PDA

View Full Version : Sinh viên và phương pháp học tập


anna
01-05-2010, 08:00 PM
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn luôn được thầy cô, cha mẹ quan tâm đến sinh hoạt thường ngày và việc học tập, nhưng khi bước chân vào giảng đường đại học thì những sự săn sóc đó hầu như đã giảm dần và đòi hỏi bạn cần phải có sự tự chủ cũng như sự độc lập. Quá trình học tập ở đại học không phải lúc nào cũng suôn sẻ như trong lúc còn ngồi trên ghế nhà trường được. Vậy những gì đã chi phối bạn,và cách học tập nào là hiệu quả? Các nguyên nhân dưới đây là một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ bị sa ngã:
Tự do, thoát khỏi sự quản lí của gia đình
Có nhiều bạn khi lên được đại học thì luôn cho rằng mình đã lớn, có quyền muốn làm gì thì làm, mà không nghĩ đến hậu quả. Như C.Tú ( ĐHTN) từ khi đậu đại học, bạn cảm thấy rất phấn khởi vì từ nay đã thoát khỏi sự quản lý của gia đình, và thế là bạn tự do luyện game, thậm chí có ngày bạn túc trực ở bên máy tính suốt từ sáng cho đến chiều mà cả nhà không biết (vì cậu đang ở trọ, đi học xa gia đình).


Hay như M.Tuyết (ĐHM) vốn dĩ là một cô gái rất ngoan hiền, nhưng từ khi lên thành phố, nghe lời rủ rê cuả bạn bè, cô đi ăn chơi hết nơi này đến khác, thậm chí có khi về phòng với trạng thái say mèm, mà trời thì đã tối khuya. Hậu quả, khi kì thi đến cả hai không thể nào thoát khỏi tình trạng đội sổ, thi rớt, đó là chưa kể đến cái nhìn dò xét của người xung quanh.

Tình trạng “Nước đến chân mới nhảy”

Chắc hẳn không ít bạn trước khi nhập học đều từng hỏi qua ý kiến của các bậc tiền bối đi trước về kinh nghiệm học tập và đã nhận được câu trả lời kiểu như: “Sát lúc thi mới cần phải học” hay “có 1 tháng ôn thi cơ mà”,…Trinh (ĐHTN) thử nghe theo lời khuyên trên của 1 bậc tiền bối và anh chàng bị sốc khi bước vào kì thi với cái đầu rỗng tuếch, vì dù không phải học hết nhưng 1 tập toán cao cấp dày gấp đôi SGK Toán 12 cũng không thể ngốn hết một nửa chỉ trong vòng mấy ngày ôn (1 tháng là cho khoảng 6-7môn cơ). Chưa kể các môn Kinh tế chính trị, Triết học… yêu cầu học thuộc cao mà không hề có đề cương hay giới hạn như cấp 3 đâu nhé. Vậy thì bạn hãy bỏ ý định “nước đến chân mới nhảy” đi thôi. Với một lượng kiến thức lớn như vậy, chỉ có cách học dần dần theo kiểu “nhai kĩ no lâu” mới mong đạt kết quả tốt.

Chi phối từ chuyện tình cảm, tiền bạc

Vào ĐH bạn tự do yêu đương mà không sợ bị bố mẹ cấm đoán, thậm chí có phụ huynh khuyến khích con yêu, vậy là thời gian học tiếp tục bị chia sẻ. Dĩ nhiên yêu không hề xấu, nhưng có những bạn không kiểm soát được thời gian dành cho người yêu của mình. Họ dành phần lớn thời gian cho người mình yêu, sắp xếp lên lịch cho những cuộc đi chơi. M.D (KHXH&NV) là một ví dụ, cô nàng và người yêu đi đâu cũng có nhau, họ còn cùng nhau trốn học đi chơi và kết quả học tập của hai người thì cũng dắt tay nhau đi xuống.


Rồi những chi phối về tiền bạc, hiện nay các bạn sinh viên đi làm thêm rất nhiều. Ban đầu chỉ với mục đích giải quyết tình hình “viêm màng túi”, nhưng sau đó là ham thích vì kiếm được tiền… Tú (ĐH BKHN) sau khi tìm được một việc làm thêm với mức lương gần 1triệu/tháng thì mải mê với công việc của mình cho đến khi kì thi ấp tới, cô nàng mới tá hỏa xin nghỉ vội vì trong cả kì học cô chỉ chú tâm làm thêm mà không chú ý đến bài vở.
Bên cạnh những yếu tố chi phối khiến bạn dễ bị tác động, ảnh hưởng việc học tập thì những phương pháp nào giúp bạn học tập tốt hơn?

Kỹ năng học tập trên lớp

Nghe giảng: Để tập trung nghe giảng để nắm được bài ngay trên lớp không phải là một việc đơn giản và dễ dàng. Hơn nữa, việc tập trung được hay không đôi khi còn phụ thuộc vào thầy giáo, bài giảng hay các nguyên nhân chủ quan khác. Chỉ có cách bạn phải tự luyện tập, tránh để bản thân bị phân tâm.

Tốt nhất bạn nên chọn vị trí gần thầy cô, vừa có thể nghe rõ hơn, vừa có khả năng ít nói chuyện. Việc phát biểu hay đặt câu hỏi cho thầy cô giáo cũng là một cách khiến chúng ta tập trung hơn. Để phát biểu tốt thì hãy ghi những câu nhận xét hay phát biểu vào một tờ giấy trước khi phát biểu.

Ghi chép: Cần phải viết nhanh hơn, dùng nhiều ký tự viết tắt hơn, không cần phải ghi tất cả những gì thầy cô nói. Hãy dành thời gian để nghe các thầy cô giải thích kĩ hơn về định nghĩa, khái niệm, cách chứng minh… Chỉ ghi chép những gì mà chúng ta chưa biết, những điều quan trọng mà sách không có. Ngoài ra, vở của người bạn học sẽ là tài liệu hữu ích vì có thể lúc đãng trí bạn bỏ sót một chi tiết quan trọng trong bài giảng.

Kỹ năng học ở nhà

Cần tìm một chỗ yên tĩnh, tránh tiếng ồn. Bạn nên chọn một thời gian học cố định và tạo cho mình thói quen học thời gian đó. Ngoài ra, cần có lịch học thật hợp lý, kết hợp giữa học tập và giải trí như có thể một bản nhạc nhẹ nhàng, hoặc một bài tập thể dục.
Nếu bạn học phải phần khó hiểu thì hãy để nó lại một bên, học những phần khác dễ hiểu hơn, sau khi thư giãn, thoải mái thì học tiếp.

Để ghi nhớ tốt

Hãy ghi danh sách các việc cần làm vào một tờ giấy nhỏ và thỉnh thoảng kiểm tra xem tiếp theo mình cần phải làm gì. Ngoài ra, để ghi nhớ tốt trong việc tiếp thu kiến thức thì cùng bạn bè thảo luận về một vấn đề cùng quan tâm. Ngoài ra, ghi nhớ qua các chi tiết quan trọng, các key words, các hình ảnh minh họa.

Kỹ năng đọc sách

Đọc sách là kỹ năng không thể thiếu bởi học đại học sẽ phải học rất nhiều. Theo đó, đầu tiên các bạn phải chọn một khối lượng vừa đủ để bắt đầu, cố gắng nắm được cách bố trí, hệ thống của tư liệu, nếu có phần tóm lượt của tư liệu thì cần phải đọc ngay nó. Sau đó, đọc những gì bạn hiểu rõ nhất để xác định độ khó, chừa lại những gì không hiểu. Đừng nản chí nếu không hiểu, bạn có 1 ngày, 2 ngày, n ngày... để nghiên cứu vấn đề ấy, nếu vẫn chưa hiểu thì hãy nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè nhé!

anna
01-06-2010, 02:34 PM
Ngoài ra, ghi nhớ qua các chi tiết quan trọng, các key words, các hình ảnh minh họa.

Cái này mà áp dụng minds map là tuyệt nhất.

lelan
01-07-2010, 07:45 AM
Con người ta rất dễ bị sa ngã khi có quá nhiều tham vọng,nhưng không biết cách để điều khiển nó.kết quả là bị nó điều khiển.

11111
08-01-2010, 04:38 PM
mình củng đang cố để được như vậy đây !

wasabi381
08-02-2010, 08:18 PM
em thấy chủ yếu là tự bản thân mình thui.

thang
11-22-2010, 09:47 PM
Phương pháp ư?
Chỉ có chí khí (không nhất thiết lộ ra, thậm chí là giấu kín), đó là cội nguồn của mọi sức mạnh và thành công!

duyniceboy
11-22-2010, 10:05 PM
;)) Mỗi ngày đều cảm thấy tinh thần sôi sục muốn học thì tự nhiên sẽ học giỏi thôi.
Không nhất thiết fải quyết tâm.Nhưng mừ fải làm cho mình ham thích việc học.

thang
12-12-2010, 10:59 PM
Khổ luyện => Không THÀNH CÔNG cũng THÀNH NHÂN :)

Kinh nghiệm bản thân anh: Hồi mới vào đại học, anh học như trâu đi cày. vì sao? vì muốn giành học bổng đi nước ngoài, muốn mình giàu có hơn và đúng là Nhân-Quả. anh có học bổng đi du học Nhật và bây giờ về đây.

Túm lại là phải khổ luyện thôi.