan
01-06-2010, 02:20 PM
Từ trước đến nay hễ nói đến chuyện ngồi lê đôi mách là mọi người sẽ nghĩ ngay đến chị em phụ nữ. Các cụ ta xưa còn bảo rằng hai người đàn bà và một con vịt thành cái chợ. Tuy nhiên, nếu để ý các bạn sẽ thấy, muốn nhiều chuyện cho hay cần phải có nghệ thuật.
Khi đã thu hút quanh mình một số vệ tinh đáng kể thì bạn là người dẫn đầu cuộc đưa chuyện một mình tôi biết. Dĩ nhiên bạn sẽ nhanh chóng biến thành trung tâm, là cái rốn của vũ trụ. Tuy nhiên sự thận trọng không bao giờ thừa. Bạn nên chừa cho mình một đường rút êm, vì chẳng may trong lúc vui miệng, lỡ lời nói quá sự thật bạn sẽ trở thành nghi can số một khi nhân vật chính của câu chuyện tiến hành điều tra.
Khi đã có một thông tin tốt, bạn còn phải đánh bóng cho nó, biến nó từ chuyện rõ ràng như ban ngày thành chuyện mờ mờ ảo ảo. Như thế mới đánh trúng tâm lí tò mò của người nghe. Đôi khi cũng phải làm cho nội dung méo mó đi đôi chút, nhưng có hề gì khi mọi người chăm chú lắng nghe tức là bạn đã thành công rồi.
Nhiều chuyện - đâu chỉ chị em
Thực tế cho thấy, không chỉ có chị em phụ nữ mới có nhu cầu chia sẻ tâm tư tình cảm với nhau. Từ chuyện trong nhà ra đến ngoài ngõ, nhiều khi trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã thông. Nói thì lại bảo: tại vui miệng, với lại là chỗ chị em thân tình với nhau chẳng lẽ nó lại đem những chuyện ấy ra kể với người ngoài.
Tuy nhiên, hôm nay câu chuyện vẫn là bí mật của hai người nhưng ngày mai đã là chuyện của mọi người. Dĩ nhiên, chia sẻ với nhau thì không ai cấm, nhưng nhiều ông chồng than phiền rằng có những chuyện vợ chồng nên đóng cửa bảo nhau hay chuyện phòng the tế nhị cô ấy cũng nói cho bạn bè biết. Thế là khi người chồng xuất hiện sẽ cảm thấy vô cùng thắc mắc tại sao hôm nay các bà, các cô lại nhìn mình khó hiểu như thế.
Nhân nói về đề tài này tôi chợt nhớ ra chuyện chị Hoa ở đầu hẻm. Không biết lần trước đi sinh hoạt hội phụ nữ tổ dân phố chị đã nói gì với bạn bè mà hôm nay chúng tôi đến nhà mấy chị em cứ hỏi chồng chị khi nào về. Vì hôm đi họp tôi vắng mặt nên thấy hơi thắc mắc, khi chồng chị Hoa về mới vỡ lẽ.
Anh vừa bước vào cửa, mọi người đã nhìn khắp một lượt như định giá hàng, đợi anh bước đến chân cầu thang liền to nhỏ với nhau: trông anh ấy manly thế kia mà sao lại yếu được nhỉ, chắc là khi lâm trận bà Hoa áp đảo nên ông ấy sợ... Không biết anh ấy nghĩ gì, chỉ thấy hai vợ chồng nhìn nhau đỏ mặt tía tai. Tai hại là thế đấy.
Tuy nhiên nếu cho rằng chỉ có chị em mới nhiều chuyện thì quả thật bạn đã nhầm. Các đấng mày râu của chúng ta cũng nhiều chuyện không kém, nhưng họ lại hợp thức hoá nó bằng những cuộc nhậu cuối tuần, những chầu cà phê sáng... Nếu chị em chúng ta tụ tập lại để nói chuyện cho vui, thì họ bảo rằng ta nhiều chuyện, ta bắt đầu kể tội các ông chồng hoặc rỗi hơi đem chuyện người này người kia ra bàn tán. Nhưng nếu họ tụ nhau lại tâm sự thì họ lại mạnh miệng tuyên bố chuyện làm ăn giữa đàn ông với nhau.
Thử tưởng tượng xem, một ngày các chị bán hàng ngoài chợ không kháo nhau về hàng xóm của mình, về bộ phim đang phát trên truyền hình, về vụ scandal của nữ ca sĩ nào đó... và các quý ông thôi không nói quán nào bia rẻ, mồi nhậu ngon, tiệm cà phê nào có các em trông được, hay cuối tuần này ngoài đám bạn nhậu quen mặt còn đứa nào mới không... thì ôi thôi thế giới này loạn mất. Những chuyện phiếm vô thưởng vô phạt như thế có thể giúp mọi người thư giãn lúc rảnh rỗi, hoặc giải toả nhu cầu bức bách cần chia sẻ thông tin.
Vậy mới nói, trong một giới hạn nào đó nhiều chuyện là nhu cầu cần được đáp ứng không của riêng ai. Nhưng điều đáng bàn ở đây là nói chuyện nhà mình nhiều khi còn thông cảm được, nhưng mang cả chuyện con chó nhà hàng xóm ốm ra nói thì... hết thuốc chữa. Lúc đó họ sẽ bị liệt vào dạng khác - bà tám. Những bà tám này nhiều khi gây ra những vụ lộn xộn không cần thiết ở chỗ làm hay giữa đường giữa chợ, có khi còn phải hứng lấy những tai bay vạ gió cũng vì cái tật nói không kiểm soát mà ra.
Hôm nọ cô Như bị bà Ba bán bánh mì chặn lại giữa đường vì một chuyện rất vô duyên. Sau khi bị bà Ba túm tóc và sỉ hết lời, cô Như mới biết nguyên do mình bị đánh. Chẳng là, tuần trước cô Như có nói với chị hàng xóm rằng mình thấy ai như ông Quang chồng bà Ba chở chị Hảo kế nhà Như đi chợ. Giờ đó chồng chị Hảo chắc đang ở công trường vậy là chỉ có hai người trong nhà cửa lại đóng kín bưng, không một tiếng động.
Nhưng chị hàng xóm chẳng chịu giữ bí mật, đem kể cho bạn mình nghe, khi đến tai bà Ba thì đúng là một chuyện ngoại tình hấp dẫn. Hai vợ chồng bà cãi nhau một trận ồn ã, chén bát cũng bị đập vỡ không ít. Mãi đến khi chính chồng chị Hảo sang mọi chuyện mới thôi. Hoá ra là hôm đó chồng chị Hảo đi mua thuốc xoa bóp vì chị không biết chỗ. Về nhà lại nắn gân, xoa thuốc cho anh Quang trong khi chị Hảo bận làm bếp. Chuyện cũng chỉ có như vậy, ông Quang thấy nhỏ nhặt nên không nói lại với vợ. Nhưng bà Ba thì phải đánh cho bõ. Đúng là cái miệng làm hai cái thân.
Mặc dù vậy, không phải ai nhiều chuyện cũng bị coi là bà tám hay mang cái danh nói phét. Với những người nhiều chuyện có duyên, thu hút người nghe thì đó lại là chuyện khác. Vì nhiều khi câu chuyện chẳng có gì nhưng nhờ tài biến hoá của họ lại trở thành tâm điểm cho buổi trò chuyện.
Chính vì vậy, nhiều chuyện hay cũng đòi hỏi phải có nghệ thuật. Nếu không khéo một khi cái thông tin kia liên tục bị edit qua tai nhiều người chính mình lại trở thành nhân vật cho những lời đồn thổi bịa đặt, những suy đoán vô căn cứ.
Nghệ thuật nhiều chuyện
Những câu chuyện sẽ được thêu dệt nhiều hơn qua
mỗi miệng một người nói
Theo những người dày dạn kinh nghiệm trận mạc thì họ không cần phải suốt ngày nghía xem nhà hàng xóm hôm nay ăn món gì, sao ông chồng nhà bên ấy về sớm hơn mọi khi hay nhà ấy mới thay máy giặt và bà vợ ông ta vừa mới xăm chân mày.
Thay vào đó, những lúc rảnh rỗi không bận lo cơm nước hay giặt giũ họ xem tivi và đọc báo. Lúc đó, họ sẽ cập nhật được những thông tin sốt dẻo nhất. Có thể không nóng với tất cả mọi người, nhưng với chị hàng cá hay bà hàng thịt, đó đúng là tin đáng nghe, chính vì không biết rõ nên không ai có thể cưỡng lại được.
Trong khi các bà, các cô phải e dè với cái tật vui miệng thì các ông chồng lại hết sức cảnh giác với bà hoàng của mình. Không phải ngẫu nhiên mà ngày xưa những chuyện quốc gia đại sự không bao giờ các phu nhân được biết.
Các ông chồng phải khắc chúng vào tâm vì trên không được nói với cha mẹ, dưới không nói với vợ con. Hay có thể gọi một cách nôm na bà hoàng của họ là người truyền tin, nhưng thông tin thường xuyên bị nhiễu khi họ cố gắng truyền đi xa hơn, hơn nữa họ cũng chẳng cần biết người cuối cùng tiếp nhận thông tin là ai.
Ngoài ra những chuyên gia trong lĩnh vực nhạy cảm này còn cho rằng, trước khi phát tán thông tin phải đảm bảo rằng người nghe hứa chắc chắn sẽ không tiết lộ chuyện này cho ai vì đó là bí mật. Nói thế chẳng khác nào đánh đố người khác, vì chính người gợi ra cậu chuyện cũng chẳng thể nào giữ được bí mật nữa là người nghe.
Trong khi đó người nghe lại càng khó khăn hơn, vì câu chuyện bạn kể đâu còn ở dạng... thô của nó. Bạn đã dùng kỹ thuật để làm cho nó tinh xảo hơn, chính cái mẹo nhỏ này đã đánh lừa người bạn đồng nghiệp cả tin của bạn. Còn có bao nhiêu phần trăm sự thật thì phải chờ tự họ đi xác minh nếu họ muốn, nếu không cũng chẳng ai thiệt.
Cũng có trường hợp bạn bị tai nạn nghề nghiệp đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng ở nhà thế nhưng vừa mới mào đầu câu chuyện mọi người đã bảo biết rồi, khổ lắm... Ngay lập tức bạn phải trổ tài biến hoá của mình, nói xa nói gần nếu cần lôi cả chuyện quá khứ ra nói sau đó mới chốt lại câu mà bạn định lúc ở nhà. Chỉ cần bạn liếc thấy mọi người đều rơi vào trạng thái mồm chữ O mắt chữ A thì có nói tiếp tục.
Đó là mặt tối của việc nhiều chuyện sử dụng nghệ thuật vào việc ấy thì cũng đáng. Nhưng nếu bạn là người nắm quyền sinh quyền sát trong tay rồi lợi dụng cái quyền ấy để đâm bị thóc chọc bị gạo can thiệp thô bạo vào chuyện đời tư của cấp dưới thì không nghệ thuật chút nào. Ví dụ, cứ để ý, soi mói những tiểu tiết rồi lại làm như đó là chuyện động trời trước mặt sếp mặc cho cô nhân viên đứng bên cạnh mặt xanh như đít nhái thì đúng là hơi quá thật.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại có nhiều trường hợp nhân viên cấp dưới bàn chuyện gia đình sếp ngay cửa phòng chị ta, và chẳng may bị phát hiện. Trong tình thế, ngàn cân treo sợi tóc như thế chỉ có một cách để cứu vãn danh dự và thể diện. Ấy là thừa nhận những gì mình đã nói. Hãy dùng tình cảm xin lỗi và nhận trách nhiệm như một người tử vì đạo chân chính.
Dù sao cũng nên cố vớt vát bằng cách thanh minh rằng tinh thần của câu chuyện cũng có vài phần trăm sự thật. Còn nếu như bạn thật sự khéo léo và có tay nghề, hãy nhanh chóng xoay chuyển tình thế để mình trở thành trung lập, là người trung gian bình luận sự việc không mảy may ác ý.
Cuối cùng, với những bí quyết nhà nghề chúng tôi đã chia sẻ cùng các bạn, chúc các bạn thành công làm sao để nhiều chuyện là nghệ thuật và các bạn là những nghệ sĩ bậc thầy.
ST
Khi đã thu hút quanh mình một số vệ tinh đáng kể thì bạn là người dẫn đầu cuộc đưa chuyện một mình tôi biết. Dĩ nhiên bạn sẽ nhanh chóng biến thành trung tâm, là cái rốn của vũ trụ. Tuy nhiên sự thận trọng không bao giờ thừa. Bạn nên chừa cho mình một đường rút êm, vì chẳng may trong lúc vui miệng, lỡ lời nói quá sự thật bạn sẽ trở thành nghi can số một khi nhân vật chính của câu chuyện tiến hành điều tra.
Khi đã có một thông tin tốt, bạn còn phải đánh bóng cho nó, biến nó từ chuyện rõ ràng như ban ngày thành chuyện mờ mờ ảo ảo. Như thế mới đánh trúng tâm lí tò mò của người nghe. Đôi khi cũng phải làm cho nội dung méo mó đi đôi chút, nhưng có hề gì khi mọi người chăm chú lắng nghe tức là bạn đã thành công rồi.
Nhiều chuyện - đâu chỉ chị em
Thực tế cho thấy, không chỉ có chị em phụ nữ mới có nhu cầu chia sẻ tâm tư tình cảm với nhau. Từ chuyện trong nhà ra đến ngoài ngõ, nhiều khi trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã thông. Nói thì lại bảo: tại vui miệng, với lại là chỗ chị em thân tình với nhau chẳng lẽ nó lại đem những chuyện ấy ra kể với người ngoài.
Tuy nhiên, hôm nay câu chuyện vẫn là bí mật của hai người nhưng ngày mai đã là chuyện của mọi người. Dĩ nhiên, chia sẻ với nhau thì không ai cấm, nhưng nhiều ông chồng than phiền rằng có những chuyện vợ chồng nên đóng cửa bảo nhau hay chuyện phòng the tế nhị cô ấy cũng nói cho bạn bè biết. Thế là khi người chồng xuất hiện sẽ cảm thấy vô cùng thắc mắc tại sao hôm nay các bà, các cô lại nhìn mình khó hiểu như thế.
Nhân nói về đề tài này tôi chợt nhớ ra chuyện chị Hoa ở đầu hẻm. Không biết lần trước đi sinh hoạt hội phụ nữ tổ dân phố chị đã nói gì với bạn bè mà hôm nay chúng tôi đến nhà mấy chị em cứ hỏi chồng chị khi nào về. Vì hôm đi họp tôi vắng mặt nên thấy hơi thắc mắc, khi chồng chị Hoa về mới vỡ lẽ.
Anh vừa bước vào cửa, mọi người đã nhìn khắp một lượt như định giá hàng, đợi anh bước đến chân cầu thang liền to nhỏ với nhau: trông anh ấy manly thế kia mà sao lại yếu được nhỉ, chắc là khi lâm trận bà Hoa áp đảo nên ông ấy sợ... Không biết anh ấy nghĩ gì, chỉ thấy hai vợ chồng nhìn nhau đỏ mặt tía tai. Tai hại là thế đấy.
Tuy nhiên nếu cho rằng chỉ có chị em mới nhiều chuyện thì quả thật bạn đã nhầm. Các đấng mày râu của chúng ta cũng nhiều chuyện không kém, nhưng họ lại hợp thức hoá nó bằng những cuộc nhậu cuối tuần, những chầu cà phê sáng... Nếu chị em chúng ta tụ tập lại để nói chuyện cho vui, thì họ bảo rằng ta nhiều chuyện, ta bắt đầu kể tội các ông chồng hoặc rỗi hơi đem chuyện người này người kia ra bàn tán. Nhưng nếu họ tụ nhau lại tâm sự thì họ lại mạnh miệng tuyên bố chuyện làm ăn giữa đàn ông với nhau.
Thử tưởng tượng xem, một ngày các chị bán hàng ngoài chợ không kháo nhau về hàng xóm của mình, về bộ phim đang phát trên truyền hình, về vụ scandal của nữ ca sĩ nào đó... và các quý ông thôi không nói quán nào bia rẻ, mồi nhậu ngon, tiệm cà phê nào có các em trông được, hay cuối tuần này ngoài đám bạn nhậu quen mặt còn đứa nào mới không... thì ôi thôi thế giới này loạn mất. Những chuyện phiếm vô thưởng vô phạt như thế có thể giúp mọi người thư giãn lúc rảnh rỗi, hoặc giải toả nhu cầu bức bách cần chia sẻ thông tin.
Vậy mới nói, trong một giới hạn nào đó nhiều chuyện là nhu cầu cần được đáp ứng không của riêng ai. Nhưng điều đáng bàn ở đây là nói chuyện nhà mình nhiều khi còn thông cảm được, nhưng mang cả chuyện con chó nhà hàng xóm ốm ra nói thì... hết thuốc chữa. Lúc đó họ sẽ bị liệt vào dạng khác - bà tám. Những bà tám này nhiều khi gây ra những vụ lộn xộn không cần thiết ở chỗ làm hay giữa đường giữa chợ, có khi còn phải hứng lấy những tai bay vạ gió cũng vì cái tật nói không kiểm soát mà ra.
Hôm nọ cô Như bị bà Ba bán bánh mì chặn lại giữa đường vì một chuyện rất vô duyên. Sau khi bị bà Ba túm tóc và sỉ hết lời, cô Như mới biết nguyên do mình bị đánh. Chẳng là, tuần trước cô Như có nói với chị hàng xóm rằng mình thấy ai như ông Quang chồng bà Ba chở chị Hảo kế nhà Như đi chợ. Giờ đó chồng chị Hảo chắc đang ở công trường vậy là chỉ có hai người trong nhà cửa lại đóng kín bưng, không một tiếng động.
Nhưng chị hàng xóm chẳng chịu giữ bí mật, đem kể cho bạn mình nghe, khi đến tai bà Ba thì đúng là một chuyện ngoại tình hấp dẫn. Hai vợ chồng bà cãi nhau một trận ồn ã, chén bát cũng bị đập vỡ không ít. Mãi đến khi chính chồng chị Hảo sang mọi chuyện mới thôi. Hoá ra là hôm đó chồng chị Hảo đi mua thuốc xoa bóp vì chị không biết chỗ. Về nhà lại nắn gân, xoa thuốc cho anh Quang trong khi chị Hảo bận làm bếp. Chuyện cũng chỉ có như vậy, ông Quang thấy nhỏ nhặt nên không nói lại với vợ. Nhưng bà Ba thì phải đánh cho bõ. Đúng là cái miệng làm hai cái thân.
Mặc dù vậy, không phải ai nhiều chuyện cũng bị coi là bà tám hay mang cái danh nói phét. Với những người nhiều chuyện có duyên, thu hút người nghe thì đó lại là chuyện khác. Vì nhiều khi câu chuyện chẳng có gì nhưng nhờ tài biến hoá của họ lại trở thành tâm điểm cho buổi trò chuyện.
Chính vì vậy, nhiều chuyện hay cũng đòi hỏi phải có nghệ thuật. Nếu không khéo một khi cái thông tin kia liên tục bị edit qua tai nhiều người chính mình lại trở thành nhân vật cho những lời đồn thổi bịa đặt, những suy đoán vô căn cứ.
Nghệ thuật nhiều chuyện
Những câu chuyện sẽ được thêu dệt nhiều hơn qua
mỗi miệng một người nói
Theo những người dày dạn kinh nghiệm trận mạc thì họ không cần phải suốt ngày nghía xem nhà hàng xóm hôm nay ăn món gì, sao ông chồng nhà bên ấy về sớm hơn mọi khi hay nhà ấy mới thay máy giặt và bà vợ ông ta vừa mới xăm chân mày.
Thay vào đó, những lúc rảnh rỗi không bận lo cơm nước hay giặt giũ họ xem tivi và đọc báo. Lúc đó, họ sẽ cập nhật được những thông tin sốt dẻo nhất. Có thể không nóng với tất cả mọi người, nhưng với chị hàng cá hay bà hàng thịt, đó đúng là tin đáng nghe, chính vì không biết rõ nên không ai có thể cưỡng lại được.
Trong khi các bà, các cô phải e dè với cái tật vui miệng thì các ông chồng lại hết sức cảnh giác với bà hoàng của mình. Không phải ngẫu nhiên mà ngày xưa những chuyện quốc gia đại sự không bao giờ các phu nhân được biết.
Các ông chồng phải khắc chúng vào tâm vì trên không được nói với cha mẹ, dưới không nói với vợ con. Hay có thể gọi một cách nôm na bà hoàng của họ là người truyền tin, nhưng thông tin thường xuyên bị nhiễu khi họ cố gắng truyền đi xa hơn, hơn nữa họ cũng chẳng cần biết người cuối cùng tiếp nhận thông tin là ai.
Ngoài ra những chuyên gia trong lĩnh vực nhạy cảm này còn cho rằng, trước khi phát tán thông tin phải đảm bảo rằng người nghe hứa chắc chắn sẽ không tiết lộ chuyện này cho ai vì đó là bí mật. Nói thế chẳng khác nào đánh đố người khác, vì chính người gợi ra cậu chuyện cũng chẳng thể nào giữ được bí mật nữa là người nghe.
Trong khi đó người nghe lại càng khó khăn hơn, vì câu chuyện bạn kể đâu còn ở dạng... thô của nó. Bạn đã dùng kỹ thuật để làm cho nó tinh xảo hơn, chính cái mẹo nhỏ này đã đánh lừa người bạn đồng nghiệp cả tin của bạn. Còn có bao nhiêu phần trăm sự thật thì phải chờ tự họ đi xác minh nếu họ muốn, nếu không cũng chẳng ai thiệt.
Cũng có trường hợp bạn bị tai nạn nghề nghiệp đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng ở nhà thế nhưng vừa mới mào đầu câu chuyện mọi người đã bảo biết rồi, khổ lắm... Ngay lập tức bạn phải trổ tài biến hoá của mình, nói xa nói gần nếu cần lôi cả chuyện quá khứ ra nói sau đó mới chốt lại câu mà bạn định lúc ở nhà. Chỉ cần bạn liếc thấy mọi người đều rơi vào trạng thái mồm chữ O mắt chữ A thì có nói tiếp tục.
Đó là mặt tối của việc nhiều chuyện sử dụng nghệ thuật vào việc ấy thì cũng đáng. Nhưng nếu bạn là người nắm quyền sinh quyền sát trong tay rồi lợi dụng cái quyền ấy để đâm bị thóc chọc bị gạo can thiệp thô bạo vào chuyện đời tư của cấp dưới thì không nghệ thuật chút nào. Ví dụ, cứ để ý, soi mói những tiểu tiết rồi lại làm như đó là chuyện động trời trước mặt sếp mặc cho cô nhân viên đứng bên cạnh mặt xanh như đít nhái thì đúng là hơi quá thật.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại có nhiều trường hợp nhân viên cấp dưới bàn chuyện gia đình sếp ngay cửa phòng chị ta, và chẳng may bị phát hiện. Trong tình thế, ngàn cân treo sợi tóc như thế chỉ có một cách để cứu vãn danh dự và thể diện. Ấy là thừa nhận những gì mình đã nói. Hãy dùng tình cảm xin lỗi và nhận trách nhiệm như một người tử vì đạo chân chính.
Dù sao cũng nên cố vớt vát bằng cách thanh minh rằng tinh thần của câu chuyện cũng có vài phần trăm sự thật. Còn nếu như bạn thật sự khéo léo và có tay nghề, hãy nhanh chóng xoay chuyển tình thế để mình trở thành trung lập, là người trung gian bình luận sự việc không mảy may ác ý.
Cuối cùng, với những bí quyết nhà nghề chúng tôi đã chia sẻ cùng các bạn, chúc các bạn thành công làm sao để nhiều chuyện là nghệ thuật và các bạn là những nghệ sĩ bậc thầy.
ST